PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Những bài pháp thoại trong ba tháng an cư (14)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Blank

    

28- Ngày Thứ 28 (Bài thứ 14).

– Tối ngày 14/7/Âl

MuckienlienHôm qua thầy nói chuyện về ngày lễ Vu Lan và chuyện báo hiếu cha mẹ. Hôm nay, thầy muốn giảng nói tường tận, cặn kẽ thêm một chút nữa (bài ở dưới là viết lại cho mạch lạc hơn).

Ai đã từng đọc tụng kinh Vu lan bồn trong ngày lễ Vu Lan dường như đều biết câu chuyện Mục Liên – Thanh Đề. Đây là bản kinh nguỵ tạo rất ấu trĩ, có những sai lầm rất đáng phàn nàn:

Kinh viết: Bà Thanh Đề giết chó rồi cắt thịt nhân làm bánh bao cúng dường trai tăng. Các vị tăng vì giữ gìn phạm hạnh, đó là chỉ ăn chay chứ không phạm giới ăn thịt, biết rằng trong bánh bao có thịt nên họ lặng lẽ bỏ vào gốc cây. Do ác nghiệp lừa phỉnh suýt khiến chư tăng ăn thịt, bà Thanh Đề đoạ địa ngục.

Thứ nhất là câu: “Các vị tăng vì giữ gìn phạm hạnh, đó là chỉ ăn chay chứ không phạm giới ăn thịt”.

Chỗ này cho tôi được dẫn chứng dài dòng một chút. Thuở Phật còn tại tiền, chính Devadatta đã xin Phật 5 điều, để chứng tỏ mình cao thượng, trong đó có vẫn đề ăn chay, điều thứ 5, nhưng đức Phật đã phản bác: Thầy tỳ-khưu trọn đời phải ăn ngũ cốc, rau trái, không được dùng các loại thịt, dù là thịt động vật đã chết!

Đức Phật thấy rõ dã tâm của ông, nên ngài đã phân tích về điều ấy như sau:

Giáo pháp của Như Lai là giáo pháp của tự do và tự nguyện, không bắt buộc, cưỡng ép ai, bao giờ cũng tùy thuộc căn cơ và tâm tánh của mỗi người. Ông muốn đề xuất là chỉ nên ăn ngũ cốc, hoa quả, rau củ chứ không nên dùng tam tịnh nhục, nghe ra thì có vẻ hay, có vẻ cao thượng nhưng sẽ không áp dụng được. Tại sao? Một vị tỳ-khưu ôm bát đi khất thực không được lựa chọn nhà sang nhà hèn, người giàu, người nghèo mà tâm vị ấy phải bình đẳng. Một người bà-la-môn hay gia chủ bà-la-môn chính thống, họ thường ăn ngũ cốc, rau quả nên họ sẽ đặt bát ngũ cốc và rau quả. Một gia đình sát-đế-lỵ, một hoàng gia, một quý tộc, một tướng quân, một chiến sĩ sát-đế lỵ, họ thường dùng các loại thịt nên họ sẽ đặt bát cúng dường các loại thịt khác nhau. Một gia đình thương gia thì thịt thà hay rau quả cũng tùy thuộc ngày hôm ấy họ dùng gì. Một gia đình thủ-đà-la với nghề nghiệp tay chân nặng nhọc thì vật thực của họ chỉ nhằm để no bụng, không biết rõ đấy là vật thực dở hay ngon. Một người chiên-đà-la đặt bát thì vật thực của họ, may ra chỉ để mà tồn tại. Như vậy đó, cái bát của vị tỳ-khưu đầy đủ bên trong vật thực của bốn giai cấp và cả nô lệ. Chẳng lẽ nào một vị tỳ-khưu ôm bát xin ăn mà bảo là tôi chỉ dùng món này mà không dùng món kia? Có quá đáng lắm không? Có kỳ thị không? Có bình đẳng không? Này Devadatta! Chiêu bài của ông chỉ có thể lừa dối được kẻ ngu, cả tin, nhẹ dạ; không bao giờ qua mặt được người có trí, mắt sáng, có đức tin vững chắc đâu!

Thứ hai là “bánh bao”! Ở Ấn Độ mà có bánh bao hay sao? “Bánh bao” đã lộ rõ sản phẩm của Tàu.

Thứ ba là giới. Quả thật là có cái giới ấy sao? Không biết giới nào, ở đâu, trọng tạng Vinaya hay trong Ngũ phần luật, Tứ phần luật có cái giới gọi là “phạm giới ăn thịt”? Rõ chỗ này là anh Tàu đặt vô miệng các nhà Đại thừa rồi.

Còn nữa.

Kinh viết: Người con trai La Bốc xuất gia tu hành được Phật đặt cho pháp danh là Mục Liên.

Tôn giả Mahā Moggallāna lúc sinh ra, được lấy tên làng mà đặt tên nên gọi là Kolita (làng Kolita), lớn lên, do thân mẫu ngài thuộc giai cấp bà-la-môn, tên là Moggallānī nên ngài được đặt tên theo mẹ: Moggallāna. Vậy thì không rõ cái họ La tên Bốc ở đâu nó chạy ra? Và còn đặt họ cho bà Thanh Đề là họ Lưu nữa? Ở Ấn Độ mà có họ La và họ Lưu ư? Thật đáng phàn nàn trình độ của kẻ phịa kinh! Còn nữa, Mục Kiền Liên là Tàu âm từ Moggallāna, mà anh Tàu lại hư cấu ngây ngô là đức Phật đặt pháp danh cho ngài là Mục Liên! Xin nhớ là đức Phật chưa hề đặt pháp danh cho ai cả! Nguỵ tạo thì phải khôn một chút chứ, ai đời lòi cả đuôi cả vảy ra!

Kinh viết: Ngài Mục Kiền Liên dùng đạo nhãn thấy mẹ đói khổ nơi ác thú bèn mang cơm đến cho mẹ ăn. Do bà ích kỷ nhiều đời, sợ kẻ khác xía phần nên lấy tay áo che miệng ăn; nhưng cơm ấy đã biến thành than!

Thứ nhất là cái từ “đạo nhãn”, rõ là sản phẩm của Tàu. Nếu là của Phật giáo thứ thiệt thì luôn sử dụng thuật ngữ pháp nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn… chứ không có cái gọi là đạo nhãn. Cùm từ “đạo nhãn” này là chữ thường dùng của Tàu, ảnh hưởng chữ đạo của Lão Tử. Đôi nơi còn cho “đạo” này cao hơn “pháp”! Thiệt là hết nói! Trong trường hợp này, phải là thiên nhãn! Thứ hai, không có ông La Hán nào mà dốt như ông Mục Liên này. Tại sao vậy, vì cảnh giới Ngạ Quỷ thường chịu đói, chịu khát, chịu lạnh cho đến khi hết nghiệp, không thể ăn uống bất kỳ vật thực nào. Họ chỉ được hưởng phước do thân nhân hồi hướng, rồi chính phước ấy tự hoá hiện nên thực phẩm, y áo, vật dụng do nhân nguyện cầu của gia chủ. Nếu là ngài Mục Kiền Liên lịch sử thì ngài lại càng thông hiểu hơn thế nữa, chứ không ai ngây ngô như ông Mục Liên Tàu ở trên. Khi viết truyện đức Mục Kiền Liên báo hiếu mẹ, thầy có hư cấu qua miệng tôn giả: “Tuy đệ tử biết cõi ngạ quỷ đói khát cả trăm năm, đói khát cả ngàn năm để chịu quả báo, có muốn ăn, muốn uống cũng tợ như nuốt kim, nuốt lửa, nuốt mủ, nuốt máu mà thôi! Thế nhưng, thấy mẹ đói quá chịu không được, đệ tử sử dụng thần thông giúp mẹ chút cơm, chút bánh; nhưng lần thứ nhất cơm bánh ấy biến thành than lửa, lần thứ hai thì cơm bánh ấy biến thành cục băng!” Đấy, thầy viết, thầy hư cấu như vậy thôi mà đã khó chịu trong bụng rồi! Đệ tử xin sám hối tôn giả Mục Kiền Liên!

Nhân tiện đây nói về đại hiếu. Rõ là Trung Quốc đã nặn nên hình tượng Mục Kiền Liên đại hiếu. Trong kinh báo phụ mẫu trọng ân có đoạn: “Hôm ấy, đức Phật đi về phía Nam, thấy đống xương khô chất cao như núi, đức Phật liền sụp lạy đống xương ấy; vì có thể đấy là xương cốt của ông bà cha mẹ trong ngàn muôn ức kiếp…” Đức Phật, một đức Chánh Đẳng Giác mà quỳ xuống lạy đống xương trắng thì chỉ là sản phẩm của Tàu thôi! Nếu là đức Phật thứ thiệt thì ngài sẽ đọc câu kệ dạy chư tăng quán tưởng:

“ Thân này chẳng bao lâu
Nằm vùi trong lòng đất
Vô dụng xác không hồn
Như gỗ mục vứt bỏ”.

Hoặc:

“ Thân như ngọn lá vàng
Bên bờ ranh sự chết
Tử thần đang đứng đợi
Sao chưa sắm hành trang
Hãy tự mình thắp đuốc
Bậc trí sớm tinh cần
Trong sạch, ly uế nhiễm

Vào thánh địa nhiệm mầu!”

Nếu là đống xương, đức Phật và chư tăng chỉ đọc kệ vô thường, vô ngã để sách tấn tu tập thôi.

Trở lại với chữ hiếu. Chỗ này thầy bàn rộng một chút nghe! Trong Phật giáo những quan niệm như hiếu, trung, nhân, nghĩa, lễ… không hề có, chúng là những thuật ngữ của đạo Khổng được Phật giáo “mượn” để sử dụng vào khoảng thế kỷ trước và sau Tây lịch, ta còn tìm thấy trong tác phẩm của Lý hoặc luận Mâu Tử, khi ông tranh biện với Nho Mặc. Và Lục độ tập kinh của Khương Tăng Hội cũng có nhắc đến. Để nói về hiếu, đạo Phật chỉ dạy con cái phải có bổn phận với cha mẹ như thế nào, khi tại tiền hay khi đã mất. Quan niệm trung – sản phẩm của phong kiến – thì hoàn toàn không có trong Phật giáo. Nói về đức nhân thì đạo Phật nói về tâm từ và tâm bi, nó cao cả và vô lượng hơn đức nhân của Khổng giáo rất nhiều. Đạo Phật cũng không nói đến lễ mà chỉ nói đến giới, có nghĩa là hàng rào ngăn giữ những việc làm xấu ác. Còn lễ của Khổng mặc dầu có nói “dĩ lễ chế tâm”, nhưng thật ra, nó ràng buộc con người trong những hình thức, lễ nghi rất tế toái, phức tạp; rồi còn cúng tế trời, đất, quỷ, thần, sao hạn, y áo, dày, mũ… gì đó rất nhiêu khê… ngày nay còn tồn tại trong các gia đình lễ giáo của đạo Nho, một số xướng, tán, chiêng, trống, não bạt, quỳ lạy còn tồn tại nơi các giáo phái đại thừa. Cho nên, Lão Tử đa chê ròng rã cái chữ lễ của Khổng. Lão Tử nói: “Cố, thất đạo nhi hậu đức, thất đức nhi hậu nhân, thất nhân nhi hậu nghĩa, thất nghĩa nhi hậu lễ. Phù, lễ giả trung tín chi bạc, nhi loạn vi thủ” Nghĩa: “Cho nên, mất đạo rồi mới nói đến đức. Mất đức rồi mới nói nhân. Mất nhân rồi mới nói đến nghĩa. Mất nghĩa rồi mới nói đến lễ. Than ôi! Lễ chính là cái vỏ mỏng bao che bên ngoài của lòng trung tín, nó là đầu mối của sự hỗn loạn!”

Ngũ thường của Khổng chỉ có thể so sánh với ngũ giới của Phật: Nhân – không sát sanh; Nghĩa – không trộm cắp; Lễ – không tà dâm; Trí – không uống rượu; Tín – không vọng ngữ.

– Cũng chuyện Mục Liên – Thanh Đề ấy, có nói, sau khi thấy mẹ thống khổ như vậy, Mục Liên rơi lệ khóc than bi ai thống thiết rồi chạy về dương gian mách với Phật! Trời đất! Chỗ này đúng là huỷ báng vị đại đệ tử thượng thủ của đức Phật rồi! Đã hạ bệ một bậc Tối thượng Thanh Văn xuống ngang hàng một kẻ phàm phu tục tử đầy đủ thất tình lục dục!

– Lại còn tự ý đưa vào miệng Phật, khi ngài nói với Mục Kiền Liên với ý rằng: “Ông tuy hiếu thuận vang động trời đất; nhưng ngay cả thiên thần, địa thần, tà ma ngoại đạo, đạo sĩ, Tứ thiên vương thần cũng không thể cứu giúp, huống chi là ông!” Chỗ này thì điên đảo thật sự rồi. Ngài Mục Kiền Liên là thần thông đệ nhất, một trưởng tử, một Đại Đệ Tử lại đem so sánh thua mấy ông thiên, ông thần, tà ma ngoại đạo! Quả là người không có trí, ngu dốt mà cũng đòi phịa kinh! Hết thuốc chữa!

Nói tóm lại là “Phật thuyết Vu Lan bồn kinh”, bản hiện nay là bản dịch tiếng Hán của ngài Trúc Pháp Hộ có nhiều chỗ đáng phàn nàn như vậy đó. Rất nhiều người nghi nó là do Tàu nguỵ tạo. Mà chắc đúng như vậy rồi. Trên là một số dẫn chứng tiêu biểu thôi.

Người nghiên cứu kinh Phật, đọc Vu Lan bồn kinh trên, ví dụ đoạn đức Phật dạy ngài Mục Kiền Liên: “Ông bày soạn cơm trăm vị, ngũ quả, nước uống, hương dầu, đèn nến, giường khăn, ngoạ cụ, hết thảy đồ ngon vật đẹp… đặt vào trong bồn (nơi chỗ ghi là khay)…” thì biết đúng là Tàu nói. Vì thời Phật chỉ có đặt bát cúng dường tứ sự. Những cụm từ “cơm trăm vị”và “hết thảy đồ ngon vật đẹp” rất xa lạ trong các Nikāya. Lại làm gì có cái bồn, cái khay! Và ngay cụm từ Vu Lan cũng chỉ là âm của từ Ullambana mà thôi. Không biết cái bồn từ đâu ra? Hay bồn là âm của “bana”?

Còn nhiều chuyện đáng nói nữa, các con cũng nên biết cho rõ ràng hơn chút nữa:

– Ngày lễ Vu Lan truyền thống còn được giải thích đó đây là ngày lễ “Cứu tội treo ngược”, chữ là “Giải đảo huyền”! Cụm từ này, thật ra không phải của Phật, mà anh Tàu mượn của sách Mạnh Tử: “Dân chi duyệt chi do giải đảo huyền dã!”

– Đáng lưu tâm hơn, ngày 14/7 là ngày cúng lễ tổ tiên của người Trung Quốc; xem chừng ta bị Tàu hoá!

– Đáng lưu tâm hơn nữa, ngày 15/7 là Tết Trung nguyên của người Tàu, ta cũng đang bắt chước làm theo!

– Theo Phan Kế Bính trong “Việt Nam phong tục”: Ngày 15/7, ngày vong linh xá tội, ngày xá tội vong nhân dưới địa ngục nên nhà nhà mua sắm vàng mã để cúng cho ông bà tổ tiên: Đây là phong tục tín ngưỡng của một số nước Á Đông!

– Còn nữa, những cái gọi là mở cửa địa ngục, xá tội vong nhân… rất xa lạ với nhân quả nghiệp báo của đạo Phật. Rồi còn cúng cô hồn, cúng thị thực, đốt vàng mã thì xem chừng đều là mê tín dị đoan xen lẫn vào Phật giáo, đã đánh mất ý nghĩa trong sáng của đạo trí tuệ. Bây giờ, ngay nhà chùa, Phật cũng bị đốt luôn, gọi là đốt Phật mã!

Đấy là tất cả lý do mà chùa HKST của chúng ta không cử hành lễ Vu Lan mà chỉ tổ chức lễ Báo Hiếu thôi, suốt 25 năm qua! Biết là sai thì không thể lập lại mãi cái sai ấy. Biết là bị Tàu hoá, chẳng lẽ chúng ta cứ mãi mang tâm thức nô lệ văn hoá Tàu? Mong chư Phật tử trí thức hiểu cho lời “trần tình” này.

Và chư tăng cũng nên giải thích rộng rãi cho những ai có tai muốn nghe lời phải!

MỤC LỤC

Tin bài có liên quan

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Xúc Giác – Cội Nguồn Trí Tuệ (Song Ngữ)

Xúc giác – Cội nguồn trí tuệ (song ngữ)

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Chánh Niệm

Về Chánh Niệm

Vấn Đáp Về Thiền Vipassanā

Vấn Đáp về Thiền Vipassanā

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 2

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 2

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 1

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 1

Tuyển Tập Các Câu Hỏi – Đáp Cùng Thiền Sư U. Ottamasara Sayadaw

Tuyển tập các câu hỏi – đáp cùng thiền sư U. Ottamasara Sayadaw

Load More

Discussion about this post

Thế Gian Này Không Có Ai Ban Phước Giáng Họa

Thế Gian Này Không Có Ai Ban Phước Giáng Họa

THẾ GIAN NÀY KHÔNG CÓ AI BAN PHƯỚC GIÁNG HỌA Thích Đạt Ma Phổ Giác Không có cái gì do một...

Phương Tiện Thiện Xảo Trong Phật Giáo Đại Thừa

Phương tiện thiện xảo trong Phật giáo Đại thừa

PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO TRONG PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA Thích Nguyên Hiệp Phương tiện thiện xảo được đề cập đến...

Kinh Đại Báo Tích

Kinh Đại Báo Tích

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 36)

 “Đệ Tử Quy” của chúng ta đã đi vào chương thứ năm: “Phiếm Ái Chúng”, yêu thương rộng khắp mọi...

Tản Mạn Về Ngày Phật Đản Sinh

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Mỗi năm chúng ta đều làm lễ Phật Đản sinh, ngày người sanh ra để giải thoát chúng ta khỏi...

Từ Bi Trí Tuệ Thể Hiện Ở Hành Động, Chứ Không Phải Ở Lời Nói

Từ bi trí tuệ thể hiện ở hành động, chứ không phải ở lời nói

Từ bi trí tuệ thể hiện ở hành động, chứ không phải ở lời nói. Nói vạn pháp cũng chỉ...

Do Duyên Mà Hiện Khởi

Do duyên mà hiện khởi

DO DUYÊN MÀ HIỆN KHỞI Quảng Tánh   Duyên khởi là đạo lý quan trọng trong toàn bộ giáo pháp...

Thuyết Trình Và Tham Luận

Thuyết Trình Và Tham Luận

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

9 Ân Đức Phật

9 ân Đức Phật

Bởi vô minh nên người ta không thể như thật thấy được khổ và con đường diệt khổ, bởi vô...

Đốt Vàng Mã Một Thói Tục Mê Tín Cần Huỷ Bỏ – Hoàng Liên Tâm

Đốt Vàng Mã Một Thói Tục Mê Tín Cần Huỷ Bỏ – Hoàng Liên Tâm

ĐỐT VÀNG MÃ MỘT THÓI TỤC MÊ TÍN CẦN HUỶ BỎ Hoàng Liên Tâm Trong một dịp đi hành hương...

Tản mạn ngày tết

TẢN MẠN NGÀY TẾT Thích Viên Thành Mấy ngày ni, mặc dầu ngày Ông Công, Ông Táo (23 tháng chạp)...

Ai Thấy Pháp Là Người Ấy Thấy Phật

Ai thấy pháp là người ấy thấy Phật

AI THẤY PHÁP LÀ NGƯỜI ẤY THẤY PHẬT, AI THẤY PHẬT LÀ NGƯỜI ẤY THẤY PHÁPThích Hạnh Bình Nội dung mà...

Thiền Vipassana Trong Công Việc

Thiền Vipassana trong công việc

THIỀN VIPASSANA TRONG CÔNG VIỆC Sư cô Hương Thiền Thiền Phật giáo Nguyên Thủy nếu được thực hành đều đặn...

Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara (Bài Giảng 1: Tara – Cứu Độ Mẫu)

LỜI TÁN THÁN HAI MƯƠI MỐT CỨU ĐỘ MẪU TARA Bài Giảng 1: Tara – Cứu Độ Mẫu Khenpo Sodargye...

Biến Tro Cốt Người Chết Thành Kim Cương Đeo Bên Người

Biến tro cốt người chết thành kim cương đeo bên người

BIẾN TRO CỐT NGƯỜI CHẾT THÀNH KIM CƯƠNG ĐEO BÊN NGƯỜI Hồng Vân | Theo Business Insider Thay vì lưu...

Thế Gian Này Không Có Ai Ban Phước Giáng Họa

Phương tiện thiện xảo trong Phật giáo Đại thừa

Kinh Đại Báo Tích

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 36)

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Từ bi trí tuệ thể hiện ở hành động, chứ không phải ở lời nói

Do duyên mà hiện khởi

Thuyết Trình Và Tham Luận

9 ân Đức Phật

Đốt Vàng Mã Một Thói Tục Mê Tín Cần Huỷ Bỏ – Hoàng Liên Tâm

Tản mạn ngày tết

Ai thấy pháp là người ấy thấy Phật

Thiền Vipassana trong công việc

Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara (Bài Giảng 1: Tara – Cứu Độ Mẫu)

Biến tro cốt người chết thành kim cương đeo bên người

Tin mới nhận

Phật dạy: “Sân hận không bao giờ dập tắt được sân hận, chỉ có lòng khoan từ mới thắng được tâm sân”

Kinh Phật nói ân nặng của cha mẹ khó báo đáp

Nữ Đức Vi Yếu – Kinh Văn

Tình yêu của Phật

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

Sướng khổ và niết bàn theo quan điểm của Phật giáo

Đức Phật có tha lỗi cho tội lỗi của chúng ta không?

Quan Âm tu viện cùng chiến sĩ bộ đội Biên phòng hạ thủy 7 đóa sen cầu vồng

Thập Trụ Bồ Tát

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Tam Bảo

Đeo mang thân ngũ uẩn là gánh nặng

Đức Phật là ai? (phần 1)

Đức Phật qua cái nhìn của danh nhân

Khi gặp khó khăn con hãy nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng

Lý giải chuyện nàng Bhadda

Lời Phật dạy về cúng tế và trai đàn chẩn tế

Lời Phật dạy về lòng tham của con người

Lời Phật dạy về nhân duyên

Lòng tôn kính Phật vô biên

Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tại Tp. Hồ Chí Minh

Tin mới nhận

Bài kinh về ngọn lửa

Ngọc trong chéo áo

Đức Phật nói về tiềm năng của con người

Audio book: Lời khai thị của tổ Longchenpa

Quan điểm về Theravāda và Mahāyāna của Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Bảo Tồn Môi Sinh Chiến Tranh Giữa Hai Thế Giới Nguyễn Văn Tuấn

Tôi Muốn Thấy Một Giáo Hội Bị Bầm Dập, Tổn Thương Và Dơ Bẩn

Hãy Nhìn Phiền Não Bằng Con Mắt Khác

Đêm tri ân mừng Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia tại chùa Ba Vàng

Lý Tưởng Giải Thoát Trong Nhà Phật

Câu Chuyện Về Thánh Josaphat Hay Là Chuyện Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo Từng Phong Thánh Cho Đức Phật (Hoang Phong Chuyển Ngữ)

Phóng Sanh Và Giới Sát

Tâm Hiện Đại – Quán Như Phạm Văn Minh

Chân ngôn của đất nước

Tài hùng biện xuất chúng của Tôn giả Sư Tử

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 50)

Mê Và Ngộ

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 44)

Đức Phật: Bậc Đạo Sư Vô Tiền Khoáng Hậu Trên Địa Cầu Nầy – Tập 1

Đạo Phật Và Khoa Học – B. Alan Wallace – Việt Dịch: Kan

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 35)

Kinh Chanda (Chiên Đà)

Bát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 4)

Suy Ngẫm Nhỏ Từ Một Bài Tựa Kinh Lăng Già

Đi vào kinh Hoa Nghiêm

Ba Dấu Ấn Của Chánh Pháp (Tam Pháp Ấn)

Kinh Tiểu Bộ Tập X (Khuddhaka Nikàya)

The Metta Sutta (Discourse On Loving-kindness – Suttanta Pitaka Kuddaka Nikaya Suttaniparta -8)

Giới Thiệu Lịch Sử Truyền Dịch Bát-nhã Tâm Kinh

Hướng Dẫn Đọc Kinh Trung Bộ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 353)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 213)

Kinh Bách Dụ: Dã can bị cành cây gãy rớt trên lưng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 142)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 131)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 52)

Kinh Sách Giảng Giải Bởi Tt. Thích Vĩnh Hóa (Pdf)

Kinh Bách Dụ: Thấy người tô vách nhà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 218)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 70)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 119)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 40)

Lược Khảo Về Năm Dị Bản Kinh Vô Lượng Thọ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 286)

Những Điều Cần Biết Hộ Niệm Vãng Sanh Tây Phương

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 47)

Pháp Môn Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 89)

Đệ Tử Chân Thật Của Phật

Ht. Tịnh Không Chính Thức Trả Lời Những Hiểu Lầm Về Dự Báo Đại Nạn Năm 2012

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 33)

Dịch và đại dịch – xưa và nay.

Tuệ Quán Nẻo Về Chân Như

Luận Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 114)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 11)

Chùm Thơ Của Đại Đức Thích Pháp Trí Ca Ngợi Công Đức “Cố Đại Lão Hòa Thượng Thượng Thích Trí Hạ Tịnh”

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 29)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 32)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese