PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Nghiệp Lực Có Vai Trò Nào Trong Phật Học

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NGHIỆP LỰC CÓ VAI TRÒ NÀO TRONG PHẬT HỌC
Buddhadasa Bhikkhu
Chuyển ngữ sang tiếng Việt: Thiện Nhựt

Ajahn_BuddhadasaNhiều người Tây phương viết sách về Phật giáo, có vẻ rất hãnh diện về
các Chương bàn về Nghiệp lực (Pali: kamma; Sanskrit: Karma), và Tái sanh. Nhưng những lời giải thích của họ đều sai lầm, hoàn toàn sai lầm!

Các người Tây phương đó tuyên bố đã giải nghĩa chữ Kamma, Nghiệp lực,
nhưng tất cả những gì họ viết cũng chỉ là, “thiện nghiệp là tốt lành, ác nghiệp thì dữ ác”; “Làm điều lành, được việc tốt; làm việc ác, chịu điều xấu”, cũng chẳng có gì thêm hơn, giống y như giáo lý của các tôn giáo khác. Đấy chẳng phải là Nghiệp lực, Kamma, được giảng dạy trong Phật học.

Đối với Tái sanh, cũng vậy. Họ tuyên bố rất mạnh mẽ, làm như chính mắt họ trông thấy rõ ràng chính các cá nhân nầy đang tái sanh lại. Họ trình bày rất sai lầm bức thông điệp chính yếu của Đức Phật
đã dạy rằng chẳng có sự hiện hữu của “cá nhân”, hoặc của “Tự ngã” (cái Ta). Mặc dầu “Tôi” đang ngồi đây, nhưng chẳng có cá nhân nào ở đây cả. Khi đã chẳng có cá nhân nào, thì lấy ai để mà chết? Rồi có ai đâu để tái
sanh? Đức Phật giảng dạy sự bất hiện hữu của “cá nhân”, của “con người”. Như thế, sanh và chết là những chơn lý tương đối. Tác giả các quyển sách nhan đề là “Phật giáo” đó thường giải thích Nghiệp lực, và Tái sanh hoàn toàn sai lầm.

Xin các bạn hãy lưu tâm cẩn thận về vấn đề Nghiệp lực. Một bản trần thuật của Phật học cần phải trình bày đầy đủ về sự chấm dứt của Nghiệp lực, chứ chẳng phải chỉ có Nghiệp lực và các hậu quả của nó — như đã tìm thấy trong mọi tôn giáo. Chỉ đáng được gọi là giáo lý nhà Phật, khi có sự trình bày về việc chấm dứt Nghiệp lực.

Kẻ đã đạt dến sự chấm dứt hoàn toàn Nghiệp lực, tiếng
Pali gọi là sabbakammakkhayam patto (sabba = hoàn toàn; kamma = nghiệp;
khaya = chấm dứt, tận diệt; patti = chứng đắc, đạt đến). Đức Phật đã dạy rằng, nghiệp lực chấm dứt với sự tận diệt của tham (ràga), sân (dosa) và si (moha). Điều nầy thật dễ nhớ. Nghiệp lực chấm dứt khi tham,
sân, si chấm dứt hoàn toàn, nghĩa là, khi các lậu hoặc (cấu nhiễm về tinh thần, hay các lỗi lầm ô uế bên trong tâm) đã dẹp dứt xong hết. Nếu tham, sân, si còn chưa chấm dứt, thì nghiệp lực vẫn chưa chấm dứt. Khi tham, sân, si đã chấm dứt, thì nghiệp cũ cũng chấm dứt, nghiệp hiện nay chẳng được tạo thành, và chẳng có nghiệp tương lai mới nào được tạo nữa — như thế, nghiệp quá khứ, hiện tại và tương lai phải chấm dứt.
Khi một ngưòi đã chấm dứt được tham, sân, và si, thì nghiệp lực chẳng còn nữa
. Đấy là lối giải thích cần phải được giảng dạy.

Chỉ một bản tường trình về nghiệp lực như thế mới đáng được gọi là của Phật học.

Như
thế, chúng ta thấy còn có một loại nghiệp lực thứ ba. Phần đông người ta chỉ biết có hai loại nghiệp lực, loại thứ nhứt là thiện nghiệp hay nghiệp lành, loại thứ hai là ác nghiệp hay nghiệp dữ. Họ còn chưa biết đến loại nghiệp lực thứ ba. Đức Phật gọi loại thứ nhứt là bạch nghiệp hay thiện nghiệp, tức là nghiệp trắng, tốt lành; loại thứ hai là hắc nghiệp hay ác nghiệp, tức là nghiệp đen, dữ ác. Loại thứ ba có thể gọi là chẳng trắng chẳng đen nhằm chấm dứt cả hai loại nghiệp trắng và nghiệp đen. Chính Đức Phật đã dùng các tiếng bạch nghiệp, hắc nghiệp và bất hắc bất bạch nghiệp. Loại thứ ba nầy mới thật là nghiệp lực đúng theo nghĩa của Phật học. Như đã nói qua, hễ chấm dứt tham, sân, si là chấm dứt ngay được nghiệp lực. Nói cách khác, loại nghiệp lực thứ ba nầy, chính là con đường Bát Chánh Đạo; nó chẳng trắng, chẳng đen, nó chỉ
riêng mang lại sự chấm dứt vừa bạch nghiệp,vừa hắc nghiệp. Con đường đó
là con đường vượt cõi thế gian (tokuttara, siêu thế), vượt lên cả điều thiện lẫn điều ác.

Loại nghiệp lực thứ ba nầy chẳng hề được các người Tây phương bàn đến trong các chương sách của họ về “Nghiệp lực và Tái sanh”. Lời dẫn giải của họ đều sai lầm cả, nên chẳng phải là Phật học.

Giờ đây,xin nói thêm vài điều về loại thứ ba của Nghiệp lực. Về điểm nầy, Đức Phật có nói: “Như Lai đã đạt đến sự hiểu biết rõ ràng về điều nầy, nghiệp lực, xuyên qua trí huệ cao cả của chính Như Lai.” Bậc Đại Giác (Đức Phật) đã chẳng hề vay mượn của ai, hay của tín ngưỡng hoặc của tôn giáo nào, Ngài đã biết được với trí huệ của chính Ngài và chỉ dạy lại cho mọi người. Các bạn nên chú trọng đến vấn đề và nghiên cứu nó cho cẩn thận, Nghiệp lành, nghiệp ác đều được nói đến ở mọi tôn giáo, làm lành là điều tốt, làm ác là việc dữ, họ đều dạy giống nhau như thế. Nhưng Đức Phật bảo rằng, chỉ riêng tạo nghiệp lành thì cũng chẳng dập tắt được hẳn các đau khổ về tinh thần, một cách hoàn toàn
và tuyệt đối, bởi vì ta có thể say đắm rồi bám chặt vào thiện nghiệp.

Nói cách khác, thiện nghiệp vẫn còn đưa đẩy con người vào trong vòng sanh và chết của Luân hồi, dầu là sẽ được sanh vào các cảnh gới an lành.
Nó chưa phải hẳn là sự tận diệt, sự thanh lương của Niết bàn (Nibbàna).

Vậy
thì
, về Nghiệp lực, chỉ riêng có Đức Phật mới thuyết giảng đầy đủ về vai trò của loại thứ ba là chấm dứt các lậu hoặc tham, sân, si. Chính xuyên qua loại Nghiệp lực nầy mà bực tu hành mới chứng đắc quả vị Niết bàn (Nibbàna).

Phật pháp cho sinh viên 
Chuyển ngữ sang tiếng Việt: Thiện Nhựt

 

Tin bài có liên quan

Ý Thức Về Tội Lỗi

Ý thức về tội lỗi

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Quy Y Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Yếu Lược Các Giai Đoạn Trên Đường Tu Giác Ngộ

Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ

Xã Hội Và Đạo Đức Nhân Quả

Xã hội và đạo đức nhân quả

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Vô Minh Và Tuệ Giác

Load More

Discussion about this post

Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời

Đạo Phật đi vào cuộc đời

Nguồn suối phát sinh của đạo Phật là một sự giác ngộ về sự thậtcủa cuộc đời (tứ diệu đế), vì vậy đạo Phật có tính cách vượt lên trên cuộc đời. Sự...

Thông Bạch Vu Lan Phật Lịch 2560

Thông Bạch Vu Lan Phật Lịch 2560

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲVIETNAMESE AMERICAN UNITED BUDDHIST CONGREGATION HỘI ĐỒNG GIÁO PHẨMCHÁNH VĂN PHÒNG704. East...

Mặc Cảm Tội Lỗi

Mặc Cảm Tội Lỗi

MẶC CẢM TỘI LỖIAjahn Brahm - Trần Ngọc Bảo dịchTội và xá tội Cách đây vài năm có một người...

Nhật Ký Dharamsala – Không Quán

Nhật Ký Dharamsala – Không Quán

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Giới Bổn Thức- Xoa Của Luật Tứ Phần (Sách Ebook Pdf)

Giới Bổn Thức- Xoa Của Luật Tứ Phần (Sách Ebook PDF)

Lời giới thiệu - HT. Thích Giác Toàn 1. Phần giới luật 2. Phần oai nghi Vài nét về Thầy Nhật Từ LỜI GIỚI...

Hiểu Đúng về Ăn Chay UNESCO

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thiền Tông Và Các Nhà Thơ Hoa Kỳ

Thiền Tông Và Các Nhà Thơ Hoa Kỳ

THIỀN TÔNG VÀ CÁC NHÀ THƠ HOA KỲ Nguyên Giác Chúng ta đã quen với thể loại thơ Thiền sáng...

Di Hài Một Nhà Sư Tịch Diệt Đã 1000 Năm Được Khám Phá Bên Trong Một Pho Tượng

Di hài một nhà sư tịch diệt đã 1000 năm được khám phá bên trong một pho tượng

            Ảnh của Elsevier Stokmans/Drents Museum Di hài của một nhà sư sống vào khoảng...

Biểu Tượng Giác Ngộ Unalome Trong Văn Hóa Thái Lan Và Campuchia

Biểu tượng giác ngộ Unalome trong văn hóa Thái Lan và Campuchia

BIỂU TƯỢNG GIÁC NGỘ UNALOME TRONG VĂN HÓA THÁI LAN VÀ CAMPUCHIA Tống Phước Khải   Unalome là một biểu...

Nghiệp Là Gì – Tiến Sĩ Alexander Berzin

Nghiệp Là Gì – Tiến Sĩ Alexander Berzin

Nghiệp đề cập đến những xung động tinh thần, dựa vào những hành động theo thói quen trước đây, khiến...

Cuộc Đời Của Đức Phật

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Vườn Xưa Hoa Cải….

Vườn xưa hoa cải….

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nhân Quả Trùng Điệp

Nhân quả trùng điệp

NHÂN QUẢ TRÙNG ĐIỆP HỎI: Tôi  đọc khá nhiều những câu chuyện Phật giáo và rất tin tưởng vào nhân quả. Nhưng...

Đạo Phật Và Chánh Trị – Venerable K. Sri Dhammananda Maha Thera Thích Nữ Tịnh Quang Dịch

ĐẠO PHẬT VÀ CHÁNH TRỊ Venerable K. Sri Dhammananda Maha Thera Thích nữ Tịnh Quang dịch Đức Phật đã vượt...

Thưa Thầy

Thưa Thầy

THƯA THẦYHuệ Trân             Mỗi lần, khi chợt nghĩ đến Thầy, tâm con lại khởi ngay lên 2 tiếng “Thưa...

Đạo Phật đi vào cuộc đời

Thông Bạch Vu Lan Phật Lịch 2560

Mặc Cảm Tội Lỗi

Nhật Ký Dharamsala – Không Quán

Giới Bổn Thức- Xoa Của Luật Tứ Phần (Sách Ebook PDF)

Hiểu Đúng về Ăn Chay UNESCO

Thiền Tông Và Các Nhà Thơ Hoa Kỳ

Di hài một nhà sư tịch diệt đã 1000 năm được khám phá bên trong một pho tượng

Biểu tượng giác ngộ Unalome trong văn hóa Thái Lan và Campuchia

Nghiệp Là Gì – Tiến Sĩ Alexander Berzin

Cuộc Đời Của Đức Phật

Vườn xưa hoa cải….

Nhân quả trùng điệp

Đạo Phật Và Chánh Trị – Venerable K. Sri Dhammananda Maha Thera Thích Nữ Tịnh Quang Dịch

Thưa Thầy

Tin mới nhận

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Con ơi, tu đi…

Tâm Thư Hùn Phước Xây Chùa Giác Long, Ấp 2, Xã Hòa Thạnh, Huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long

Chùa Cháy

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Phật dạy: Không thể đánh giá con người qua vẻ bề ngoài

Quan niệm về đạo Phật sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt

Phật dạy: Pháp tu của người cư sĩ

Tu theo Phật trước hết phải hiểu Phật (II)

66 câu Phật học để sống an lành và hạnh phúc

Phật dạy: Không làm ác thì việc gì phải sợ

Để có một tình yêu đích thực bạn trẻ nên lưu ý bốn điều sau

Lời Phật dạy về những điều khó

Cuộc đời đức Phật và môi trường

Phật thuyết Bát Chánh Đạo Kinh

Đắm say trong dục vui ít khổ nhiều

Phật dạy trách nhiệm của người tại gia

Làm sao trừ được khổ?

Lời Phật dạy về 4 phép giao tiếp cơ bản

Lời Phật dạy về chữ Nhẫn

Tin mới nhận

Bảy điểm đề nghị của Thiền sư Nhất Hạnh về chính sách của nhà nước Việt Nam đối với Phật giáo

Đừng chấp!

Đạo Phật Và Tình Dục Đồng Giới – Kerry Trembath – Thích Nữ Tịnh Quang Dịch

Thiền quán thực hành

Hoài nghi lời Phật, hành giả đi về đâu?

Vấn Đề Sinh Sản Vô Tính – Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức

Giáo Sư Thêm Không Nên Biện Hộ Thêm

Ý nghĩa của hạnh phúc

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 19)

Dạo Bước Vườn Thiền (333 Câu Chuyện Thiền) Tức Góp Nhặt Cát Đá – Hiệu Đính Và Bổ Sung

Phật dạy: Không làm ác thì việc gì phải sợ

Thế nào gọi là tâm tự tại?

Tệ Nạn Trong Phật Giáo

Ca tụng Đức Phật siêu việt thế giới (song ngữ)

Bồ-tát Thí Vô Úy

Không Cầu May Mắn

Thiên Nhai Chiết Bút Snapping my pen in a far corner of the world (song ngữ)

Tâm của người ngồi thiền

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 155)

Đức Phật – tinh hoa của thế giới cổ đại

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 243)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 94)

Chú Đại bi và Tâm kinh – Tinh túy lòng từ bi và trí huệ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 282)

Quá Trình Hình Thành Đại Tạng Kinh Hán Văn

Vài Hàng Giới Thiệu Về Kinh Điển Phật Giáo

Bát Nhã Tâm Kinh Việt Giải

Kinh Nhất Dạ Hiền Giả

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 84)

Từ Bát Nhã Đến Pháp Hoa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 299)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 215)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 162)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 115)

Hướng Dẫn Đọc Tam Tạng Kinh Điển

Đọc Và Hiểu Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa

GIỚI THIỆU KINH KIM CANG

Chánh pháp là ngọn đèn (song ngữ)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 43)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 184)

Tin mới nhận

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 38)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 103)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 37)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 345)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 30)

Tịnh Độ Nơi Ấy Bây Giờ ở Đây

Dạy Con Niệm Phật – Diệu Âm Lê Hiếu

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 62)

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 126)

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 2)

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Ghpgvntnhk

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 10)

Tìm Hiểu Về Trào Lưu Tịnh Độ Tại Việt Nam

TUYỂN CHỌN HỌC PHẬT VẤN ĐÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG – PHẦN 1

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 8)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 13)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 330)

Quy Tắc Trợ Niệm Lâm Chung Và Pháp Ngữ Khai Thị

Tất Cả Chúng Sanh Vốn Là Phật

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.