PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Người Tu Phật Phải Là Kẻ Chán Đời Chăng?

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NGƯỜI TU PHẬT PHẢI LÀ KẺ CHÁN ĐỜI CHĂNG ?
HT. THích Thanh Từ

XuatgiaCó
một số người muốn lên án đạo Phật, không biết gì hơn, họ muợn danh từ “chán đời” gán vào đạo Phật. Thế rồi họ oang oang lên rằng người tu là kẻ “chán đời”, đạo Phật là đạo “chán đời”… Phản ứng lại, một số Phật tử nồng nhiệt bênh vực đạo, cực lực phản đối và đính chánh: “Người tu là yêu đời…” Chúng ta hãy gạt ngoài tình cảm, lấy lý trí xét đoán thử
người tu Phật phải là “chán đời” không ?

Trước
ta hãy định nghĩa “chán đời” là thế nào? – Theo nghĩa thông thường mọi
người
hiểu, “chán đời” là kẻ không bằng lòng xã hội thực tại.

Có hai hạng “chán đời”. Một hạng, vì không thỏa mãn tham vọng, bất lực trước cảnh trái nghịch đâm ra chán ghét xã hội. Một hạng vì thấy sự mục
nát
của xã hội, đủ khả năng cải đổi, nên chán cái cũ, xây dựng cái mới. Tỉ dụ: Có một cái nhà mục nát hư rách và bẩn thỉu, nắng không có chỗ ẩn, mưa không chỗ đụt, lại hôi hám thối tha. Trong nhà ấy có ba người ở. Người thứ nhất thì luời biếng, cho rằng số kiếp đã định, phải sao chịu vậy, rồi cứ đùa giỡn say sưa với cảnh đen tối ấy. Người thứ nhì, mỗi khi bị gió lồng mưa lọt thì chặc lưỡi hít hà, đâm ra căm tức muốn xô cho ngã, đập cho tan cái nhà oan nghiệt này, mà trong tay không có một đồng xu, một cây tre, một miếng lá… Người thứ ba nhận rõ sự khổ sở, sự bẩn thỉu, không cam chịu sống mãi trong cảnh tủi cực này, nhất định thay đổi cái nhà mục nát nhớp nhúa bằng cách dành dụm tiền, tìm vật liệu để xây dựng lại chắc chắn tốt đẹp, cho mình và anh em mình
ở khỏi khổ. Ba anh em trong nhà này, là đại biểu ba hạng người trong xã hội. Người thứ nhất là hạng người chạy theo dục lạc, không có một ý niệm gì về cuộc đời cả. Người thứ hai là hạng người chán đời, vì không thỏa mãn tham vọng và bất lực. Người thứ ba là hạng người tinh tấn, thấy sự mục nát của xã hội, chán cái cũ, xây dựng cái mới.

Hạng
người chạy theo dục lạc: Họ nói là yêu đời, kỳ thật họ chỉ yêu dục lạc mà thôi. Vùi mình trong dục lạc, họ chỉ sống có ngày nay mà không có ngày mai. Họ nhìn đời qua lớp sơn bên ngoài, nên say sưa mê mệt. Nếu ai
nói cái gì khác hơn sự hưởng dục lạc, họ không ngần ngại gán cho danh từ “chán đời yếm thế”. Ai khuyên họ làm lành lánh dữ, họ chế nhạo là lên mặt “thầy đời”. Thấy ai khổ sở khuôn mình trong đạo đức, họ cười là
bọn “dại khờ”… Mục đích của họ không ngoài thỏa mãn dục vọng nhất thời. Giá trị của họ là hưởng được nhiều khoái lạc. Bởi thế, nên cái nhìn, cái nghĩ của họ không quá một tấc, một gang. Và suốt đời không làm gì khác hơn là lo cho thằng người của họ. Thế mà, gặp ai họ cũng vỗ ngực ta đây là yêu đời. Hai tiếng “yêu đời” là cái bia danh dự nhất, để
họ nêu lên trước quần chúng.

Hạng người chán đời vì không thỏa mãn tham vọng và bất lực: Hạng người này nhìn đời bằng cặp mắt oán
ghét, cuộc đời toàn xấu xa bỉ ổi, mọi người trong xã hội là kẻ thù của
họ. Vì thế, họ muốn trốn một nơi nào, mà không có người bén mảng đến. Tại sao có quan niệm này? – Bởi vì:

– Hoặc họ là người đã đổ bạc vạn để mua chức quan (theo thời mua quan bán tước) mà không đắc cử.
Tiền đã sạch, của đã không thì còn gì mà không chán ghét xã hội.

– Hoặc họ là một quan chức bị thải hồi. Khi xưa ra đường có kẻ võng người hầu, mà nay chỉ chiếc gậy quéo với cặp chân trần, thì tài nào họ không chán đời khinh bạc.

– Hoặc họ là một thí sinh, bao nhiêu
sanh lực đều dồn vào sự học; đến năm thi, đặt hết hi vọng vào cái cấp bằng để có sở làm, được cơm no áo ấm, thế mà thi trượt! Trượt một lần, hai lần… mắt họ đã hoa, nhìn trước cả một bầu trời đen tối.

–
Hoặc họ là người đang nặng lời biển hẹn non thề; bỗng không, ai đành ăn
nguyền nuốt hẹn, để họ sớm hờn duyên, chiều tủi phận. Lòng uất hận tràn trề, họ thiếu suy xét, lầm tưởng mọi người đều xấu xa hèn mạt…

Tóm lại, vì không thỏa mãn dục vọng, công danh v.v… nên đâm ra chán ghét đời. Những người này, không phải sẵn lòng chán đời, bởi họ tham cầu những cái gì trên đời mà không được, nên sanh hờn ghét. Nếu những điều họ muốn mà được như ý, thì họ còn mê đời hơn ai nữa.

Hạng
người chán đời vì thấy xã hội mục nát, quyết thay cũ đổi mới: Hạng người này lòng thương không bờ bến, nhìn thấy sự lầm than đen tối của đồng bào, của nhân loại, quyết hi sinh đời mình để khỏa bằng những hầm hố chông gai, đưa nhân loại đến nơi vinh quang an lạc. Những vị điển hình của hạng người này:

Đức Khổng Tử, vì chán cái xã hội mục nát của thời Xuân Thu nên quên nhọc nhằn, nay ở Lỗ mai về Vệ cho đến Tống, Trần… và chịu vất vả ngồi dạy học trò, biên chép kinh sách để mong vãn hồi Nhân đạo.

Đức Jésus Christ, vì chán sự cai trị khắc nghiệt của người La Mã, chế độ giai cấp bất công của đế quốc Do Thái, nên không nệ vào tử ra sanh đi giảng đạo Bác ái.

Ông Tôn
Văn, vì chán cái xã hội hủ bại của nhà Thanh, nên mới vận động cách mạng khởi nghĩa năm 1911 để thành lập Tam dân Chủ nghĩa.

Đức Thích-ca, vì chán giai cấp bất bình đẳng của Ấn Độ thời ấy, chán lòng sân hận thù oán của loài người, chán cái si mê mù mịt của chúng sanh, nên vất bỏ cả ngai vàng ngôi báu, lìa vợ đẹp con yêu, ngót mười một năm
tìm đạo trải qua ngàn vạn hiểm nguy. Sau khi đã thấy đạo, được phương pháp cứu khổ chúng sanh, Ngài dãi dầm sương nắng ngót bốn mươi chín năm, đem tinh thần bình đẳng thay cho giai cấp bất bình, lấy từ bi thay
cho sân hận oán thù, dùng trí tuệ thay cho si mê mù mịt. Thế là, Ngài đã cải thiện xã hội bất công đen tối của loài người, trở thành xã hội lành mạnh tốt đẹp cho toàn thể dân sanh.

Tóm lại, sống trong cảnh khổ mà không tự biết, cứ say sưa theo dục lạc khói mây là kẻ mù quáng. Ôm lòng tham trèo lên cây thang danh vọng, tài, sắc… rủi trượt chân đổ ngã, dập đầu toác trán, mới nhận ra nỗi khổ, nhưng chỉ biết kêu
khóc, oán hờn là kẻ khiếp nhược. Nhận chân sự khổ rồi đem hết khả năng
hoán cải xây dựng biến khổ trở thành lạc là bậc Thánh nhân, là người giác ngộ. Như thế, ta ngại gì không dám thừa nhận người tu là “chán đời”, đạo Phật là “đạo chán đời”. Chán để xây dựng, để đem hạnh phúc cho chúng sanh; chớ không phải chán để khóc than, thù hận như họ lầm hiểu.

Tin bài có liên quan

Trên Đỉnh Núi Linh Thứu Nhớ Descartes

Trên Đỉnh Núi Linh Thứu Nhớ Descartes

Xuất Xứ Và Ý Nghĩa Việc Đức Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu

Xuất Xứ Và ý Nghĩa Việc Đức Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu

Trầm Tư Về Vũ Trụ Chung Quanh Chúng Ta

Đức Phật Là Bậc Nhất Thiết Trí

Phật Giáo Với Sự Rửa Tội

Phật Giáo Với Sự Rửa Tội

Ý Nghĩa Lễ Cầu Nguyện

Ý Nghĩa Lễ Cầu Nguyện

Sứ Mệnh Của Đạo Phật

Sứ Mệnh Của Đạo Phật

Cầu Trời Có Được Gì Đâu

Những Lợi Ích Của Tri Túc

Những Lợi Ích Của Tri Túc

Người Phật Tử Tu Điều Gì?

Load More

Discussion about this post

Biết Ơn Những Điều Bình Thường Bé Nhỏ

Biết ơn những điều bình thường bé nhỏ

Trước khi làm một người thành công, trí tuệ, trước khi bay cao, bay xa, hãy nhớ nằm lòng bài...

Sự Hiện Đại Của Tình Thương

Sự hiện đại của tình thương

SỰ HIỆN ĐẠI CỦA TÌNH THƯƠNG Nguyễn Thế Đăng Một máy ATM Gạo ở Hà Nội nhả gạo yêu thương....

Ma Ha Chỉ Quán – Pháp Môn Viên Đốn

Ma Ha Chỉ Quán – Pháp Môn Viên Đốn

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật Ở Trong Lòng

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Một Cõi Đi Về Của Trịnh Công Sơn

Một cõi đi về của Trịnh Công Sơn

THỬ GIẢI MÃ “MỘT CÕI ĐI VỀ” CỦA TRỊNH CÔNG SƠN Minh Tuệ Đỗ Minh  1. Bao nhiêu năm rồi...

Ngụ Ngôn Thiền

Ngụ Ngôn Thiền

NGỤ NGÔN THIỀN(Zen Fables for Today)Richard McLeanDịch gỉa: Viên ThểNhà xuất bản Tổng Hợp TP. Hồ Chí MinhLần đầu tiên...

Nhập Trung Quán Luận

Nhập Trung Quán Luận

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

An Lạc Và Tự Tại Trong Đời Sống Thường Nhật

An lạc và tự tại trong đời sống thường nhật

AN LẠC VÀ TỰ TẠI TRONG ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT Lama Zopa | La Sơn Phúc Cường dịch   Hạnh...

Thiên Trúc Tiểu Du Ký – Thiện Phúc

THIÊN TRÚC TIỂU DU KÝThiện PhúcMỤC LỤC Phần 1 Hành Hương Xứ Phật Tân Đề Li Bồ Đề Đạo Tràng...

Việt Nam Qua Lý Nhân Quả

Việt Nam Qua Lý Nhân Quả

VIỆT NAM QUA LÝ NHÂN QUẢ Thích Minh Không 17.11.2016   Cách đây 3 ngày, tôi có viết bài ‘hiểu...

Tầm Quan Trọng Của Phát Nguyện Hồi Hướng

Tầm quan trọng của phát nguyện hồi hướng

Trong Kinh Địa Tạng Phật giảng giải có nhấn mạnh tầm quan trọng của hồi hướng: “Nếu có thể đem...

Ly Tướng (Phần 6)

Ly tướng (Phần 6)

Ly tướng là pháp môn thiền quán khi hành trì chánh Pháp tiến tới cứu cánh là giải thoát khỏi...

Kinh Lăng Già Tâm Ấn

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Hãy Chuyển Hóa Oán Hận Thành Yêu Thương!

Đức Pháp Vương: Hãy chuyển hóa oán hận thành yêu thương! Tuần Việt Nam Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Hôm nay...

Sơ Lươc Về Các Bộ Phái Phật Giáo Buổi Ban Sơ (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sơ Lươc Về Các Bộ Phái Phật Giáo Buổi Ban Sơ (Song ngữ Vietnamese-English PDF)

SƠ LƯƠC VỀ CÁC BỘ PHÁIPHẬT GIÁO BUỔI BAN SƠThiện PhúcSƠ LƯỢC VỀ BỘ PHÁI PHẬT GIÁO BUỔI BAN SƠ...

Biết ơn những điều bình thường bé nhỏ

Sự hiện đại của tình thương

Ma Ha Chỉ Quán – Pháp Môn Viên Đốn

Phật Ở Trong Lòng

Một cõi đi về của Trịnh Công Sơn

Ngụ Ngôn Thiền

Nhập Trung Quán Luận

An lạc và tự tại trong đời sống thường nhật

Thiên Trúc Tiểu Du Ký – Thiện Phúc

Việt Nam Qua Lý Nhân Quả

Tầm quan trọng của phát nguyện hồi hướng

Ly tướng (Phần 6)

Kinh Lăng Già Tâm Ấn

Hãy Chuyển Hóa Oán Hận Thành Yêu Thương!

Sơ Lươc Về Các Bộ Phái Phật Giáo Buổi Ban Sơ (Song ngữ Vietnamese-English PDF)

Tin mới nhận

Tái sinh dưới góc nhìn Phật giáo

Kinh Kiến Chánh

Quan niệm về Đức Phật

Thành kính tưởng niệm ngày Đức Thế Tôn nhập niết bàn

Lời nguyện đêm thành đạo

Bụt đã để lại cho ta những gì? Và ta đã thừa hưởng được những gì?

Đức Phật hàng ma

Văn Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân

4 sự kiện trước khi Đức Phật thành đạo

Thánh tích Tịnh xá Kỳ Viên – Nơi Đức Phật trải qua nhiều mùa an cư nhất

Đi tìm ý nghĩa của cuộc đời

Không giận không oán sẽ không đau khổ

Học theo hạnh Phật

Phật là cơm

Ý nghĩa bước sen thứ bảy: Quả vị Phật

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhà lãnh đạo có tâm và có tầm

Sự kỳ diệu đích thực của Đức Phật và Giáo pháp

Cảm Nhận Về Đại Lễ Tri Ân Tưởng Niệm 50 Năm

Phật tử ăn chay trường thì phải tuyệt dục, có đúng lời Phật dạy?

Thư Ngỏ Kêu Gọi Trùng Tu Chùa Thiên Quang

Tin mới nhận

Kinh Bách Dụ: Rửa ruột

Tâm An Tịnh Hòa Bình

Phật Khuyên Ông Cấp Cô Độc Tu Thiền

Thông Điệp Tổng Thư Ký Lhq 2002-2013

Nhìn nước mà thấy người

Tầm quan trọng của phát nguyện hồi hướng

Dòng Họ Thích Ca

Đầu Năm Đi Chùa – Tỳ-khưu Thích-chân-tuệ

Thiền Tập Cho Người Tại Gia | Meditation Practices For Lay People (sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Hướng dẫn về sự chết để sống tốt đẹp hơn

Thiền Vipassana Tuệ Minh Sát

Tờ giấy học đường phấn đấu cả cuộc đời

Hoằng pháp hải ngoại: kênh ngoại giao văn hóa tâm linh

Bụt có một người yêu: “Người yêu cô đơn”

Phát triển nền kinh tế thị trường từ góc nhìn đạo Phật

Đức Phật với những người trẻ tuổi trong kinh A Hàm

Duy Tuệ – Bản Sao Của Thanh Hải Với Nhiều Cải Biên Nguy Hiểm – Minh Thạnh

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 37)

Sáu nghề ác không nên làm là gì ?

Thông Điệp Phật Đản Của Tổng Giám Đốc Unesco 14/5/2011

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 70)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 11)

Kinh Bách Dụ: Đứa bé được chiếc bánh hoan hỷ

Nhân nhỏ quả lớn

Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Giảng Ký

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 164)

Kinh Bách Dụ: Lạc đà của người lái buôn chết

So sánh nhân duyên công đức của sự bố thí

Kinh Niệm xứ (song ngữ Việt-Anh)

Lược Giải Kinh Hoa Nghiêm

Pháp Hoa Huyền Nghĩa

Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 282)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 338)

Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giải (sách)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 25)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 64)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 104)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 368)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 273)

Tin mới nhận

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 15)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 288)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 124)

LÀM THẾ NÀO HÀNG PHỤC PHIỀN NÃO (Phần cuối)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 349)

Chùa Hoằng Pháp Tổ Chức Buổi Họp Mặt Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Nghi Thức Phật Đảnh Tôn Thắng Vô Cấu Quang Đàn Pháp

Hướng Về Miến Tịnh Độ

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 5)

NHẪN NHỤC BA LA MẬT

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 5)

Thành tựu ngũ giới, vãng sanh tây phương tịnh độ

Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 59)

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 2)

Nhìn Thấu Là Trí Tuệ Chân Thật

Nhận Thức Phật Giáo

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 69)

Tịnh Độ Tông Và Pháp Môn Niệm Phật trong Giáo Pháp Của Phật Tổ

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 23)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese