PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Nạn giả sư & nỗi lòng tăng ni trẻ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NẠN GIẢ SƯ & NỖI LÒNG TĂNG NI TRẺ

Giác Minh Luật


Người Giả Sư Làm Ăn Trước Chùa Dịp Xuân Đinh Dậu  Ảnh Vũ Giang

Người giả sư làm ăn trước chùa dịp
Xuân Đinh Dậu Ảnh Vũ Giang

Hiện tượng giả dạng tu sĩ Phật giáo đi khất thực, xin ăn, kéo theo đó là các dịch vụ mê tín, bán bùa chú, xin xăm bói quẻ hiện nay tập trung tại các đền, chùa,… trong dịp lễ hội, ngày rằm để xin tiền bố thí của khách hành hương đã trở thành một vấn nạn nhức nhối, gây tổn thương đối với những người xuất gia chân chính – xuất phát bởi những lý tưởng cao đẹp!

Tâm tình của “người trong cuộc”

Có dịp đi ra đường tôi đều đắp y theo truyền thống hệ phái Khất sĩ và nhiều lần đi bộ ngang qua những con đường mà ngày nào cũng xuất hiện người giả sư khất thực, tôi lại “đón nhận” ánh mắt dè chừng, thiếu thiện cảm của mọi người chung quanh (như chính mình là người đang ăn xin và sẽ làm phiền đến họ).

Phần lớn những người dân chưa hiểu nhiều về đạo Phật hay chưa có dịp đi chùa để hiểu biết đúng về người xuất gia, thì người giả sư sẽ vô tình tạo nên cho số đông những khái niệm không tốt về người tu. Tất nhiên, không thể trách người dân bởi thông qua những hình ảnh mà họ bắt gặp thường ngày từ những người giả dạng “đầu tròn áo vuông” để xin tiền, bán nhang, xem bói toán,… trên những cung đường hay tại các đình đền, chợ búa.

Có lần tôi hướng dẫn một nhóm Phật tử trẻ đi chùa lễ Phật vào ngày rằm đầu năm, nhưng khi bước vào gần tới cổng đã thấy một nhóm “nhà sư” đắp y giống mình đứng xin tiền. Khi ấy tôi vội nhanh chân bước vào trong sự ngượng ngùng, e dè và chợt thấy thương kính vô cùng chiếc y của Phật mà mình đang mặc trên người, trong đó còn có sự tổn thương tự đáy lòng khi nghĩ về những người mượn y Phật để làm xấu hình ảnh người tu ngoài kia.

Đi vào bên trong chùa lễ Phật xong, tôi bước ra sân trước để đứng chờ mọi người ra về thì có hai mẹ con đi ngang qua, đứa bé vô tình chỉ tay vào tôi rồi kêu mẹ cho tiền ông sư, thấy thế người mẹ vội lấy ít tiền lẻ ra và đưa cho tôi như một sự bố thí theo lời yêu cầu của đứa con.

Khi ấy, tôi cảm thấy áy náy vô cùng nhưng cũng kịp nhẹ nhàng từ chối, hướng dẫn vị đó là nên đem vào chùa để bỏ thùng công đức. Tất nhiên, tôi biết trong tâm thức của đứa bé lúc này đang hình dung tôi như những người giả sư đắp y ăn xin phía trước cổng mà bé thường được mẹ hướng dẫn cho tiền khi có dịp đi chùa.

Nỗi lòng Tăng Ni trẻ

Trò chuyện với các thầy, các sư cô trẻ có cùng chung nỗi ưu tư về vấn đề này thì biết, các vị ấy, mỗi người một câu chuyện cũng “dở khóc dở cười” như tôi, nhưng đáng để suy ngẫm trên bước đường tu học thường ngày dưới sự tương tác giữa mình với xã hội hiện nay.

Như thầy Thích Thanh Đạo (du học Tăng tại Thái Lan) kể lại – vào Tết Nguyên đán cách đây vài năm, thầy Đạo có dịp về thăm gia đình sau những năm tu học ở tu viện. “Khi đang dùng bữa cơm chay thân mật với gia đình thì bỗng xuất hiện một “sư thầy” đang mang trên người bộ đồ nâu, đầu cạo láng. Thấy thế, mọi người trong gia đình không mấy vui khi bị làm phiền về việc “vị thầy” mời mọc mua nhang ủng hộ và xin tiền lì xì”, thầy Thanh Đạo nhớ lại.

Khi vị khách đó vừa đi, người thân quay sang thầy Đạo hỏi: “Ủa, ở chùa cực khổ đến mức phải đi xin như vậy à?”.

“Lúc ấy, tôi cảm thấy nghẹn lòng và buồn vô cùng khi có những thành phần không tốt đã lợi dụng “chiếc áo xuất sĩ” để trục lợi cá nhân, với mục đích phục vụ nhu cầu cá nhân nhưng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến cái nhìn của những người xung quanh, ngay cả với người thân tôi – có người xuất gia như tôi”, thầy Thích Thanh Đạo chia sẻ.

Hay câu chuyện cũng của một Tăng sinh đang học tại Thái Lan là thầy Thích Chúc Tâm. “Khi còn là một Tăng sĩ trẻ tại Đà Lạt, được thầy bổn sư gửi lên Sài Gòn để theo học tại trường Phật học, trong những ngày đầu còn bỡ ngỡ nơi đất khách và khí hậu nóng gắt khó chịu, tôi và vị sư cùng phòng quyết định đi kiếm mua cây quạt. Sau một hồi tìm kiếm, chúng tôi dừng lại ở trước tiệm bán đồ điện tử, chủ tiệm lúc ấy đang ở trong nhà xem truyền hình, tôi với gọi từ bên ngoài – Chú ơi – như ý để hỏi thăm giá cả”, ĐĐ.Chúc Tâm kể.

Thầy Tâm hồi tưởng tiếp – người bán đồ nhìn ra với ánh mắt và thái độ không vui, kèm theo đó là cử chỉ vẫy tay bảo rằng “đi đi, ở đây không có gì cả, không mua gì cả” và họ vẫn cứ tiếp tục xem truyền hình, không thèm để ý gì. 

“Khi ấy, tôi khựng lại, quay qua nhìn sư bạn mà khá ngỡ ngàng với sự “phản hồi” từ chủ tiệm như thế. Thấy sư bạn ngại quá nên bảo tôi đi sang tiệm khác, nhưng tôi muốn đính chính lại, nên gọi thêm lần nữa – Chú ơi! Thầy muốn mua quạt – thì họ mới ra tiếp đón, tôi cũng nhẹ nhàng giải thích cho họ hiểu được thật-giả trong xã hội hiện nay mà chú đã nhiều lần bị làm phiền rồi “ám ảnh” nghĩ ai trong hình tướng tu sĩ cũng chỉ tới để quyên góp xây chùa hoặc bán nhang, thực chất là người giả sư đi “hành nghề”.

Từ vài ví dụ rất nhỏ trên trong bức tranh người giả sư vẫn hoạt động hàng ngày cũng như đang rộ lên trong mỗi mùa lễ hội – có thể kết luận, đây là vấn nạn chứ không còn là vấn đề bình thường, có thể cho qua, vì kéo theo đó là các hệ lụy ảnh hưởng trầm trọng đến tâm tư và sự mặc cảm cá nhân của tu sĩ trẻ khi vô tình bị đối xử, bị nhìn nhận thiếu thiện cảm mà nguyên nhân là từ các thành phần bất hảo, giả danh.

Thiết nghĩ, nếu không kịp thời lên tiếng và ngăn chặn thì đến một ngày, hình ảnh của những người xuất gia trẻ dấn thân vào đời sẽ bị mọi người hiểu lầm, ám thị rằng đấy cũng là hình ảnh của sự đi xin tiền, xấu xí mà ai cũng dè chừng, tránh né chứ không phải thiêng liêng như vốn dĩ…

Giác Minh Luật

Tin bài có liên quan

Sư Pháp Thuận Với Câu Thơ Làm Kinh Dị Sứ Thần Triều Tống

Sư Pháp Thuận Với Câu Thơ Làm Kinh Dị Sứ Thần Triều Tống

Sư Giác Minh Luật chia sẻ pháp thoại “Trăng Thầm Lặng”

Sống Để Yêu Thương

Sống Ảo

Sống Ảo

Soi Gương – Lê Minh Hiền

Soi Gương – Lê Minh Hiền

Sa Di Bom

Rèn Luyện Đạo Đức Hiếu Sinh

Rèn Luyện Đạo Đức Hiếu Sinh

Ra Mắt Sách Mới “Khổ Răng Mà Khổ Rứa” Của Sư Giác Minh Luật

Quán Không (Một Câu Chuyện Về Quán “Không”)

Phương Pháp Thực Hành Chánh Niệm Trong Lớp Học

Phương pháp thực hành chánh niệm trong lớp học

Load More

Discussion about this post

Happy Book Hạnh Phúc Mỗi Ngày

Happy book hạnh phúc mỗi ngày

HAPPY BOOK HẠNH PHÚC MỖI NGÀY cuốn sách lỳ xì rất ý nghĩa nhân Tết Sách 2016 Thiện Đức Nguyễn...

Bản Chất Của Cầu Nguyện

Bản Chất Của Cầu Nguyện

Bản Chất Của Cầu NguyệnThích Châu Viên   Lễ cầu nguyện hòa bình cho Biển Đông tại chùa Pháp Lâm...

Tầm Quan Trọng Của Việc Theo Chân Một Đạo Sư Chân Chính

Tầm Quan Trọng Của Việc Theo Chân Một Đạo Sư Chân Chính

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THEO CHÂN MỘT ĐẠO SƯ CHÂN CHÍNH Khenpo Sodargye Rinpoche giảng Pema Jyana chuyển dịch...

Đối Thoại Với Thầy Thông Lạc Tác Giả: Tỳ Kheo Thích Nguyên Hải

Đối Thoại Với Thầy Thông Lạc Tác Giả: Tỳ Kheo Thích Nguyên Hải

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 89)

Kinh văn: “Dục linh ngã tác Phật thời, trí tuệ quang minh, sở cư quốc độ, giáo thọ danh tự,...

Bóng Râm Cội Bồ Đề

Bóng râm cội bồ đề

Tạp bútBÓNG RÂM CỘI BỒ ĐỀ           Cội bồ đề có thân to ba người ôm không xuể. Gồ ghề,...

Nhìn Về Ảnh Hưởng Tôn Giáo

Nhìn Về Ảnh Hưởng Tôn Giáo

NHÌN VỀ ẢNH HƯỞNGTÔN GIÁO Thiện Pháp Tôn giáo là một phần gắn bó trong lịch sử nhân loại, trong...

Đường Đến Bình An Thật Sự (3)

Đường Đến Bình An Thật Sự (3)

ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ (3) Trích dẫn Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Trích dịch: Tuệ Uyển - Ngay...

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 66)

Kinh văn: “Lực trang nghiêm cố, chúng oán tận diệt, vô năng hoại giả”.“Lực” này là nói “ngũ lực”. Phía...

Quay Lại Là Bờ

Quay lại là bờ

QUAY LẠI LÀ BỜ Nguyễn Duy Nhiên   Đứng ở độ cao này, hơn chín ngàn bộ trên mặt biển,...

Chân Tâm Và Vọng Tâm

Chân Tâm và Vọng Tâm

CHÂN TÂM VÀ VỌNG TÂM Thích Thắng Giải   Như các phần trước đã nói, chân tâm không sinh diệt...

Phiêu Linh Huỳnh Trung Chánh

PHIÊU LINHHuỳnh Trung Chánh Phiêu linh bao kiếp luân hồi Phút giây hội ngộ, đời đời khổ đau Mịt mùng...

Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền Cuộc Đời Tận Hiến – Nguyên Hậu

Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền Cuộc Đời Tận Hiến – Nguyên Hậu

CƯ SĨ CHÁNH TRÍ MAI THỌ TRUYỀN Cuộc đời tận hiếnNguyên Hậu Ở miền Trung, có cư sĩ Tâm Minh...

Tự Do Đầu Tiên Và Cuối Cùng, Krishnamurti, Việt Dịch: Ông Không

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 60)

Danh hiệu ở trong nhà Phật, mãi đến hiện tại vẫn còn tuân thủ nguyên tắc này, thế nhưng trong...

Happy book hạnh phúc mỗi ngày

Bản Chất Của Cầu Nguyện

Tầm Quan Trọng Của Việc Theo Chân Một Đạo Sư Chân Chính

Đối Thoại Với Thầy Thông Lạc Tác Giả: Tỳ Kheo Thích Nguyên Hải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 89)

Bóng râm cội bồ đề

Nhìn Về Ảnh Hưởng Tôn Giáo

Đường Đến Bình An Thật Sự (3)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 66)

Quay lại là bờ

Chân Tâm và Vọng Tâm

Phiêu Linh Huỳnh Trung Chánh

Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền Cuộc Đời Tận Hiến – Nguyên Hậu

Tự Do Đầu Tiên Và Cuối Cùng, Krishnamurti, Việt Dịch: Ông Không

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 60)

Tin mới nhận

Thế nào là tu huệ?

Đức Phật dạy Pháp Niết bàn tức khắc

Sự vĩ đại của Đức Thế Tôn

Chùa Hang Mai – Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Hà Nội: Kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo tại trụ sở Trung ương GHPGVN – chùa Quán Sứ

Phật dạy cách buông bỏ mọi phiền não

Con đường an vui

Hành vi thiện ác của mỗi người qua vầng trăng

Tâm Thư Vận Động Xây Dựng Chùa Chơn An Đông Hà, Quảng Trị

Tôi vẽ Phật

Chùa Bửu Long, Phường 11, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Phật đã cho con

Sự vĩ đại của vị thầy có một không hai ở đời

Theo đuổi hạnh phúc chỉ là điểm khởi đầu chứ không phải là mục đích

Khoảnh khắc hay là thiên thu?

Ngũ dục là một chướng ngại trên đường tu đạt giải thoát

Lời Phật dạy về “Thiểu dục tri túc”

Phật ở đâu?

Làm gì có Phật trên đời!

Đạo giản dị theo triết lý nhà Phật

Tin mới nhận

Phẩm Định Huệ – Pháp Bảo Đàn Kinh

Đường đến an bình thật sự (11) (song ngữ)

Kinh Kim Cang Dịch Nghĩa Và Lược Giải

Những Đặc Điểm Của Văn Hóa Phật Giáo Trong Văn Hóa Việt Nam

Học Lời Phật Dạy Qua Kinh Tử Pháp

Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác

Chúc Tết

Hang động Đôn Hoàng: nghệ thuật Phật Giáo trên con đường tơ lụa Trung Quốc

Đường Về Xứ Phật Của Thích Thông Lạc – Nhận Xét Của Tt. Thích Đức Thắng

Đức Đạt Lai Lạt Ma tọa đàm với đoàn Phật tử đến từ Việt Nam trong hai ngày 30/05 và 31/05/2017

Đi Vào Bản Nguyện Dược Sư

Sách Phật giáo tại hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair 2016

Gươm báu

Cảm Nhận Về Mùa Xuân Qua Bài Kệ Của Thiền Sư Mãn Giác

Thiền Năng Lượng Chuyển Hóa Thân Tâm

Từ nền tảng bốn đại giáo pháp trong kinh du hành nghĩ về những việc cần thực hiện trong khi phiên dịch kinh điển.

Bất bình đẳng sai khác của chúng sanh là do nghiệp

Trong 49 năm Đức Phật có thuyết pháp hay không?

Tượng đá có buồn không?

Trên Đỉnh Tịch Nhiên | Chùm Thơ Của Tâm Nhiên Kính Tặng Thầy Tuệ Sỹ

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 85)

Bộ Kinh Liên Kết (Tương Ưng Kinh Bộ) Ebook PDF

Kinh Tạng Pali (Nam Tông) [Pdf Dành Cho Kindle]

Kinh Kim Cương Bát Nhã Giảng Nghĩa

Bát Nhã Tâm Kinh Việt Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 349)

Làm thế nào để hiểu kinh Phật?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 70)

Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 30)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 362)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 71)

Kinh Bách Dụ: Thuê thợ gốm

Kinh A Nậu La Độ

Kinh Bách Dụ: Đệ tử Phạm thiên tạo vật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 64)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 15)

Nên Biếu Quà Tặng Cho Ai?, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 141)

Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 193)

Sự khởi đầu của Tịnh độ tông ở Nhật Bản: Từ du nhập đến thời kỳ Nara

Tịnh Học Thù Thắng – Thích Hân Hiền

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 155)

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 4)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 158)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 4)

Tư Tưởng Tịnh Độ Trong Phật Giáo Đại Thừa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 238)

Cảnh giới tịnh độ môi trường tu học hoàn hảo

Niệm Phật Thành Phật – Thích Phước Nhơn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 87)

Đường về cực lạc tịnh độ nhân gian

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 48)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 172)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 31)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 2)

Một Câu A Di Đà Phật Niệm Đến Cùng

Pháp Môn Tịnh Độ Trong Kinh Điển Pali

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese