PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Ngôi Chùa Nơi Vua Minh Mạng Chào Đời

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NGÔI CHÙA NƠI VUA MINH MẠNG CHÀO ĐỜI
Ngọc Phan – Hoàng Phương

Trong những ngày đầu thực dân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, nếu như chùa Sắc tứ Kim Chương dỡ được bộ sườn gỗ cùng nhiều hiện vật di tản về miền Tây thì Sắc tứ Khải Tường tự không có
may mắn đó. Song đây là ngôi chùa của hoàng gia, dẫu “nước mất chùa tan” cũng phải giữ lại, dù chỉ là một cái tên. 

Khoảng năm Mậu Thân (1788), chúa Nguyễn Phúc Ánh trở lại Gia Định có mượn nhà Tống Quốc công phu nhân (tức Tống Phúc Khuông phu nhân) để tạm trú. Theo lịch sử thì vào ngày 22 tháng 4 năm Tân Hợi (1791), Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm (tức vua Minh Mạng) đã chào đời tại đây. Do đó, sau khi lên ngôi, nhà vua trăn trở: “Cố cung – chỗ sinh ra Hoàng khảo Thế tổ Cao
hoàng đế ở tại xã Dương Xuân (Huế), nhưng vì do binh biến nên không còn
di tích. Sau khi đất nước thanh bình, trẫm tìm hiểu không ra. Mỗi khi nghĩ đến thương cảm khôn nguôi”, rồi ra lệnh cho Bộ Lễ: “… Nhân đó nghĩ đến chỗ ta ở chỗ nhà cũ của Tổng quốc công phu nhân tại ngoại thành
Gia Định, vậy sai quan địa phương tìm hỏi xem”.

 

Hoa_Thuong_Chon_Thanh
Chân dung hòa thượng Chơn Thành – Ảnh: H.P 

Mãi đến năm Minh Mạng thứ 13 (1832) tỉnh thần Gia Định mới tìm được địa chỉ, vẽ bản đồ dâng lên. Vua dụ rằng “Lân Tân Lộc ở hai bên hữu thành Gia Định, lúc Hoàng Thái hậu theo hầu Thế tổ Cao Hoàng đế ta đi tuần ở phương nam – tức chạy loạn Tây Sơn – xa giá từng dừng ở đất này. Có điềm “cầu vồng sa xuống bến Hoa”. Nhờ đất quý phát điềm lành, cho nên
phải xây dựng thắng tích lưu lại lâu dài cho đời sau”. Vua bèn lấy của kho 300 lạng bạc, giao cho quan địa phương, theo cách thức đã định của Bộ Công, gọi thợ xây dựng.

Vì kinh phí xây dựng hoàn toàn do quốc khố đài thọ nên công việc thổ mộc nhanh chóng hoàn tất và ngôi chùa được danh hiệu chính thức là Quốc Ân Khải Tường tự. Vua Minh Mạng lại chọn một cao tăng lúc bấy giờ là Tế Tín hiệu Chánh Trực hòa thượng làm trụ trì (đệ tử của hòa thượng Liên Hoa trụ trì Sắc tứ Từ Ân tự) và 18 tăng chúng lo quét dọn, kinh kệ hằng ngày. Vua lại cấp cho hòa thượng Chánh Trực 20 mẫu ruộng miễn thuế để chư tăng tự canh tác, lấy huê lợi thực hiện phật sự vua giao.

Đến khoảng năm Quí Mão (1843) tức năm Thiệu Trị thứ ba thì Giáo thọ Như Quang vận động các vị hoàng thân quốc thích, đồng bào phật tử ủng hộ
chỉnh trang quy mô tráng lệ hơn. Nhưng rồi cũng chỉ được mấy mươi năm thì quân viễn chinh Pháp xua quân xâm lược. Vua Tự Đức cử Khâm sai đại thần Nguyễn Tri Phương đắp đồn Chí Hòa (tài liệu Pháp ghi là Kỳ Hòa) kháng cự. Giặc cũng chiếm một số chùa chiền đền miếu của ta ở ngoại thành để làm “phòng tuyến các chùa”, trong đó có nhiều ngôi chùa nổi tiếng như Sắc tứ Từ Ân, Quốc Ân Khải Tường, Sắc tứ Kim Chương. Trong đó,
Sắc tứ Từ Ân tự may mắn hơn vì không ở ngay tầm súng đạn nên chuyển được khá nhiều tượng thờ, hoành phi, câu đối vào Cầu Tre để xây dựng lại. Sắc tứ Kim Chương thì cũng kịp dỡ bộ giàn trò và nhiều hiện vật tản
cư về miền Tây rồi “thay tên đổi họ”. Còn Quốc Ân Khải Tường tự vì ở sát thành Gia Định, bị giặc chiếm làm đồn lũy.

 

 Chua_Khai_Tuong
Chùa Khải Tường bên bờ rạch Ông Lữ – Ảnh: H.P

Đêm 7.12.1860, nghĩa quân của Trương Định ở Gò Công kéo lên phục kích
giết chết tên đại úy trưởng đồn tên là Barbé ở gần đó nên giặc đặt tên là đồn Barbé. Cũng trong giai đoạn này, vua Tự Đức có đặt một tấm bia đá
ghi công đức của Phạm Quốc công (Phạm Đăng Hưng) định chở về Gò Công dựng, nhưng đến Vũng Tàu thì giặc Pháp phát hiện tịch thu. Chúng đục xóa
toàn bộ chữ trên bia rồi khắc tên đại úy Barbé làm mộ bia cho hắn ở khu
đất Thánh Tây. Tấm bia này hiện đã được đem về lăng Hoàng gia ở Gò Công.

Năm 1869, đồn Barbé tức khung sườn chùa Khải Tường bị phá hủy để xây dựng các công trình của chế độ thuộc địa. Hiện vật quý nhất của Quốc Ân Khải Tường tự là pho tượng Phật của vua Minh Mạng từ đây lưu lạc “Phật trên bàn còn vương tám nạn”. Pho tượng bị chính quyền thực dân tịch thu giao cho Hội Cổ học Ấn – Hoa. Địa chỉ dời đổi nhiều lần rồi lại giao cho
bảo tàng, trở thành tài sản quốc gia. 

Chùa Khải Tường ở Cái Thia

Theo quyển Ngũ gia tông phái ký của hòa thượng Hải Tịnh (bản
khắc năm 1875) thì lúc Tây chiếm thành Gia Định, hòa thượng Tế Tín Chánh Trực đang lánh nạn tại Sắc tứ Từ Ân và đang bệnh nặng. Biết không thoát khỏi nên vào ngày 20 tháng 7 năm Giáp Thìn (1864), hòa thượng cho triệu tập tăng chúng hai chùa và ủy thác Quốc Ân Khải Tường tự cho hòa thượng Tiên Giác – Hải Tịnh, đồng thời cũng ủy thác cho pháp sư Trí Thông (chùa Từ Ân) làm phó trụ trì, Giám quản Quốc Ân Khải Tường tự. Rồi
đại lão hòa thượng viên tịch, nước mất nhà tan, tổ ấn bị chôn vùi, sự ủy thác chỉ còn là danh nghĩa.

Theo dòng người di tản, một số đệ tử ngài cầu pháp với tổ đình Sắc tứ
Kim Chương, trong số này có Hòa thượng Chơn Thành, pháp danh Thanh Đặng
(1847-1919) đời thứ 41 phái Lâm tế. Lúc mất chùa có lẽ ngài còn là một tiểu tăng. Không mang theo được những di vật của Quốc Ân Khải Tường tự, khoảng năm 1862, ngài về tới đình Hội Thọ rồi sau đó dựng chùa Khải Tường ở Cái Thia (ấp Mỹ Phú, xã Mỹ Đức Đông, H.Cái Bè, Tiền Giang hiện nay) để hoài niệm. Chùa mới, Phật mới, chỉ có cái tên còn lưu giữ, nhưng
chẳng được an cư. Năm 1947, Tây đánh vô chợ Cái Thia, chùa Khải Tường phải một lần nữa dời vô vàm rạch Ông Lữ để lánh nạn.

Nằm khiêm nhường bên bờ rạch Ông Lữ, chùa Khải Tường ít người biết đến, ngay cả trong sách Phật giáo Tiền Giang lược sử những ngôi chùa được xuất bản gần đây thống kê 56 tự viện ở Cái Bè cũng không có tên Khải Tường tự. Nhưng có lẽ dòng chảy văn hóa tiếp tục không hề đứt đoạn.
Tháng 9.2011, chùa Quốc Ân Khải Tường được phục dựng tại số 18 Đất Mới,
xã Long Phước, H.Long Thành, Đồng Nai. Lịch sử ngôi chùa được nhắc lại song cũng còn nhiều điều chưa minh bạch.

Ngọc Phan – Hoàng Phương
(Thanh Niên)

Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Danh Hiệu Bồ Tát Di Lặc, Địa Tạng, Vi Đà Hộ Pháp Và Tiêu Diện Đại Sĩ

Vọng Âm Chùa Hoằng Pháp

Vọng Âm Chùa Hoằng Pháp

Việt Nam: Xây Chùa ‘Hoành Tráng’ Là Tốt Hay Xấu?

Việt Nam: Xây chùa ‘hoành tráng’ là tốt hay xấu?

Việt Nam Quốc Tự

Việt Nam Quốc Tự

Tượng Phật Ngồi Chùa Linh Phong, Bình Định Lớn Nhất Đông Nam Á (Video)

Tượng Phật ngồi Chùa Linh Phong, Bình Định Lớn Nhất Đông Nam Á (video)

Tu Viện Sơn Tùng – California, Hoa Kỳ

Tu Viện Sơn Tùng – California, Hoa Kỳ

Tu viện Khánh An

Từ Ốc Tiêu Cổ Tự Đến Chùa Phước Duyên Ngày Nay

Từ Ốc Tiêu cổ tự đến chùa Phước Duyên ngày nay

Từ Những Ngôi Chùa Thời Phật Đến Chùa Việt Trên Đất Mỹ Thời Nay – Thích Nữ Giới Hương

Từ Những Ngôi Chùa Thời Phật Đến Chùa Việt Trên Đất Mỹ Thời Nay – Thích Nữ Giới Hương

Từ Đàm

Từ Đàm

Load More

Discussion about this post

Kinh Pháp Cú. Chương Vii: Phẩm Ác

MỤC LỤCTẠP CHÍ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY SỐ 14THÁNG 02 NĂM 2012Kinh pháp Cú. Chương VII: Phẩm ác TT. Thích...

Cân Bằng Tịch Tĩnh Và Tuệ Giác

Cân Bằng Tịch Tĩnh và Tuệ Giác

CÂN BẰNG TỊCH TĨNH VÀ TUỆ GIÁC (ĐỊNH - TUỆ)Nguyên bản: Balance Calm and InsightTác giả: Đức Đạt Lai Lạt MaChuyển...

Nếp Sống Của Một Thiền Sư

Nếp Sống Của Một Thiền Sư

NẾP SỐNG CỦA MỘT THIỀN SƯRich Orloff - Cao Huy Hóa dịch Lời người dịch: Nhà sư Phật giáo sống...

Bí Quyết Tu Chứng

Bí Quyết Tu Chứng

BÍ QUYẾT TU CHỨNGTT. Pháp ChấtBài thuyết pháp giảng trong khóa thiền từ ngày 25 tháng 7 năm 2008 đến...

Ngay Cả Đức Phật Cũng Phải Chịu Đựng Mọi Thử Thách

Ngay cả Đức Phật cũng phải chịu đựng mọi thử thách

NGAY CẢ ĐỨC PHẬT CŨNG PHẢI CHỊU ĐỰNG MỌI THỬ THÁCH (Même le Bouddha fut confronté à des épreuves) Ajahn...

Viết Về Nhã Ca, Trần Dạ Từ

Viết Về Nhã Ca, Trần Dạ Từ

VIẾT VỀ NHÃ CA, TRẦN DẠ TỪNguyên Giác   Nhà văn Nguyên Giác Phan Tấn Hải, tác giả bài viết...

Theo Dấu Chân Xưa

Theo dấu chân xưa

THEO DẤU CHÂN XƯATham luận tại Hội thảo GĐPT giữa Giáo HộiCư sĩ Nguyễn Minh Tiến   Kính thưa Chư...

Thần Thông, Biến Hóa Trong Đạo Phật

Về thần thông, biến hóa trong đạo Phật Xin được hỏi về thần thông, biến hóa trong Phật giáo. Nguyễn...

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 60)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 60) Pháp Sư Tịnh Không   “Hằng phóng quang minh chiếu nhất thiết”....

Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát

Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát

NAM MÔ CẦU SÁM HỐI BỒ TÁT Huệ Trân Đức Phật từng dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng...

Chúc Mừng Sinh Nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma 14

Chúc mừng sinh nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma 14

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Hội Thảo Khoa Học

Hội Thảo Khoa Học

HỘI THẢO KHOA HỌC: "PHẬT GIÁO GÓP PHẦN THỰC HIỆN THÀNH TỰU CÁC MỤC TIÊU THIÊN NIÊN KỶ CỦA LIÊN...

Tìm Hiểu Thiền Định Nam Tông

TÌM HIỂU THIỀN ĐỊNH NAM TÔNG Nguyễn Hòa Chào quý đạo hữu, Tôi thử tìm hiểu về Thiền Định Nam Tông,...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 11)

 Hôm qua chúng ta đã học đến câu thứ mười bốn: “Kỳ quá đại tiểu, hữu sổ bách sự, dục...

Pháp Quán Đại Bi, Asanga (375-430) Ngài Vô Trước

Pháp Quán Đại Bi, Asanga (375-430) Ngài Vô Trước

ASANGA (375-430)NGÀI VÔ TRƯỚCPHÁP QUÁN ĐẠI BIBản dịch Anh ngữ: “Asanga’s Teaching of Great Compassion.”Trích từ : Essential Tibetan Buddhism....

Kinh Pháp Cú. Chương Vii: Phẩm Ác

Cân Bằng Tịch Tĩnh và Tuệ Giác

Nếp Sống Của Một Thiền Sư

Bí Quyết Tu Chứng

Ngay cả Đức Phật cũng phải chịu đựng mọi thử thách

Viết Về Nhã Ca, Trần Dạ Từ

Theo dấu chân xưa

Thần Thông, Biến Hóa Trong Đạo Phật

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 60)

Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát

Chúc mừng sinh nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma 14

Hội Thảo Khoa Học

Tìm Hiểu Thiền Định Nam Tông

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 11)

Pháp Quán Đại Bi, Asanga (375-430) Ngài Vô Trước

Tin mới nhận

Đức Phật phá tất cả chấp để chúng sinh chứng đạt vô ngã

Đánh thức tiềm năng “sẽ thành Phật”

Thư Ngỏ Xây Dựng Tịnh Thất Hương Lâm Tỉnh Hậu Giang

Phật dạy: “Sân hận không bao giờ dập tắt được sân hận, chỉ có lòng khoan từ mới thắng được tâm sân”

Lời Đức Phật dạy cho thế giới hiện đại

Nữ hoạ sĩ ‘châm biếm’ Phật giáo trên báo Tuổi trẻ là ai?

Nhân quả của hai anh em không chịu tu phước huệ song hành

Lời Phật dạy về cúng tế và trai đàn chẩn tế

Phật dạy làm người nghìn năm vẫn đúng

Muôn vật trên đời đều do duyên sinh nên không có thật

Ni Trưởng Thích Nữ Trí Thuận đã Viên Tịch

Người được Phật dự báo trước cái chết

Tư tưởng giáo dục Phật giáo

Lời Phật dạy luôn hiện tiền

Phật pháp tại thế gian

Lời Phật dạy về những khổ não bị tác động trong thực tế

Danh xưng “Pháp Vương” trong Phật giáo

Một ngày của Đức Phật

Đạo nghĩa vợ chồng theo lời Phật dạy

BÁC SĨ TRƯƠNG TÚ MẪN SÁM HỐI VỀ VIỆC NHẬN TIỀN PHONG BÌ

Tin mới nhận

Chỉ Không Biết

Một kiếp hai đời

Chạy lại và chạy đi

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 85)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 58)

Bài Kinh Dài Về Tánh Không

Tu viện Khánh An

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 117)

Từ Quan Điểm Nhất Xiển Đề Thành Phật Đến Việc Sám Hối Tội Ba-la-di: Khả Tính Cứu Độ Và Khai Phóng Của Phật Giáo

Hòa Thượng Anuraadha Trả-lời Sai, Kinh Anuraadho

Thư Viện Quốc Hội Mỹ đã công bố một văn bản quí hiếm từ 2.000 năm được xem như buổi bình minh của Phật Giáo ra công chúng

Giác Ngộ Đạo Đăng Luận Của Atisha

Về Bài Kinh Kalama

Hạnh Nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm

Nhân gian hữu tình

Làm Thế Nào Để Bắt Đầu Thực Hành Pháp

Lại Thương Về Miền Trung – Mặc Giang

Gửi em – người tu sĩ trẻ

Cải Đạo, Sách Lược Thực Dân Mới Mà Cũ Thiên Lôi

Đạo Phật đem lại hạnh phúc ngay nơi cuộc đời này

Tin mới nhận

So Sánh Kinh Bệnh (s.v,81) Trong Tương Ưng Và Bản Kinh Tương Đương Trong Hán Tạng.

Phật dạy: tài sản sẽ mất, tạo phước thì còn

Chú Giải Kinh Nhân Quả Ba Đời

Kinh Kalama Anh – Việt

Lời Đức Phật..

Tính Khế Lý Và Khế Cơ Trong Kinh Kim Cang

Kinh Từ bi thủy sám – thầy Chơn Thức tụng

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 07)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 148)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 208)

Phẩm Con Đường Đến Bờ Bên Kia

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 329)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 32)

Kinh Bách Dụ: Mài đá

Dẫn Luận Kinh Tạp A-hàm

Kinh Tiểu Bộ Tập Ii (Khuddhaka Nikàya)

GIỚI THIỆU KINH TẠP A-HÀM

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 240)

Kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 62)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 89)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 228)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 284)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 59)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 133)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 29)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 102)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 40)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 97)

Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Lược Giảng

Hộ Niệm Là Một Pháp Tu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 50)

Đọc sách ngàn lần – Tập 8

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 66)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 38)

Y giáo phụng hành mới có thể chứng quả

Nữ Đức Vi Yếu – Kinh Văn

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 14)

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 3

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 190)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.