PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Người Ăn Cơm Phật

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NGƯỜI ĂN CƠM PHẬT
Cư Sĩ Nguyên Giác

Có một chút khác nhau giữa cách nói “ăn cơm Phật” và
“ăn cơm nhà Phật.” Đó là giữa một mô tả về cơm, và một chỉ định về nơi chốn của
cơm này. Nhưng cũng có thể nghĩ rằng sẽ không có dị biệt nào, nếu cùng hiểu rằng
chữ Phật có nghĩa là “trí tuệ tỉnh thức.” Đức Phật, để nói ngắn gọn, là người
đã tỉnh thức.

Có một câu ca dao Việt Nam thường nghe, trong đó nói
về tâm thức của người ăn cơm Phật. Tác phẩm “Ca Dao Tục Ngữ Phật Giáo Việt Nam”
do Thầy Lệ Như Thích Trung Hậu sưu tập, nơi câu thứ 25, có ghi:

“Ăn
cơm Phật lật đật cả ngày,
Ăn
cơm nhà bay thẳng tay mà ngủ.”

Hai hình ảnh khác nhau nổi bật. Hễ đã ăn cơm Phật,
là bận rộn làm việc liên tục, không mệt mỏi. Hiểu là, ăn cơm Phật, là đã “tỉnh
thức trí tuệ,” thì không lười biếng nổi được nữa, nghĩa là lúc nào cũng thấy có
việc phải làm, và do cơ duyên lúc nào cũng gặp việc phải làm. Lúc đó, có muốn
lười biếng, cũng không lười biếng nổi.

Còn “ăn cơm nhà bay,” theo nghĩa đối nghịch với câu
trên, có nghĩa là “ăn cơm chúng sinh,” nên hiểu là “cơm của cõi chưa tỉnh thức,”là vẫn còn u mê mờ mịt, lúc nào cũng tự mãn và vui chơi ăn ngủ.

Nếu hiểu là ăn cơm nhà chùa, và ăn cơm ngoài đời thì
lại nghĩa khác. Nhưng nơi đây không có ý như thế. Kiểu như một câu thường nghe,
“ăn mày cửa Phật,” là cụ thể nói chuyện đời. Nhưng khi nói “ăn cơm Phật,” tất cả
các nghĩa ngoài đời đều biến dạng, mà chỉ còn có nghĩa là “pháp hỷ, thiền duyệt,”
nơi đó chỉ có niềm vui của người đã tỉnh thức.

Tuy nhiên, phải khéo léo. Bởi vì, chữ “lật đật”
trong tiếng Việt có thể làm chệch ra ngoài ý nghĩa của trung dung, trung đạo.
Tuy là làm việc gì cũng có thể làm khẩn cấp, nhanh nhẹn – ngay cả khi viết bài,
dịch bài, chạy, bơi, múa võ, đánh quyền… – lúc nào tâm cũng cần giữ nơi lặng
lẽ
và tỉnh thức. Bởi vì ngay khi để tâm
niệm chạy theo quán tính, lúc đó đã không còn là “ăn cơm Phật” nữa. Lúc đó là
“ăn cơm nhà bay,” là cơm số nhiều, là “ăn cơm chúng sinh,” là niệm niệm sinh diệt
dẫn theo kiếp kiếp sinh diệt.

Không giữ được trung dung, là các cõi chúng sinh lôi
kéo liền. Nhưng hễ đi chệch hướng, nghĩa là “ăn cơm nhà bay,” nghĩa là khởi tâm
chúng sinh, thì lúc đó dù có ngồi thiền quanh năm, dù tụng kinh ngàn biến, dù
niệm Phật trọn đời… cũng vẫn gọi là kiểu “thẳng tay mà ngủ,” kiểu không tu gì
hết, bởi vì tu trật hướng, có nghĩa là phóng dật vậy.

Kinh Pháp Cú, bài kệ 21, do Hòa Thượng Thích Minh
Châu
dịch, viết:

“Không
phóng dật, đường sống,
Phóng
dật
là đường chết.
Không
phóng dật, không chết,
Phóng
dật
như chết rồi.”

Câu đầu tiên trong bài kệ trên, tiếng Pali là “Appamado
amatapadam.”

Tác phẩm “The Dhammapada: Verses and Stories” (Kinh
Pháp Cú
: Kệ và Truyện Tích) bản dịch Anh ngữ bởi Daw Mya Tin, giải thích:

“Bài kệ 21: Tỉnh thức là đường tới Bất Tử (Niết
Bàn
); không tỉnh thức là đường tới sự chết. Những người tỉnh thức sẽ không chết;
người không tỉnh thức là kể như đã chết
rồi.” (Verse 21: Mindfulness is the way to the Deathless (Nibbana);
unmindfulness is the way to Death. Those who are mindful do not die; those who
are not mindful are as if already dead.)

Trang này còn giải thích về ngữ căn “appamada,” rằng,
“Theo Bản Chú Giải, chữ này mang toàn bộ ý nghĩa các lời Phật dạy trong Ba Tạng
Kinh
, và do vậy chữ appamada được dịch như luôn luôn tỉnh thức khi làm việc
công đức…” (appamada: According to the Commentary, it embraces all the
meanings of the words of the Buddha in the Tipitaka, and therefore appamada is
to be interpreted as being ever mindful in doing meritorious deeds…)

Như thế, “không phóng dật” có nghĩa là “tỉnh thức
không ngừng nghỉ.” Như thế, dù có ngày đêm sáu thời tụng kinh, niệm Phật, ngồi
thiền
… mà tâm không tỉnh thức, cũng có nghĩa là tâm đã phóng dật. Làm sao có
thể tỉnh thức không ngừng nghỉ? Làm sao có thể lúc nào cũng thọ dụng cơm Phật?
Có thể nói một cách khác, rằng đừng bao giờ thọ dụng cơm chúng sinh, rằng đừng
bao giờ để khởi lên một niệm tham, niệm sân, niệm si nào…

Tác phẩm “Tích Truyện Pháp Cú,” do Thiền Viện Viên
Chiếu
dịch từ cuốn “Buddhist Legends” của Eugène Watson Burlingame, có nói về
bài kệ này, trích:

“ II. Phẩm Không Phóng Dật

Thời Phật Ca-diếp, có cô con gái viên chưởng khố ở
Ba-la-nại, một hôm khi bóng chiều đổ xuống, lấy gương ra soi và trang điểm. Một
ni cô bạn thân của cô, người đã dứt hết dục lạc, đến thăm. (Thường những ni cô
đã dứt hết dục lạc, hay đến thăm gia chủ ủng hộ mình vào xế chiều). Lúc đó các
nàng hầu của cô vắng mặt nên cô bảo vị ni lấy giùm giỏ trang điểm. Nếu không
làm theo ý cô, có thể cô nổi sân và như thế sẽ tái sanh vào địa ngục, nhưng nếu
nghe lời cô sai bảo thì cô sẽ làm người hầu ở kiếp sau. Làm người hầu dù sao
cũng không khổ bằng ở địa ngục, nên vị ni lấy giỏ trang điểm đưa cho cô. Do đó
cô trở thành nàng hầu.” (hết trích)

Truyện vừa kể cho thấy, chỉ một chút sơ ý thôi, vì
có hành vi thiếu tôn kính với một vị ni đã dứt dục lạc, cô con quan phải tái
sinh
làm nàng hầu. Chỉ một khoảnh khắc thiếu tỉnh thức, thiếu cảnh giác canh giữ
ba nghiệp… thế là lỡ cả một kiếp luân lạc.

Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là để tâm căng thẳng.
Chữ “lật đật” có thể làm hiểu nhầm như thế. Bởi vì đã “ăn cơm trí tuệ” là sẽ biết
điều
hợp tâm mình “không phóng dật” liên tục, nghĩa là niệm niệm tỉnh thức liên
tục
. Không phảỉ gấp gáp, không phải lè phè.

Trong kinh “Appamada Sutta: Heedfulness” (Kinh Tỉnh
Thức
) từ Samyutta Nikaya (Tương Ưng Bộ Kinh), bản dịch từ Pali sang Anh văn của
Thầy Thanissaro Bhikkhu, trên mạng http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn03/sn03.017.than.html,
có ghi lời Đức Phật nói tại thành
Savatthi, với Vua Pasenadi Kosala, rằng
có một phầm chất làm lợi đời này và nhiều đời sau, đó là, trích dịch:

“Tỉnh thức, thưa đại vương. Y hệt như dấu chân của tất
cả các loài có chân có thể được bao phủ bởi dấu chân của một con voi, và dấu
chân
voi được tuyên xưng là vô thượng vì kích thước lớn; cũng như thế, tỉnh thức
là một phẩm chất bảo đảm lợi ích cả hai phương diện — lợi ích trong kiếp này,
và lợi ích trong nhiều kiếp sau.”

Như thế, “lật đật cả ngày” chỉ có nghĩa là liên tục
ngày đêm sẽ không để một niệm chúng sinh nào sinh khởi, nghĩa là sẽ cắt hết mọi
nhân duyên để không cho bất kỳ một hạt gạo nào trở thành một hạt cơm nhà bay…

Nghĩa là, ngày đêm sống với cơm Phật, cơm của trí tuệ,
cơm của tỉnh thức.

Tới đây, chúng ta cần có một cảnh giác. Đó là, động
từ “ăn” cho hiểu là đưa thêm cái gì vào. Nghĩa là, “ăn cơm Phật” hiểu là “đưa cơm
Phật vào.” Thực sự không phải như nghĩa đó. Mà nên hiểu, cơm Phật đã có sẵn
trong tâm rồi. Nếu có pháp nào ngoàì tâm, thì đó là ngoại đạo.

Vấn đề chỉ là: cơm đã chín chưa? Nghĩa là, gạo, củi,
lửa… mọi thứ đã có sẵn, chỉ còn chờ dọn cơm Phật ra để thọ dụng.

Thiền Sư Liễu Quán (1667 – 1742) sau nhiều năm tham
học
với Thiền Sư Tử Dung ở Huế, tới khi trình kiến giải, “Sớm biết đèn là lửa,
cơm chín đã lâu rồi,” bấy giờ mới được khen ngợi là đã hiểu đạo.

Đèn là lửa… sóng là nước… niệm niệm đều từ một tâm.
Nhưng biết tu pháp tỉnh thức, thì là cơm Phật; chệch đi một chút, sẽ là cơm chúng
sinh
.

Trên đường tu, cũng cần phải tỉnh thức ngay trên pháp
tỉnh thức. Bởi vì vô số cảnh giới sẽ trùng trùng hiện ra trong tâm, và chỉ khởi
một tâm chúng sinh là sẽ hỏng, chỉ uổng công. Đây chính là chỗ mà bài Bát Nhã Tâm
Kinh
sẽ giúp cho học nhân. Nơi đây chính là “thị chư pháp không tướng, bất sanh
bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm…”

Có cơm Phật cũng không phải là tăng, lìa cơm chúng
sinh
cũng không phảỉ là giảm. Nhìn lại trong tâm, thực sự là “không tướng,” vì
từ nhỏ tới già, chúng ta đã khởi lên vô lượng tâm, thấy vô lượng niệm hiện ra và
biến mất…

Cũng cần cảnh giác, có một số vị tu thiền lại chấp vào
cảnh giới an lạc, thanh tịnh. Thí dụ, khi ngồi thiền, thấy thân tâm mình an lạc,
nên sinh tâm ưa thích cảnh thanh tịnh, thoải mái; hay khi rửa chén, chú tâm vào
thọ lạc khi thấy nước ấm loang nơi bàn tay và ngửi mùi xà phòng thơm; hay khi
nhai cơm, chú tâm vào thọ lạc khi nghiền hạt cơm… vân vân. Nghĩa là, “thấy quá phê” nhờ tập thiền.

Coi chừng, ưa thích cảnh thanh tịnh, lúc đó tâm tham
sẽ hiện ra. Nhiều thập niên trước, một vị thiền sư ở Bình Dương đã từng dạy rằng,
khi ngồi thiền mà thấy mê cảnh thiền định, thì hãy bỏ oai nghi ngồi…

Ngược lại, khi ghét cảnh bất tịnh, khi thấy cảnh không
như ý mình, lại dễ dàng sinh khởi tâm sân. Thế lại là hỏng. Khi yêu cảnh này, sẽ
bị niệm tham mai phục; khi ghét cảnh kia, sẽ bị niệm sân mai phục. Cả yêu cùng
ghét đều là bệnh cả.

Cho nên, trong khi tu học, nên giữ tâm “bất cấu, bất
tịnh” (không dơ, không sạch).

Hãy giữ tâm lặng lẽ và tỉnh thức, rồi “không tướng”
sẽ hiện ra. Hãy để mặc cho vô lượng sóng niệm sinh khởi và biến dạng, rồi mặt hồ
sẽ an tỉnh và ánh trăng sẽ hiện ra.

Cảnh giới đó, ánh trăng đó, chính là “cơm Phật.” Tâm
đó chính là “không tướng,” chính là tâm của “bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh,
bất tăng bất giảm…”

Bạn có thể tập được các bước đầu đơn giản trong việc
“ăn cơm Phật” này. Không có gì phải lật đật; đó chỉ là một kiểu nói cách điệu
thôi. Hãy khởi sự thật đơn giản: hãy hít thở dịu dàng và tự nhiên, hãy để tâm cảm
nhận hơi thở vào và ra dịu dàng. Hãy tập như thế bất kỳ khi nào nhớ tới hơi thở.
Cả khi đi, đứng, nằm, ngồi. Trong vài ngày thôi, bạn sẽ thấy khác liền. Và khi
nào có dịp, hãy tìm đọc thêm, và tìm các vị thầy hướng dẫn.

Tại sao, có cơm lại không chịu ăn? Huống gì, đây lại
là cơm Phật…

_Re

Tin bài có liên quan

Trên Đỉnh Núi Linh Thứu Nhớ Descartes

Trên Đỉnh Núi Linh Thứu Nhớ Descartes

Xuất Xứ Và Ý Nghĩa Việc Đức Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu

Xuất Xứ Và ý Nghĩa Việc Đức Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu

Trầm Tư Về Vũ Trụ Chung Quanh Chúng Ta

Đức Phật Là Bậc Nhất Thiết Trí

Phật Giáo Với Sự Rửa Tội

Phật Giáo Với Sự Rửa Tội

Ý Nghĩa Lễ Cầu Nguyện

Ý Nghĩa Lễ Cầu Nguyện

Sứ Mệnh Của Đạo Phật

Sứ Mệnh Của Đạo Phật

Cầu Trời Có Được Gì Đâu

Những Lợi Ích Của Tri Túc

Những Lợi Ích Của Tri Túc

Người Phật Tử Tu Điều Gì?

Load More

Discussion about this post

Sự Kiện Quan Trọng Nhất Trong Cuộc Đời

Sự Kiện Quan Trọng Nhất Trong Cuộc Đời

Sự Kiện Quan Trọng Nhất Trong Cuộc Đời Pháp sư Tịnh Không Con người vốn do tâm thức và thể...

Giáo Khoa Phật Học Cấp Hai Quyển Hạ

GIÁO KHOA PHẬT HỌCCấp Hai - quyển hạ(Trung Cấp Phật Học Giáo Bản - nguyên tác Hán ngữ của cư...

Nền Tảng Đạo Đức Phật Giáo Xây Dựng Xã Hội Chân Thiện Mỹ

Nền Tảng Đạo Đức Phật Giáo Xây Dựng Xã Hội Chân Thiện Mỹ

NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁOXÂY DỰNG XÃ HỘI CHÂN THIỆN MỸThích Trí Giải I. Giới thiệu:Đức Phật thị hiện ra...

Hỏi Đáp Với Nhà Sư Ajahn Chah

Hỏi Đáp Với Nhà Sư Ajahn Chah

HỎI ĐÁP VỚI NHÀ SƯ AJAHN CHAHJack Kornfield Hoang Phong chuyển ngữ Vài lời ghi chú của người dịch  Các...

Cơm Chay Sinh Viên Huế Thương

Cơm chay sinh viên Huế thương

CƠM CHAY SINH VIÊN HUẾ THƯƠNG Nguyễn Nguyên An Một buổi trưa tôi dùng cơm chay ở quán Huế Thương (đường...

Bộ Kinh Trung (Trung Kinh Bộ)

Bộ Kinh Trung (Trung Kinh Bộ)

BỘ KINH TRUNG (TRUNG KINH BỘ) Phiên bản Pali-Anh: Tỳ kheo Bồ-ĐềNgười dịch: Lê Kim KhaNhà xuất bản Hồng Đức...

Phật Giáo: Tôn Giáo, Triết Học, Luân Lý Hay Khoa Học

PHẬT GIÁO :TÔN GIÁO, TRIẾT HỌC, LUÂN LÝ HAY KHOA HỌC ?Hoang Phong Tôi không hề quan tâm đến chữ...

Sức Mạnh Của Pháp Trần

Sức mạnh của pháp trần

SỨC MẠNH CỦA PHÁP TRẦN Thích Nữ Giác Anh   Pháp trần là một thuật ngữ thường gặp trong Phật...

Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 Và Tây Tạng

Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 Và Tây Tạng

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng là một những Đạo sư Phật Giáo vĩ đại của...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 120)

 Các vị đồng học, xin chào mọi người.                Hôm nay các đồng học ở Bắc Kinh đã nêu ra 7...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 81)

Kinh văn:“Giả linh cúng dường hằng sa thánhBất như kiên dũng cầu chánh giác”.Lần trước giảng đến đoạn này, ý...

Bộ Kinh Tập (16t54-69)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật Giáo Trung Quốc Thời Hiện Đại

Phật Giáo Trung Quốc Thời Hiện Đại

PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC THỜI HIỆN ĐẠINguyễn Hải Hoành   Phật giáo là một tôn giáo có hơn 2.500 năm,...

Đức Vua Asoka Của Tích Lan

ĐỨC VUA ASOKA CỦA TÍCH LAN (Đức vua Duṭṭhagāmaṇi Abhaya (421 PL) Minh Đức Triều Tâm Ảnh Được xem như...

Thuyết Tái Sinh Một Kịch Bản Lý Giải Đời Sống Con Người Làm Ta Suy Nghĩ – Phạm Viết Quang

Thuyết Tái Sinh Một Kịch Bản Lý Giải Đời Sống Con Người Làm Ta Suy Nghĩ – Phạm Viết Quang

THUYẾT TÁI SINHMỘT KỊCH BẢN LÝ GIẢI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜILÀM TA SUY NGHĨPhạm Viết Quang Theo Phật giáo quan...

Sự Kiện Quan Trọng Nhất Trong Cuộc Đời

Giáo Khoa Phật Học Cấp Hai Quyển Hạ

Nền Tảng Đạo Đức Phật Giáo Xây Dựng Xã Hội Chân Thiện Mỹ

Hỏi Đáp Với Nhà Sư Ajahn Chah

Cơm chay sinh viên Huế thương

Bộ Kinh Trung (Trung Kinh Bộ)

Phật Giáo: Tôn Giáo, Triết Học, Luân Lý Hay Khoa Học

Sức mạnh của pháp trần

Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 Và Tây Tạng

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 120)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 81)

Bộ Kinh Tập (16t54-69)

Phật Giáo Trung Quốc Thời Hiện Đại

Đức Vua Asoka Của Tích Lan

Thuyết Tái Sinh Một Kịch Bản Lý Giải Đời Sống Con Người Làm Ta Suy Nghĩ – Phạm Viết Quang

Tin mới nhận

Ngàn năm cảnh Phật 

Nghiệp nặng và sự cứu độ của Đức Phật

Phật ở đâu?

Làm sao cho đá nổi, bơ chìm?

Sống theo lời Phật: Cách chế ngự tâm

An trú bây giờ

Mười lý do nên tu tập từ bi quán

Trút bỏ phiền ưu theo lời Phật dạy

Buôn chuyện bị Phật rầy

Nguyên nhân gây ra sợ hãi và đau khổ

Hòa thượng Viên Minh: Cô đơn là điều tuyệt diệu

Chùa Từ Đức P. Thủy Xuân, Tp. Huế Thừa Thiên

Con đường Thiền định mà Thế Tôn đi qua

Tri túc thường lạc

Hành trình có Phật

Để có một tình yêu đích thực bạn trẻ nên lưu ý bốn điều sau

Lời Phật dạy về cách tạo dựng phúc đức cho sinh mệnh con người

Đức Phật – Ngài là một vầng dương bừng chiếu, muôn đời tỏa sáng nhân gian

Phật dạy mạng người sống trong hơi thở

8 tướng thành đạo của Đức Phật Thích Ca

Tin mới nhận

Động tức có khổ

Kiến Ngũ Uẩn Giai Không, Độ Nhất Thiết Khổ Ách

Gởi bạn chút tình

Buông bỏ chấp thủ tự ngã để an vui lâu dài

Quan Điểm Của Đức Phật Về Sự Quyết Định

Các Bài Học Phật

Cảm Nhận Về Mùa Xuân Qua Bài Kệ Của Thiền Sư Mãn Giác

Thậm thâm vi diệu pháp (phần 3)

Sách Hướng Dẫn Thiền

Phẩm Phổ Môn – Quán Thế Âm Bồ Tát Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 235)

Vào Thiền

Bồ Tát Hạnh Trong Kink Viên Giác

Đức Phật dạy thế nào là người đàn ông lý tưởng?

Sơ quát về “bình thường tâm thị đạo”qua duy thức học

Khóa Lễ Cầu Siêu Phật Giáo Nguyên Thủy

Cố Đô Sukhothai, Cội Nguồn Của Nền Văn Hóa, Nghệ Thuật Thấm Nhuần Hương Sắc Phật Giáo

Lời nói yêu thương

Sống an vui với tâm không chống đối, không phán xét & không ràng buộc

Nhân cách con người trong triết lý Bát Chánh Đạo Phật Giáo (song ngữ)

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 21)

Kinh Kim Cang Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 34)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 350)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 54)

Gươm Báu Trao Tay

So Sánh Kinh Trung A Hàm Chữ Hán & Kinh Trung Bộ Chữ Pali

Kinh Người Áo Trắng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 72)

Kinh Bách Dụ: Nói hay làm dở

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 21)

Quảng Ngãi: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiết giới thọ An cư

Kinh Pháp Cú Giảng Giải

Kim Cương Kinh Giảng Nghĩa

Kinh Bách Dụ: Bà lão bắt gấu

Niệm Phật không phải là kêu Phật

Đốt tay làm đuốc, sau được thành Phật

Vài Hàng Giới Thiệu Về Kinh Điển Phật Giáo

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 62)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 263)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 286)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 5)

Vấn Đề Tự Lực Và Tha Lực

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 114)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 368)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 117)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 166)

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 2)

Học Đạo Thánh Nhân

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 252)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 16)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 50)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 328)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 111)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 122)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 42)

Nghiên Cứu Thiền Tông Và Niệm Phật

Cách Thức Quán Tưởng Phật A Di Đà Lúc Chết

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 243)

Hoàn Tướng Hồi Hướng

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese