PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Như tranh vẽ trên hư không

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NHƯ TRANH VẼ TRÊN HƯ KHÔNG

Nguyên Giác

 

Hoa DomTrong khi cách nhìn phổ biến nói rằng khổ là có thực, rằng cần đoạn tận lậu hoặc để diệt khổ, vào Niết bàn… các hành giả Thiền Tông nhìn khắp pháp giới như tranh vẽ, rằng không thể nào diệt được cái như huyễn, mà chỉ cần nhìn gốc rễ thực tướng vô tướng thì giải thoát, vì trong cái nhìn này, phiền não cũng chính là Niết bàn, sóng cũng chính là nước. Nghĩa là, cảnh giới Như Huyễn hiện ra trước mắt và bên tai chúng ta: thế giới là một phòng triển lãm đa phương tiện vĩ đại. Đứng trước cái như huyễn, khởi tâm làm gì cũng sai, vì làm gì cũng là như huyễn. Như thế, hành giả chính là họa sư và cũng là người xem tranh.

Tâm như họa sư, năng họa nhất thiết hình tượng… Kinh Hoa Nghiêm viết như thế, rằng tâm như vị thầy hội họa, có thể vẽ tất cả các hình tượng. Lời dạy này được giải thích về cách nhìn tất cả thế giới trong và ngoài (ngoại xứ, nội xứ) đểu do tâm tạo. Tức là, ba cõi là tâm. Do vậy, hành giả Thiền Tông chỉ cần giữ vai trò người thưởng thức hội họa: tất cả đều là tranh vẽ trước mắt, dù là núi sông, phố thị, ta và người… Khi nhận ra thế giới là tranh vẽ, là cảnh thêu dệt, là ảnh trong gương tâm, tự khắc hành giả không nắm giữ hình tướng đó làm chi (kinh thường nói: chớ nắm giữ tướng chung, tướng riêng của cái được thấy). Do vậy cốt tủy của Thiền Tông là, trước tiên cần thấy Bản Tâm, tức là ngộ trước, rồi sau mới đúng là tu.

Kinh Hoa Nghiêm truyền thuyết là khởi đầu Đức Phật thuyết. Quan điểm này nhiều thế kỷ sau được chuyển thành Vạn pháp duy thức (tất cả các pháp đều là thức). Khi nhận ra tất cả là thức biến hiện, cũng là nhận ra pháp ấn Vô thường trong tất cả pháp, và rồi sẽ giải thoát khi cái nhìn vô thường này tuần tự gột rửa hết cả các vô minh và hành nghiệp chúng ta huân nhiễm từ vô lượng kiếp.

.

Lời dạy như huyễn của Thiền Tông đã xuất hiện từ những năm đầu khi Đức Phật mới đi hoằng pháp. Mở đầu nhóm Kinh Tập là Kinh Sn 1.1 – Uraga Sutta.

Kinh Sn 1.1 gồm 17 bài kệ, lập lại câu “tất cả thế giới này là không thật” tới 5 lần trong 5 bài kệ mang số từ 9 tới 13.

Trích bài kệ số 9, qua bản Anh dịch Nyanaponika Thera: He who neither goes too far nor lags behind and knows about the world: “This is all unreal,” — such a monk gives up the here and the beyond, just as a serpent sheds its worn-out skin.

Bản Thanissaro: The monk who hasn’t slipped past or turned back, knowing with regard to the world that “All this is unreal,” sloughs off the near shore & far — as a snake, its decrepit old skin. (1)

Dịch là: Người nào không phóng tới cũng không lùi lại, và biết về thế giới: “Tất cả đều là không thật” – vị sư như thế rời bỏ được cả bờ này và bờ kia– y hệt một con rắn rũ bỏ lớp da cũ đã mòn. (Ghi chú: bờ này là ba cõi sáu đường, bờ kia là Niết bàn giải thoát.)

Bản của Bodhi dịch (trên sách giấy, The Suttanipata, trang 157-159, không thấy trên mạng) là: “All this is unreal” (như Thanissaro dịch).

Điểm đặc biệt, để nhấn mạnh tính Như huyễn của các pháp, Đức Phật lập lại 17 lần nhóm chữ “rời bỏ được cả bờ này và bờ kia” trong 17 bài kệ của Kinh Sn 1.1.

Đó cũng là ngôn ngữ của Bát Nhã Tâm Kinh: “Vô khổ tập diệt đạo, vô trí diệc vô đắc” — Không hề có Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Cũng không hề có Trí Tuệ (qua bờ kia), cũng không hề có Chứng Đắc (giải thoát)…

Cho nên, chư tổ Thiền Tông từng nói “Gặp Phật thì giết Phật, gặp ma thì giết ma…” là nằm trong lời dạy những năm đầu Đức Phật đi hoằng pháp. Có thể viết đơn giản là: Hãy buông bỏ cả bờ này và bờ kia. Do vậy, pháp hành trong tận cùng của Thiền Tông là không thấy một pháp nào để tu, nhưng không có nghĩa là không tu. Đức Phật trong Kinh AN 11.10 đã khen ngợi các vị như thế là tuấn mã.

.

Tới đây, câu hỏi là, làm sao để nhìn thế giới như tranh vẽ trên hư không? Nghĩa là, khi chúng ta bước trong thế giới này, trước mắt nhìn đâu cũng là tranh vẽ (cái được thấy), bên tai nghe gì cũng như nhạc hòa tấu khắp trời (cái được nghe). Đức Phật có dạy cách nhận ra thế giới này như thế.

Trong Tạp A Hàm, Kinh SA 267, bản dịch của hai Thầy Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng viết, trích:

“Này các Tỳ-kheo, như loài chim Ta-lan-na có nhiều màu sắc, Ta nói tâm của chúng cũng có nhiều như vậy. Vì sao? Vì tâm của chim Ta-lan-na đa dạng, nên màu sắc đa dạng. Cho nên này Tỳ-kheo, hãy tư duy quán sát rõ tâm mình. Này các Tỳ-kheo, trong lâu đời tâm bị tham dục làm nhiễm ô, bị sân nhuế, ngu si làm nhiễm uế. Này các Tỳ-kheo, vì tâm não nên chúng sanh não; vì tâm thanh tịnh nên chúng sanh thanh tịnh.

“Giống như người thợ vẽ, hay học trò của người thợ vẽ, khéo dọn sạch đất, rồi dùng các thứ màu, theo ý mình vẽ nên các loại hình tượng khác nhau.

“Cũng vậy Tỳ-kheo, chúng sanh phàm phu ngu si, không biết như thật về sắc, về sự tập khởi của sắc, về sự diệt tận của sắc, về vị ngọt của sắc, về sự tai hại của sắc, về sự xuất ly của sắc. Không biết như thật về sắc nên thích thú đắm nhiễm sắc. Vì thích thú đắm nhiễm sắc, nên lại sanh ra các sắc vị lai. Cũng vậy, phàm phu ngu si, không biết như thật về thọ, tưởng, hành, thức; về sự tập khởi của thức, về sự diệt tận của thức, về vị ngọt của thức, về sự tai hại của thức, về sự xuất ly của thức. Không biết như thật nên thích thú đắm nhiễm thức. Thích thú đắm nhiễm thức, nên lại sanh ra các thức vị lai. Vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức vị lai sẽ sanh nên đối với sắc không giải thoát; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng không giải thoát. Ta nói người này không giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não.

“Có đa văn Thánh đệ tử biết như thật về sắc, về sự tập khởi của sắc, về sự diệt tận của sắc, về vị ngọt của sắc, về sự tai hại của sắc, về sự xuất ly của sắc. Biết như thật rồi nên không đắm nhiễm sắc. Không đắm nhiễm nên không sanh ra sắc vị lai. Biết như thật về thọ, tưởng, hành, thức; về sự tập khởi của thức, về sự diệt tận của thức, về vị ngọt của thức, về sự tai hại của thức, về sự xuất ly của thức. Biết như thật nên không nhiễm đắm thức, vì không đắm nhiễm nên không sanh ra các thức vị lai. Không thích nhiễm sắc, thọ, tưởng, hành, thức nên đối với sắc sẽ được giải thoát và đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng sẽ được giải thoát. Ta nói những người này sẽ giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não.” (2)

Biết như thực, cũng có nghĩa là biết thực tướng Như huyễn của các pháp. Có nghĩa là, các pháp là không thật, nhưng không có nghĩa là giả, vì đói vẫn phải ăn, khát vẫn phải uống. Tóm gọn là, biết thực tướng như thế sẽ không đắm nhiễm, và không sanh ra các thức vị lai, nghĩa là giải thoát. Trong Tạng Pali, kinh tương đương là SN 22.100, HT Thích Minh Châu dịch là Kinh Dây Thằng. (2)

.

Khi nói rằng thế giới (ngoại xứ, nội xứ) là tranh vẽ, có nghĩa là tất cả các pháp đều là thức. Nghĩa là, nghe tiếng chim kêu cũng là nhận ra đó là tâm: cái được nghe chính là người nghe. Tương tự, cái được thấy chính là người thấy. Và cái được tư lường suy nghĩ cũng chính là người tư lường suy nghĩ. Nghĩ thiện, là toàn bộ thân tâm mình là thiện; Nghĩ ác, là toàn bộ thân tâm mình là ác. Người nghe là vô ngã, người thấy là vô ngã, người tư lường suy nghĩ là vô ngã… do vậy, cái được nghe, được thấy, được tư lường chính là tranh vẽ từ chính vị đương cơ – hễ nhận ra như thế, là đương thể tức không.

Về ý nghĩa tất cả các pháp đều là thức biến hiện và do vậy cần phải tịch diệt thức, Đức Phật cũng dạy trong Kinh Trường Bộ DN-11, bản dịch của HT Thích Minh Châu, có thể trích như sau:

“Này Tỷ-kheo, câu hỏi phải nói như sau: “Chỗ nào mà địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, dài ngắn, tế, thô, tịnh, bất tịnh không có chân đứng? Chỗ nào cả danh và sắc tiêu diệt hoàn toàn?” và đây là câu trả lời cho câu hỏi này:

“Thức là không thể thấy, vô biên, biến thông hết thảy xứ. Ở đây, địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại không có chân đứng.

Ở đây, cũng vậy dài, ngắn, tế, thô, tịnh và bất tịnh.

Ở đây danh và sắc tiêu diệt hoàn toàn.

Khi thức diệt, ở đây mọi thứ đều diệt tận”.

Thế Tôn thuyết như vậy. Kevaddha, cư sĩ trẻ tuổi hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn…”(3)

Đó cũng là cốt tủy của tư tưởng Đại Thừa. Không thấy chỗ này, sẽ chỉ nhận ra lý ngã không, nhưng không nhận ra lý pháp không – một  trong những điểm dễ gây tranh cãi.

.

Chung quanh mình là tranh vẽ, nghĩa là chúng sanh quanh mình chỉ là những hình nộm được nhìn thấy, được nghe thấy, được tương tác. Cũng có nghĩa rằng chính bản thân mình (vị đương cơ, khối ngũ uẩn đang thấy nghe hay biết) cũng là một hình nộm đang đi đứng nói cười.

 Một vị thánh ni thời Đức Phật đã so sánh rằng trong mắt ngài, tất cả những người hiện ra chỉ là các búp bê được tô màu, các con rối bằng gỗ được giựt dây nhảy múa. Nghĩa là, trong mắt nhìn của Ni trưởng Subhā, thế giới chỉ là một phòng triển lãm các búp bê biết đi đứng nói cười.

Trong Trưởng Lão Ni Kệ Thig 14.1, bản dịch của Hòa Thượng Indacanda kể chuyện một thanh niên say mê nhan sắc Ni trưởng Subhā đã chiêu dụ ngài về đời sống thế tục, nhưng Ni trưởng trả lời rằng ngài đã tu Bát chánh đạo và vào được ngôi nhà Tánh Không, rằng ngài nhìn thấy chúng sinh chỉ là các búp bê, rằng chàng trai đang chạy theo cái tranh vẽ [nhan sắc] không thật, trích:

“Tôi đây là nữ đệ tử của bậc Thiện Thệ, có sự di chuyển bằng chiếc xe Đạo Lộ tám chi phần, có mũi tên đã được nhổ lên, không còn lậu hoặc, đã được đi đến căn nhà trống vắng, tôi thỏa thích.

Bởi vì tôi đã nhìn thấy những con búp bê khéo được tô màu, hoặc những con rối bằng gỗ, được buộc chặt bằng những sợi dây và những thanh gỗ, nhảy múa theo nhiều kiểu.

Khi (những) sợi dây và thanh gỗ ấy được lấy ra, được tháo rời, được gỡ bỏ, được phân tán, đã được làm thành mảnh vụn, không thể tìm ra, trong trường hợp ấy thì tâm có thể trú vào cái gì?

Tương tự như thế ấy, các phần thân thể của tôi không vận hành nếu thiếu đi các pháp ấy (đất, nước, v.v…); (cơ thể) không vận hành nếu thiếu đi các phần (tay, chân, v.v…), trong trường hợp ấy thì tâm có thể trú vào cái gì?

Giống như ông đã nhìn thấy bức tranh vẽ (hình người) được bôi màu vàng, được tạo ra ở bức tường, cái nhìn của ông về cái (hình người) ấy đã bị bóp méo, cái tưởng về con người (đứng ở bức tường) là không có ý nghĩa.

Tựa như ảo ảnh được tạo ra ở phía trước, tựa như cái cây bằng vàng ở trong giấc mơ, tựa như sự phô bày hình thức ở giữa đám người, này kẻ mù lòa, ông đi theo cái không thật.” (4)

.

Do vậy, Đức Phật dạy rằng tất cả những gì thế giới tương tác với chúng ta đều nên được nhìn như tranh vẽ trên hư không.

Trong Kinh MN 21, bản dịch của HT Thích Minh Châu, trích:

“Chư Tỷ-kheo, ví như một người đến, cầm màu sơn, màu vàng, màu xanh sẫm hay màu đỏ tía; người ấy có thể nói như sau: “Ta sẽ viết các hình sắc trên hư không này. Ta sẽ làm cho các hình sắc hiển hiện”. Các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Người ấy có thể viết các hình sắc trên hư không và làm cho các hình sắc hiển hiện được không?

—Bạch Thế Tôn, không thể được. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, hư không là vô sắc, không thể thấy được. Ở đây, không dễ gì viết các hình sắc và làm hình sắc hiển hiện, trước khi người ấy bị mệt nhoài và bị thất bại.” (5)

Thấy được như thế, tự thân các pháp trở về không. Và thế giới chung quanh chúng ta trở thành một phòng triển lãm tranh rộng vô tận, một phòng triển lãm búp bê rộng ngút ngàn. Đó là Như huyễn tam muội. Đó là Thiền Tông. Đó là khi thền sư đưa cây gậy lên và nói, chớ gọi là cây gậy, hãy nói đó là cái gì. Đó là lời chỉ vào chỗ thức đã tịch lặng. Đó là vượt qua cả bờ này và bờ kia.

GHI CHÚ:

(1) Kinh Sn 1.1, bản Nyanaponika: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.1.01.nypo.html

Bản Thanissaro: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.1.01.than.html

(2) Kinh SA 267, bản dịch hai thầy Tuệ Sỹ & Thích Đức Thắng: https://suttacentral.net/sa267/vi/tue_sy-thang

Kinh SN 22.100, bản dịch HT Thích Minh Châu: https://suttacentral.net/sn22.100/vi/minh_chau

(3) Kinh DN 11, bản HT Thích Minh Châu:  https://suttacentral.net/dn11/vi/minh_chau

(4) Thig 14.4, bản dịch HT Indacanda: https://suttacentral.net/thig14.1/vi/indacanda

(5) Kinh MN 21, HT Thích Minh Châu: https://suttacentral.net/mn21/vi/minh_chau

Nguyên Giác 

___________________________ 

Bài đọc thêm:
Nhân Đọc Bách Trượng Thanh Quy (Thích Trung Hữu)

Kinh Nhật Tụng Sơ Thời (Nguyên Giác dịch)

 

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Giới Không Trộm Cắp – Nhìn Từ Quan Điểm Đạo Đức Phật Giáo

Giới không trộm cắp Nhìn từ quan điểm đạo đức Phật giáo Thích Phước Đạt Năm giới và mười điều...

Mūlamadhyamakakārikāḥ- Chương 25 Khảo Sát Về Niết-bàn

1.Nếu mọi thứ đều là tính Không, thì sẽ không có sự sinh khởi và hoại diệt. Từ sự đoạn...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 218)

****************Thực tế mà nói, trong "Lục Hòa Kính", trọng điểm chính là hai điều phía trước. "Kiến hòa đồng giải"...

Xin Dâng Cánh Hoa Lòng – Cư Sĩ Liên Hoa

Xin Dâng Cánh Hoa Lòng – Cư Sĩ Liên Hoa

XIN DÂNG CÁNH HOA LÒNG…. * Kính tặng những tấm lòng biết hy sinh cho cuộc đời có ý nghĩa.* Kính dâng...

Hát Trong Vườn Xưa Và An Lạc Trong Vườn Nay

Hát trong vườn xưa và an lạc trong vườn nay

Hát trong vườn xưa và an lạc trong vườn nay Phương Túy Đêm ngày 29/03/2015 tại Viện Âm nhạc quốc gia đã diễn...

Lợi Ích Của Uống Nước Muối Loãng Vào Mỗi Sáng Sớm Lê Nhi

LỢI ÍCH CỦA UỐNG NƯỚC MUỐI LOÃNG VÀO MỖI SÁNG SỚMLê Nhi Để nhận được những lợi ích của nước...

Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm

KINH ĐẠI PHẬT ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM  Đời Đường, sa môn Bát Lạt Mật Đế (người Trung-Thiên-trúc) dịch từ Phạn văn...

Phụng Sự Để Dẫn Đầu Và Lãnh Đạo Bằng Trí Óc, Trái Tim Và Khí Phách

Phụng sự để dẫn đầu và lãnh đạo bằng trí óc, trái tim và khí phách

PHỤNG SỰ ĐỂ DẪN ĐẦU VÀ LÃNH ĐẠO BẰNG TRÍ ÓC, TRÁI TIM VÀ KHÍ PHÁCH Thiện Đức Nguyễn Mạnh...

Thiền Định Và Cuộc Sống

Thiền định và cuộc sống

Mục lục Lời tựa Lời tựa tiếng Việt Lặng nghĩ và tọa thiền  Khái lược về thiền định Thiền định...

Cảm Ơn Các Vì-Sao May Mắn, Và Cảm Ơn Mọi Người

Cảm ơn các vì-sao may mắn, và cảm ơn mọi người

Cảm Ơn Các Vì-Sao May Mắn, Và Cảm Ơn Mọi Người   Tôi đã suy nghĩ về Lễ Tạ Ơn...

Phật Giáo Có Thể Cứu Vãn Quả Địa Cầu?

Phật Giáo có thể cứu vãn quả địa cầu?

PHẬT GIÁO CÓ THỂ CỨU VÃN QUẢ ĐỊA CẦU? David R. Loy, John Stanley | Thị Giới chuyển ngữ  ...

Lịch Trình Pháp Hội

Lịch Trình Pháp Hội

LỊCH TRÌNH PHÁP HỘI   07/04: (Chủ Nhật 27/2 âl) Cung đón Đức Nhiếp Chính Vương và Tăng đoàn tại...

Cảm Đức Từ Bi

Cảm Đức Từ Bi

CẢM ĐỨC TỪ BITâm Huy Huỳnh Kim Quang Lời Đầu Sách Khi hiện hữu trong cõi đời này, chúng ta...

Vạn Pháp Qua Cái Nhìn Của Duy Thức

Vạn pháp qua cái nhìn của Duy Thức

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Hình Ảnh Phật Giáo Trong Truyện Tây Du Kí

Hình Ảnh Phật Giáo Trong Truyện Tây Du Kí

Gia đình chúng tôi được xem bộ phim Tây Du Ký, hầu như ai cũng cảm thấy thích thú và...

Giới Không Trộm Cắp – Nhìn Từ Quan Điểm Đạo Đức Phật Giáo

Mūlamadhyamakakārikāḥ- Chương 25 Khảo Sát Về Niết-bàn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 218)

Xin Dâng Cánh Hoa Lòng – Cư Sĩ Liên Hoa

Hát trong vườn xưa và an lạc trong vườn nay

Lợi Ích Của Uống Nước Muối Loãng Vào Mỗi Sáng Sớm Lê Nhi

Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm

Phụng sự để dẫn đầu và lãnh đạo bằng trí óc, trái tim và khí phách

Thiền định và cuộc sống

Cảm ơn các vì-sao may mắn, và cảm ơn mọi người

Phật Giáo có thể cứu vãn quả địa cầu?

Lịch Trình Pháp Hội

Cảm Đức Từ Bi

Vạn pháp qua cái nhìn của Duy Thức

Hình Ảnh Phật Giáo Trong Truyện Tây Du Kí

Tin mới nhận

An lạc và hạnh phúc trong sự thanh lọc tâm hồn

Phật dạy tâm bi tình yêu thương chân thật

Phật dạy: Nghiệp tốt do mình tạo, không phải sức thiêng liêng nào ban

Có khổ nhưng không có người khổ

Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Lời dạy của đức Phật về ăn chay

Những lý tưởng từ tình yêu thương của Đức Phật

Phật là cơm

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Năm: Chuyên Tâm

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Lời dạy của Ðức Phật về dấu ấn ‘Thành đạo’

Ý nghĩa biểu tượng ngày đức Phật Đản Sinh

Nhân duyên Đức Phật quở trách 2 vị đệ tử đệ nhất thần thông

Hiểu thế nào về câu “Duy ngã độc tôn”?

Đi Tìm “Trái Tim Bất Diệt” Của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Lời Phật dạy về ‘Thiểu dục tri túc’ và câu chuyện về cụ bà 83 tuổi ‘xin thoát nghèo’

Tuệ giác của Thế tôn

Tái sinh dưới góc nhìn Phật giáo

Lời nguyện đêm thành đạo

Đức Phật không phải là vị thần linh, thượng đế

Tin mới nhận

Khảo Sát Về Nguồn Gốc Lễ Vu Lan Ở Kathmandu, Nepal (Nguyễn Phú)

6 lợi ích sức khỏe của củ nghệ

Sự Sút Giảm Dân Số Của Những Đàn Ong Kinh Tế Học Và Thuyết Sống Dung Hoà Của Phật Giáo Tiến Sĩ Janaka Goonetilleke

Tự Mình Thắp Đuốc Mà Đi

Pháp Tu “Tứ Vô Lượng Tâm”

Câu đối ngày Tết

Thiền Chánh Niệm

Đập vỡ cây đàn

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Ma Rinchen Chok

Chắp tay trong cõi vô thường

Đừng để trầm cảm hủy hoại cuộc đời bạn

Bảy bước đi an lạc

Chuyển Hóa Khổ Đau Thành Hạnh Phúc

Lý Hồng Chí và những phát ngôn gây sốc, Phần 1: Phật Đà không nhận thức được chân thực của Phật Pháp

Mọi Sự Vật Đều Thay Đổi

Trung Cộng đang xây dựng Tây Tạng giàu có hơn và hạn chế Phật giáo

Lòng tham của con người không có gì sánh bằng

Bàn Về Sự Thật On Truth – J. Krishnamurti – Lời Dịch: Ông Không

Kinh Người Đất Phương Tây (hay Người Đã Chết)

Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật – Tâm Diệu

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 50)

XIII. Tượng Pháp (Tạp 32.2 Pháp Giảm Diệt, Đại 2, 226b (Biệt Tạp 6.15, Đại 2, 419b) (S.ii,223)

Về Bài Kinh Kalama

Kinh Tạng Pali (.Prc)

Kinh Bách Dụ: Bọn cướp chia của

Kinh Lời Dạy Cuối Cùng Của Đức Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 343)

Giới Thiệu Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh Kim Cang Lược Giải : cuộc đàm luận giữa Phật và tôn giả Tu-bồ-đề

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 45)

Kinh Người Áo Trắng (Ưu Bà Tắc Kinh, Kinh Số 128 Của Bộ Trung A Hàm)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 363)

Kinh Điển Nam Truyền (Pali)

Kinh Veranjaka-sutta Và Kinh Nakulapita-sutta

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 05)

Khổ Đau Phát Sinh Và Vận Hành Như Thế Nào? Kinh Acela-sutta

So sánh nhân duyên công đức của sự bố thí

Kinh Pháp Cú (Dhammapada (Lời Vàng Phật Dạy))

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 24)

Tâm tịnh thì quốc độ tịnh

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 212)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 46)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 362)

Niệm Phật Vô Tướng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 132)

Tâm tình của người niệm Phật

Du Tâm An Lạc Đạo

Văn Phát Nguyện Sám Hối

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 11)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 22)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 6)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 41)

Phật Giáo Là Gì?

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 6: Khúc Tòng

“Danh Sách Ban Hộ Niệm ở Nước Ngoài

Cõi Nước Tây Phương Cực Lạc Có Thật Không

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 5

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 255)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 340)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese