PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Nghiên Cứu Về Một Vài Trường Hợp Liên Quan Đến Chữ Chánh (正) Trong Bốn Bộ A-hàm.

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
NGHIÊN CỨU VỀ
MỘT VÀI  TRƯỜNG HỢP LIÊN QUAN ĐẾN CHỮ CHÁNH (正)
TRONG BỐN BỘ A-HÀM.
Chúc Phú

Kinh Sach Phat GiaoTrong tác phẩm Jataka, truyện số 238 đã đề cập về chuyện một chữ (ekapadaṃ) nhưng có nhiều nghĩa (anekatthapadassitaṃ). Thực tế này không những tồn tại trong văn chương, chữ nghĩa ở nghĩa Ấn Độ thời cổ đại mà còn xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ ở thế giới ngày nay. Đó cũng là điều mà chúng tôi đã từng đề cập trong vài chuyên khảo trước đây. Và, ở trong trường hợp này, chúng tôi sẽ trình bày về những cội nguồn ngữ nghĩa có liên hệ đến chữ chánh (正) trong quá trình phiên dịch kinh điển nói chung.

Những tưởng một chữ với cấu trúc tự dạng giản đơn như chữ chánh (正), nhưng nếu tham chiếu với kho tàng dụng ngữ tương đương trong nam Phạn Pāli thì đã có những trường nghĩa cũng như những cách hiểu rất khác biệt. Theo từ điển Pāli của Pāli Text Society (PTS) và từ điển Pāli-Hán (巴漢詞典) của tỳ-kheo Mahāñāṇo thì chữ chánh (正) có tương đương Pāli là sammā. Theo từ điển Pāli của PTS thì sammā có nhiều nghĩa.

Thứ nhất: đúng sự thật, chính xác, phù hợp, chân chánh, chân thật.

Thứ hai: hoàn toàn, toàn diện, triệt để, hoàn hảo, viên mãn, hết thảy.

Thứ ba: tốt đẹp, khéo léo.

Về phương diện Hán ngữ, trong 51 nghĩa của chữ chánh (正) theo Hán ngữ đại từ điển, phần lớn đều bao hàm các nghĩa ở trường hợp thứ nhất của chữ sammā mà không đề cập đến hai trường nghĩa còn lại.

Cũng từ lý do này đã tạo nên những ngữ nghĩa đa dạng trong khi chuyển dịch những cú ngữ có thành tố sammā sang những ngôn ngữ khác. Ở đây, chúng tôi xin lần lượt điểm qua một vài trường hợp phù hợp và chưa phù hợp trong lịch sử phiên dịch Phạn-Hán, Phạn – Anh và cả Phạn-Việt.

1.     Trường hợp thứ nhất.

Chữ chánh (正) mang nghĩa là đúng sự thật, chính xác, phù hợp, chân chánh, chân thật.

Ví dụ:

Chánh kiến (正見- sammādiṭṭhi): thấy đúng sự thật.

Chánh mạng (正命- sammājīva): nuôi mạng chân chánh.

Chánh luật nghi (正律儀-sammāsaṃvara): sự phòng hộ chân chánh.

Trong trường hợp thứ nhất này, nghĩa của chữ chánh (正) rất mực rõ ràng nên hầu như không có gì phải bàn cãi.

2.     Trường hợp thứ hai.

Chữ chánh (正) nằm trong những cú ngữ chánh giác giả (正覺者) chánh tận giác giả (正盡覺者); đẳng chánh giác giả (等正覺者) tối chánh giác giả (最正覺者); vô thượng chánh giác giả (無上正覺者);

Những trường hợp này phần lớn xuất hiện trong Bốn bộ A-hàm

Theo đối chiếu, những cách chuyển dịch sai khác nêu trên có tương đương Pāli là sammāsambuddhassa. Ở đây, sammā là trạng từ, có nhiều nghĩa, nghĩa được sử dụng ở đây là nghĩa hoàn toàn[1]; sam tiếp đầu ngữ, mang nghĩa là tự bản thân; buddhassa là danh từ, nam tính, số ít, chỉ cho bậc giác ngộ.

Như vậy, đối với các trường hợp sai khác nêu trên được Hán dịch từ hợp ngữ sammāsambuddhassa thì có thể được dịch thống nhất là bậc Giác Ngộ hoàn toàn/ bậc Giác Ngộ viên mãn.

3.     Trường hợp thứ ba

Chữ chánh (正) nằm trong cú ngữ chánh tâm giải thoát (正心解脫), hoặc tâm chánh giải thoát (心正解脫).

Trường hợp này chỉ xuất hiện trong Trung A-hàm và Tạp A-hàm.

Theo đối khảo, cú ngữ chánh tâm giải thoát (正心解脫) có tương đương Pāli là sammā vimuttacitta.

Trung A-hàm, kinh số 12 có nguyên tác như sau:

惒破!比丘如是正心解脫,得此六善住處

 Theo kinh Tăng Chi Bộ (A.4.195-ii.196), với nguyên tác Pāli:

Evaṃ sammā vimuttacittassa kho, vappa, bhikkhuno cha satatavihārā adhigatā honti.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch là:

 Như vậy, này Vappa, với vị Tỷ-kheo có tâm được chơn chánh giải thoát, sáu an trú thường hằng được chứng đắc.

Cùng bản kinh này, Tỳ-kheo Bodhi dịch cú ngữ sammā vimuttacitta là perfectly liberated in mind (trong tâm được giải thoát hoàn toàn).

Cũng liên hệ đến trường hợp này, Trung A-hàm, kinh số 74 ghi:

是時,尊者阿那律陀得阿羅呵,心正解脫,得長老上尊,則於爾時而說頌曰:

 Tương tự, Tạp A-hàm, kinh số 28 đã giải thích:

佛告比丘: 於色生厭、離欲、滅盡, 不起諸漏,心正解脫,是名比丘見法涅槃;如是受、想、行、識, 於識生厭、離欲、滅盡,不起諸漏,心正解脫,是名比丘見法涅槃.

Theo hai bản kinh Trung A-hàm và Tạp A-hàm vừa dẫn, từ những cơ sở như chứng đắc quả A-la-hán, sự nhàm chán, lìa dục, diệt tận, không khởi các lậu đối với sắc và thành tựu Niết-bàn ngay trong hiện tại thì cú ngữ tâm chánh giải thoát (心正解脫) ở trường hợp này nếu được chuyển dịch là tâm được giải thoát hoàn toàn có lẽ sẽ phù hợp hơn so với nghĩa tâm chân chánh được giải thoát.

Như vậy, ở cú ngữ chánh tâm giải thoát (正心解脫), hoặc tâm chánh giải thoát (心正解脫) thì chúng tôi kính đề nghị chuyển dịch là:

 Tâm được giải thoát hoàn toàn.

4.     Trường hợp thứ tư.

Chữ chánh (正) nằm trong cú ngữ chánh tận khổ (正盡苦)

Trường hợp này xuất hiện nhiều nhất ở Trung A-hàm và Tạp A-hàm.

Theo đối chiếu, chánh tận khổ (正盡苦) có tương đương Pāli là sammā dukkhakkhaya. Điều đặc thù là cú ngữ này được sử dụng như một định ngữ, xuyên suốt và giống hệt nhau trong cả bốn bộ Nikāya.

Trong quá trình phiên dịch Pāli-Việt cú ngữ sammā dukkhakkhaya cũng được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch thống nhất, với khác biệt một vài chữ. Cụ thể như:

2.1 Kinh Trường Bộ (D.33): chơn chánh, đoạn diệt khổ đau (HT. Thích Minh Châu dịch).

Cũng bản kinh này, tác giả Maurice O’Connell Walshe dịch là the utter destruction of suffering (đoạn trừ hoàn toàn khổ đau). Và tỳ-kheo Sujato dịch là the complete ending of suffering (chấm dứt hoàn toàn khổ đau).

4.2  Kinh Trung Bộ (M. 53): chơn chánh đoạn tận khổ đau (HT. Thích Minh Châu dịch).

Cũng bản kinh này, tác giả I.B Horner dịch là the complete destruction of anguish (đoạn trừ hoàn toàn khổ đau). Và tỳ-kheo Sujato dịch là the complete ending of suffering (chấm dứt hoàn toàn khổ đau). Cũng trong trường hợp này, tỳ-kheo Bodhi dịch là the complete destruction of suffering (đoạn trừ hoàn toàn khổ đau).

4.3  Kinh Tương Ưng Bộ (S.48.9-v.196): chơn chánh đoạn tận khổ đau (HT. Thích Minh Châu dịch). Và tỳ-kheo Sujato dịch là the complete ending of suffering (chấm dứt hoàn toàn khổ đau).

4.4  Kinh Tăng Chi Bộ (A.5.2-iii.2): đoạn tận khổ đau (HT. Thích Minh Châu dịch). Và tỳ-kheo Bodhi dịch là the complete destruction of suffering (đoạn trừ hoàn toàn khổ đau).

Có thể nói, trong Bốn bộ Nikāya vừa nêu thì chữ sammā được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch là chân chánh. Cũng chữ đó nhưng được các nhà phiên dịch Pāli-Anh dịch là hoàn toàn (complete).

Từ sự đối khảo cú ngữ  chánh tận khổ (正盡苦) với tương đương Pāli sammā dukkhakkhaya qua những dịch ngữ vừa nêu đã cho thấy, với phương diện Pāli-Anh thì cách dịch chấm dứt hoàn toàn khổ đau là dịch ngữ được phần đông những dịch giả có thẩm quyền sử dụng.

Bên cạnh những liên hệ về ngữ nghĩa Pāli-Việt, Pāli-Anh thì ở Hán tạng, trong luận Du-già-sư-địa cũng góp phần bổ sung thêm tư liệu về trường họp này. Theo sự giải thích của luận Du-già-sư-địa, quyển 95:

 Chánh tận khổ nghĩa là, khi vừa thấy rõ chân lý thì bắt đầu[2] đoạn trừ mọi đau khổ rồi thoát khỏi khổ đau, với bậc A-la-hán thì đã đoạn trừ mọi khổ đau.

  (正盡苦者. 謂初見諦所斷眾苦作苦邊者. 謂阿羅漢所斷眾苦).

Luận Du-già đã giải thích rõ ràng như vậy, thế nhưng ở trong kinh thì điều này được thể hiện rất mực cô động. Tạp A-hàm, kinh số 109 đã chứng tỏ điều đó:

Này các tỳ-kheo! Bậc kiến đế thì mọi đau khổ sẽ được đoạn trừ

(諸比丘!見諦者所斷眾苦).

Tạp A-hàm, kinh số 394, 748 có nội dung liên hệ với kinh 109 vừa nêu.

Kinh Tương Ưng Bộ (13.2-ii.134) cũng khẳng định điều tương tự:

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với bậc Thánh đệ tử đã chứng được kiến cụ túc, đối với người đã chứng được minh kiến, cái này là nhiều hơn, tức là khổ đã được đoạn tận, đã được diệt tận; ít hơn là khổ còn lại. Không phải một trăm lần, không phải một ngàn lần, không phải một trăm ngàn lần, có thể sánh bằng khi so sánh với khổ uẩn trước đã được đoạn tận, đã được diệt tận, tức là bảy lần nhiều hơn.

Như vậy lợi ích lớn thay, này các Tỷ-kheo, là pháp minh kiến; như vậy lợi ích lớn thay là chứng đắc pháp nhãn! (HT. Thích Minh Châu, dịch).

(Evameva kho, bhikkhave, ariyasāvakassa diṭṭhisampannassa puggalassa abhisametāvino etadeva bahutaraṃ dukkhaṃ yadidaṃ parikkhīṇaṃ pariyādiṇṇaṃ; appamattakaṃ avasiṭṭhaṃ. Neva satimaṃ kalaṃ upeti na sahassimaṃ kalaṃ upeti na satasahassimaṃ kalaṃ upeti purimaṃ dukkhakkhandhaṃ parikkhīṇaṃ pariyādiṇṇaṃ upanidhāya, yadidaṃ sattakkhattuṃparamatā. Evaṃ mahatthiyo kho, bhikkhave, dhammābhisamayo; evaṃ mahatthiyo dhammacakkhupaṭilābho’’ti.

Như vậy, có thể nói rằng, chánh tận khổ (正盡苦) là cách dịch sát văn Pāli sammā dukkhakkhaya. Ở đây, chánh (正– sammā): hoàn toàn; tận (盡-khaya): đoạn trừ, dứt trừ và khổ (苦-dukkha): khổ đau. Và do vậy, cú ngữ chánh tận khổ (正盡苦) thì nên chăng được chuyển dịch là: đoạn tận mọi khổ đau.

Điều cần lưu ý, cú ngữ chánh tận khổ (正盡苦) trong ngữ cảnh là bậc A-la-hán thì mang nghĩa là đoạn tận mọi khổ đau. Trong trường hợp là bậc Kiến đế, tức ở quả vị Dự lưu thì chánh tận khổ (正盡苦) tuy cũng được dịch là đoạn tận mọi khổ đau nhưng không được hiểu ở thì hiện tại.  Vì lẽ, bậc Dự lưu thì chỉ mới đoạn trừ ba kiết sử là thân kiến, nghi, giới cấm thủ và giảm thiểu ba căn bản phiền não tham, sân, si. Vì phiền não vẫn còn nên khổ đau vẫn chưa dứt. Do vậy, cú ngữ chánh tận khổ (正盡苦) trong trường hợp Kiến đế, nói theo kinh Tăng Chi Bộ (A.5.2); (A.7.63); (A.9.3)… luôn gắn liền với thuộc tính dẫn đến (gāminiyā) việc đoạn tận mọi khổ đau (sammā  dukkhakkhayagāminiyā).

Trong quá trình xử lý văn bản Bốn bộ A-hàm và các bộ Nikāya liên quan, chúng tôi đã phát hiện những điều như đã trình bày. Lẽ tất nhiên, với khảo sát ban đầu thì rất khó có thể đạt đến nghĩa chân thực. Vì vậy, kính mong các bậc thức giả cùng quan tâm góp ý để những vấn đề vừa nêu thuận hợp với lời Phật dạy.

 

 



[1] Lưu ý rằng, trong quá trình truyền dịch, do vì lỗi biến âm hoặc ghi nhận chưa đầy đù, nên chữ sammā trong Nam phạn Pāli đôi khi được chép thành sama. Ở nghĩa này thì sama giữ vai trò là tính từ, mang nghĩa là giống nhau, bằng nhau được Hán dịch là đẳng (等). Trường hợp này có thể thấy ở kinh Tăng Nhất A-hàm (10.2): 等見, 等方便, 等語,等行,等命, 等治,等念,等定.Điều kỳ thú là trong Bắc phạn Sanskrit thì chữ sama cũng mang nghĩa tương tự. Xem, Lankavatarasutra (kinh Lăng-già) chương thứ hai, kệ 113: udeti bhāskaro yadvatsamahīnottame jine./ tathā tvaṃ lokapradyota tattvaṃ deśesi bāliśān ./113/ (Như ánh mặt trời chiếu chúng sinh./ Chẳng phân ưu tú hay hạ liệt./ Người là ngọn đèn soi thế gian./ Hãy vì kẻ ngu thuyết Chân Thực! (Huỳnh Ngọc Chiến, dịch).

[2] Nguyên tác tác (作): bắt đầu (始也).

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Đạo Phật Giúp Gì Cho Tình Yêu Đôi Lứa? – Đào Văn Bình

ĐẠO PHẬT GIÚP GÌ CHO TÌNH YÊU ĐÔI LỨA?Đào Văn Bình Theo Lý Duyên Sinh của nhà Phật, tình yêu...

Ý Chí Tự Do

Ý CHÍ TỰ DOThích Nhất Hạnh Ý chí tự do có được là do Tam học. (Free will is possible thanks...

Lời Phật Dạy Về Cách Tạo Dựng Phúc Đức Cho Sinh Mệnh Con Người

Lời Phật dạy về cách tạo dựng phúc đức cho sinh mệnh con người

Làm người nếu biết lấy đức làm gốc rễ ấy là bậc minh trí, bởi đức hạnh chính là đại...

Vu Lan Muộn

Vu Lan muộn

VU LAN MUỘN Nguyễn Mạnh Hùng   Cả tuần lễ trước rằm tháng 7, rất nhiều chùa và rất nhiều...

Chiêm Nghiệm Câu: “Trời Kêu Ai Thì Nấy Dạ”

Chiêm nghiệm câu: “trời kêu ai thì nấy dạ”

CHIÊM NGHIỆM CÂU: "TRỜI KÊU AI THÌ NẤY DẠ"  Thích Tánh Tuệ    '' Trời kêu ai nấy dạ'' là...

Bệnh Béo Phì Và Sự Thịnh Suy Của Đạo Phật

Bệnh béo phì và sự thịnh suy của Đạo Phật

bị hụt hẫng; đây là dạng béo phì thiếu cân xứng giữa chất và lượng đối với hiện nay.Trong  xã...

Thế Tôn Ra Đời Vì Một Đại Sự Nhân Duyên

Thế Tôn ra đời vì một đại sự nhân duyên

Sự đản sinh của một nhân vật làm cho vị đạo sĩ giỏi nhất Ấn Độ thời bấy giờ (cách...

Tịnh Độ Tông

Tịnh Độ Tông Trích Phật Học Phổ Thông Hòa Thượng Thích Thiện Hoa   Tôn này thuộc về Đại- thừa,...

Cúng Vong Linh, Cúng Cô Hồn Có Phải Là Pháp Của Đạo Phật?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý...

Chơn Tâm Trực Thuyết

CHƠN TÂM TRỰC THUYẾTThiền Sư Phổ Chiếu - Thích Đắc Pháp dịchTu Viện Chơn Không xuất bản 1973 MỤC LỤC...

Đôi Điều Về Ăn Chay

Đôi điều về ăn chay

ĐÔI ĐIỀU VỀ ĂN CHAY TIỂU LỤC THẦN PHONG     Những năm đóng cữa, cuộc sống về mặt vật...

Ý Nghĩa Chơn Tâm Và Bản Tánh Như Thế Nào?

Ý Nghĩa Chơn Tâm Và Bản Tánh Như Thế Nào?

Hỏi: Kính thưa thầy, con có một thắc mắc về chơn tâm và bản tánh. Sao gọi là chơn tâm?...

Đạo Phật Trong Đời Sống Hàng Ngày

Đạo Phật Trong Đời Sống Hàng Ngày

ĐẠO PHẬT TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY Tác giả: Nina Van Gorkom Lời nói đầu Cuốn sách này được viết...

Khi Chết Ta Đem Theo Được Gì …? Ngộ Đạo Đất Trời

KHI CHẾT TA ĐEM THEO ĐƯỢC GÌ ...?Ngộ Đạo Đất Trời Ông Tư bị ung thư và biết chắc không...

Đức Lạt Ma Thuyết Giảng Tại Chùa Quang Minh – Úc Đại Lợi

Đức Lạt Ma Thuyết Giảng Tại Chùa Quang Minh – Úc Đại Lợi

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THUYẾT GIẢNG TẠI CHÙA QUANG MINH - ÚC ĐẠI LỢI Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt...

Đạo Phật Giúp Gì Cho Tình Yêu Đôi Lứa? – Đào Văn Bình

Ý Chí Tự Do

Lời Phật dạy về cách tạo dựng phúc đức cho sinh mệnh con người

Vu Lan muộn

Chiêm nghiệm câu: “trời kêu ai thì nấy dạ”

Bệnh béo phì và sự thịnh suy của Đạo Phật

Thế Tôn ra đời vì một đại sự nhân duyên

Tịnh Độ Tông

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Chơn Tâm Trực Thuyết

Đôi điều về ăn chay

Ý Nghĩa Chơn Tâm Và Bản Tánh Như Thế Nào?

Đạo Phật Trong Đời Sống Hàng Ngày

Khi Chết Ta Đem Theo Được Gì …? Ngộ Đạo Đất Trời

Đức Lạt Ma Thuyết Giảng Tại Chùa Quang Minh – Úc Đại Lợi

Tin mới nhận

Quan hệ giữa Đức Phật và chúng đệ tử (I)

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Mừng ngày Phật đản

Giữ tâm trí an tịnh theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy xưa và nay

Đức Phật và những di huấn sau cùng

Tiếng chuông cảnh tỉnh những Phật tử trí thức

Lời Phật dạy về cách phân biệt người chính, kẻ tà

Sư ông Trúc Lâm giảng về “Tuệ giác của Đức Phật”

Chùa Thiên Phước Thái Bình

Cần trả lại sự tôn nghiêm cho hình tượng Đức Phật

Câu chuyện cái bè qua sông

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Góc Nhìn Người Phật Tử

Lời Phật dạy về sự chung thủy trong tình yêu

Lời Phật dạy: Khuyến hóa cha mẹ hướng thiện

Nguyên nhân gây ra sợ hãi và đau khổ

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Lặng Lẽ 400 Năm, Chùa Xưa Tỉnh Thái Bình

Đức Phật và lời nguyện độ vị đệ tử cuối cùng trong nhiều kiếp

Tin mới nhận

42. Muốn Tu Tập Theo Phật Giáo, Có Cần Bỏ Tôn Giáo Của Mình, Chuyển Qua Đạo Phật Không ?

Chả Lụa, Chả Chiên Chay

Ba Niềm Hãnh Diện, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

“Tạp Chí Đạo Phật Ngày Nay – Số 13

Đi Vào Bản Tánh Của Tâm Thức

Văn Chương Bát Nhã Đáo Bỉ Ngạn

Chắp Cánh Cho Con.. Chân Hiền Tâm

Ta Là Bậc Tôn Quý Ở Đời

Tín Tâm Dao Động Không Thể Vãng Sanh (Phần Cuối)

Tòng Lâm Lô Sơn Tịnh Độ Thôn Như Xuân, Xã Vĩnh Phương, Tp Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa

Kinh Nghiệm Tuệ Giác

Ngôi Nhà Thật Sự Của Ta

Vài Điều Căn Bản Về Phong Trào Phật Giáo Cao Huy Thuần

Five Ways To Defuse Anger – 5 Cách Thực Hành Để Xoa Dịu Những Cơn Giận

Xây dựng niềm tin vững chắc cho cư sĩ phật tử trong bối cảnh khủng hoảng truyền thông hiện nay

Xin Cho Biết Cách Xưng Hô Trong Đạo Phật

Công đức của Thần Chú: Án Ma Ni Bát Di Hồng

Thể Và Dụng Của Tâm

Con nhện

Có Linh Hồn Người Chết Không ? Gsbs. Bùi Duy Tâm

Tin mới nhận

TP.HCM: Hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử trang nghiêm kính mừng Phật Đản PL.2566

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 231)

Kinh Tiểu Bộ Tập I (Khuddhaka Nikàya)

Thí Dụ Về Em Bé, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 36)

Kinh Bách Dụ: Ăn nửa cái bánh

Kinh Phước Đức Giảng Giải

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 15)

Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 12)

Thí Dụ Về Cây Đàn, Kinh Tăng Chi Bộ

Rebirth Views In The Surangama Sutra

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 118)

GIỚI THIỆU KINH TẠP A-HÀM

Ngón tay chỉ mặt trăng: Thông điệp kinh Lăng Già

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 165)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 365)

Kinh Phật và các nghi lễ: Nghi thức phóng sinh

Hàm Ý Phẩm Phổ Môn Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Tổng Quan Kinh Đại Bát Niết-bàn

Tin mới nhận

7 Câu Hỏi Tìm Hiểu Về Pháp Môn Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 122)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 264)

Niệm Phật Được Thành Phật Đạo

Đọc sách ngàn lần – Tập 9

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 29)

Đọc sách ngàn lần – Tập 1

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 340)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 68)

Lá Thư Tinh Độ

Cực Lạc Hiện Tiền

Ý Nghĩa 12 Lời Nguyện Niệm Phật

Thiền Trong Tịnh Độ Tông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 362)

Tuệ Quán Nẻo Về Chân Như

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 94)

Những Dự Bị Cần Thiết Cho Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 365)

Đức Cần Kiệm, Tri Túc, Bình Dị Của Ht. Thích Trí Tịnh

Đệ Tử Chân Thật Của Phật

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese