PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Người Xuất Gia Cần Phải Giữ Mật Hạnh

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NGƯỜI XUẤT GIA CẦN PHẢI GIỮ MẬT HẠNH,
“QUAY VÀO CHỚ ĐỪNG LỘ RA”


Chuyện tu hành khó như thế, mà công tác trụ trì lại càng khó hơn. Ta thử
nhẫm tính, chùa chiền ngày nay mọc lên vô số, to lớn uy nghi nhưng được
bao nhiêu ngôi chùa là chỗ dựa tâm linh vững chắc cho phật tử muốn tu
học
thật sự?

Xuat-Gia
 Đường tu thật lắm công phu


Lênh đênh cửa bể thần phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm

Hai câu thơ trên từ ngàn xưa truyền lại, đủ để thấy rằng tu không phải dễ. Nếu dễ thì chỉ vì người tu đến với chùa vì mục đích giải quyết khó khăn đời phàm, như thuở xưa trốn sưu
trốn thuế, thời nay trốn nghĩa vụ quân sự, như người thất tình, kinh doanh thua lỗ phải trốn nợ nần v.v… và … Còn tu theo ý nghĩa chân chính hoàn toàn không phải dễ.

Nếu dễ, sao tôn giả A-na-luật phải chịu mù lòa vì khắc phục chứng buồn ngủ khi nghe đức Phật thuyết pháp? Nếu dễ, sao tôn giả A-nan theo Phật làm thị giả mấy chục năm trời, thuộc
làu 3 tạng kinh điển do đức Phật thuyết pháp suốt 49 năm mà không được dự ngay vào hàng 500 đệ tử của đức Phật đã đắc quả A-la-hán để kết tập kinh điển lần thứ nhất trong hang Thất Phiệt?…

Đã là người xuất gia, mình phải nhớ: “Nhớ mình là thuộc dòng họ Thích, bỏ tục xuất gia, thân hình dị tục. Mỗi
sáng thức dậy, mỗi tối đi ngủ, phải sờ đầu để nhớ mình đang sống cuộc đời tương chao dưa muối, mặc bộ quần áo hoại sắc để nhớ mình phải từ bỏ thói đỏm dáng, chải chuốt. Suốt một ngày đêm luôn phải giữ gìn oai nghi tế hạnh để xứng đáng được hưởng bát cơm ngàn nhà, làm ruộng phúc cho thí
chủ
. Dù hoàn cảnh hiện tại phải bon chen tất bật, mình phải nhớ giữ hạnh độc cư, viễn ly ngay chính trong tâm tưởng, đừng để báo chí loan tin người tu mà la cà nơi trà đình, tửu quán, hí viện phòng trà, làm những điều tê tiện, bẩn thỉu.

Đã là người xuất gia, mình phải nhớ 10
giới sa-di, 4 giới căn bản và 6 học pháp Thức-xoa-ma-na, 250 giới Tỳ-kheo hoặc 348 giới Tỳ-kheo ni để răn giữ mình và để Thích tử chúng ta
khác với ngoại đạo tà giáo. Điều này chúng ta có thể thua sút hàng ngũ chức sắc Thiên chúa giáo. Họ không la cà nơi chợ búa, không chen lấn trên xe buýt, không đeo bám các đại gia, không buông thả nơi giải trí công cộng. Nói tóm lại, là người tu, mình phải luôn giữ màu cờ sắc áo, oai nghi tế hạnh để giáo hội được vinh danh, để bản thân mình được thăng
hoa trong cuộc sống hướng thượng.

Nhưng có lúc chúng ta phải quên: “Quên
mình là con nhà thế gia vọng tộc, quên mình có quá khứ học tập lẫy lừng, quên mình đã một thời vàng son về sắc đẹp, tài hoa v.v… Có quên được những điều đó, ta mới nhũn nhặn ôm bình khất thực vì nợ ơn đàn na thí chủ, để sống lục hòa với bạn đồng tu.

Trong kinh Na-Tiên Tỳ Kheo, khi vua Na-Lan-Đà trả lời là đến thăm ngài Na Tiên bằng xe, Ngài đã phân tích tỉ
mỉ rõ ràng cho vua và binh sĩ theo hộ tống thấy rõ chẳng có cái gì là xe cả. Đó chẳng qua là một hợp thể giữa càng xe, bánh, trục, ngựa kéo… Khi tháo rã ra từng món thì đâu có cái gì là xe.

Con người cũng thế thôi! Thân xác này là do tứ đại đất, nước, gió, lửa, tinh cha huyết mẹ và cái nghiệp của mình trong quá khứ hợp lại khi đủ duyên. Đến lúc giã từ cõi đời tạm bợ này thì cái gì thuộc đất trả về đất, thuộc nước trả về nước, thuộc gió trả về gió, thuộc lửa trả về lửa, chỉ riêng nghiệp thức theo ta như bóng
theo hình. Chính vì lẽ đó mà ta phải quên mình là ai, để ra sức tự lực công phu tu tập mới mong đạt được quả vị giải thoát.

Người tu chân chính ít ai chường mặt ra xã hội để bon chen. Đi đâu thì “tiền hô hậu ủng”, nhóm đệ tử ruột rà bám riết như những chiếc đuôi dài vô tận. Từ đó giữa phật tử sinh ra ganh ghét nhau, đố kỵ nhau, theo dõi nhau, kích bác nhau, nói xấu nhau, chia rẽ nhau để tâng bốc sư phụ mình như các dòng con cả, con thứ… của một người đàn ông đa thê thời phong kiến.

Tu cần phải giữ mật hạnh, quay vào chớ
đừng lộ ra. Xưa kia, có một vị Tăng tu trong núi vắng. Một buổi sáng mang bình xuống núi khất thực. Vừa xuống đến chân núi đã có thí chủ đón lại cúng dường. Sáng hôm sau, Ngài vòng ngã khác khất thực cũng lại gặp cảnh như hôm trước. Thí chủ đặt thức ăn vào bình bát xong, hả hê kể lể: “Ngài Hộ Pháp thật là linh. Khi hôm Ngài mách sáng nay ra đây sẽ gặp vị Tăng đi khất thực! Quả đúng như lời!…” Vị lão tăng kia nghe xong lời thuật, lòng buồn rười rượi, tự than trách: “Té ra mình tu bao nhiêu năm mà chẳng được gì, để ông Vi Đà còn biết được bụng dạ mình!”…

Ngài trở về am, từ đó quyết định không
đi khất thực nữa mà ở lại trên núi vắng ăn rau trái qua ngày, miên mật công phu tu tập. Người xưa tu như thế đó, còn ngày nay trái lại, chúng ta được một khoe hai, được năm khoe mười để gieo rắc lòng tin nơi Phật tử. Chúng ta tu hời hợt, giống như trong việc tuần hoàn con người hít thở cạn cợt, lâu ngày máu huyết chỉ lưu thông vùng thân mình, còn tứ chi thì thiếu máu, đâm ra tê nhức bải hoải. Cho nên đức Phật dạy pháp quán niệm hơi thở, đúng là cái trí của bậc Đại y vương.

Nếu có nghĩ ra được một chương trình gì ít có, lạ đời như “nhất bộ nhất bái” hay “tam bộ nhất bái” thì cồng kềnh đủ thứ phụ tùng, thị giả ủng hộ đi theo cả đội; huênh hoang dẹp đường, để lại biết bao hình ảnh phản cảm trên báo, trên đài, trên mạng. Trước đây, Hòa thượng Hư Vân là người tiên phong thực hiện hạnh này nhưng không phải vì mục đích cho người đời thán phục, mà vì cảm cái ơn mẹ hiền vì sinh ra Ngài mà phải thiệt thân. Một ít lương thực y áo, nhắm
hướng Phổ Đà Sơn tam bộ nhất bái. Thời đó đường đi khó khăn, Ngài gặp bao nhiêu gian nan khổ nhọc vẫn không sờn lòng nên cảm đến Bồ tát Văn Thù, thị hiện cứu Ngài qua ba lần khổ nạn để tiếp tục cuộc độc hành trả hiếu.

Huênh hoang tự phụ là bệnh phổ thông của Tăng Ni thời nay. Ít ai chọn con đường tu hành chân chính để đi đến quả vị giải thoát mà chỉ muốn nổi danh với chùa to Phật lớn. Rồi vì để đạt được chùa to Phật lớn mà quanh năm suốt tháng bỏ chùa quê ra tỉnh chầu chực, gợi ý các phật tử đại gia cúng dường đủ thứ, nay làm chánh điện 10 tỉ, 20 tỉ, mai làm Quá đường 2 tỉ, 3 tỉ, nay đặt cái đại hồng chung vài ba tỉ, mốt đặt tượng Quán Thế Âm cao lớn năm sáu chục thước, đặt tượng Phật nhập Niết bàn đạt kỷ lục guiness.

Những kỳ quan đó, những kỷ lục đó…có chắc chắn ghi được Guiness trong Tứ quả Thánh đế trên lộ trình tu tập của mình chăng. Hay chỉ vì mãi lo chạy theo thành tích đó mà mình để phương trượng mọt ăn bụi bám, bốn mùa mang đãi đi xin xỏ tịnh tài, tịnh
vật, vắt kiệt tiền của, công sức của thí chủ, tạo nghiệp xấu xa, cho nên có người cho rằng nếu mình xuống được địa ngục, sẽ thấy Tăng Ni đọa trong đó không phải ít.

Đức Phật dạy làm việc gì cũng phải áp dụng nghệ thuật như ong hút mật hoa, mà không làm tổn thương hương sắc. Trong giới thứ 12 của 30 pháp Ni-tát-kỳ ba-dật-đề, đức Phật chế rằng: “Nếu Tỳ kheo ni, bát chưa đủ 5 lằn hàn, vì muốn tốt, sắm bát mới, phạm Ni-tát-kỳ ba-dật-đề để răn nhắc chúng ta thiểu dục tri túc.”

Ngày xưa, đức Bồ Tát Quán Thế Âm khi vân du đi tìm đạo tràng, thấy Phổ Đà Sơn là chỗ hành đạo lý tưởng, Ngài đã đáp xuống đó. Lúc ấy, ngọn núi này là căn cứ địa của Mảng xà vương. Khi biết Bồ Tát đến, Mảng xà vương không muốn giáp mặt, liền chui đầu xuống đất núi, chổng đuôi lên trời, giả làm một cây cổ thụ chết khô. Đức
Quán Âm lên tiếng: “Ai là chủ nhân, xin cho gặp mặt”. Mảng xà vương im lặng. Bồ Tát biết mọi diễn biến trong tâm trí mảng xà vương, liền giả vờ
vỗ vỗ vào thân cây kia, chặc lưỡi: “Chà! Cây này là gỗ quí đây, để mình
chặt mang về làm đồ mộc!”. Mảng xà vương điếng hồn, lật đật hiện nguyên
hình rắn độc, thi lễ Bồ Tát, sau đó, phân chia quyền hạn quản lý Phổ Đà
Sơn
.

Thế đó, Quán Thế Âm một mình đi tìm đạo tràng mà kết quả tốt đẹp nhẹ nhàng như thế và Phổ Đà Sơn ngày nay là
một trong bốn đạo tràng danh tiếng của Trung Quốc cùng với Cửu Đài Sơn,
Nga Mi Sơn, Tu Di Sơn…, là bốn đất thiêng về tâm linh cho phật tử bổn xứ và cả thế giới đến chiêm bái.

Chuyện tu hành khó như thế, mà công tác trụ trì lại càng khó hơn. Ta thử nhẫm tính, chùa chiền ngày nay mọc lên vô số, to lớn uy nghi nhưng được bao nhiêu ngôi chùa là chỗ dựa tâm linh vững chắc cho Phật tử muốn tu học thật sự? Lục tổ Huệ Năng xưa kia đâu được vào trường lớp mà chỉ cần nghe Ngũ tổ giảng kinh Kim Cang khi Lục tổ đi kiếm củi bán lấy gạo tiền nuôi mẹ. Chỉ một câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” mà ngộ Phật đạo. Chỉ qua vài câu đối đáp mà Ngũ tổ nhận
ngay ra bậc pháp khí. Đâu cần sàng tòa cao đẹp, chỉ miệt mài đeo đá giã
gạo nơi nhà trù mà được Ngũ tổ dộng ba tiếng gậy vào thành cối để hẹn canh ba vào phương trượng Tổ sắp đặt kế hoạch trao truyền y bát, giã Thầy ra đi lánh nạn Thần Tú. Ngũ tổ muốn tiễn Lục tổ qua sông, Lục tổ đơn giản bạch Thầy: “ Lúc con mê thì Thầy độ, nay con ngộ, con tự độ”.

Ngày nay Học viện cao sang, phương tiện học tập đầy đủ, cử nhân thạc sĩ không thể đếm xuể mà thật sự được bao nhiêu tăng tài đúng nghĩa? Ngày nay học cho cao đa số chỉ để làm học
giả
, để khoe khoang học vị. Học xong bỏ chùa Thầy Tổ ở quê nhà, bám riết nơi thành đô hoa lệ, tranh hơn nào xe hơi đời mới, ti vi tủ lạnh, máy tính hiện đại, ăn mặc chải chuốt se sua, còn nhớ đâu: “Tam thường bất túc”? là lời mở đầu giản đơn nhất mà đức Thế Tôn đã thuyết dạy cho Thích tử chúng ta.

Chùa to Phật lớn, thật sự chỉ cần để cho người đời tham quan, chụp ảnh kỷ niệm, đạt kỷ lục Guiness. Còn ngôi chùa đúng nghĩa phải là nơi nghiêm túc kỹ cương, đặt nặng vấn đề công phu tọa thiền, tụng niệm, tu học Phật pháp, trên Thầy bao dung nắm bắt từng mật hạnh của môn đồ, dưới trò cung kính ân cần hầu Thầy, ghi nhớ từng lời dạy dỗ để không phụ ơn Thầy, ơn đàn-na thí chủ, để rồi tự mình thắp đuốc mà đi trên con đường tu học.

Cho nên đường tu thật lắm công phu. Mình phải luôn nhớ để tự gạn lọc tâm mình, bỏ dần thói hư tật xấu, như người xưa sửa mình bằng cách dùng đậu hai màu đen trắng: khi làm được điều tốt thì bỏ một hạt đậu trắng vào lọ này, khi làm điều xấu thì bỏ một hạt đậu đen vào lọ kia. Bao giờ đậu trắng chiếm đa số thì tâm mình mới thăng hoa.

Được tu thời chánh pháp, ai cũng có thể đắc đạo, nhờ đức Phật xét biết nhân duyên thời tiết căn cơ mà hóa độ. Nay thời mạt pháp, Phật và Thánh chúng đã xa rồi, người tu chúng ta phải hết sức nỗ lực, cần cầu tinh tấn mới mong lợi lạc.

Kinh Phạm Võng Bồ-Tát giới có nói: “ Nếu không có lòng sợ tội, thời tâm lành khó nẩy nở. Cho nên, trong kinh dạy: chớ xem thường những lỗi nhỏ mà cho là không hại, giọt nước dầu nhỏ
mà lần đầy cả chum lớn. Lúc tạo tội chừng trong giây phút mà phải cả nghìn muôn năm chịu khổ nơi địa ngục. Một phen bị đọa lạc mất thân người
thời muôn đời khó được lại”

Đi tu là mình tự nguyện, có ai ép uổng
gì đâu cho nên mình đừng bỏ dở công trình, cũng đừng quá leo thang theo
thời đại. Từng bước từng bước, vững chắc quyết tâm, luôn niệm Phật danh, dứt dần tật xấu. Như người đi trong sương, lâu dần thấm áo. Không ngại mình dốt vì như tôn giả Châu lợi Bàn Đà, một chữ vẫn quên nhưng lúc
mở tâm, lau bàn thấy tấm giẻ sạch lại dần bị nhuốm bẩn mà Ngài ngộ ra, từ đó mở miệng là pháp tuôn như nước chảy.

Thời điểm này đang là mùa an cư kiết hạ, người tu Phật lại càng phải hết sức nỗ lực tu hành, hạn chế tối đa việc đi lại này nọ. Vì có người chê bai Thích tử mà quanh năm suốt tháng
cứ đi rong, trong khi ngoại đạo còn biết an cư ba tháng hạ để tránh giẫm đạp côn trùng nên đức Phật đã chế giới để ba tháng hạ chúng ta ở yên, thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, làm món quà tinh thần dâng lên đức Thế Tôn. Nói cụ thể hơn, ba tháng an cư chính là để chúng ta nạp
năng lượng cho một năm tu học. Công sức mình tu có đáng là bao mà lăng xăng đủ việc, năng lượng nào đủ giúp cho mình khỏi nửa đường gảy gánh. Vả lại, mình buông lung, xông pha không đáng trong ba tháng hạ chính là cái tội phá an cư, đâu phải chuyện nhỏ. Rồi đến khi mình giã từ cõi thế,
cáo phó đăng mình bao nhiêu hạ lạp, giác linh mình có hổ thẹn không, mình có phải trả nợ không vì mình chẳng xứng đáng có một tuổi đạo cho trọn nghĩa.

Tác giả: TN. Diệu Huệ/
Nguồn: Langadida.com
Link gốc: http://www.langadida.com/news/duong-tu-that-lam-cong-phu/2241/

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Nghĩa Và Điều Kiện Xuất Gia

Ý nghĩa và điều kiện xuất gia

Ý Nghĩa Tầm Sư Học Đạo Và Thành Đạo Của Đức Phật

Ý nghĩa tầm sư học đạo và thành đạo của Đức Phật

Xây Dựng Một Mô Hình Hoằng Pháp Đối Với Giới Trẻ

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Thuyết Pháp

Xả bỏ tự ngã khi thuyết pháp

Việt Giải Kinh Sách Phật Giáo – Nhu Cầu Thiết Yếu Của Sự Nghiệp Trí Tuệ – Ts. Đoàn Ánh Loan

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Văn Hóa Từ Trong Nhà Ra Ngoài Phố

Văn hóa từ trong nhà ra ngoài phố

Vấn Đề Hoằng Pháp Với Tuổi Trẻ Hải Ngoại: Những Mối Quan Tâm

Vấn đề hoằng pháp với tuổi trẻ hải ngoại: những mối quan tâm

Vấn Đề Giáo Dục Tăng Tài: Thực Trạng Và Giải Pháp – Thích Trí Như

Load More

Discussion about this post

Từ Lời Phật Dạy Trong Kinh Trường Bộ Nghĩ Về Việc Cầu, Cúng Thần Tài.

Từ Lời Phật Dạy Trong Kinh Trường Bộ Nghĩ Về Việc Cầu, Cúng Thần Tài.

TỪ LỜI PHẬT DẠY TRONG KINH TRƯỜNG BỘNGHĨ VỀ VIỆC CẦU, CÚNG THẦN TÀI. Chúc Phú Hết thảy do hành...

Xuân Từ Bi – Thích Trừng Sỹ

Xuân Từ Bi – Thích Trừng Sỹ

XUÂN TỪ BIThích Trừng Sỹ Theo tư tưởng Phật giáo phát triển, đức Phật Di Lặc xuất hiện ra đời...

Ý Nghĩa “Duy Ngã Độc Tôn”

Ý Nghĩa “Duy Ngã Độc Tôn”

Ý NGHĨA “DUY NGÃ ĐỘC TÔN” Ngày Lễ Phật đản, chúng ta thường được nghe nhắc đến hình ảnh Đức...

Thiền Tập Cho Người Tại Gia | Meditation Practices For Lay People (Sách Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Thiền Tập Cho Người Tại Gia | Meditation Practices For Lay People (sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

THIỆN PHÚC  THIỀN TẬP CHO NGƯỜI TẠI GIAMEDITATION PRACTICES FOR LAY PEOPLEThư Viện Hoa SenNhà xuất bản Ananda Việt Foundation      Copyright ©...

Lạc Pháp ấn bản số 3

Trân trọng giới thiệu đến quý chư thiện hữu Ấn Bản Số 3 gồm tất cả những bài pháp được...

Kỷ Yếu Tưởng Niệm Cố Trưởng Lão Ht Thích Minh Châu

Kỷ Yếu Tưởng Niệm Cố Trưởng Lão HT Thích Minh Châu

Hơn 70 năm phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, Đức cố Trưởng lão Hòa thượng thượng Minh hạ Châu...

Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ

Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tìm Hiểu Về Giáo Dục Phật Giáo – Thích Nữ Hạnh Từ

CHƯƠNG I: DẪN NHẬP Từ khi loài người xuất hiện trên trái đất thì cũng đồng thời xuất hiện hiện...

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật – Ht. Thích Trí Tịnh Việt Dịch

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Kinh Bách Dụ: Ngày Nguyệt Thực Đánh Chó

Kinh Bách Dụ: Ngày nguyệt thực đánh chó

Mẩu chuyện này dụ cho người bị tham, sân, si làm đau khổ mà không biết lại cho là bởi...

Thực Tập Tu Tâm Cùng 10 Bài Thiền Ca Chăn Trâu

Thực Tập Tu Tâm Cùng 10 Bài Thiền Ca Chăn Trâu

THỰC TẬP TU TÂM  CÙNG 10 BÀI THIỀN CA CHĂN TRÂU Thích Tuệ Sỹ, Thích Phước Tịnh  Một câu hỏi...

Cư Sĩ Được Phật Khen Là Ngọc Quý, Sen Thơm

Cư sĩ được Phật khen là ngọc quý, sen thơm

Những nam cư sĩ hãy nhận thức sâu sắc về lời Phật dạy để tự chuyển hóa và hoàn thiện...

Giới Hạn Của Ngôn Ngữ

Giới hạn của ngôn ngữ

Nguyệt  XứngGIỚI HẠN CỦA NGÔN NGỮBản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc Bản dịch Anh: Candrakirti. Lucid Exposition of the Middle...

Chuyện ba con chim (Tiền thân Tesakuna)

CHUYỆN BA CON CHIM(Tiền thân Tesakuna) Điều này cha muốn hỏi Ves-san ..., Bậc Đạo Sư kể chuyện này trong...

Tâm Thiền

Tâm Thiền

TÂM THIỀN Ni Sư Ayya Khema Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ   Ni Sư Ayya Khema sinh năm 1923,...

Từ Lời Phật Dạy Trong Kinh Trường Bộ Nghĩ Về Việc Cầu, Cúng Thần Tài.

Xuân Từ Bi – Thích Trừng Sỹ

Ý Nghĩa “Duy Ngã Độc Tôn”

Thiền Tập Cho Người Tại Gia | Meditation Practices For Lay People (sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Lạc Pháp ấn bản số 3

Kỷ Yếu Tưởng Niệm Cố Trưởng Lão HT Thích Minh Châu

Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ

Tìm Hiểu Về Giáo Dục Phật Giáo – Thích Nữ Hạnh Từ

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật – Ht. Thích Trí Tịnh Việt Dịch

Kinh Bách Dụ: Ngày nguyệt thực đánh chó

Thực Tập Tu Tâm Cùng 10 Bài Thiền Ca Chăn Trâu

Cư sĩ được Phật khen là ngọc quý, sen thơm

Giới hạn của ngôn ngữ

Chuyện ba con chim (Tiền thân Tesakuna)

Tâm Thiền

Tin mới nhận

Năm phận sự của Đức Phật

Chùa Núi Minh Đức – Khối Phố Thạnh Đức, Huyện Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam, Việt Nam

Cách xoay chuyển vận mệnh theo lời Phật dạy

Vai trò của trung đạo trong hệ thống giáo lý Phật giáo

Lời Phật dạy quý giá dành cho người phụ nữ

Hủy hoại thiên nhiên đồng nghĩa với với hủy hoại môi trường sống

Hành trình theo bước chân Phật

Bụt trong con sinh chưa?

Đức Phật và con người hiện đại

Bụt là một con người, không phải là một vị thần linh

Theo đuổi hạnh phúc chỉ là điểm khởi đầu chứ không phải là mục đích

Đức Phật đã xử sự như thế nào khi chứng kiến cả dòng họ bị giết hại?

Đừng nhầm lẫn giữa hộ trì và cứu độ

Con ăn trưa hôm nay chưa?

Trải nghiệm tuổi trẻ của Đức Phật

Giữ giới có ý nghĩa như thế nào?

Đức Phật quán nhân duyên giáo hóa năm ẩn sĩ Kiều Trần Như

Đức Phật không phải là vị thần linh, thượng đế

Tại sao Đức Phật chọn Đản sinh nơi rừng cây?

Thiên ma Ba Tuần là ai? Tại sao Thiên ma Ba Tuần lại phá Phật thành đạo?

Tin mới nhận

Giới Tỳ Kheo

Chìa Khóa Vào Thiền

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 4)

Kinh Bách Dụ: Vì hai vợ nên mù đôi mắt

Cúng dường hoa quả, đèn, nước có ý nghĩa gì?

Tình Nguyện Viên Gây Ấn Tượng Mạnh Tại Vesak 2014

Hạnh Phúc Người Giữ Gìn Năm Giới

Giao tiếp bằng trái tim

Hình Ảnh Phật Giáo Trong Truyện Tây Du Kí

Matthieu Ricard & Con Đường Tu Tập Từ Bi

Mạc Vị Xuân Tàn Hoa Lạc Tận Đình Tiền Tạc Dạ Nhất Chi Mai

Nước Mắt Chú Trâu (Weekly World News) – Tâm Minh Chuyển Ngữ

Từ Bi Căn Cứ Trên Sinh Học Và Lý Trí

Nhìn đời bằng nội tâm bình thản…

Ứng dụng theo lời dạy của Phật, xã hội sẽ được những gì

Ăn Nhiều Không Tốt Cho Sức Khoẻ

Biển vọng

Tỳ Kheo Giới Và Tỳ Kheo Ni Giới

Dựa vào tiêu chí nào để được xưng danh Trưởng lão?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 252)

Tin mới nhận

Bộ Chú Giải Kinh Pháp Cú: Trọn Bộ 4 Quyển

Pháp Hoa Huyền Nghĩa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 103)

Đại Phương Quảng Viên Giác Kinh Lược Giải

Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm

Lăng Ca Kinh, Cụ Lệ Thần Trần Trong Kim Trích Giảng

THÍCH MINH CHÂU

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 15)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 328)

Tâm đặt sai hướng

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 29)

Chớ coi thường tụng kinh, niệm Phật, nghe Pháp

Thọ giới và giữ giới trong kinh điển Phật học

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 344)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 43)

Giảng Giải Kinh Chuyển Hoá Bạo Động Và Sợ Hãi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 107)

Đôi Điều Về Kinh Kalama

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 39)

Kinh Bách Dụ: Xem nắn bình

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 288)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 29)

Vài Nét Về Tịnh Độ Chân Tông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 80)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 11)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 89)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 320)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 299)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 158)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 309)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 44)

Đọc sách ngàn lần – Tập 12

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 30)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 42)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 332)

Thường tâm không Phật, chúng ta niệm gì?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 115)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 36)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 99)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.