PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Ngồi thế nào

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NGỒI THẾ NÀO
Ni sư trưởng P.T.N.H Jiyu – Kennett

 

Ngoi ThienKhi ngồi, cần để ý xương sống của mình theo đường cong tự nhiên của một xương sống lành mạnh, như thấy trong sách y khoa. Rất quan trọng là học ngồi cho đúng như vậy. Cái xảy ra nơi chân thì không quan trọng; cái xảy ra nơi xương sống thì cực kỳ quan trọng. Nếu xương sống không đúng thì sự cứng cõi, đau đớn và cả ảo giác có thể sanh ra. Sức nặng của thân được những bắp thịt phần lưng dưới mang dễ dàng nếu tư thế đúng.

Người ta không bao giờ ngồi hoàn toàn trên gối thiền hay ghế. Khi ngồi trên sàn, chỉ có phần chót đáy xương sống thực sự trên gối thiền để cho hơi nghiêng một chút từ mông, chỉ ngồi trên mép gối, và đầu gối để thoải mái trên sàn. Tư thế này ngăn sự đè mạnh trên đùi khiến máu khó lưu thông. Nếu ngồi hẳn trên gối thiền, không để cho đùi có khoảng hở, sẽ không thể rời khỏi gối mà không khá đau về sau. Đầu cần cảm thấy thoải mái tự nhiên và sức nặng đè trên vai, hai tai thẳng hàng với vai và mũi thẳng hàng với rốn. Không có hai người giống đúc nhau về mặt thân thể, thế nên rất quan trọng là cẩn thận thử nghiệm cho chính bạn để có thể chắc chắn rằng bạn đã tìm ra chỗ đúng của đầu bạn và chân bạn. Nếu hai tai không thật thẳng với vai bạn do chẳng hạn có một tổn thương loại nào đó ở lưng, bạn cũng chớ cảm thấy rằng bạn không thể thiền định. Hãy tìm ra vị trí thoải mái nhất, nơi bạn vững vàng nhất, và bắt đầu thiền định trong tư thế đó. Người ta lắc thân từ trái qua phải, bắt đầu từ rộng đến hẹp dần, có thể xoay cung tròn nếu muốn. Những loại cử động này giúp cho một người tìm thấy tư thế tốt nhất để nghỉ ngơi như một cá nhân.

Hai bàn tay để trong lòng với những đầu ngón tay chạm nhẹ vào nhau. Người thuận tay trái đặt tay phải trên tay trái, và người thuận tay phải thì tay trái trên tay phải, vì lý do sau: một nửa thân luôn luôn hoạt động nhiều hơn nữa kia, thế nên trong khi ngồi thiền người ta đặt bàn tay của nửa thân ít hoạt động trên bàn tay của nửa thân hoạt động nhiều vì việc này giúp cho làm quân bình hoạt động của thân.

Mắt không bao giờ nhắm hoàn toàn. Mắt nhìn xuống ở một điểm trên sàn thế nào cho thoải mái. Không có hai người cùng một khoảng cách điểm nhìn nhau, thế nên thường nói rằng tốt nhất là để mắt nghỉ ngơi trên sàn ở khoảng cách xê xích một mét. Chúng ta giữ quy tắc nhưng phải thuận theo sự tự nhiên của chúng ta. Di sản và quyền tự nhiên của tất cả chúng ta là biết được Chân Ngã của chúng ta, đó là an vui và là một với cái Vĩnh Cửu. Để hoàn thành việc này, chúng ta phải không làm cái gì không tự nhiên đối với chúng ta, chỉ bởi vì những lời dạy về thiền định đã được viết ra cho một thân thể hoàn hảo.

Với đôi mắt phải làm cùng một chuyện như người ta làm với tâm mình. Phải không cố gắng nhìn cái gì đặc biệt, như những hình trên tường hoặc sàn, cũng không cố gắng làm cho chúng thành mơ hồ, không rõ ràng. Người ta chỉ giữ đôi mắt nhìn xuống và tụ lại một điểm. Người ta giữ đôi mắt mở để có thể tỉnh giác. Người ta không cố gắng thấy đồng thời không cố gắng không thấy.

Quan trọng là thở qua mũi chớ không qua miệng. Điều này dễ làm bằng cách ngậm miệng lại mà thôi.

Khi thở, chớ làm điều gì không tự nhiên. Có nhiều hình thức gọi là thiền định khác nhau, tất cả đều đem lại những cấp độ an ổn tâm linh khác biệt. Nhưng không có hình thức thiền định nào đem lại an ổn tâm linh lớn hơn và thấu hiểu tỉnh giác sâu hơn bằng sự thiền định quán chiếu thanh tĩnh như tôi đề cập; tuy nhiên những lợi ích này chỉ hoàn thành nếu người ta thở tự nhiên. Làm đồng bộ hơi thở với trạng thái tự nhiên của thân là điều quan trọng. Nếu hơi thở thô, nghĩa là căng, ráng sức, không bình thường do để ý nhiều vào nó thì không có sự hài hoà của thân và tâm. Một số người trong chúng ta thở nhanh hơn những người khác, những người khác chậm hơn. Mỗi người phải thở theo nhịp điệu bình thường, tự nhiên của nó, để không gây ra căng thẳng. Một lần nữa, phải nhấn mạnh vào sự tự nhiên.

Người ta phải không chủ tâm cố gắng suy nghĩ cũng như không chủ tâm cố gắng không suy nghĩ. Những tư tưởng đến và đi trong đầu chúng ta và chúng ta hoặc có thể chơi đùa với chúng hoặc chỉ ngồi đó và cho phép chúng đi qua. Quá nhiều người trong chúng ta tự để cho mình bị những tư tưởng cưỡng đoạt, trong khi có một số thì chủ tâm tống cổ chúng; cả hai việc này đều hoàn toàn sai lầm. Người Nhật phân biệt giữa tư tưởng cố ý và tư tưởng tự nhiên. Vì tai chúng ta không bị bịt lại trong khi thiền định, nên nghe xe chạy qua và chim hót là chuyện bình thường. Bởi vì mắt chúng ta không nhắm, cũng có lý khi chúng ta nhận thấy những khuôn hình trên thảm, trên sàn hay trên vách, những cái ấy chỉ quấy nhiễu chúng ta nếu chúng ta cho phép mình thảo luận về chúng trong tâm trí. Nếu người ta chỉ nhận biết một chiếc xe đi ngang qua thì không có vấn đề gì. Nhưng cùng với nhận biết đó, người ta bực mình hay vui thích, bấy giờ thiền định đã dừng lại. Tất cả đều được đòi hỏi khi thiền định là người ta ngồi với một tâm thái tích cực, nghĩa là biết rằng nếu ngồi như vậy, người ta sẽ tìm thấy Đức Phật Chân Thật trong chính họ.

Tôi thường ví dụ ngồi dưới một cái cầu để minh hoạ việc này. Người ta ngồi dưới một cái cầu lưu thông cả hai chiều. Người ta không leo lên cầu để đi nhờ một chiếc xe, cũng không đuổi theo chúng; người ta cũng không tìm cách đẩy xe ra khỏi cầu. Người ta không thể không biết có những chiếc xe ở đó; người ta phải không bị chúng quấy rầy. Nếu một người bị những tư tưởng của nó nắm giữ thì quan trọng là không phiền hà về điều đó. Người ta chỉ chấp nhận sự kiện mình bị nắm giữ và tiếp tục ngồi, không lo phiền hay cảm thấy có tội. Bất kể người ta làm gì, người ta không thể thay đổi sự kiện là người ta bị nắm giữ và nếu lo phiền về chuyện đó, người ta lại không bình an để trở lại thiền định. Người ta cần không thắc mắc, cảm thấy có tội, không có gì huỷ hoại cho bằng mặc cảm tội lỗi trong việc này.

Khi thiền định xong, ngựời ta lắc thân từ phía này qua phía kia hay theo một chuyển động tròn, như khi nơi khởi đầu, ngoại trừ làm từ những cái lắc nhỏ đến những chuyển động rộng hơn.

Không mặc cái gì chật, thắt là điều quan trọng. Cũng quan trọng là không mặc quá nóng hay quá lạnh. Đại sư Đạo Nguyên, khi nói đến những cái thái quá, quá ấm, mặc quá nhiều thứ, ăn quá nhiều, không đủ ấm, mặc không đủ, ăn không đủ, đã bình luận: “Sáu phần của bao tử nâng đỡ cho một người, hai phần kia giúp cho bác sĩ của y”. Đại sư Đạo Nguyên có cảnh cáo rất quan trọng về điều mà ngài gọi là ba cái thiếu: thiếu ngủ, thiếu ăn, và thiếu ấm. Trừ phi ba cái này đều đúng hợp, không quá nhiều hay quá ít, nếu không hài hoà thân tâm thì không thể.

Câu hỏi: Nếu một người đang nữa chừng thiền định mà không thể tiếp tục giữ nguyên tư thế thì sao?

Nên chuyển đổi và chớ lo âu về việc đó. Ngồi thiền không phải là một kiểm tra về sự chịu đựng. Nếu cảm thấy không thể giữ tư thế thì chẳng có gì sai khi thay đổi nó. Nếu cần chuyển đổi, hãy cần nhớ xương sống phải trở lại thẳng. Cũng quan trọng là cần tự rèn luyện mình đến một mức nào. Tôi luôn luôn chủ trương nếu một người cảm thấy có thể ngồi mười phút thì nên thúc đẩy mình ngồi mười hai phút, và khi ngồi được mười hai phút thì nên ngồi đến mười bốn phút. Người ấy cần tiếp tục theo cách đó cho đến khi có thể duy trì cùng một tư thế trong bốn mươi lăm phút mà không khó chịu. Với cách ấy, thân thể được rèn luyện một cách từ tốn và tự nhiên khi nhận biết nó cũng có những quyền của nó. Nếu không làm vậy, ngồi có thể trở thành cái gì gây sợ hãi; tôi không biết điều gì tệ hơn điều này.

Câu hỏi: Còn việc bồn chồn?

Nếu một người muốn tiến bộ trong thiền định, học ngồi yên là điều gì rất quan trọng. Bồn chồn, nếu thân vẫn thoải mái, là một dấu hiệu của người không thích kỷ luật và là một tự ngã không chịu điều phục. Sự cãi cọ của những cái đối nghịch nhau trong tâm của chúng ta không hề rõ ràng như chúng ta nghĩ, và sự bồn chồn đôi khi là một phản ứng với sự không muốn làm điều gì về chính mình. Nếu một người thấy mình khổ sở vì bị thôi thúc phải chộn rộn, người ấy nên thở sâu ba hơi và lại thẳng lưng.

Nếu chúng ta đều thấp, cao, ốm, mập, có cùng tầm nhìn hay sức khoẻ như nhau, việc dạy thiền định thì rất dễ. Nhưng mỗi người đều khác nhau, nên không thể viết một chương về cách ngồi như nhau cho mọi người. Quan trọng là ngưòi ấy được một vị thầy thẩm quyền kiểm nghiệm đâu là tư thế đúng nhất cho y. Nhiều người cố giữ từng chữ của Những quy luật ngồi thiền mà không biết rằng mục đích của bản văn là giúp họ học thiền định chứ không phải làm họ đau đớn và khó chịu.
Ngoikhong
Trích: NGỒI KHÔNG –
Những tác phẩm thiết yếu
của thực hành Thiền Chỉ Quản đả tọa,
Việt ngữ: Thiện Tri Thức, 2010 – NXB Thời Đại

Bài đọc thêm liên quan đến tác giả:
Houn Jiyu Kennett, Một Nữ Tu Người Anh (Thích Nguyên Tạng dịch)

…Shasta Abbey là một tu viện Phật Giáo được thành lập từ năm 1970 bởi cố Ni sưtrưởng Jiyu-Kennett. Ni trưởng Kennett tu học tại Nhật Bản từ năm 1962 đến năm 1969 và là đệ tử của cố Hoà thượng Keido Chisan Koho Zenji, Viện chủ chùa Daihonzan Sojiji (1957-1967). Theo di chúc của bổn sư, cố Ni trưởng Kennett trở vềphương Tây năm 1969 để hoằng pháp cho người Tây phương theo truyền thống thiền Mặc chiếu (the Serene Reflection Meditation tradition). Đây là truyền thống Thiền Tào Động “Tsao-Tung Chan” ở Trung Hoa và “Soto Zen” ở Nhật Bản, truyền thừa từ đức Phật Thích Ca qua các Tổ sư Ấn Độ và được Ngài Bồ Đề Đạt Ma truyền sang Trung Hoa, tiếp nối đến Lục Tổ Huệ Năng….  .Tu Viện Shasta Abbey Mount Shasta, California (Tịnh Thủy)

Tin bài có liên quan

Vô Ngã Vô Ưu

Vô Ngã Vô Ưu

Vị Trí Của Thiền Quán Trong Tu Tập Phật Giáo

Vị Trí Của Thiền Quán Trong Tu Tập Phật Giáo

Vì Sao Tu Thiền Định

Vì sao tu thiền định

Về Một Lời Khuyên Tu Thiền

Về một lời khuyên tu thiền

Vài Ghi Chú Rời Về Thiền

Vài Ghi Chú Rời Về Thiền

Ứng Dụng Bảy Yếu Tố Giác Ngộ Trong Quá Trình Thực Hành Thiền Định

Ứng dụng bảy yếu tố giác ngộ trong quá trình thực hành thiền định

Tương Quan Giữa Thiền Và Tịnh

Tương Quan Giữa Thiền Và Tịnh

Tứ Vô Lượng Tâm

Tứ vô lượng tâm

Tư Tưởng Thiền Học Trần Thái Tông

Tu Thiền Định Bằng Cách Chuyên Tâm Vào Một Điểm

Tu thiền định bằng cách chuyên tâm vào một điểm

Load More

Discussion about this post

Nhập Trung Đạo: Con Đường Bồ Tát Tích Hợp Đại Bi Và Trí Tuệ (Bài 9.1)

Nhập Trung Đạo: Con đường Bồ tát tích hợp đại bi và trí tuệ (Bài 9.1)

Nguyệt Xứng (c. 570 - 650) NHẬP TRUNG ĐẠO: CON ĐƯỜNG BỒ TÁT TÍCH HỢP ĐẠI BI VÀ TRÍ TUỆ  Trí địa...

Phật Giáo: Tôn Giáo, Triết Học, Luân Lý Hay Khoa Học

PHẬT GIÁO :TÔN GIÁO, TRIẾT HỌC, LUÂN LÝ HAY KHOA HỌC ?Hoang Phong Tôi không hề quan tâm đến chữ...

Nhân Đọc “Triết Học Thế Thân” Bản Dịch Việt Ngữ

Nhân Đọc “Triết Học Thế Thân” Bản Dịch Việt Ngữ

Saigon trước năm 1973, có khoảng chừng ba hay bốn “dàn máy tính”. Con số quá khiêm tốn. có. Tất...

Học Phật Có Thành Phật?

Học Phật có thành Phật?

Học Phật là để thành Phật. Điều này chắc chắn như vậy, vì chính đức Phật đã xác quyết như...

Ba Nguyên Tắc Của Giáo Dục Phật Giáo

Ba nguyên tắc của giáo dục Phật Giáo

Thích Thanh NguyênĐề tài tham luận Hội thảo Giáo dục Phật giáo Quốc tế 2018tại Viện Phật Học Bồ Đề...

Phật Giáo Hàn Quốc Và Việt Nam

Phật Giáo Hàn Quốc Và Việt Nam

PHẬT GIÁO HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM Robert Tomiller & Long Kim Là những người tương đối mới đến Hàn...

Phật Giáo Trong Xã Hội Hiện Đại

Phật Giáo trong xã hội hiện đại Ni sư Thubten Chodron Lược dịch: Huệ Pháp Ứng dụng giáo lý Phật giáo...

Thiền Như Pháp Giảm Đau

Thiền Như Pháp Giảm Đau

THIỀN NHƯ PHÁP GIẢM ĐAU Nguyên Giác   Làm thế nào để giảm đau là một trong những nan đề...

Tại Sao Làm Việc Thiện Nhưng Chưa Gặp Quả Lành?

Tại sao làm việc thiện nhưng chưa gặp quả lành?

Hỏi: Con là một Phật tử thường đi chùa vào những ngày gần đây, tự nhiên con rất thích đi chùa...

Trần Gian Là Quán Trọ

Trần gian là quán trọ

TRẦN GIAN là QUÁN TRỌ Thích Nữ Hằng Như   I. DẪN NHẬP           Cuộc sống của con người và...

Bệnh Khổ

Bệnh Khổ

Ngay cả người tu xem thân tứ đại giả hợp là hư huyễn, lấy bệnh khổ làm thuốc hay để...

Đi Tìm Một Đấng Tối Cao

ĐI TÌM MỘT ĐẤNG TỐI CAO Trịnh Xuân Thuận Thái độ của Phật giáo liên quan đến sự hòa điệu...

Tư Tưởng Phật Giáo Trong Kinh Tạng Pali Về Chủ Nghĩa Nhân Văn Và Giáo Dục Pháp Hành Phật Giáo

Tư tưởng Phật giáo trong kinh tạng Pali về chủ nghĩa nhân văn và giáo dục pháp hành Phật giáo

Hệ thống triết lý của Đạo Phật mang một giá trị vô cùng lớn lao với đời sống. Trong đó...

Gọi Cõi Đi Về… Cư Sĩ Liên Hoa

Gọi Cõi Đi Về… Cư Sĩ Liên Hoa

GỌI CÕI ĐI VỀ...Cư sĩ Liên Hoa Kính dâng tặng những người mang chiếc áo cô đơn với lý tưởng,...

Lời Dạy Cuối Cùng Của Đức Phật

Lời dạy cuối cùng của Đức Phật

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nhập Trung Đạo: Con đường Bồ tát tích hợp đại bi và trí tuệ (Bài 9.1)

Phật Giáo: Tôn Giáo, Triết Học, Luân Lý Hay Khoa Học

Nhân Đọc “Triết Học Thế Thân” Bản Dịch Việt Ngữ

Học Phật có thành Phật?

Ba nguyên tắc của giáo dục Phật Giáo

Phật Giáo Hàn Quốc Và Việt Nam

Phật Giáo Trong Xã Hội Hiện Đại

Thiền Như Pháp Giảm Đau

Tại sao làm việc thiện nhưng chưa gặp quả lành?

Trần gian là quán trọ

Bệnh Khổ

Đi Tìm Một Đấng Tối Cao

Tư tưởng Phật giáo trong kinh tạng Pali về chủ nghĩa nhân văn và giáo dục pháp hành Phật giáo

Gọi Cõi Đi Về… Cư Sĩ Liên Hoa

Lời dạy cuối cùng của Đức Phật

Tin mới nhận

Chùa Núi Minh Đức – Khối Phố Thạnh Đức, Huyện Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam, Việt Nam

Suy nghiệm lời Phật: Chớ xem thường trẻ nhỏ

Khai Mạc Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Quảng Đức

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chùa Sùng Hưng

Để tâm giải thoát được thuần thục

Đức Phật được tạo lập tượng và tôn thờ như thế nào?

Tỷ phú Bill Gates đã thực hiện lời Phật dạy như thế nào?

Vấn đề bảo vệ môi trường dưới góc nhìn Phật giáo

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 5)

Chùa Hang Mai – Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Phật dạy: “Thế gian có năm việc tuyệt chẳng thể được”

Hãy đẹp ngay từ tâm mình

Phật dạy: Nghiệp tốt do mình tạo, không phải sức thiêng liêng nào ban

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Hai: Phu Phụ

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhà lãnh đạo có tâm và có tầm

Bỏ mẹ già đi tìm đức Phật, chàng trai gặp người cần tìm ở nơi chưa bao giờ ngờ đến

Chuyển hóa đố kỵ theo lời Phật dạy

Học từ đời thường

Đức Phật hiện diện giữa cuộc đời

Tìm hiểu lời dạy của Ðức Phật đối với các bậc quân vương Ấn Ðộ

Tin mới nhận

Ngũ Uẩn Giai Không

Thực chứng học và khoa học

Thấy Pháp tức thấy Như Lai

Tâm Thư Về Việc Xây Dựng Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 89)

Dòng Sông Tâm Thức (Sách Ebook song ngữ Vietnamese-English PDF)

Cư Sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám (1897 – 1969)

Giáo dục Phật Giáo: cổ điển và hiện đại

Cảm Niệm Mùa Phật Đản 2017

Hỏi Và Đáp Về Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008

Cầu Siêu Có Ảnh Hưởng Vong Linh Không?

Diễn Ca “Dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử”

Chú Đại bi và Tâm kinh – Tinh túy lòng từ bi và trí huệ

Nhân Minh Học Nhập Môn Võ Văn Ái

Chuyển nghiệp ác

Bế Mạc Hội Thảo Phật Giáo Châu Á Vì Hòa Bình (abcp)

32. Đời Là Bể Khổ

Phát Triển Kinh Tế Và Văn Hoá – Nguyễn Thế Đăng

Tìm ra “Long-Nữ” Việt-Nam

Khái niệm về cái chết theo quan điểm Phật Giáo

Tin mới nhận

Cho tôi bát nước

Sn 4.4: Suddhatthaka Sutta Kinh Về Thanh Tịnh

Những Ngày Hạnh Phúc

Kinh Tạng Pali (Nam Tông) [Pdf Dành Cho Kindle]

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 350)

Bồ Tát Tại Gia, Bồ Tát Xuất Gia – Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Kinh Bát Đại Nhân Giác Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 78)

Kinh Tiểu Bộ Tập Vi (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 18)

Kinh Bách Dụ: Dã can bị cành cây gãy rớt trên lưng

Đọc Và Hiểu Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa

Kinh Bách Dụ: Người nghèo giả tiếng chim uyên ương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 46)

Tư tưởng Phật giáo trong kinh tạng Pali về chủ nghĩa nhân văn và giáo dục pháp hành Phật giáo

Kinh Tập

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 285)

Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 116)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 127)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 73)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 125)

Tính Không Là Gì?

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 42)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 262)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 241)

Thi Kệ Niệm Phật

Kinh Vô Lượng Thọ Diễn Nghĩa

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 120)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 15)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 272)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 256)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 364)

Đường về cực lạc tịnh độ nhân gian

Thiện Và Ác Là Gì?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 14)

Nhắc Nhở Tu Hành

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 270)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 111)

Tất Cả Chúng Sanh Vốn Là Phật

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese