PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Nhớ Tết Ở Ấn Độ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Blank
NHỚ TẾT Ở ẤN ĐỘ

Thích Trung Hữu

Tet Viet Tai India 2

Tết Việt Nam với Tăng Ni, du học sinh Việt Nam
đang theo học trường Đại học Gautam Buddha, Ấn Độ

Thời tiết năm nay tự nhiên trở nên lạnh hơn những năm trước. Nghe nói ở miền Bắc có nơi còn có tuyết rơi nữa. Trong cái không khí se lạnh của buổi sớm mai, tôi ngồi bên tách trà nghe mùi thơm hoa Nguyệt quế lan tỏa trong màn sương sớm, tự nhiên cảm thấy nhớ cái lạnh Ấn Độ hồi còn học bên đó ghê. Nhớ nhất là những năm Tết không về, cùng với huynh đệ đón Tết cổ truyền nơi đất Phật, vui không biết bao nhiêu mà kể.

Những năm gần đây, có một số người chủ trương bỏ Tết cổ truyền. Một số người khác thì mặc dù không chủ trương bỏ Tết nhưng không quan trọng việc ăn Tết như xưa nữa, mà chỉ coi Tết như một ngày lễ bình thường, là dịp để nghỉ ngơi và đi du lịch đó đây. Tuy nhiên, với những ai sống xa xứ thì những phong tục tập quán, văn hóa, hay lễ hội truyền thống của dân tộc thì rất quan trọng. Có lẽ qua đó mà họ khẳng định được mình là ai. Nhờ thực tập những truyền thống đó mà họ còn nhớ và tự hào mình là con cháu của một dân tộc nào đó. Đối với người Việt Nam thì Tết cổ truyền hay Tết nguyên đán là một lễ hội quan trọng bật nhất. Chính vì thế mà mỗi khi Tết đến, ai ai cũng cảm thấy nô nức. Còn đối với những người con xa xứ thì cảm xúc bồi hồi càng không thể diễn tả.

Khi tôi mới qua Ấn Độ và trải qua cái Tết đầu tiên ở đó, tôi cũng rất háo hức và bồi hồi. Chiều 30 Tết tôi ra shop hoa để mua hoa về cúng Phật và trang trí chuẩn bị đón giao thừa. Khi tôi vừa bước vô cửa hàng thì anh bán hoa nhìn tôi tươi cười nói “Happy New Year”. Tôi ngạc nhiên hỏi lại “What New Year?” Anh ta trả lời “Traditional New Year of Viet Nam” (Tết cổ truyền của Việt Nam). Tôi cười thích thú hỏi sao anh ta biết thì anh nói rằng các bạn Việt Nam hôm nay đến mua hoa đã nói cho anh ta biết. Anh ta còn cười chỉ vào các loại hoa nói: “Bạn xem, các bạn Việt Nam của bạn đã lấy những bông hoa tươi và đẹp hết rồi”. Đồng thời anh ta cũng tỏ ra nuối tiếc cho tôi là đã không còn hoa tốt cho năm mới. Tôi cười trả lời là “Không sao, hễ là hoa là đẹp à”. Nghe tôi trả lời như vậy anh ta tỏ ra thích thú, vừa cười vừa dơ ngón tay cái lên: “Việt Nam number one”.

Có năm chúng tôi còn rủ nhau gói bánh tét nữa. Thấy chúng tôi hỏi xin cắt lá chuối, những người hàng xóm Ấn Độ hỏi lấy lá chuối để làm gì? Chúng tôi trả lời một cách tự hào là để gói bánh ăn Tết truyền thống. Nghe vậy họ rất hoan hỷ, bảo chúng tôi muốn cắt bao nhiêu thì cắt. Kiếm lá chuối thì dễ nhưng gói bánh tét thì mới khó. Hồi đó giờ chỉ có ăn thôi, giờ bắt tay vào làm mới thấy khó. Ngay cả úp mặt trái hay mặt phải của lá vào bánh cũng không biết. Vừa làm vừa gọi điện về Việt Nam hỏi. Nói chung cuối cùng cũng xong. Tuy cực mà vui. Sau khi nấu chín thì chia ra mỗi người vài ba đòn để thưởng thức mấy ngày Tết. Sáng mùng Một, mấy huynh đệ đến phòng tôi uống trà. Nhìn mấy đòn bánh tét treo tòn ten, ai nấy đều cười nói, “Nhìn giống Tết quá hé”.

Thật tình là tôi rất thích mùa Đông ở Ấn Độ. Ở Ấn Độ có cái hay là thiên nhiên báo hiệu thời tiết rất đúng. Như hễ thấy hoa gạo nở đỏ rực trên cây là biết sắp bước sang mùa Hè, còn một sáng nào bất chợt nghe hương hoa sữa len lỏi vào phòng là hay mùa Đông đang đến, lo mà chuẩn bị đồ ấm. Vào mùa Đông, nhất là ngay ngày Tết ở Việt Nam thì càng ý nghĩa, tôi thích cái cảm giác ngồi bên lò sưởi uống trà cùng với huynh đệ. Uống trà và ăn mức gừng, mức dừa đem qua từ Việt Nam. Cảm nhận tình huynh đệ thật ấm áp và thiêng liêng.

Ai cũng nói rằng cái thời đi học là khoảng thời gian vui nhất trong cuộc đời của con người. Điều đó hoàn toàn đúng. Nó vui là vì lúc đó người ta không phải lo điều gì, chỉ có học không thôi. Nó vui cũng là vì lúc đó mọi người đều như nhau, không có sự phân biệt cao thấp về địa vị hay giàu nghèo. Học ở Ấn Độ tuy xa quê hương mà huynh đệ có thể gặp nhau hàng ngày, còn về Việt Nam thì mỗi người một trú xứ, lại có công việc riêng nên muốn tụ họp lại đông đủ như trước thật không dễ chút nào. Mà nếu như có thể tập họp được đông đủ thì chắc gì tình cảm vẫn còn nguyên vẹn và vô tư như xưa. Dù sao thì tôi cũng sẽ nhớ mãi những cái Tết xa nhà một thời như thế. Nó rất vui, rất hồn nhiên, rất đẹp. Không biết Tết năm nay những huynh đệ ngày ấy như thế nào, có còn nhớ hay đã quên cảnh cùng nhau đi cắt lá chuối về gói bánh tét… Cầu mong mọi người đều được bình yên. Vâng, chỉ bình yên thôi là đủ rồi.

Thích Trung Hữu

 

 

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

20. Giới Không Sát Sinh

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁODO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCHNỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ...

Tạp Thí Dụ Kinh

ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM Kinh Số 204  Tạp Thí Dụ Kinh   Sa môn  Chi Lâu Ca Sấm dịch từ chữ...

Tây Tạng Huyền Bí – Nguyễn Hữu Kiệt

Tây Tạng Huyền Bí – Nguyễn Hữu Kiệt

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đức Phật Và Qủy Ãlavaka

ĐỨC PHẬT VÀ QUỶ ÃLAVAKA Toàn Không    Một thời đức Phật du hóa tại thành Ãlavi, khi ấy có một con...

Về Vấn Đề Chủng Tánh/Giai Cấp Tối Thắng Qua Văn Hệ Nikāya và A-Hàm

VỀ VẤN ĐỀ CHỦNG TÁNH/GIAI CẤP TỐI THẮNG QUA VĂN HỆ NIKĀYA VÀ A-HÀM Phước Nguyên******* I.                   Ý NGHĨA TỪ...

Tư Duy Lược Yếu Pháp – Tam Tạng Pháp Sư Cưu-Ma-La-Thập

Tư Duy Lược Yếu Pháp – Tam Tạng Pháp Sư Cưu-ma-la-thập

TƯ DUY LƯỢC YẾU PHÁP Tam tạng pháp sư Cưu-ma-la-thập. Việt dịch: Tì-kheo Thích Nguyên Chơn I. LỜI DẪN Thân...

Nhẹ Gánh Lo Âu

Nhẹ Gánh Lo Âu

NHẸ GÁNH LO ÂU Hòa thượng Sri Dhammananda - Phạm Kim Khánh dịch Việt Bạn có lo âu không? Bạn...

Một Phê Bình Phật Giáo Nguyễn Chí Hoan

Một Phê Bình Phật Giáo Nguyễn Chí Hoan

MỘT PHÊ BÌNH PHẬT GIÁONguyễn Chí Hoan Đọc “Tiếng hú trên đỉnh cô phong” tập tiểu luận và bút ký...

Hướng Dẫn Mới Về Cấp Cứu (Hồi Sinh) Tim Phổi 2011

Hướng Dẫn Mới Về Cấp Cứu (Hồi Sinh) Tim Phổi 2011

HƯỚNG DẪN MỚI VỀ CẤP CỨU (HỒI SINH) TIM PHỔI 2011 Hội tim Hoa kỳ vừa cập nhật hướng dẫn...

Đức Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ: Đức Trần Nhân Tông Toả Ngát Hương Thiền… Huệ Minh (Thực Hiện)

ĐỨC PHÁP CHỦ THÍCH PHỔ TUỆ: ĐỨC TRẦN NHÂN TÔNG TOẢ NGÁT HƯƠNG THIỀN... Huệ Minh (thực hiện)  Trước thềm...

Đẩy Thuyền Và Lật Thuyền

Đẩy thuyền và lật thuyền

ĐẨY THUYỀN VÀ LẬT THUYỀNNguyên Cẩn Nhận diện quốc nạn? Nếu như người ta phải tổ chức bầu chọn vất...

Ấn phẩm cổ nhất thế giới: KINH KIM CANG

ẤN PHẨM CỔ NHẤT THẾ GIỚI: KINH KIM CANG           Vào năm 2004, Thư Viện Anh Quốc đã mở cửa...

Chân Không Diệu Hữu

CHÂN KHÔNG DIỆU HỮUNguyễn Tường Bách Từ một tình trạng không có gì, phi thời gian không gian, không cần...

Phật Tánh Và Tâm Từ Bi

PHẬT TÁNH VÀ TÂM TỪ Nguyễn Thế Đăng   Từ Bi Hỷ Xả là những đức tính của một bậc Giác...

Khi Con Chim Thôi Hót (Song Ngữ Việt-Anh)

Khi con chim thôi hót (song ngữ Việt-Anh)

Khi con chim thôi hót. Khi con bướm, con ong không còn nữa. Khi núi rừng trơ trụi. Khi ao...

20. Giới Không Sát Sinh

Tạp Thí Dụ Kinh

Tây Tạng Huyền Bí – Nguyễn Hữu Kiệt

Đức Phật Và Qủy Ãlavaka

Về Vấn Đề Chủng Tánh/Giai Cấp Tối Thắng Qua Văn Hệ Nikāya và A-Hàm

Tư Duy Lược Yếu Pháp – Tam Tạng Pháp Sư Cưu-ma-la-thập

Nhẹ Gánh Lo Âu

Một Phê Bình Phật Giáo Nguyễn Chí Hoan

Hướng Dẫn Mới Về Cấp Cứu (Hồi Sinh) Tim Phổi 2011

Đức Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ: Đức Trần Nhân Tông Toả Ngát Hương Thiền… Huệ Minh (Thực Hiện)

Đẩy thuyền và lật thuyền

Ấn phẩm cổ nhất thế giới: KINH KIM CANG

Chân Không Diệu Hữu

Phật Tánh Và Tâm Từ Bi

Khi con chim thôi hót (song ngữ Việt-Anh)

Tin mới nhận

“Công ơn cha mẹ” theo lời Phật dạy

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Lời Phật dạy về công ơn người mẹ khi mang thai

Soi sáng lời Phật dạy

Clip Hòa Thượng Thích Quảng Đức Tự Thiêu Diễn Lại: Từ Điểm Nhìn Chuyên Môn – Minh Thạnh

Hạng người sống hướng đến ánh sáng

Đức Phật hiện diện giữa cuộc đời

Sự xuất hiện phi thường của Đức Phật trong lịch sử nhân loại

Bảo vệ cuộc sống con người

Đức Phật là thầy của trời người

Phật tử Trung Hiếu: “Lời Phật dạy là vàng, là ngọc, là tôn chỉ giữa đời và đạo”

Ứng dụng lời Phật dạy để nuôi dưỡng con cái tốt hơn

Quan niệm về đạo Phật sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt

Học cách điều phục tâm theo lời Phật dạy

Suy niệm lời Phật: Không biết chán

Đức Phật và lòng từ bi rộng lớn

Mười lý do nên tu tập từ bi quán

Chiếc hộp bí ẩn đựng hài cốt hỏa táng của Đức Phật

Phật dạy: Trong thiên hạ, không có ân nào bằng ân cha mẹ

Tin mới nhận

Chùa Tây Tạng Bình Dương

Phật dạy: Nhìn nước để thấy người

Lý duyên khởi quan hệ với thiên nhiên và con người như thế nào?

43. Lại Vấn Đề Ăn Chay

Bậc Trưởng Lão

Hiện tượng của tử sinh

Thành Thật

Kinh Thủ Lăng Nghiêm

Giới Luật Là Yếu Tố Cơ Bản Của Người Xuất Gia

Bài học về sự dối trá

Vì Sao Phóng Sing Và Phóng Sinh Như Thế Nào

Lý Thuyết Đạo Đức Cho Hòa Giải Chính Trị Giới Thiệu Sách – Đỗ Kim Thêm

Các Sáng Tác Của Chân Pháp Đăng Dành Cho Tuổi Trẻ Và Thiếu Nhi

Công Lí Là Công Bằng, Tâm Đại Bi, Và Nỗi Kinh Hoàng Mang Tên ‘Thủy Điện’

Phước Báu Ở Đâu?

Chính trường cần có những tiếng nói trí tuệ của Phật giáo

Hoa Sen – Thơ: Rabindranath Tagore – Chuyển ngữ: Hoang Phong Diễn ngâm: Hồng Vân

Vì sao Phật giáo được bầu chọn là tôn giáo tốt nhất trên thế giới?

Thằng Tom

Hạnh Phúc Không Phải Là Vấn Đề Cá Nhân

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 352)

Kinh Bách Dụ: Đi thuyền làm rơi chén xuống biển

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 04)

Kinh A Nậu La Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 93)

Thí Dụ Về Cây Đàn, Kinh Tăng Chi Bộ

Kinh Đại Bát Niết Bàn

Đức Phật Thuyết Giảng Về Sự Đau Đớn

Kinh Bách Dụ: Nói dối ngựa đã chết

Kinh Lời Dạy Cuối Cùng Của Đức Phật

Kinh Tứ thập nhị chương – đối chiếu và nhận định (Thích Chúc Phú)

Kinh Lời Vàng

Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 271)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 41)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 241)

Thấy biết chỉ là thấy biết (thầy Thích Tâm Hạnh giảng)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 88)

Kinh Bahiya: Lời Dạy Cho Bāhiya Trong Cái Thấy Chỉ Là Cái Thấy

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 02)

Tin mới nhận

Tuệ Quán Nẻo Về Chân Như

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 340)

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 2)

Khai Thị

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 155)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 268)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 254)

100 Bài Kệ Niệm Phật Lược Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 65)

Khuyên Người Niệm Phật Tập 2

Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 8)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Bốn: Phụ Hạnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 269)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 44)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 116)

TÍN TÂM HỌC PHẬT TRỊ LÀNH BỆNH KHỔ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 204)

Làm Thế Nào Để Khắc Phục Bệnh Khổ

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.