PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Như Lai thần lực

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NHƯ LAI THẦN LỰC
Nguyễn Thế Đăng

 

LotusỞ kinh Pháp Hoa, trong phẩm Như Lai thần lực, thứ 21, kinh nói:

“Khi các Đại Bồ-tát như số vi trần trong ngàn thế giới từ đất vọt lên xin Phật cho rộng nói, thọ trì đọc tụng, giải nói biên chép kinh Pháp Hoa để cúng dường, thì Thế Tôn trước tất cả chúng, hiện thần lực lớn, bày tướng lưỡi rộng dài  đến trời Phạm thế, tất cả lỗ chân lông phóng ra vô số vô lượng ánh sáng đủ màu sắc thảy đều soi khắp mười phương thế giới. Chư Phật ngồi trên tòa sư tử dưới cây báu cũng như vậy: bày tướng lưỡi rộng dài, phóng vô lượng ánh sáng”.

Tướng lưỡi rộng dài trùm khắp các thế giới nghĩa là kinh Pháp Hoa đã, đang và sẽ được Đức Phật nói khắp các thế giới bằng tướng lưỡi rộng dài của Phật. Trong cõi Ta-bà này, đâu đâu cũng có tướng lưỡi rộng dài của Phật, nghĩa là đâu đâu cũng có sự thuyết pháp kinh Pháp Hoa của Phật.

Sự thuyết pháp ấy cũng bằng vô số vô lượng ánh sáng đủ màu sắc soi khắp mười phương thế giới. Qua hai điều tướng lưỡi và ánh sáng, kinh cho chúng ta thấy thần lực Phật có mặt khắp tất cả thế giới. Nói khác hơn, tất cả thế giới nằm trong thần lực Phật. Và không phải chỉ một Phật hiển bày thần lực ấy, mà tất cả chư Phật đều hiển bày như vậy. Một Đức Phật và tất cả Đức Phật là một.

“Phật Thích-ca Mâu-ni và chư Phật dưới cây báu hiện thần lực mãn trăm ngàn năm, rồi sau mới thu lại tướng lưỡi, đồng thời tằng hắng, cùng khảy móng tay, hai âm thanh ấy đến khắp thế giới của chư Phật mười phương, đất đai đều chấn động sáu cách. Tất cả chúng sanh trong đó nhờ thần lực Phật đều thấy trong thế giới Ta-bà vô lượng vô biên trăm ngàn muôn ức chư Phật ngồi trên tòa sư tử dưới những cây báu và thấy Phật Thích-ca Mâu-ni cùng Đa Bảo Như Lai ngồi tòa sư tử trong tháp báu”.

“Hai âm thanh ấy đến khắp thế giới của chư Phật mười phương”, “tất cả chúng sanh nhờ thần lực Phật đều thấy trong cõi Ta-bà vô lượng vô biên trăm ngàn muôn ức chư Phật”, vũ trụ Pháp Hoa trong thần lực Phật là vô ngại, và giác quan chúng sanh thấy nghe… cũng trở thành vô ngại, không có không gian ngăn cách. “Đồng thời tằng hắng, cùng khảy móng tay”, trong vũ trụ ấy, mọi hành động là đồng thời, một làm tức tất cả làm, không có thời gian trước sau. Phật quá khứ Đa Bảo  và Phật hiện tại cùng ngồi một tòa. Vô ngại và đồng thời, không có thời gian và không gian, đây là cái hiện tại vĩnh cửu của Pháp thân tánh Không trùm khắp không có gì ngoài.   

“Các chúng sanh nghe tiếng nói giữa hư không bèn chắp tay hướng về thế giới Ta-bà đồng nói: Nam-mô Thích-ca Mâu-ni Phật, nam-mô Thích-ca Mâu-ni Phật… Dùng các hoa, hương, chuỗi ngọc, phan lọng và các đồ trang nghiêm nơi thân, những vật trân bảo, đều đồng vói rải vào thế giới Ta-bà. Các vật báu đó từ mười phương như mây nhóm, biến thành màn báu che khắp trên chư Phật ở đây. Bấy giờ mười phương thế giới thông suốt vô ngại như một cõi Phật”.

Thế giới Ta-bà được trang nghiêm bằng các thứ báu và mười phương thế giới thông suốt vô ngại như một cõi Phật, đây là sự biểu hiện của thần lực Phật, cho chúng sanh thấy “thật tướng của tất cả các pháp”. Thế giới trang nghiêm, thông suốt vô ngại như một cõi Phật ấy cũng chính là Phật tánh bản tâm của chúng sanh mà với lòng sùng mộ thành tín chấp tay hướng về bèn có thể thấy được.

Phẩm Như Lai thọ lượng thứ 16 ở trước, nói về chiều kích Pháp thân Phật. Phẩm Như Lai thần lực thứ 21 để ở sau, nói về chiều kích Báo thân và Hóa thân Phật. Báo thân và Hóa thân Phật là sự biểu lộ của Pháp thân thành thế giới Ta-bà là một cõi Phật thông suốt và vô ngại này. Sự biểu lộ đó chính là thần lực Phật. Thế giới Ta-bà này đầy đặc Phật: “…nhờ thần lực Phật đều thấy trong thế giới Ta-bà này vô lượng vô biên trăm ngàn muôn ức chư Phật ngồi trên tòa sư tử dưới những cây báu và thấy Phật Thích-ca Mâu-ni và Đa Bảo Như Lai ngồi trên tòa sư tử trong tháp báu”.   

Trong thần lực Phật, chư Phật hiện khắp cõi Ta-bà, cõi ta-bà biến thành Tịnh độ của Phật. Vũ trụ này chính là thần lực Phật.

Phẩm Như Lai thọ lượng nói về bản tánh của thân tâm và thế giới, về Pháp thân tánh Không, đây là Chân Không. Phẩm Như Lai thần lực nói về sự hóa hiện từ Pháp thân của Báo thân và Hóa thân, về thế giới hiện tượng, đây là Diệu Hữu. Thế giới trước mắt này trong cái thấy biết đúng, về bản tánh là Chân Không, là Như Lai thọ lượng; và về sự biểu hiện là Báo thân và Hóa thân, tức Như Lai thần lực, là Diệu Hữu.

Như Lai thần lực là sự biểu lộ của Pháp thân thành Báo thân và Hóa thân, của Chân Không thành Diệu Hữu. Như Lai là Như Lai tạng (kinh Lăng Nghiêm), là Nhất Tâm (kinh Hoa Nghiêm), là Tự tánh của Tâm (kinh Lăng-già), như vậy Như Lai thần lực là thần lực biến hóa của Tâm. Khi thực tại tối hậu là Nhất Tâm, thì thế giới hiện tượng là “cảnh giới do tự tâm hiện”, “duy tâm mà hiện”. Như Lai thần lực của kinh Pháp Hoa chính là “duy tâm mà hiện”, “tự tâm hiện lượng” của kinh Lăng-già, “ba cõi duy tâm, muôn pháp duy thức” của tông Duy Thức. Và khi tâm thanh tịnh thì sự biến hiện thành các hiện tượng cũng thanh tịnh; khi tâm là Pháp thân thanh tịnh thì Báo thân và Hóa thân được biến hiện cũng thanh tịnh. Ở đây, thanh tịnh nghĩa là tuy sanh nhưng thật không có sanh, biến hiện nhưng vẫn bất động; do đó, sanh hay biến hiện ấy là như huyễn, nên vốn giải thoát. Kinh Lăng-già nói: “Vì sanh mà vô sanh, biết tự tâm hiện lượng, có mà chẳng phải có”.

Bản tánh của thế giới, hiện tướng của thế giới, được nói trong kinh Lăng Nghiêm. Ở đây trích đoạn nói về nguyên tố đất và sắc (vật chất):

“Ông hãy xét tánh của đất, lớn là đất liền, nhỏ là vi trần, cho đến lân hư trần. Nếu chẻ lân hư trần nữa thì thật là tánh hư không.

A-nan, nếu lân hư trần chẻ ra thì thành hư không, vậy biết hư không cũng sanh ra được sắc tướng. Nay ông hỏi do hòa hợp sanh ra các tướng biến hóa trong thế gian, vậy ông hãy xét một lân hư trần dùng bao nhiêu hư không hòa hợp lại để thành? Lại, lân hư trần chẻ được thành hư không thì dùng bao nhiêu sắc tướng để hợp thành hư không? Nếu sắc hợp lại thì hợp sắc không thể thành hư không. Nếu hư không hợp lại thì làm sao thành được sắc. Sắc có thể chia chẻ, chứ hư không làm sao mà hợp được?

Ông vốn chẳng biết trong Như Lai tạng, tánh sắc là chân không, tánh không là chân sắc, thanh tịnh bản nhiên, trùm khắp pháp giới, tùy tâm chúng sanh ứng với lượng hay biết, chỉ theo nghiệp mà phát hiện. Thế gian không biết, lầm cho là nhân duyên hay tự nhiên. Đó đều là thức tâm phân biệt, so lường, chỉ có trên lời nói, toàn không có thật nghĩa”.

Nói theo ngôn ngữ và quan niệm của vật lý hiện đại, vũ trụ là một đại dương năng lượng  và vật chất từ nhỏ nhất là các hạt đến những sự vật lớn, đều là năng lượng được ép nén lại. Những gì thấy được, nghe được, sờ chạm được… đều là sự biểu lộ thành thế giới hiện tượng của đại dương năng lượng ấy qua các giác quan và ý thức, ngôn ngữ của con người. Qua quan niệm của vật lý, chúng ta có thể hình dung phần nào thế giới mà đạo Phật diễn tả cho chúng ta. Quan trọng hơn, là thực hành quá trình Khai Thị Ngộ Nhập của kinh Pháp Hoa để chúng ta có thể chứng nghiệm và thực sự sống trong thế giới chân thực ấy.

Sự thành tựu của Mật tông cũng là sự thành tựu của quá trình Khai Thị Ngộ Nhập ấy. Với một thành tựu giả thì tất cả âm thanh tức là âm thanh Phật (thần chú), tất cả quang cảnh chung quanh là mạn-đà-la, và tất cả chúng sanh là Phật.

Thấy sự thanh tịnh của tất cả hiện tượng, các hiện tượng chính là Như Lai thần lực, đây là sự tịnh hóa nghiệp chướng (kinh Viên Giác, phẩm Bồ-tát tịnh các nghiệp chướng, thứ 9) rốt ráo nhất, toàn vẹn nhất.

Cho nên, thực hành Pháp Hoa là dùng thiền định, thiền quán, các hạnh… để dần dần thấy rằng mọi sự vốn hoàn thiện, viên mãn, “đều đã thành Phật đạo”. Nhìn một cái cây đứng lặng hay lung lay với gió, người ấy thấy đó là Như Lai thần lực, “đều đã thành Phật đạo”. Thấy một người đi trên đường, người ấy thấy đó là tất cả không gian thời gian, đó là Như Lai thần lực, “đều đã thành Phật đạo”. Nhìn cuộc sống hàng ngày đang diễn ra trước mắt, thì thấy tất cả đều thanh tịnh, đều là Như Lai thần lực, “đều đã thành Phật đạo”.

 

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 254

         

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Duy Tuệ – Bản Sao Của Thanh Hải Với Nhiều Cải Biên Nguy Hiểm – Minh Thạnh

KHAI NHUAN vào lúc 18/04/2012 07:01 Xin tổng hợp các bài có liên quan đến hiện tượng “DUY TỆ” gới...

Thành Trì Vững Chắc Của Người Tu

Thành trì vững chắc của người tu

Bảy thiện pháp ấy là: tín kiên cố, tàm, quý, tinh tấn, học rộng nghe nhiều, chánh niệm, trí tuệ....

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 50)

Cho nên Kinh điển không thể sơ sài qua loa, mà phải rất tỉ mỉ mà đọc tụng, mà thể...

Nghịch Lý Corona Nhìn Từ Quy Luật Nhân Quả

Nghịch Lý Corona Nhìn Từ Quy Luật Nhân Quả

NGHỊCH LÝ CORONANHÌN TỪ QUY LUẬT NHÂN QUẢBs.Phạm Đức Thành Dũng   Hiện nay, con người đang hoang mang đến...

Lễ Tưởng Niệm Cố Trưởng Lão Ht. Thích Minh Châu Tại Hà Nội

LỄ TƯỞNG NIỆM CỐ TRƯỞNG LÃO HT. THÍCH MINH CHÂU TẠI HÀ NỘI Sáng 9-9-2012, lễ tưởng niệm Trưởng lão...

Thuyết Tái Sinh Một Kịch Bản Lý Giải Đời Sống Con Người Làm Ta Suy Nghĩ – Phạm Viết Quang

Thuyết Tái Sinh Một Kịch Bản Lý Giải Đời Sống Con Người Làm Ta Suy Nghĩ – Phạm Viết Quang

THUYẾT TÁI SINHMỘT KỊCH BẢN LÝ GIẢI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜILÀM TA SUY NGHĨPhạm Viết Quang Theo Phật giáo quan...

Duyên Sanh Và Tánh Không

DUYÊN SANH VÀ TÁNH KHÔNGNguyễn Thế Đăng Nhiều người , do chỉ nhìn sơ lược bên ngoài, nói đạo Phật...

Vạn Thiện Đồng Quy Tập

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

TÍN TÂM HỌC PHẬT TRỊ LÀNH BỆNH KHỔ

TÍN TÂM HỌC PHẬT TRỊ LÀNH BỆNH KHỔ (Trích lục từ kinh A Nan Hỏi Phật Việc Tốt Xấu) *********...

Duy thức học từ nhận thức đến thực nghiệm

DUY THỨC HỌC TỪ NHẬN THỨC ĐẾN THỰC NGHIỆM Thiên Hạnh         Bài viết này xin không...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 117)

Nguyện thứ mười bảy: “CHƯ PHẬT XƯNG THÁN NGUYỆN”Kinh văn: “Ngã tác Phật thời, thập phương thế giới vô lượng...

Đối Trị Corona: Bình Tâm Chữa Khi Chưa Bệnh!

Đối Trị Corona: Bình Tâm Chữa Khi Chưa Bệnh!

ĐỐI TRỊ CORONA: BÌNH TÂM CHỮA KHI CHƯA BỆNH!Bs. Phạm Đức Thành Dũng   Thế giới đang hoảng loạn vì...

Chính Quyền Johnson Nhìn Lại Biến Cố 1-11-1963

Chính Quyền Johnson Nhìn Lại Biến Cố 1-11-1963

TIẾT LỘ TỪ “BẢN GHI NHỚ CHO ÔNG MOYERS”:MỸ KHÔNG CẢN NỔI CUỘC ĐẢO CHÁNH VỐN ĐÃ MANH NHA TỪ...

Huế vào Xuân: Chùa Thiên Mụ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thơ Chúc Mừng Sinh Nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thơ chúc mừng sinh nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma

Cao Sơn Tuyết Như một áng tinh vân bay qua bầu trời tăm tối Như một giọt nước trong lành...

Duy Tuệ – Bản Sao Của Thanh Hải Với Nhiều Cải Biên Nguy Hiểm – Minh Thạnh

Thành trì vững chắc của người tu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 50)

Nghịch Lý Corona Nhìn Từ Quy Luật Nhân Quả

Lễ Tưởng Niệm Cố Trưởng Lão Ht. Thích Minh Châu Tại Hà Nội

Thuyết Tái Sinh Một Kịch Bản Lý Giải Đời Sống Con Người Làm Ta Suy Nghĩ – Phạm Viết Quang

Duyên Sanh Và Tánh Không

Vạn Thiện Đồng Quy Tập

TÍN TÂM HỌC PHẬT TRỊ LÀNH BỆNH KHỔ

Duy thức học từ nhận thức đến thực nghiệm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 117)

Đối Trị Corona: Bình Tâm Chữa Khi Chưa Bệnh!

Chính Quyền Johnson Nhìn Lại Biến Cố 1-11-1963

Huế vào Xuân: Chùa Thiên Mụ

Thơ chúc mừng sinh nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tin mới nhận

Đức Phật giảng như thế nào về cái chết và quy luật sinh lão bệnh tử trên đời?

Tiếng chuông cảnh tỉnh những Phật tử trí thức

Đeo mang thân ngũ uẩn là gánh nặng

Lời nguyện đêm thành đạo

7 thứ tài sản của bậc Thánh

BÁC SĨ TRƯƠNG TÚ MẪN SÁM HỐI VỀ VIỆC NHẬN TIỀN PHONG BÌ

Phật dạy không nên có tâm ỷ lại người khác

Đức Phật đản sinh vào ngày nào?

Từ hiện sinh đến đản sinh

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Hồi Ký Đặc Biệt : Vụ Tự Thiêu Của Hòa Thượng Thích Quảng Đức, Thích Đức Nghiệp

Kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia

Nhân, Thiên, Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát và Phật

Những câu chuyện về Đức Phật nhập Niết Bàn

Đức Phật có để tóc hay không, tướng nhục kế là gì?

Chùa Phước Long xã Tân Nhuận Đông, Châu Thành Đồng Tháp

Đạo nghĩa vợ chồng theo lời Phật dạy

Phật dạy: Bản ngã càng lớn, sĩ diện càng nhiều, càng dễ bị tổn thương

Hà Nội: Kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo tại trụ sở Trung ương GHPGVN – chùa Quán Sứ

Đức Phật giữa đời thường

Tin mới nhận

Phát Huy Vai Trò Và Thực Lực Của Phật Giáo Việt Nam, Góp Phần Xây Dựng Xã Hội Dân Sự

Emily Dickinson, Nhà Thơ Ẩn Dật Trong Cõi Thơ Vô Ngã

Đạo Phật trong thời đại @

Gửi Em – Người Sầu Khổ

Kinh Đại Bi Phẩm 10 Phước Đức Cúng Dường

Sự Đóng Góp Của Phật Giáo Về Công Bằng Xã Hội

Hôn Nhân Khác Tôn Giáo

Phật Học Căn Bản | HT. Giới Đức (Video)

Hãy từ bỏ những gì không phải của mình

Chân lý sống

Phật dạy cách làm đẹp

Tử sinh là cửa ngõ ra vào

Tại Sao Bạn Đang Được Giáo Dục? J. Krishnamurti – Lời Dịch: Ông Không

Ngũ Uẩn Giai Không (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Thư Ngỏ Đại Trùngtu Chùa Phước Minh Nghĩa Hành Quảng Ngãi

Phật dạy làm người quan trọng nhất là phải có lương thiện

Xả bỏ tự ngã khi thuyết pháp

Hạnh Nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm

Niệm Hơi Thở Vào – Hơi Thở Ra

Giữa vườn xuân thắp hoa Đạo lý

Tin mới nhận

Tôn kính Đức Phật Dược Sư – Kinh Dược Sư Phạn bản tân dịch

Kinh Bāhiya Sutta

Kinh Bát Đại Nhân Giác Lược Giải

Làm thế nào để hiểu kinh Phật?

Giải Mã Bí Ẩn Kinh Pháp Hoa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 80)

VÀI CẢM NGHĨ VỀ BÁT NHÃ TÂM KINHLê Tấn Tài

BTS Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2566

Phật Thuyết Đương Lai Biến Kinh Giảng Ký

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 269)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 63)

Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa

Chú Giải Kinh Nhân Quả Ba Đời

Kinh Duy Ma

Kinh Tiểu Bộ Tập V (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 306)

Giấc Ngủ Ngon, Kinh Tăng Chi Bộ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 54)

Thập Thiện Lược Giải

Chớ coi thường tụng kinh, niệm Phật, nghe Pháp

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 267)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 171)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 17)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 333)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 128)

MƯỜI HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀN (Phần cuối)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 146)

Tịnh Không Pháp Sư gia ngôn lục (Tập 1)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 5)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 35)

Niệm Phật Trong Tinh Thần Giới Định Tuệ

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 8)

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 2)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 64)

Khuyên Phát Bồ Đề Tâm Văn

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 13)

ĐỜI NGƯỜI CẦN CÓ VỊ THẦY TỐT

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 12)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 367)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 16)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese