PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Nguyện Lực (Adhiṭṭhāna)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NGUYỆN LỰC (Adhiṭṭhāna)
Minh Đức Triều Tâm Ảnh

 

Cau Nguyen

Đêm cầu nguyện trong lễ bế mạc Vesak 2014 tại chùa Bái Đính

“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật.

Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).

Trong các kiếp trầm luân sinh tử, thỉnh thoảng chư Bồ-tát cũng “quên”  hay “lơ là” nguyện lực cũ của mình mà tạo tác sai lầm, bị đoạ, nhưng rồi, qua thác, qua ghềnh, chiếc thuyền vẫn tìm được hướng đi chơn chánh. Chúng ta, dù tu sĩ hay cư sĩ, cũng tương tự vậy, không ai có khả năng biết rõ nguyện lực của mình thuộc giai đoạn nào. Tôi biết có một vị trưởng lão Nam tông, cuối bổn dịch của một bộ kinh, có ghi lời phát nguyện thành bậc Chánh Đẳng Giác. Tôi biết một vị trưởng lão khác, trong ngày nhậm chức Tăng Thống có phát nguyện thành lời bố-thí ba-la-mật như thái tử Vessantara để thành bậc Chánh Đẳng Giác. Và còn nhiều vị khác nữa. Cách đây nhiều năm, có người thân quen hỏi nhỏ tôi là đã phát nguyện Chánh Đẳng Giác chưa? Tôi cười cười nói, chưa, chưa phát nguyện thành lời, nhưng có khởi ý nghĩ lặng lẽ trong tâm là thành bậc Độc Giác thôi, một mình khoẻ hơn! Chứ thành Chánh Đẳng Giác mệt lắm, đeo níu nhân duyên nhiều đời kiếp với chúng sanh, phiền lắm; rồi lại còn sinh tử trầm luân dài dằng dặc nữa, ớn lắm!

Thật là lạ lùng! Dù mới khởi nguyện lặng lẽ Độc Giác ở trong tâm mà đời sống của tôi nó cứ có khuynh hướng đồng quy về chỗ “một mình” mới kỳ. Hiện tại, tôi không vào bất cứ một hội nào, ngoài Phật. Không đi họp đi hành ở bất cứ đâu, ngoài hành lễ bố-tát. Đi kỵ giỗ tưởng niệm một vài bậc cố trưởng lão tôn túc là chuyện chẳng đặng đừng, chứ thật ra “không có mợ thì chợ cũng đông”! Có tham dự một vài cuộc hội thảo xét ra là quan trọng và cần thiết; còn thấy vô ích, vô bổ, “phong trào” hoặc bên sau có này có kia thì cứ “viện cớ già lão” mà từ chối! Chuyện thuyết pháp hay đi giảng nói đây đó thì tuỳ duyên chút ít – vì tôi biết rõ “nói nhiều thì lỗi nhiều”; và vì tôi đã học rất thuộc câu kinh Lời Vàng “Im lặng như cái mõ bể là đã gần kề Niết-bàn” không thống khoái hơn sao! (Nơi bàn chỗ tôi ở có ba tượng khỉ bằng gỗ, con bịt mắt, con bịt tai và con bịt mồm – tôi nhìn và cố tu tập như vậy hằng ngày). Thấy đám đông hay khi có lễ lượt nhiều người là tôi cảm giác mệt mỏi, thiếu không khí để thở, muốn vào nơi lặng lẽ một mình! Tết, xuân – tôi thường “trốn kỷ” 20 ngày hay một tháng thấy“phẻ” vô cùng; và càng già càng thích cô liêu, tịch mịch để viết cái gì đó, nghiên cứu, học hỏi cái gì đó… Duy nhất tôi có hướng dẫn một lớp thiền, 3,4 năm nhưng giờ thì cho nghỉ rồi; và tôi bảo, đời là một trường thiền rộng lớn, hãy nắm “nguyên lý thiền”, linh động, biến hoá để áp dụng đa dạng và phong phú khi giao tiếp, ứng xử với thế gian đa phức: Phải học bài học giác ngộ ở đó chứ không phải ở đây! “Pháp thực thuyết” là ở trong thế giới duyên sinh khổ, lạc mà chư vị đang sống! “Một tiếng chửi là pháp đang đến đó!” “Một chiếc lá vàng rơi là pháp đang đến đó!” Giữa chợ, giữa đời ngày nay tha hồ là pháp!

Ôi! Mới có “nguyện lực trong tâm” thôi mà nó đã “chuyển” sinh hoạt tâm linh của tôi đi về “cõi cô liêu, cô độc” như vậy đó! Chưa rõ nó là tốt hay xấu, mà có lẽ cả tốt, cả xấu. Tốt là ít có duyên sanh phiền não và tốt nữa là có nhiều thì giờ để đọc, để viết! Xấu do bản ngã ẩn mình đóng vai trò cao thượng và xấu nữa là do có bóng dáng của tư kỷ, ích kỷ! Nhưng hiện tại, tôi-đang-là-vậy thì tôi nói thật, sống thật vậy thôi!

Ai cũng phải có nguyện lực, quyết định tâm, nhất là sinh hoạt của tu sĩ và cư sĩ. Tôi xin kể một chuyện xưa nhé.

“Vào thời đức Phật Ca-diếp (Kassapa), có đức vua tên là Vijjitāvī trị vì một vương quốc giàu mạnh, kinh đô đặt tại xứ Sāgala xinh đẹp. Đức vua là một cư sĩ có giới và có trí, cai trị quốc độ bằng mười vương pháp, sống với thần dân bằng bốn pháp tế độ.

Tại kinh đô ven sông, đức vua cho xây dựng một ngôi chùa lớn rồi dâng cúng đến các vị trưởng lão đạo cao đức trọng, suốt thông Pháp và Luật. Ngài hộ độ chư Tăng đầy đủ về tứ sự, hết tuổi thọ, hóa sanh làm Thiên chủ cõi Đao-lợi, gọi là Đế thích Thiên vương.

Ở ngôi chùa do đức vua bảo trợ này, chư tỳ-khưu Tăng rất đông đúc, duy trì pháp học và pháp hành một cách nghiêm túc và không gián đoạn. Trong chúng, có vị tỳ-khưu giới hạnh trong sạch, hằng ngày tu tập thiền quán. Mỗi sáng, ngài thường thức dậy sớm, lễ bái Tam Bảo, quán tưởng ân đức Tam Bảo, tọa thiền, kinh hành rồi đi quét dọn xung quanh chùa. Công việc ấy ngài làm một cách lặng lẽ và chuyên cần.

Hôm kia, vị tỳ-khưu quét lá quanh Bảo tháp, gom lại thành đống rồi gọi sư sa-di phụ việc hốt đem đổ đi. Sư sa-di ngày thường rất ngoan ngoãn, nhưng hôm ấy lại sanh tâm lười biếng, giả vờ không nghe. Gọi đến lần thứ ba, thấy sư sa-di vẫn cứng đầu, vị tỳ-khưu bèn bước tới, đánh cho chú mấy cán chổi khá đau. Thế là sư sa-di vừa khóc vừa hốt rác, lòng ấm ức vô cùng. Công việc xong xuôi, sư sa-di phát lời nguyện rằng:

‘- Với phước báu đổ rác này, nếu chưa đắc Niết-bàn, dù sanh vào cảnh giới nào, cũng xin cho tôi có đầy đủ quyền cao, chức trọng mà oai lực của tôi sẽ thù thắng hơn tất cả mọi người, như mặt trời vĩ đại ở giữa hư không kia vậy’.

Nguyện xong, hể hả và vui sướng, sư sa-di đi xuống sông tắm. Khi bơi lội nhởn nhơ trong nước, thân tâm mát mẻ, sư sa-di cảm thấy hối hận, tự nghĩ:

-‘Thầy tỳ-khưu bảo ta hốt rác, đấy chẳng phải là phận sự bắt buộc, chẳng phải là việc riêng của ngài; cũng chẳng phải là lợi ích cho các thầy A-xà-lê, cũng không phải nhằm phục vụ cho các vị thượng tọa, hòa thượng của ngài. Vậy đích thị ngài đánh ta là muốn tế độ ta, muốn đánh vào cái tính lười biếng và cứng đầu của ta! Ôi! Vì u mê mà ta tự làm hại ta rồi’.

Vẫn còn ngâm mình dưới sông, nhìn những lượn sóng như vô tận đuổi nhau đến tận bờ xa, sư sa-di tâm cơ máy động, phát lời đại nguyện:

‘- Vì thiếu trí tuệ mới sinh lười biếng, cứng đầu, sinh những nhận thức sai lầm, nông nổi. Vậy thì với tất cả những phước đức tu tập của tôi, phước đức đổ rác bấy lâu nay, phước đức thấy mình lầm lỗi, xin nguyện rằng: Nếu chưa đắc quả Niết-bàn, hãy cho tôi có được trí tuệ nhiều vô biên vô lượng như những làn sóng vô tận của con sông này’.

Đang trên bến, cũng định xuống sông tắm, vị tỳ-khưu nghe được lời phát nguyện đầy quyết tâm vững chắc của sư sa-di, chột dạ, nghĩ thầm: ‘Không kể chút lầm lỗi sáng nay, sư sa-di này từ lâu tu tập rất tốt, có hạnh kiểm và có trí. Vậy với lời nguyện sắt đá này, chú sa di hẳn sẽ thành tựu dễ dàng’. Trầm ngâm hồi lâu, vị tỳ-khưu nghĩ tiếp: ‘Trong lời nguyện của sư sa-di, vừa có cái gì đó như phục thiện mà cũng vừa có cái gì đó như đối chọi lại với ta? Nhưng bản chất của sư sa-di này ngủ ngầm sự cứng đầu, kiêu căng, ngã mạn. Vậy nếu lời nguyện kia mà thành tựu thì trên thế gian này có ai đủ khả năng trí tuệ để kềm bớt trí tuệ của y?’.

Vì thế, vị tỳ-khưu cũng chấp tay lên đầu, hướng giữa thinh không, phát lời đại nguyện:

‘- Với tất cả mọi công đức tu tập của tôi, công đức quét rác bao nhiêu năm, nếu tôi chưa đắc quả Niết-bàn, xin cho tôi được thành tựu trí tuệ bất khả tư nghì. Trí tuệ ấy phải đầy đủ năm tính chất sau đây:

  Nhiều như sóng của con sông đại Hằng.

  Vững chắc và kiên định như hai bờ của con sông này.

  Thấy rõ gốc ngọn tất cả các pháp.

  Quang minh, sáng sủa.

  Quảng bác, thâm sâu, sắc bén.

Mong nhờ trí tuệ bất khả tư nghì ấy, có thể kiềm chế, phá nghi, soi rọi, dẫn dắt sư sa-di đi đến nơi giác ngộ, giải thoát’.

Cả hai vị tỳ-khưu và sa-di, với lời nguyện ấy, sau khi tan rã ngũ uẩn, họ đều được sanh làm người, làm trời trọn thời gian giữa hai vị Phật. Đến lúc Phật Thích-ca Niết-bàn gần năm trăm năm, vị tỳ-khưu thuở xưa từ cõi trời giáng hạ làm Na-tiên tỳ-khưu; vị sa-di sanh làm vua Mi-lan-đà ở kinh thành Sāgala đúng với lời nguyện của họ”.

Nội dung câu chuyện về quét rác và đổ rác thôi, mà do nguyện lực của hai vị mà hiện nay ta có được bộ sách Mi Tiên vấn đáp (hay Na-tiên tỷ kheo), hàm tàng tư tưởng Phật học thâm sâu có giá trị nhiều đời cho hàng hậu tấn nghiên cứu, học hỏi.

Nguyện lực, theo truyền thống, muốn đầy đủ sức mạnh thì phải trọn vẹn cả tam nghiệp thân, khẩu, ý như ba giai đoạn dẫn lược ở trên. Tuy nhiên, người tu học thường không biết là mình đang ở trong giai đoạn nào – nên cứ tuỳ duyên, thuận pháp mà “làm”. Khi thấy cần ở trong tâm (ý) thì cứ ở tâm mà “quyết định với ý chí sắt đá”. Khi thấy cần ở lời nói (khẩu) thì cứ nơi lời nói mà “bày tỏ nguyện lực một cách nhất như”. Khi thấy cần bổ túc một ba-la-mật nào đó trong 10 ba-la-mật thì cứ ba-la-mật ấy mà “thực hành một cách triệt để” (thân). Nếu làm được vậy thì sự tu học sẽ bất thối chuyển, và chắc chắc sớm muộn, trước sau cũng thành tựu mục đích rốt ráo phạm hạnh, giải quyết trọn vẹn “đại sự tử sinh” của đời mình! Mong lắm cho tất cả chúng ta vậy thay!

 

MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH

 

Ghi chú:   

(1) Bố thí (dāna), trì giới (sīla), xuất gia (nekkhamma), trí tuệ (paññā), tinh tấn (viriya), nhẫn nại (khantī), chân thật (sacca), quyết định (athiṭṭhāna), tâm từ (mettā), tâm xả (upekkhā).

(2) Tổng cộng là 20 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp dành cho Bồ-tát căn cơ Trí tuệ. Bồ-tát căn cơ Đức tin với thời gian gấp đôi, là 40 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp. Bồ-tát căn cơ Tinh tấn (phục vụ chúng sanh) thì thời gian gấp đôi căn cơ Đức tin là 80 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp.

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Có Khác Gì Nhau

Có khác gì nhau

CÓ KHÁC GÌ NHAU Đồng Thiện   Thằng Bryan cầm miếng sườn nướng thơm phức dứ dứ trước mặt Sam:...

Ý Nghĩa Ngày Thành Đạo – Ht. Thích Huyền Tôn

Ý Nghĩa Ngày Thành Đạo – Ht. Thích Huyền Tôn

Ý NGHĨA NGÀY THÀNH ĐẠOHT. Thích Huyền-Tôn Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính Chào Thành Đạo,...

Tây Tạng Huyền Bí – Nguyễn Hữu Kiệt

Tây Tạng Huyền Bí – Nguyễn Hữu Kiệt

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Bản Tình Ca Duy Nhất Trong Kinh Điển Pāḷi

BẢN TÌNH CA DUY NHẤT TRONG KINH ĐIỂN Pāḷi Toại Khanh Mãi đến tận giờ, có lẽ ít người ngờ...

Lời Phật Dạy Về 3 Điều Người Mẹ Nên Làm Để Tích Phúc Cho Con Cái

Lời Phật dạy về 3 điều người mẹ nên làm để tích phúc cho con cái

Phật luôn dạy rằng: “Phúc đức tại mẫu”. Chẳng phải vô duyên vô cớ mà người phụ nữ đóng vai...

Pháp Xuất Gia Trong Luật Tạng Pali Và Luật Tứ Phần

Pháp Xuất Gia Trong Luật Tạng Pali Và Luật Tứ Phần

Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một...

Kinh Tạng Bắc Truyền Bộ A Hàm Pdf

Kinh Tạng Bắc Truyền Bộ A Hàm PDF

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

10 Hạnh Nguyện Lớn Của Bồ Tát Phổ Hiền.

10 HẠNH NGUYỆN LỚN CỦA BỒ TÁT PHỔ HIỀNThích Minh Không Tôi muốn lý giải về 10 lời nguyện này....

Niệm Phật Và Niệm Bụt Thích Thái Hòa

Niệm Phật Và Niệm Bụt Thích Thái Hòa

NIỆM PHẬT VÀ NIỆM BỤTThích Thái Hòa Tại sao tôi niệm Phật? Vì tôi muốn nhớ đến những lời dạy...

Con Là Bồ-Tát – Vĩnh Hảo

Con Là Bồ-tát – Vĩnh Hảo

CON LÀ BỒ-TÁTVĩnh Hảo (viết thay những người làm cha mẹ, và để tặng những thiên thần bé nhỏ trên...

Vì Sao Tâm Thái Có Thể Thay Đổi Vận Mệnh Con Người ?

Vì sao tâm thái có thể thay đổi vận mệnh con người ?

Một người có thể lựa chọn phương thức sống cho mình, lựa chọn sự nghiệp mình thích, lựa chọn nơi...

Một Nghệ Thuật Sống: Thiền Minh Sát

Một Nghệ Thuật Sống: Thiền Minh Sát

MỘT NGHỆ THUẬT SỐNG:THIỀN MINH SÁTĐào Viên Phạn ngữ Vipassana, được dịch là Thiền Minh Sát, có nghĩa là“thấy bằng...

Lục Tổ Huệ Năng

LỤC TỔ HUỆ NĂNG: PHÁP MÔN VÔ NIỆM Tâm Thái Mục Lục Pháp Bảo Đàn Kinh Thần Hội Pháp Ngữ...

Ý Nghĩa “Quán Pháp” Ở Trong Tứ Niệm Xứ

Ý Nghĩa “Quán Pháp” Ở Trong Tứ Niệm Xứ

Ý NGHĨA “QUÁN PHÁP” Ở TRONG TỨ NIỆM XỨ NHƯ KHÔNG (gsnhukhong@gmail.com)   Trong 4 đề mục quán của TỨ...

Về Chuyện Bồ-Tát Vessantara (Tu-Đại-Noa) Bố Thí Vợ Con

Về Chuyện Bồ-tát Vessantara (tu-đại-noa) Bố Thí Vợ Con

VỀ CHUYỆN BỒ-TÁT VESSANTARA (TU-ĐẠI-NOA) BỐ THÍ VỢ CON Minh Đức Triều Tâm Ảnh   Do duyên: Trước năm 1975,...

Có khác gì nhau

Ý Nghĩa Ngày Thành Đạo – Ht. Thích Huyền Tôn

Tây Tạng Huyền Bí – Nguyễn Hữu Kiệt

Bản Tình Ca Duy Nhất Trong Kinh Điển Pāḷi

Lời Phật dạy về 3 điều người mẹ nên làm để tích phúc cho con cái

Pháp Xuất Gia Trong Luật Tạng Pali Và Luật Tứ Phần

Kinh Tạng Bắc Truyền Bộ A Hàm PDF

10 Hạnh Nguyện Lớn Của Bồ Tát Phổ Hiền.

Niệm Phật Và Niệm Bụt Thích Thái Hòa

Con Là Bồ-tát – Vĩnh Hảo

Vì sao tâm thái có thể thay đổi vận mệnh con người ?

Một Nghệ Thuật Sống: Thiền Minh Sát

Lục Tổ Huệ Năng

Ý Nghĩa “Quán Pháp” Ở Trong Tứ Niệm Xứ

Về Chuyện Bồ-tát Vessantara (tu-đại-noa) Bố Thí Vợ Con

Tin mới nhận

Suy ngẫm lời Phật dạy nhân chuyện Phật tắm cho Tỳ kheo bệnh nặng

Đạo Phật đã cho tôi những gì?

Ý nghĩa cội rễ của Luật Nhân Quả

Đức Phật và những di huấn sau cùng

Nữ hoạ sĩ ‘châm biếm’ Phật giáo trên báo Tuổi trẻ là ai?

Điếu Văn Tưởng Niệm Hoà Thượng Thích Quảng Đức Đọc Trong Lễ Tưởng Niệm Đầu Tiên Tại Chùa Ấn Quang

Bốn pháp giải thoát

Nhân quả là quy luật khách quan

Đức Phật là ai? (phần 1)

Ý nghĩa khi Đức Phật một tay chỉ trời, một chỉ đất và câu nói ‘Duy ngã độc tôn’

Lời Phật dạy: Khuyến hóa cha mẹ hướng thiện

Quan niệm về Đức Phật

Đạo đức gia đình theo lời Phật dạy

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

Ai thấy Phật là người ấy thấy pháp, ai thấy pháp là người ấy thấy Phật

Tứ Thánh đế, thông điệp đầu tiên và căn bản của Đức Phật

Văn Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân

Niệm thân hành chú tâm, rõ biết các hành động của thân

Lời Phật dạy về cách phân biệt người chính, kẻ tà

Từ vụ án ‘Vi Văn Phượng giết mẹ’ đến vụ án mất trộm tượng Phật rúng động ở Bắc Giang

Tin mới nhận

Tạ Ơn Kinh Phật, Tạ Ơn Người Dịch Kinh

Thả Một Bè Lau – Nhất Hạnh

Nhất thiết pháp vô ngã

Tìm Hiểu Về Giòng Tộc Thích Ca

Nặng Tình Vu Lan – Thích Tâm Mãn

Thường Trực Hội Đồng Trị Sự Ghpgvn

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 31)

Phật Giáo Và Thần Kinh Học

Lời Người Ở Lại

Nơi Đời Vui Đạo Pháp Tùy Duyên – Thích Huệ Đăng

Kim-cang Bát-nhã Giới Thiệu-dịch-chú Giải

Hạnh Phúc Kỳ Diệu – Thích Phụng Sơn

Kinh Bách Dụ: Khỉ cầm nắm đậu

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 40)

Chuyển hóa nghiệp báo

Thực Tập Tình Yêu Thương, Lòng Từ Bi Và Sự Khoan Dung

Ôn Đã Ra Đi – Chúc Phú

Lòng Từ Bi Và Tình Yêu Thương – Đức Đạt Lai Lạt Ma

Cứu Vật Vật Trả Ơn Cứu Người, Người Trả…gì?

Tết – Vietnamese New Year (Video song ngữ)

Tin mới nhận

A-HÀM TUYỂN CHÚ

Khổ Đau Phát Sinh Và Vận Hành Như Thế Nào? Kinh Acela-sutta

Kinh Lăng Già Tâm Ấn

Những tương đồng giữa kinh Đại thừa và kinh Nguyên thủy

Pháp luân công xuyên tạc truyền thuyết về hoa Ưu Đàm như thế nào?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 290)

Kinh Sedaka, Tại Sedaka có người nghệ sĩ xiếc nhào lộn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 44)

Kinh Dhammika Sutta (An An 6.54 – Pts: {A Iii 364})

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Huyền Tán

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 155)

Kinh Tạng Pali (.Pdf)

Kinh Tập Pali-Việt – Tỳ khưu Indacanda dịch Việt

Kinh Phước Đức

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 86)

Kinh Kim Cang Lược Giải : cuộc đàm luận giữa Phật và tôn giả Tu-bồ-đề

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 54)

Hướng Dẫn Đọc Kinh Trung Bộ

Giới Hạnh Người Tu – Trích: Kinh Sa-môn Quả (Sāmannaphala Sutta), Trường Bộ 2

Một Câu Chuyện Sợ Ma Trong Kinh Điển Pali

Tin mới nhận

Cần Nhìn Thấu Đáo Hơn Về Ban Hộ Niệm

48 Lời Nguyện Của Phật A Di Đà Song Ngữ

Vài Vấn Đề Về Văn Bản Kinh A-Di-Đà

Tịnh Không Pháp Sư gia ngôn lục (Tập 1)

Biện Phá ‘Lăng Nghiêm Bách Ngụy’ của Pháp Sư Thích Mẫn Sanh

Pháp Môn Tịnh Độ Trong Kinh Phật Giáo Nguyên Thủy

Làm Thế Nào Để Khắc Phục Bệnh Khổ

Chánh Hạnh Niệm Phật

Lợi Ích Của Sự Niệm Phật

Sự Dung Hợp Thiền Và Tịnh Độ ở Trung Quốc

Học Vi Nhân Sư, Hành Vi Thế Phạm – Tập I

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 67)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 350)

Giáo Pháp Của Đức Phật Di Đà Trong Thế Giới Hiện Đại

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 39)

NÓI VỀ HIẾU ĐẠO (Phần 1)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 25)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 17)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 7)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese