PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Năm Tầng Pháp Như Lai (Phần 3)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NĂM TẦNG PHÁP NHƯ LAI (PHẦN 3)
Mãn Tự

Lotus Hoa SenCòn phần biến dịch vi tế thành trụ dị diệt là nhân, nếu thấy biết bằng sáu giác quan thô phù phân biệt thì bốn thời kỳ thành trụ dị diệt có thời gian, có nhân, có quả. Còn các vị giác ngộ thấy pháp thấy biết bằng trí tuệ thì thành trụ dị diệt nhân quả đồng thời là biến dịch vậy.

Ở trên là nói tóm tắt về sắc hiện hữu, bây giờ nói về nhân tố thứ hai tức là thức tâm sở. Nghĩa như thế nào mà gọi là thức tâm sở? Thức tâm sở nghĩa là đối cảnh sở duyên mà giữ lấy, sự việc đã qua thì lưu trữ, sự việc hiện tại thì ứng xử. Thức hiện tại thì gọi là thức hiện hành, thức giữ lấy gọi là thức lưu trữ, là ký ức lưu trữ là cộng nghiệp, là A-lại-da-thức.

Để thấu triệt sự vận hành một cách rõ ràng thân tâm loài hữu tình và vòng quay thành trụ dị diệt không dung tha hay loại trừ một cá thể nào hết. Vì vậy không có “cái ta và của ta” nào hết mà chỉ là vay mượn. Vay mượn khi cần thì cũng đúng đi nhưng nghịch lý là không muốn trả. Vì chấp giữ không muốn trả nên vòng quay luân hồi nhân quả khó có thể chấm dứt.

Quán triệt sâu sắc để thấy rằng bốn giai đoạn thành trụ dị diệt là sự chuyển biến của sắc thân này nhanh hay chậm tùy theo cõi mà sắc thân hiện hữu, còn bản chất tâm sở là đối cảnh sở duyên nhận lấy lưu trữ, ứng dụng. Xuôi dòng luân hồi thì thân tâm loài hữu tình nó là như vậy, tuy nhiên những vị đã tu chứng Pháp nhân duyên sinh thì thấy biết rằng thân tâm này chỉ là vay mượn, dù biết là vay mượn nhưng lại chấp thủ lưu giữ không muốn trả mà nguyên nhân là một chữ “Thọ”.

Người tu học dầu biết sự cấu tạo hình thành thân tâm là như vậy, tuy nhiên cái biết đó là do tâm thức mà tâm thức là do duyên sinh đối cảnh mà hiện. Vì vậy nó không đủ lực để giữ gìn khi đối cảnh mạnh mẽ hơn, thù thắng hơn. Người tu học biết chưa là gì hết mà phải tu chứng mới hoàn tất.
Bây giờ đi vào vấn đề chính là tu học để “Giác Ngộ” thế nào là Giác Ngộ? đó là Tâm Thức bùng nổ. Tu học thế nào để tâm thức bùng nổ? đó là tu học một chữ “Lìa” hay “Vô sở đắc”. Vô sở đắc là cốt tủy kinh Bát-nhã-ba-la-mật, còn chữ “Lìa” là cốt tủy kinh Viên giác. Kinh Viên Giác phẩm Phổ Hiền, Đức Thế Tôn Như Lai dạy như vầy: “Tất cả Bồ tát và chúng sanh đời sau tu học muốn được Giác Ngộ thì phải biết “Lìa” tâm sở huyễn hóa hư vọng. Tâm ấy là huyễn nên phải lìa, ý chí tập trung lìa cũng là huyễn nên cũng phải lìa, cho đến không còn chỗ để lìa thì tâm sở huyễn hóa bùng vỡ “Bùng vỡ = Giác Ngộ””.

Câu hỏi đặt ra là: “Vì sao lìa tâm sở huyễn hóa mà bùng vỡ?”. Thật ra bùng vỡ Giác Ngộ rất khó giải thích, dù vậy để cho những vị tu học có chút ít khái niệm về sự tương tự bùng vỡ nên mượn lý thuyết “big bang” của khoa học viễn tưởng giải thích.

Theo triết thuyết big bang thì vũ trụ sinh ra đầu tiên là từ một vụ nổ, nguyên nhân vụ nổ là do năng lượng tích tụ dồn nén, đến một độ cùng cực không thể nào dồn nén được nữa nên vụ nổ phát sinh và vũ trụ sinh ra rồi lần lần bành chướng. Thí dụ thứ hai là “Âm cực sinh dương” theo đạo giáo Trung Hoa hay “Cùng tắc biến”. Thí dụ thứ ba, trong một xóm nọ có người đàn ông hiền lành, người trong làng có nói với ông dù đúng sai, oan ức… thì ông cũng làm thinh không phản đối, không cãi lại, cho đến một ngày kia dân làng ngỡ ngàng hay tin ông giết người.

Ba thí dụ ở trên nói lên một ý nghĩa là “dồn nén” để “bùng nổ” hai thí dụ đầu là khoa học và Đạo giáo thì nói về “hiện tượng” còn thí dụ thứ ba nói về “nội tâm”.

Theo tri thức thì “dồn nén” rồi bùng nổ thì chấp nhận được giống như cái bong bóng bơm hơi đến một độ mà nó không chịu được nữa thì nó “nổ” còn chữ “lìa” cũng theo tri thức thì xả hết ra năng lượng không tích tụ, đã không tích tụ năng lượng thì lấy gì mà “dồn nén” để rồi bùng vỡ.

Tu hành thì thân tâm là chính chứ không phải cảnh duyên, vì cảnh duyên là ảo ảnh không thật nó xuất hiện từ thức tâm sở của chính nhân vật đó. Vì vậy khi cảnh duyên đến không nhận cũng không bỏ, vì là ảo ảnh nên dù nhận hay bỏ cũng rớt vào ảo ảnh hết.

Như trên đã nói bản chất hiện hữu của thân tâm này là sắc thân hiện hữu theo dòng bốn giai đoạn: Thành-trụ-dị-hoại, còn tâm tức thức tâm sở, tính chất nó là: đối cảnh nhận lấy lưu giữ phân biệt, là ký ức lưu trữ. Loài hữu tình nói chung khi hiện hữu ở thế giới nào là vì có cộng nghiệp chung trong dòng thời gian đó, rồi theo cộng nghiệp chung đó mà tồn tại để vay trả, trả vay như vậy mà luân chuyển vô lượng thời gian. Nếu không biết tu học thì vòng quay đó không biết thời gian nào mới ngừng lại. “Lìa” để tích tụ là một nghịch lý với sự hiểu biết của tri thức, tuy nhiên chữ “Lìa” là chỉ vào nội tâm chứ không phải là hiện tượng. Xin nhắc lại Đức Thế Tôn Như Lai dạy chữ “Lìa” trong kinh Viên Giác. “Lìa”… cho đến không còn gì để lìa rồi ấn tượng “Lìa” đó cũng lìa luôn, ngay đó tâm thức bùng nổ = “Giác Ngộ”. Tuy là cùng bùng nổ mà không giống nhau giữa “hiện tượng” và “tâm thức”. Hiện tượng là cái “Tướng” thấy biết của sáu căn, mà cái tướng thấy biết sáu căn là sinh diệt vô thường, vì vậy triết lý khoa học là vũ trụ “sinh” ra sau vụ big bag, rồi lần lần bành chướng như hiện nay theo sự thấy thiên hà của những cái kính viễn vọng thiên văn.

Không như hiện tượng bùng nổ thì vũ trụ “sinh ra”, mà “tâm thức” bùng nổ thì “Pháp giới hiện hữu”. Sự thấy biết củ tri thức là trước không nay có, còn tâm thức bùng nổ = “Giác Ngộ”. Giác Ngộ thì Pháp giới hiện, vì Pháp giới chưa từng sinh diệt, tri thức không thấy Pháp giới vì phân biệt, Giác ngộ = “Trí”. Trí thấy Pháp giới vì “Lìa” phân biệt. Đến đây thì câu hỏi được đặt ra là : Tất cả kinh điển hiện có từ Nguyên Thủy đến Đại Thừa gọi là “Pháp” do Đức Thế Tôn Như Lai giảng thuyết. Vậy “Pháp” trong những bộ Kinh và “Pháp giới” có tương quan hay không tương quan, là khác hay không khác.

Thật ra Pháp giới và Pháp theo thức tưởng thì đó là cảnh giới trên chín tầng mây bạc, ở đó chỉ có các Đức Như Lai và Chư Đại Bồ Tát với hào quang đủ màu chiếu diệu khắp thập phương. Sự diễn tả cảnh giới Pháp giới. Pháp trong kinh Hoa Nghiêm vượt qua tầm cỡ suy diễn của tâm thức nên làm cho những vị tu học thiếu tâm “Đại Bi” thì chỉ có đội lên đầu mà lạy thôi.

Pháp giới và Pháp không khác tương quan với nhau tuy nhiên có sự sai biệt vì Pháp giới là “Tổng” còn pháp là “Biệt” hay Pháp giới là “Đồng” còn Pháp là “Dị”. Có thể theo tri thức để thí dụ như thế này: Pháp giới là sự không còn Pháp là những dải ngân hà, hay Pháp giới là dải ngân hà còn Pháp là những thái dương hệ. Hay Pháp giới là không gian còn Pháp là thời tiết. Pháp giới và Pháp như không gian và thời tiết xoay vần luân chuyển sáng, tối, có nơi nắng, có nơi mù mịt, có nơi trong sáng… Nói chung là hiện tượng thời tiết bất đồng. Dù thời tiết hiện tượng bất đồng mà không gian thì bất động, không vì thời tiết nắng mưa sáng tối mà ngăn ngại không gian, hơn nữa hiện tượng thời tiết dù biến hiện, xảy ra như thế nào thì cũng từ không gian mà xuất hiện. Hiện tượng thời tiết là Pháp còn không gian là Pháp Giới. Hay cục đất và hạt bụi, cục đất là Pháp giới còn hạt bụi là Pháp. Hay một khối vàng người thợ vàng lấy ra làm nên đồ trang sức, đồ trang sức là Pháp còn khối vàng là Pháp Giới. Pháp giới và Pháp không phải một không phải khác, tuy nhiên có sự sai biệt như “đồng và dị” hay “tổng và biệt”.

Tu học chữ Lìa để Giác Ngộ theo lời dạy Đức Như Lai, tuy nhiên phải nhận ra Lìa là lìa cái gì? Nếu không thì sẽ ngớ ngẩn như vị ngoại đạo theo trong Kinh sau đây: Có vị ngoại đạo tu hành có được ngoại thần thông rất là hy hữu, nhiều người thán phục. Vị đó nghe danh tiếng của Thế Tôn liền tìm đến để xin học Pháp giải thoát. Khi đến vị đó hai tay cầm hai cây đại thụ cung kính dâng lên đức Thế Tôn để được nghe Pháp.

Đức Thế Tôn dạy ông ta rằng: “Buông xuống! thì ông ta buông cây bên tay trái xuống, Thế Tôn lại bảo buông xuống, thì ông buông cây bên phải xuống. Đức Thế Tôn lại bảo ông ta buông xuống thì ông ta ngớ ngẩn giơ hai tay ra chứng tỏ rằng ông ta không còn gì để buông bỏ nữa hết…

Nhiều vị tu hành không biết quay về tự tâm thì dù cho có đại thần thông đi nữa cũng rơi vào vô thường ngớ ngẩn mà thôi.

Tất cả Giáo Pháp hiện có dù Nguyên Thủy hay Đại Thừa hay những bộ luận đồ sộ tranh luận về “cứu cánh”. Tuy nhiên dù tranh luận như thế nào cũng xoay quanh tâm điểm con người lịch sử là Đức Thế Tôn. Không một lần nào phủ nhận lịch sử vì đó là sự thật, dù vậy bằng mắt thấy tai nghe để phán đoán rằng lịch sử đó là duy nhất thì chắc chắn rằng sự phán đoán đó rớt vào cục bộ vì thật ra mắt không thấy, tai không nghe, mà mắt thấy, tai nghe đó là do tâm thức hướng dẫn, giống như xác chết cũng có mắt, có tai đó mà đâu có thấy nghe.

Hay như chiến tranh Việt Nam những người bình dân tay lấm chân bùn có ăn hôm nay không biết ngày mai, thì chỉ biết rằng quân đội miền bắc thắng quân đội miền nam, còn những vấn đề liên quan đến gần một nửa thế giới, hay sự cạnh tranh về học thuyết thì đó là những thứ xa xỉ không hoàn toàn liên quan tới họ.

Đức Thế Tôn Như Lai dạy rằng: “Những gì thế gian thấy biết thì ta cũng thấy biết, những gì ta thấy biết thì người thế gian không thấy không biết”. Sự thấy biết khác biệt trùng trùng không ai giống ai khi cùng nhìn một vật, thật vậy cái vật tuy là hiện hữu, nhưng cái thấy không phải là vật.

Để quán triệt chữ “Lìa” trong kinh Viên Giác Đức Như Lai dạy người tu học, chúng ta đi vào lịch sử bằng hai sự thấy biết.

1. Sự thấy biết bằng tâm thức
2. Sự thấy biết bằng trí tuệ

Thứ nhất sự thấy biết bằng tâm thức đó là sự thấy biết rõ ràng rằng Đức Thế Tôn sanh ra có cha là vua Tịnh Phạn và mẹ là Hoàng Hậu Maya vào thời gian đó … lớn lên rồi có vợ là công chúa Da-du có con là La-hầu-la ở trong cung hưởng thọ ngũ dục…đúng theo những gì mà lịch sử trong kinh Nguyên Thủy ghi lại.

Thứ hai: Thế nào thấy biết bằng Trí Tuệ? Không như Tâm Thức thấy biết phải nương vì vậy nó bị lệch lạc. Còn Trí Tuệ thấy biết không còn nương, không còn qua trung gian nên sự thấy biết chân thật. Vì là Trí nên cái Thấy dẫn cái Biết rồi cái Biết mở cái Trí. Còn tâm thức thì cái biết dẫn cái thấy, vì cái thấy bị định hình bởi cái biết.

Người tu học có trí tuệ cũng không phủ định lịch sử, tuy nhiên người Nhị Thừa chỉ biết cái quả sinh, còn trí tuệ thì thấy nhân sinh. Nhân sinh như thế nào? Nhân sinh có ba cấp bậc.

1. Nói chung phàm phu nhập thai không biết, sinh ra không biết.
2. Bậc Thánh có định lực nhập thai thì biết, sinh ra quên hết.
3. Bậc thị hiện nhập thai biết nhập thai, xuất thai biết xuất thai. Không mê mờ.

Người Trí thấy sự thị hiện Đức Thế Tôn nên lịch sử lưu lại những hành vi của Ngài từ lúc nhập thai sơ sanh tu hành cho đến nhập Niết Bàn đều là “Phương tiện thiện xảo” để hóa độ chúng sanh vô cùng quý giá mà Đức Thế Tôn Như Lai dùng nhiều phương tiện thiện xảo để hóa độ chúng sanh, không chừa xót một loại hữu tình nào, phương tiện đó ứng hợp với trình độ căn cơ mỗi loài theo đó nhận lấy mà tu học.

Những người tu học chúng ta phải tin tưởng một cách không lay chuyển rằng những gì Đức Thế Tôn thuyết giảng, chỉ dạy là Ngài đã tu học và đã trải nghiệm qua chứ không phải là lí thuyết hay triết lí suông. Vậy chữ “Lìa” để được Giác Ngộ Ngài dạy trong bộ kinh tối thượng Viên Giác nói lên ý nghĩa quan trọng như thế nào? Vì là phương tiện nên mỗi phương tiện thích hợp với mỗi trình độ. Bây giờ chúng ta đi đến đoạn thời gian Thế Tôn sáu năm tu khổ hạnh và sau đó là Giác Ngộ viên mãn. Đức Như Lai dạy chúng ta tu học chữ “Lìa” để Giác Ngộ, tuy nhiên điều quan trọng là phải biết “Lìa” là “Lìa” cái gì? ở đâu?

Lìa có hai loại một là lìa cảnh, hai là lìa Tâm, lìa cảnh thì tâm được tịch tịnh, lìa Tâm thì Giác Ngộ. Đến đây chúng ta cùng nhau mở một phần cánh cửa “Tâm” Đức Như Lai để chứng kiến chữ Lìa Ngài chỉ dạy.

Sáu năm khổ hạnh Đức Như Lai vừa thực nghiệm cũng vừa chứng kiến, không như khoa học muốn thí nghiệm một cái gì thì dùng vật bên ngoài để thí nghiệm còn họ là người chứng kiến. Khi thực hiện tu Khổ Hạnh có nghĩa “ăn” chỉ giữ cho thân xác được tồn tại, rồi theo thời gian càng ngày càng giảm cho đến lúc mỗi ngày Ngài chỉ ăn một vài hạt mè, đó là tiến trình thực nghiệm khổ hạnh. Khi thực nghiệm khổ hạnh Ngài chứng kiến thân thể của Ngài vì không đủ dinh dưỡng nên mỗi ngày mỗi teo tóp lại. Trong lúc đó cái thân nó đòi hỏi sự dinh dưỡng nên cái đói bùng dậy một cách mãnh liệt. Dù vậy với ý chí không lay động Ngài vượt qua cơn đói. Đói là cảm thọ đòi hỏi của cái thân, khi cảm thọ cái đói không được thỏa mãn mà chỉ ngồi yên lặng đó để trầm tư thì cái gì nó hiện lên trong tâm Ngài?

Đến đây bắt đầu đi vào trung tâm chữ ‘Lìa”. Như chúng ta biết không một ai xóa được ký ức vì nó đã qua mà con người thì không thể đi ngược dòng thời gian được. Nó hiện ra khi đủ nhân duyên hội tụ rồi nó biến diệt khi duyên tan.

Một khi chưa chiến thắng được cái thân nó còn vọng động thì tuyệt đối không thể nào thấy được cái “Tâm”. Cho đến khi hàng phục được sự đói khát của cái thân thì cái tâm mới hiện ra. Hiện ra cái gì? Là món ngon vật lạ mà Ngài ăn hằng ngày khi còn ở hoàng cung, những bữa tiệc linh đình sơn hào hải vị… những hình ảnh đó từ trong ký ức lưu trữ nó kéo ra như những trận cuồng phong có thể làm ngã đổ những cây cổ thụ. Bất cứ sự vật nào mà sáu căn tiếp xúc rồi có sự phân biệt khởi lên thì đều được lưu lại trong tâm thức. Hình ảnh thức ăn khởi lên đó dù có cuồng bạo, có mạnh mẽ, áp lực to lớn rất khó vượt qua tuy nhiên đó chỉ là cái tâm thức thô bên ngoài.

Vậy cái chính là làm thành cái quả tâm thức thô là gì? Đó là hương, vị, xúc, thọ. Một khi chiến thắng vượt qua được hình sắc thô, thì mới đi vào cái nhân, chính cái nhân đó nó làm cho hình ảnh trở nên sống động. Vậy cái chữ “Lìa” Đức Thế Tôn chỉ cho chúng ta khi nhịn ăn là “Hương, vị, xúc, thọ”. Một khi “Lìa” được hương, vị, xúc, thọ thì hình ảnh chỉ là hình ảnh nó không còn tác động lôi cuốn.

Năm Tầng Pháp Như Lai (Phần 1)
Năm Tầng Pháp Như Lai Phần 2
Năm Tầng Pháp Như Lai (Phần 3)

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Giới Thiệu Quyển Sách “Nữ Giới Phật Giáo Với Báo Chí”

Giới thiệu quyển sách “Nữ giới Phật giáo với báo chí”

Kể từ khi ra đời vào những năm 20 của thế kỷ XX, báo chí Phật giáo đã chứng minh...

Nhân Quả Đồng Thời

NHÂN QUẢ ĐỒNG THỜINguyễn Thế Đăng Nhân quả đồng thời được nói một cách cô đọng trong kinh Pháp Hoa,...

Không Làm Các Điều Ác, Nên Làm Các Việc Lành, Tự Thanh Tịnh Tâm

Không làm các điều ác, Nên làm các việc lành, Tự thanh tịnh Tâm

Chúng ta học Phật nên bỏ đi thói quen cũ này. Tọa thiền, niệm Phật chỉ là hình tướng bên...

Thiền Trong Tình Yêu Và Công Việc

Thiền Trong Tình Yêu Và Công Việc

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tình Yêu Là Đem Không Gian Đổi Lấy Thời Gian

Tình yêu là đem không gian đổi lấy thời gian

TÌNH YÊU LÀ ĐEM KHÔNG GIAN ĐỔI LẤY THỜI GIANĐào Văn Bình   Em yêu dấu, Anh sẽ kiến giải...

Tô Đông Pha Và Thiền Sư Phật Ấn – Thích Nguyên Đạt

TÔ ĐÔNG PHA VÀ THIỀN SƯ PHẬT ẤN Thích Nguyên Đạt Khi tâm mình có năng lượng từ bi và...

Lời Khuyên Dành Cho Lakar Ane Kalcho

Lời Khuyên Dành Cho Lakar Ane Kalcho

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO LAKAR ANE KALCHO Jamyang Khyentse Chokyi Lodro soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ Kính...

Người Từ Trăm Năm

Người Từ Trăm Năm

NGƯỜI TỪ TRĂM NĂM Toại Khanh Cái tuổi 40 thiệt khó nói là già hay trẻ. So với tuổi 80...

Nhân Quả Và Số Phận Con Người

Nhân quả và số phận con người

NHÂN QUẢ VÀ SỐ PHẬN CON NGƯỜIThích Đạt Ma Phổ GiácNhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin 2015 Audio Phần...

Trường Trung Cấp Phật Học Đồng Nai, Cơ Sở Ii

Trường Trung Cấp Phật Học Đồng Nai, Cơ Sở Ii

TRƯỜNG TRUNG CẤP PHẬT HỌC ĐỒNG NAI, CƠ SỞ IITin, ảnh: Quảng Hoa, Nguyễn Trí   Trường Trung Cấp Phật...

Phục Hồi Bản Kinh Sn 56.11 Kinh Chuyển Pháp Luân (Dịch, Phục Hồi Và Ghi Chú – Kan)

Phục Hồi Bản Kinh Sn 56.11 Kinh Chuyển Pháp Luân (Dịch, Phục Hồi Và Ghi Chú – Kan)

PHỤC HỒI BẢN KINH SN 56.11KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN (dịch, phục hồi và ghi chú – Kan) Con kính đảnh...

Cái Gì Là Mạnh Nhất?

Cái gì là mạnh nhất?

CÁI GÌ LÀ MẠNH NHẤT? Trong cuộc sống có vô vàn những điều trái ý, không vừa lòng, đó là...

Về Pháp Hành

Về pháp hành

VỀ PHÁP HÀNHAjaan Fuang Jotiko | Diệu Liên Lý Thu Linh   Thiền sư Ajaan Fuang Jotiko Thiền sư Ajaan...

Vô Úy, Vô Ưu: Viết Riêng Cho Người Đồng Đạo

Vô Úy, Vô Ưu: Viết Riêng Cho Người Đồng Đạo

Đạo lực của qúi thầy sẽ tỏa sáng để hàng phật tử cư sĩ nương theo mà phát triển đạo...

Đỏ Đen Một Kiếp Người

Đỏ đen một kiếp người

ĐỎ ĐEN MỘT KIẾP NGƯỜIThích Đạt Ma Phổ Giác Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không...

Giới thiệu quyển sách “Nữ giới Phật giáo với báo chí”

Nhân Quả Đồng Thời

Không làm các điều ác, Nên làm các việc lành, Tự thanh tịnh Tâm

Thiền Trong Tình Yêu Và Công Việc

Tình yêu là đem không gian đổi lấy thời gian

Tô Đông Pha Và Thiền Sư Phật Ấn – Thích Nguyên Đạt

Lời Khuyên Dành Cho Lakar Ane Kalcho

Người Từ Trăm Năm

Nhân quả và số phận con người

Trường Trung Cấp Phật Học Đồng Nai, Cơ Sở Ii

Phục Hồi Bản Kinh Sn 56.11 Kinh Chuyển Pháp Luân (Dịch, Phục Hồi Và Ghi Chú – Kan)

Cái gì là mạnh nhất?

Về pháp hành

Vô Úy, Vô Ưu: Viết Riêng Cho Người Đồng Đạo

Đỏ đen một kiếp người

Tin mới nhận

Về Một Bức Thủ Bút Chữ Nôm Của Bồ Tát Quảng Đức, P.q.v

Lý do tôn giả Đại Ca Diếp nguyện sống tối giản ở trong rừng đến cuối đời

Phật dạy: Có hai hạng người lo toan ở đời

Vì sao người tốt hay gặp khó khăn, kẻ xấu vẫn thành công?

Nhân quả hiện tại

Học lời dạy của Phật về vô thường

Mười hai căn bệnh không được thấy Phật

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhà lãnh đạo có tâm và có tầm

HT. Thích Bảo Nghiêm: Nương tựa vào danh hiệu Phật để nhớ hạnh Phật, lời Phật dạy

Đức Phật độ người gánh phân

Lời Phật dạy về cách nuôi con cái nên người

Ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân khẳng định: ‘Con không dám báng bổ Đức Phật’

Bịa đặt, thêu dệt và hậu quả phải gánh chịu

Phật dạy: Tham đắm danh lợi là căn bệnh khó chữa

Phật dạy: Phải nhớ nghĩ quy luật vô thường để sống ý nghĩa hơn

Tri túc thường lạc

Phật dạy cách buông bỏ mọi phiền não

Án phạt tử hình nhân danh công lý – góc nhìn đặc biệt từ Phật giáo (kỳ cuối)

Bởi đọc kinh mà không hiểu kinh

Vì sao con người làm khổ nhau?

Tin mới nhận

Những tấm ảnh không chữ ký

Liên Khúc Nhịp Vui Khánh Đản – Hợp Ca (Mp3)

Vấn Đề Giáo Dục Tăng Tài: Thực Trạng Và Giải Pháp – Thích Trí Như

Lược Giảng Giáo Nghĩa Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện

Phật Pháp Là Thực Hành, Không Phải Chỉ Nói Suông

Pháp lễ chùa Phật

Thân tâm an lạc

Chút lòng thơ thới

Con Đường Sáng (Sự Thật Nhân Quả)

50 Năm Nhìn Lại Phật Giáo Tranh Đấu 1963

Bài Kinh Đầu Tiên: Lòng Biết Ơn

Đức Phật thành đạo đã xóa tan màn vô minh u tối của loài người

Như vẫn là tôi

Bánh burger “chay” ra mắt thực khách Châu Âu

Đức Phật có dạy 84,000 pháp môn không?

Những bản kinh Phật cổ nhất

Nhân Duyên Của Giàu Nghèo

Im lặng diệu kỳ

Hãy Giơ Tay Vẫy Chào

Con Đường Tỉnh Thức Phật, Tổ Và Bồ-tát

Tin mới nhận

Giải Nghĩa Kinh Kim Cang, Bát Nhã & 33 Bài Kệ Của Các Vị Tổ Ấn – Hoa

Kinh Bách Dụ: Giết cả đàn trâu

Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm

Kinh Phật dạy các Tỳ kheo trẻ

Thế Nào Là Tạng Kinh?

Kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng

THÍCH MINH CHÂU

Giảng Giải Kinh Xa Lìa Sắc Dục

Thực Tại Hiện Tiền

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK NĂM 2022 TẠI LIÊN HỢP QUỐC NEW YORK VÀ TẠI NHÀ TRẮNG WASHINGTON DC.

Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇa Sutta)

Những Niềm Tin Cao Quý Nhất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 156)

Làm thế nào để hiểu kinh Phật?

Kim Cang Diệu Cảm

Kinh Nhất Dạ Hiền Giả

Kinh Không Sợ Hãi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 91)

Thế Nào Là Sống Một Mình ?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 243)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 112)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 127)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 211)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 153)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 46)

Liên Trì Cảnh Sách

Tôi Đọc Kinh Di Đà

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

L Iên Trì Cảnh Sách

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 141)

Pháp Môn Một Đời Thành Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 43)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 55)

Tiểu Sử Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 131)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 35)

Nhận thức Phật Giáo (Phần 5)

NHẪN NHỤC BA LA MẬT

Niệm Phật Thập Yếu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 135)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese