PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Nhân Giới sanh ĐịnhGiới, nói một cách dễ hiểu là ngăn chặn người ta làm những điều tội lỗi, lỗi lầm sai trái, những điều mà khi làm người ta cảm thấy trong lòng bất an như lo lắng, sợ hãi, bồn chồn hoặc mặc cảm tội lỗi. Trạng thái tâm lý này có thể xảy ra khi chuẩn bị làm, trong khi làm hay sau khi làm hoặc cả ba giai đoạn. Ví dụ như một người muốn ăn trộm của ai cái gì, họ sẽ hồi hộp khi chuẩn bị làm việc đó, rằng không biết làm có thành công hay không, hay là sẽ bị phát hiện và bị bắt. Trong khi làm họ cũng hết sức hồi hộp, nhìn tới nhìn lui coi có ai để ý mình không. Và sau khi làm họ cũng tiếp tục lo sợ không yên vì sợ sẽ bị phát hiện, bị truy tìm nên luôn lẩn tránh hoặc lúc nào cũng phải đề cao cảnh giác. Hơn nữa, một người làm ác hay làm những điều sai trái, họ không chỉ sợ mọi người biết mà tự trong tâm họ cũng cảm thấy không ổn. Cái cảm giác đó có khi rõ ràng để họ có thể dễ dàng nhận ra, nhưng có khi lại tiềm ẩn sâu xa trong tiềm thức. Nhưng cho dù hiển lộ hay tiềm ẩn thì mặc cảm tội lỗi vẫn còn đó, như cây kim nằm trong túi áo, như khối u trong cơ thể, chỉ chờ cơ hội là hành hạ con người.

Chuyện kể rằng, một ngôi làng nọ, có một gia đình nghèo khó bần cùng, người cha vì không có tiền, thường ban đêm lẻn vào vườn rau nhà người ta hái trộm. Hôm đó anh ta mang theo cả con trai đi cùng. Khi người cha vừa mới nhổ một cây củ cải, đứa con bỗng nhiên ở sau lưng khẽ kêu: “Cha… cha…, có người đang nhìn chúng ta kìa”. Cha của cậu kinh hãi, ngó nhìn bốn phía, hoảng hốt hỏi: “Người đó ở đâu?”. Đứa trẻ chỉ tay lên trời trả lời: “Cha xem, là mặt trăng đang nhìn chúng ta đó!”. Người cha này nghe con trai nói vậy, cảm thấy hổ thẹn về hành vi của mình nên lặng lẽ dắt tay con trai đi về nhà. Dọc đường về, anh ta thầm nghĩ: “Trộm cắp là gây nghiệp rất lớn, có lẽ ông trời từ bi, mượn miệng con trai để giúp mình tỉnh ngộ, từ nay phải sửa sai hướng thiện thôi!”.

Thật ra, không phải đợi tới khi đứa con trai lên tiếng người cha mới nhận ra và hổ thẹn về việc làm của mình. Anh ta có thể đã ý thức được điều đó từ lâu rồi, nhưng một cách âm thầm. Nói cách khác, anh không muốn đối diện và thừa nhận sự sai trái của mình nên cố tình phớt lờ tiếng gọi của lương tâm. Nhưng khi đứa con trai nói ra điều đó, anh không thể giả ngơ được nữa, không thể coi như không có chuyện gì. Đứa con trai đã nói giùm anh cái điều mà từ lâu anh không dám nghĩ tới, chỉ vì để được “yên tâm” làm việc sai trái.

Trong kinh “Đại bát Niết-bàn” thuộc Trường bộ kinh 1, Đức Phật dạy người giữ giới được năm điều lợi ích. Một trong năm điều đó là “Người giữ giới, sống theo giới luật khi đi vào hội chúng nào, hoặc Sát-đế-lỵ, hoặc Bà-la-môn, hoặc gia chủ, hoặc Sa-môn, người ấy đi vào với tâm thần không sợ hãi, không bối rối”. Có nghĩa là người giữ giới thì dù có đi đâu ở đâu đều cảm thấy tự tin, cũng không lo người khác nói xấu mình sau lưng vì họ không làm điều gì xấu. Tục ngữ cũng có câu: “Không làm việc trái lương tâm thì nửa đêm không sợ quỷ gõ cửa”. Người ác luôn có điều ẩn khuất trong lòng, nên luôn bất an và nơm nớp lo lắng, mỗi thời mỗi khắc đều sống trong “bóng ma ám ảnh” của tội ác mà mình gây nên. Còn người lương thiện có tấm lòng rộng lớn, không có tư tâm tư lợi cho bản thân, không lừa trời, giấu đất, không toan tính hại người, nên không có gì để sợ. Trong lòng họ luôn trong sáng, vô tư nên thân tâm của họ đều thanh tịnh, cuộc sống bình an, hạnh phúc.

Giới luật trong Phật giáo có nhiều loại từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều, từ căn bản cho đến chi li như Ngũ giới, Bát quan trai giới, Sa-di giới, Tỳ-kheo giới và Bồ-tát giới. Tính chất của giới luật là “thanh lương”, tức là mát mẻ, là “biệt biệt giải thoát”, tức là giữ được giới nào thì giải thoát được giới ấy, giữ được ít thì giải thoát ít, giữ được nhiều thì giải thoát nhiều. Nói cách khác, giữ giới là làm cho thân thanh tịnh, do thân được thanh tịnh mà tâm cũng được thanh tịnh theo, hoặc chí ít cũng là tăng thượng duyên cho sự thanh tịnh của tâm. Phật tử tại gia giữ năm giới thì làm người một cách đường đường chính chính, còn người xuất gia phải giữ hàng trăm giới để làm cho thân được hoàn toàn vô cấu, không tì vết, tức là diệt trừ tất cả nguyên nhân của lo sợ và hối hận. Được như vậy thì khi tu tập các đề mục Định sẽ dễ dàng đạt được sự định tâm. Người làm ác hay phá giới tâm luôn bị giằng xé, không thể yên tâm ngồi đó tham thiền nhập định. Cho nên nếu ai đó nói rằng không cần giữ giới mà có thể tu Định được là họ nói không đúng sự thật vậy.

Nhân Định phát Tuệ

Tâm Định là tâm không còn vọng tưởng. Tâm như đất, vọng tưởng như cỏ dại, gai góc, sỏi đá. Nếu đất bị phủ đầy hay trộn lẫn những thứ này thì đất đó không thể gieo trồng hoa màu gì được. Tâm như mặt trời, vọng tưởng như mây mờ che phủ ánh sáng của mặt trời. Ở mức độ bình thường, người có quá nhiều vọng tưởng hay suy nghĩ quá nhiều thứ trong đầu thì không thể tiếp thu trọn vẹn hay suy tính việc gì một cách thấu đáo, sâu sắc. Trên phương diện tu tập, người chạy theo vọng tưởng là người quên mất bản tâm, cái mà vua Trần Thái Tông gọi là “Lưỡi vướng vị ngon tai vướng tiếng/ Mắt theo hình tướng mũi theo hương” cho nên mới “Lênh đênh làm kiếp phong trần mãi/ Ngày hết quê xa vạn dặm trường”, càng chạy theo khách trần thì càng xa quê hương tự tính.

Tu thiền định là không chạy theo khách trần mà phải trở về với khu vườn tâm của mình để chăm sóc nó, để khai thác nguồn tài nguyên vô tận của tâm địa. Thiền sư Thái Lan Ajahn Chah nói rằng: “Chỉ có một cuốn sách đáng đọc nhất, đó là tâm của chính mình”. Và khi mà “Tâm địa nhược không” thì “Tuệ nhựt tự chiếu” vậy. Cùng ý này, Lão Tử cũng chủ trương về việc học đạo như sau: “Vi học nhật ích, vi đạo nhật tổn. Tổn chi hựu tổn, dĩ chí vô vi”. Nghĩa là mục đích của việc học ở đời là tích lũy cho được mỗi ngày một nhiều hơn, còn việc tu đạo thì phải làm sao cho mỗi ngày một giảm bớt, ít đi. Giảm rồi lại giảm cho đến mức vô vi mới thôi. Giảm cái gì vậy? Chính là giảm đi sự hiểu biết, giảm dục vọng, giảm vọng tưởng vậy.

Khi ta nói “phát tuệ” nghĩa là trí tuệ đó không phải có được do tiếp thu từ bên ngoài mà là sự sinh khởi từ bên trong. Trong tâm của chúng sinh hàm chứa tất cả phước đức trí năng mà chỉ cần giác ngộ, khai mở là ta có thể thấu hiểu vạn pháp một cách chân thật. Lục tổ Huệ Năng sau khi đại ngộ đã nhận ra tất cả vạn pháp chẳng lìa tự tánh, nên đã phát biểu rằng:

“Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,
Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,
Đâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động,

Đâu ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp!”.

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Phái Đoàn Ghpgvn Tham Dự Hội Nghị Phật Giáo Tòan Cầu Tại Ấn Độ

Phái Đoàn Ghpgvn Tham Dự Hội Nghị Phật Giáo Tòan Cầu Tại Ấn Độ

PHÁI ĐOÀN GHPGVN THAM DỰ HỘI NGHỊ PHẬT GIÁO TÒAN CẦU TẠI ẤN ĐỘ Theo tin tức từ Giáo Hội...

Vu Lan – Chất Liệu Của Yêu Thương Phước Viên – Quảng Tánh

Vu Lan – Chất Liệu Của Yêu Thương Phước Viên – Quảng Tánh

VU LAN - CHẤT LIỆU CỦA YÊU THƯƠNG Phước Viên - Quảng Tánh Nói đến Vu lan, bất kỳ người con hiếu...

Lẽ Sống Ở Góc Độ Sinh Học Qua Nhãn Quan Phật Giáo – Thích Nhật Hiếu

Lẽ Sống Ở Góc Độ Sinh Học Qua Nhãn Quan Phật Giáo – Thích Nhật Hiếu

(Thích Nhật Hiếu) Theo Phật giáo, sự sống này mang Nguyên lý duyên sinh (s:pratītya-samutpāda), bao gồm cả tính chất...

Viên Giác Số 248 Tháng 4 Năm 2022

Viên Giác Số 248 Tháng 4 Năm 2022

Cuộc chiến tranh xâm lược của Putin vào xứ sở an bình Ukraine kể từ ngày 24 tháng 2 năm...

Thực Tại Là Gì?

Thực tại là gì?

Theo Phật Giáo, tâm tư duy (Tâm phan, như vệ tinh quả đất, định tinh mặt trời, và vô lượng...

Mùa Đại Dịch: Hộ Trì Sáu Phương

Mùa đại dịch: hộ trì sáu phương

MÙA ĐẠI DỊCH: HỘ TRÌ SÁU PHƯƠNGNguyên Giác Đại dịch coronavirus bùng phát lần nữa tại Việt Nam, Hoa Kỳ...

Các Tông Phái Đạo Phật

Các Tông Phái Đạo Phật

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Chuyện Đời Chuyện Đạo

Chuyện đời chuyện đạo

CHUYỆN ĐỜI CHUYỆN ĐẠO Tiểu Lục Thần Phong    Mùa hè năm nay thành Ất Lăng nóng như đổ lửa,...

Hành Trình Tìm Tự Do

Hành Trình Tìm Tự Do

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 51)

PHẨM THỨ BAĐẠI GIÁO DUYÊN KHỞIKinh văn: “Đại giáo duyên khởi đệ tam”.Phẩm này là phát khởi phần tựa của...

Văn Hóa Hôn Nhân Phật Giáo

Văn Hóa Hôn Nhân Phật Giáo

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch chư tôn Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni.Kính thưa...

Cốt Lõi Kinh Kim Cang Và Duy Thức

Cốt Lõi Kinh Kim Cang Và Duy Thức

CỐT LÕI KINH KIM CANG VÀ DUY THỨC Thích Minh Không Rằm tháng 10 Mậu Tuất.. Kinh kim cang và...

Đức Phật Thành Đạo Đã Xóa Tan Màn Vô Minh U Tối Của Loài Người

Đức Phật thành đạo đã xóa tan màn vô minh u tối của loài người

Đức Phật vừa thành đạo liền tuyên bố: “Lạ lắm thay! Hết thảy chúng sinh đều đầy đủ trí tuệ,...

Giới Thiệu Các Khóa Thiền Vipassana Tại Chùa Hồng Sơn Trung, Xã Nam Cát Tiên, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai

Giới Thiệu Các Khóa Thiền Vipassana Tại Chùa Hồng Sơn Trung, Xã Nam Cát Tiên, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ KHÓA THIỀN BTC khóa thiền đăng tải lịch khóa thiền và nhận thiền sinh đăng ký...

Tánh Không Là Gì?

Tánh Không là gì?

TÁNH KHÔNG LÀ GÌ? Upasika Kee Nanayon | Hoang Phong chuyển ngữ Upasika Kee Nanayon (1901-1979) Khi nói một tâm thức...

Phái Đoàn Ghpgvn Tham Dự Hội Nghị Phật Giáo Tòan Cầu Tại Ấn Độ

Vu Lan – Chất Liệu Của Yêu Thương Phước Viên – Quảng Tánh

Lẽ Sống Ở Góc Độ Sinh Học Qua Nhãn Quan Phật Giáo – Thích Nhật Hiếu

Viên Giác Số 248 Tháng 4 Năm 2022

Thực tại là gì?

Mùa đại dịch: hộ trì sáu phương

Các Tông Phái Đạo Phật

Chuyện đời chuyện đạo

Hành Trình Tìm Tự Do

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 51)

Văn Hóa Hôn Nhân Phật Giáo

Cốt Lõi Kinh Kim Cang Và Duy Thức

Đức Phật thành đạo đã xóa tan màn vô minh u tối của loài người

Giới Thiệu Các Khóa Thiền Vipassana Tại Chùa Hồng Sơn Trung, Xã Nam Cát Tiên, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai

Tánh Không là gì?

Tin mới nhận

Đức Phật hiện diện giữa cuộc đời

Phật dạy pháp ‘trừ sầu lo’

Trí tuệ Phật sâu đến mức nào?

Chùa Bửu Minh Ấp Lân Tây, Xã Phú Sơn, Huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre

Tu bồi cội phúc

Lời Phật dạy: Khuyến hóa cha mẹ hướng thiện

Lãng phí một hạt gạo, một ly nước là giảm một phần phúc phận

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Ngôi Chùa Trên Sông – Vĩnh Hảo

Nhân quả không cố định

Lời Phật dạy về nhân duyên

Phật dạy về nghiệp báo sai biệt của mỗi người

Những lợi ích của việc biết đến Phật pháp sớm

Ngày Phật Đản – nguyện cho thế giới an bình hạnh phúc

Bài học từ câu chuyện Đức Phật và hồ nước

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

Điều đặc biệt nhất của Đức Như Lai

Phật dạy cách buông bỏ mọi phiền não

Sự việc đáng suy ngẫm: Bà nội đầu độc cháu

Câu chuyện về tỷ phú cận kề cái chết và bài học từ Đức Phật

Tin mới nhận

Ý Nghĩa Vu-lan Báo Hiếu

Đi Tìm

Thời thơ ấu của tôi ởLhasa

Nhớ “ôn” Như Nhớ Rừng Châu Trúc

Tám Nạn

51. Tâm Chân Như Và Tâm Sinh Diệt

Pháp Phục Phật Giáo Việt Nam

Chú tâm vững bền vào thời khắc hiện tại.

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 32)

Hãy Làm Một Cuộc Cách Mạng (sách PDF)

Bồ Đề Đạo Tràng (Hình Ảnh)

Ta Để Lại Gì Cho Đời? – Vũ Hoàng Chương

Nhân quả qua một câu chuyện

Dị bộ tông luân luận

Đồng hồ sức khỏe và nếp sống nhà Phật

Thăm Vương Đường Phật Giáo Tại Hyogo, Nhật Bản

Điạ Mẫu Chơn Kinh, Táo Quân Chơn Kinh, Thiên Địa Bát Dương Có Phải Là Kinh Phật Giáo Không?

Đón Mừng Xuân Di Lặc – Thích Phước Đạt

Vấn đề sử dụng facebook của tăng ni hiện nay

Đức Phật Dạy Con Như Thế Nào Tiến Sĩ Gil Fronsdal – Hoài Hương Dịch Việt

Tin mới nhận

Oán thù vay trả

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 91)

VÀI CẢM NGHĨ VỀ BÁT NHÃ TÂM KINHLê Tấn Tài

Kinh Điển Nam Truyền (Pali)

Kinh Phước Đức Giảng Giải

Kinh Bách Dụ: Ngậm cớm bị rạch miệng

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 55)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 154)

Kinh Tiểu Bộ Tập Iv (Khuddhaka Nikàya)

Pháp Hoa Huyền Nghĩa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 195)

Kinh Bách Dụ: Dâng nước ngọt

Kinh Kim Cương Lược Giải

Giới Thiệu Kinh Kim Cang Edward Conze – Dịch Việt: Thích Nhuận Châu

Tám Điều Giác Ngộ – Ứng Dụng Kinh Bát Đại Nhân Giác Trong Cuộc Sống

Ba Bài Pháp Đầu Tiên

Sn 4.1 — Kama Sutta: Kinh Về Tham Dục & Sn 4.2 — Guhatthaka Sutta: Kinh Về Thân Giam Trong Hang Động

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Lược Sớ

Pháp luân công xuyên tạc Kinh Phật, Phật Di Lặc nhằm mục đích gì?

Tin mới nhận

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Giảng Thích

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 44)

48 Tọa Đàm Về Hộ Niệm: Khế Lý Khế Cơ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 86)

48 Pháp Niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 108)

48 Lời Nguyện Của Phật A Di Đà Song Ngữ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 233)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 291)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 17)

Từ Avalokitesvara Đến Quán Thế Âm Bồ Tát

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 281)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 113)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 200)

Lợi Lạc Hữu Tình

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 15)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 14)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 121)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 32)

Nữ Đức Vi Yếu – Kinh Văn

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese