PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Năm đặc tính của Tỷ kheo

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

NĂM ĐẶC TÍNH CỦA TỶ KHEO
Thích Trung Định

Tỳ KheoNgày mới xuất gia, tôi cứ say sưa nhìn quý Thầy đắp chiếc y vàng có nhiều ô ngang dọc như thửa ruộng và nhất là nhìn trên đầu quý Thầy có đốt ba chấm hương của một vị Tỷ kheo mà lòng thấy vui thích lạ kỳ.

Tôi vẫn biết tu tập để đến ngày thọ Đại giới là rất khó và rất lâu. Ít nhất người đó phải tuổi đầy 20, sáu căn hoàn mãn, tinh thần và thể chất đều minh mẫn, khỏe mạnh, nhất là việc hành trì Kinh, Luật phải được thông thạo, khi ấy mới hội đủ tố chất của một vị Tỳ kheo sống tu tập trong giáo pháp của Đức Phật.

Tỷ kheo – hai từ cao quý và thiêng liêng mà người xuất gia học đạo ai cũng phải hướng đến. Giới Tỷ kheo được gọi là cụ túc giới, tức là giới pháp đầy đủ và hoàn mãn để bước vào đạo quả Niết bàn giải thoát.

Tỷ kheo còn được gọi là Bí sô, Bậc sô hay Tỳ khưu, được giải thích là Khất sỹ, Bố ma, phá phiền não, trì tịnh giới. Luận Trí Độ giải thích nghĩa Tỳ kheo là: Tỳ là phá, kheo là phiền não. Người có khả năng phá trừ phiền não gọi là Tỳ kheo. Trong luận giải về kinh Kim cương, Đại sư Tông Mật đã đưa ra 3 định nghĩa về thuật ngữ Tỷ kheo:

  1. Bố ma (zh. 怖魔): “mối lo sợ của ma quỷ”;
  2. Khất sĩ (zh. 乞士); “sống bằng hạnh khất thực”;
  3. Tịnh giới (zh. 淨戒): “giới luật thanh tịnh”.

Chữ Tỳ kheo được dịch âm từ Phạn ngữ là Bhikkhu. Người Trung Hoa lại dịch ra âm chữ Hán là Bí Sô. Danh từ Bí Sô và Tỷ kheo đều là dịch âm từ chữ Bhikkhu. Bí Sô và Tỷ kheo như nhau, đều là tên gọi đối với giới xuất gia Tăng, Ni, cho nên trong kinh có chỗ gọi Bí Sô, có chỗ gọi Tỷ kheo (Bí sô Tăng, Bí sô Ni). Danh từ Tỷ kheo được thông dụng hơn là Bí Sô. Chư Tăng Ni Phật giáo Ấn Độ, Tích Lan, Thái Lan, Lào, Campuchia được gọi nguyên gốc chữ Phạn Bhikkhu.

Bí Sô là tên của một loài cỏ thơm mọc trên núi tuyết xứ Ấn Độ, nay vẫn còn loài cỏ ấy. Cỏ Bí Sô thơm cả thân và lá lúc còn non xanh cho đến già úa vẫn còn thơm. Mùi thơm dễ chịu không gay gắt. Thông thường các loài cỏ có thân mảnh khảnh chỉ mọc ở đồng bằng ruộng nương hay núi thấp, không thể mọc trên núi tuyết. Đằng này loài cỏ Bí Sô lại mọc ở núi tuyết quanh năm. Thân của nó chẳng những không bị hao mòn, rục rả bởi tuyết, trái lại luôn nảy nở, mọc tràn lan ra tứ phía suốt 4 mùa tuyết phủ.

Theo sách “Phiên Dịch Danh Nghĩa” có ghi loài cỏ Bhikkhu (Bí Sô) có năm đặc tính: đó là: 1. thể tánh nhu nhuyến, 2. dẫn mạn bàng bố, 3. hinh hương viễn văn, 4. năng liệu đông thống và 5. bất bối nhật quang.

Thể tánh nhu nhuyến: Là thể chất mềm mại, ví dụ cho việc thân, khẩu, thuần thục, điều phục mọi thô xấu. Thể tánh này được biểu thị cho thể tánh của giới Tăng sĩ Phật giáo một khi đã xuất gia rồi thì tính tình được nhu mì, dịu dàng, luôn khiêm cung, ái ngữ, chánh trực, hoan hỷ, thuận hòa, bao dung, không thô tháo, luôn nhã nhặn, không hung dữ, thật thà, tự nhiên, bình đẳng, không nghi ngờ,… Tất cả đều do thân, khẩu, ý an trú trên dòng tâm chánh niệm, tỉnh thức sau khi đã được tu tập và hành trì giới luật chín chắn.

Dẫn mạn bàng bố: Mạn nghĩa là mọc tràn ra, mọc dài ra. Bàng nghĩa là mọc tràn lan cùng khắp. Hai đặc tính ấy được chỉ cho chư Tăng sĩ trong Phật giáo thường đi khắp đó đây để hoằng dương chánh pháp hóa độ chúng sinh bằng đôi chân của mình; .dụ cho vị Tỷ kheo thuyết pháp giáo hóa mọi người không bao giờ mệt mỏi, không tuyệt dứt với hạnh nguyện lợi tha của mình.

Hinh hương viễn văn: Mùi thơm của cỏ Bí Sô bay xa khắp không gian. Được chỉ cho giới xuất gia trong Phật giáo một khi đã thọ Tỷ kheo giới, ai cũng có giới đức trang nghiêm thanh tịnh ở bản thân. Cho nên ai gặp cũng thích, cũng thương mến kính trọng, cúng dường. Nhất hạng là những vị danh Tăng có đạo cao đức trọng, nền văn hóa Phật giáo lớn trong tâm, được quần chúng khắp thế giới nghe đến, liền khởi tâm hâm mộ, ngưỡng vọng và tiếp xúc, lễ bái, v.v…Như Pháp Cú kinh dạy: “Hương của các loại hoa không ngược bay chiều gió, chỉ có hương của người đức hạnh, ngược gió khắp tung bay”.

Năng liệu đông thống: Loài cỏ này có tác dụng dùng để chữa bệnh tật, là một vị thuốc chữa trị chứng đau nhức cơ thể. Dụ cho vị Tỷ kheo có khả năng đoạn trừ mọi bất an, đau khổ, phiền não của thân tâm. Tất cả chư Tăng, Ni trong Phật giáo đều có khả năng chữa trị được các thứ bệnh phiền não, tâm thần, cơ thể bằng thần lực tâm thức và các dược thảo.

Bất bối nhật quang: Loài cỏ này không bao giờ bị che khuất bởi ánh sáng mặt trời, nó luôn tìm ánh sáng của mặt trời để hướng đến. Loại cỏ này không mọc ngược lại với ánh sáng mặt trời. Đó là đặc tính của cỏ Bí Sô luôn luôn hướng về mặt trời. Mặt trời ở ngã nào, thân và lá cỏ Bí Sô hướng theo ngã đó. Ở đây được biểu thị cho chư Tỷ kheo thường tư duy chánh kiến, luôn hướng về ánh sáng mặt trời trí tuệ là đạo lý của Đức Phật. Tăng, Ni trong Phật giáo không bao giờ dám đi ngược lại ánh sáng chánh pháp Phật. Thân tâm luôn luôn thấy chơn chánh, nói năng chơn chánh, nhớ nghĩ chơn chánh và lúc nào cũng an trú trong giới và định một cách thường hằng dù cho sống trong môi trường, hoàn cảnh thuận duyên hay nghịch duyên vẫn theo chánh pháp. Bằng không có thể sẽ bị đi ngược lại ánh sáng chánh pháp Phật.

Thứ nữa, chư vị Tỷ kheo Tăng, Ni đang có mặt tại mọi quốc độ trên vận hành tu tập và hoằng hóa độ sanh trong các môi trường thuận duyên, nghịch duyên, hoàn cảnh phú lạc hay không lạc phú, tâm vẫn hướng về Tổ quốc đất mẹ qua hành động đảnh lễ, tưởng niệm báo đáp ân đức chư vị Tổ sư, Giáo thọ, Bổn sư, Chư Tôn đức tiền bối hữu công với đạo pháp, đàn na tín thí, cũng như tổ tiên, ông bà, cha mẹ, các vị anh hùng dân tộc… đã lập quốc và giữ nước.

Năm ý nghĩa của loại cỏ Bí sô tương ứng với năm đức của nghĩa Tỷ kheo. Tỷ kheo thành tựu năm đức ấy là thành tựu trọn vẹn ý nghĩa của một người mang trọng trách “thừa Như Lai sứ, hành Như Lai sự”, mang sứ mệnh “tục diệm truyền đăng” đem ánh sáng Phật pháp gieo rắc làm lợi lạc mọi người. Vì đó mà lấy tên Bí sô chỉ cho Tỷ kheo cũng phải có đủ năm đức tính cao quý.

Vì thế cho nên Đức Phật chọn danh từ Tỷ kheo (Bhikkhu) tên của loài cỏ thơm để đặt tên cho các thiện nam, tín nữ xuất gia thành Tăng, Ni ai cũng được gọi là Tỷ kheo sau khi thọ đại giới như vậy, là vì Ngài thấy rằng giới luật và giáo lý của Ngài ai xuất gia tu hành đúng theo giới luật và Phật pháp đều được có đủ 5 đặc tính như loài cỏ thơm Bí Sô. Đó là về phía Đức Thế Tôn đặt niềm tin và hy vọng nơi hàng đệ tử xuất gia của Ngài là Chư vị Tỷ kheo Tăng, Tỷ kheo Ni ai cũng có 5 đặc tính  như loài cỏ thơm. Còn về phía chư vị Tỷ kheo Tăng, Tỷ kheo Ni được có 5 đặc tính ấy hay không là do cá nhân Tăng Ni tự xét mình. Vì thế cho nên danh từ Tỷ kheo không phải là một tước vị, chức vụ mà là thuộc về đặc thù tư tưởng ở giới tánh thường hằng tịch tịnh trang nghiêm tịnh độ thân tâm. Do vậy hai chữ Tỷ kheo, một danh từ đặc biệt, thuần túy duy nhất chỉ có trong đạo Phật dùng chỉ cho giới xuất gia Tăng, Ni. Các tôn giáo khác không có, họ chỉ có danh từ Sa Môn, tên gọi chung cho tất cả những người thoát ly gia đình dấn thân tu hành theo đạo lý tôn giáo nào đó trong thuở xưa bên Ấn Độ. Do vậy chư Tăng già trong Phật giáo cũng thường dùng danh từ Sa Môn và kể cả Phật tử cư sĩ có tâm xuất gia, còn thân tại gia có tu học Phật pháp chín chắn cũng được dùng danh từ Sa Môn, tuyệt đối không được dùng Tỳ kheo.

Hương từ Bí sô, nghe sao mà cao quý quá! Ai vẫn cứ ngỡ một cây cỏ hoang dại thì chẳng có lợi ích gì. Nhưng quả thật, giữa cỏ Mũnja và lau sậy Babaja rối tung, người ta đã tìm thấy hương từ Bí sô xen lẫn giữa thiên nhiên, đất trời nhưng âm thầm mang trên mình một triết lý, một đạo lý sống động nhiệm mầu, đánh thức loài cỏ dại cố vươn mình về hướng mặt trời và hấp thụ tinh khí uyên nguyên của trời đất để cùng tô điểm thêm đẹp cho đời.

Nên cỏ Bí sô, hương Bí sô được ví cho người xuất gia lấy giới hạnh để phòng hộ thân tâm nhằm tăng trưởng từ bi và trí tuệ, cùng thắp sáng ngọn đèn tuệ giác, mang lại an lạc hạnh phúc cho mình và cho mọi người.

 

Tạp chí Văn hóa Phật giáo, số 345

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Nghĩa Và Điều Kiện Xuất Gia

Ý nghĩa và điều kiện xuất gia

Ý Nghĩa Tầm Sư Học Đạo Và Thành Đạo Của Đức Phật

Ý nghĩa tầm sư học đạo và thành đạo của Đức Phật

Xây Dựng Một Mô Hình Hoằng Pháp Đối Với Giới Trẻ

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Thuyết Pháp

Xả bỏ tự ngã khi thuyết pháp

Việt Giải Kinh Sách Phật Giáo – Nhu Cầu Thiết Yếu Của Sự Nghiệp Trí Tuệ – Ts. Đoàn Ánh Loan

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Văn Hóa Từ Trong Nhà Ra Ngoài Phố

Văn hóa từ trong nhà ra ngoài phố

Vấn Đề Hoằng Pháp Với Tuổi Trẻ Hải Ngoại: Những Mối Quan Tâm

Vấn đề hoằng pháp với tuổi trẻ hải ngoại: những mối quan tâm

Vấn Đề Giáo Dục Tăng Tài: Thực Trạng Và Giải Pháp – Thích Trí Như

Load More

Discussion about this post

Phật Giáo Và Văn Hóa Ấn Độ: Một Cuộc Hôn Nhân Bền Chặt

Phật giáo và văn hóa Ấn Độ: một cuộc hôn nhân bền chặt

PHẬT GIÁO VÀ VĂN HÓA ẤN ĐỘ: MỘT CUỘC HÔN NHÂN BỀN CHẶTDanièle MassetSong ngữ Pháp - Việt (Dịch từ...

Cách Sống Tự Tại

Cách sống tự tại

Đố kỵ là tâm hẹp hòi, khó chịu, bực bội khi thấy người khác hơn mình, là tác nhân gây...

Người Phật Tử Tu Điều Gì?

Để giải quyết câu hỏi này, chúng ta cần trả lời câu hỏi tại sao chúng ta trở thành Phật...

Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền Với Hội Phật Học Nam Việt (Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học)

Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền Với Hội Phật Học Nam Việt (Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học)

Nhân dịp kỷ niệm 48 năm ngày mất của Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Chúng tôi sao lại...

Chuyển Hóa Khổ Đau

Chuyển hóa khổ đau

CHUYỂN HÓA KHỔ ĐAUHằng Như (Liên Trí) Nếu cầm một ly nước trong giây lát, ai cũng đã từng làm...

Lạy Kinh, Tốt Hay Không Tốt?

Lạy kinh, tốt hay không tốt?

LẠY KINH, TỐT HAY KHÔNG TỐT?TT. THÍCH NHẬT TỪTrích từ pháp thoại “Bốn nguyên tắc chia sẻ chân lý Phật”,...

Thấy Rỏ Khổ Để Biết Khổ

Thấy Rỏ Khổ Để Biết Khổ

THẤY RÕ KHỔ ĐỂ BỚT KHỔ Viên Ngộ Sống ở đời, chúng ta ai cũng có những nỗi khổ niềm...

Stephen Hawking: Thượng Đế Không Sáng Tạo Ra Vũ Trụ

Stephen Hawking: Thượng Đế Không Sáng Tạo Ra Vũ Trụ

Vũ trụ rất có thể đã tự hình thành mà không cần tới bàn tay sáng thế của Thiên Chúa....

Tới Nepal Để Gió Cuốn Đi

Tới Nepal để gió cuốn đi

TỚI NEPAL ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI Lương nguyên Hiền   Quốc kỳ Nepal Chiếc máy bay Airbus A333 của hãng...

Mẹ Và Con

Mẹ Và Con

MẸ VÀ CON Truyện ngắn của Guy De Maupassant Trần Khiết dịch Sau bữa tiệc tối, cành đàn ông chúng...

Duy Thức Học Với Máy Vi Tính

Duy Thức Học Với Máy Vi Tính

DUY THỨC HỌC VỚI MÁY VI TÍNHTrương Thông Văn trước tácThích Thắng Hoan Việt dịch   MỤC LỤCLời nói đầuChương...

Nghiệp Câu Cá

Nghiệp Câu Cá

HỎI: Tôi là Phật tử đã về hưu, tôi luôn tâm niệm sống thế nào cho tốt, góp phần bảo...

Chương 1 bài 1 Tán Thán Tịnh Độ Siêu Thắng

Tu hành dụng công vạn nhất phải nên ghi nhớ. Không thể đem cái vọng tưởng xem thành quán chiếu....

Chỉ Số Về Hạnh Phúc

Chỉ số về hạnh phúc

CHỈ SỐ VỀ HẠNH PHÚC Hồng Châu Các nhà tư tưởng của đất nước Phật giáo Bhutan nhỏ bé đã...

Trần Nhân Tông Biểu Tượng Của Trí Tuệ, Lòng Nhân Ái Và Sự Hòa Giải

Trần Nhân Tông Biểu Tượng Của Trí Tuệ, Lòng Nhân Ái Và Sự Hòa Giải

TRẦN NHÂN TÔNG BIỂU TƯỢNG CỦA TRÍ TUỆ, LÒNG NHÂN ÁI VÀ SỰ HÒA GIẢI Trần Nhân Tông (1258-1308) là...

Phật giáo và văn hóa Ấn Độ: một cuộc hôn nhân bền chặt

Cách sống tự tại

Người Phật Tử Tu Điều Gì?

Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền Với Hội Phật Học Nam Việt (Kỷ Yếu Hội Thảo Khoa Học)

Chuyển hóa khổ đau

Lạy kinh, tốt hay không tốt?

Thấy Rỏ Khổ Để Biết Khổ

Stephen Hawking: Thượng Đế Không Sáng Tạo Ra Vũ Trụ

Tới Nepal để gió cuốn đi

Mẹ Và Con

Duy Thức Học Với Máy Vi Tính

Nghiệp Câu Cá

Chương 1 bài 1 Tán Thán Tịnh Độ Siêu Thắng

Chỉ số về hạnh phúc

Trần Nhân Tông Biểu Tượng Của Trí Tuệ, Lòng Nhân Ái Và Sự Hòa Giải

Tin mới nhận

Học theo hạnh Phật

Bịa đặt, thêu dệt và hậu quả phải gánh chịu

Ý nghĩa cội rễ của Luật Nhân Quả

Lược truyện Đức Phật Thích Ca: Cuộc viếng thăm của nhà tiên tri

Tác hại của rượu qua lời Phật dạy trong kinh Trường A Hàm

Học cách điều phục tâm theo lời Phật dạy

Lời răn dạy cuối cùng của đức Phật trước khi đi vào cõi Niết bàn

Ảnh Hưởng Từ Cuộc Tự Thiêu Của Hòa Thượng Thích Quảng Đức Trong Phong Trào Tranh Đấu Của Phật Giáo Việt Nam Năm 1963 – Thích Pháp Như

Thư Ngỏ Kêu Gọi Trùng Tu Chùa Thanh hòa

Lắng lòng thanh tịnh trong giây phút thiêng liêng của Đại lễ Phật đản

Đức Phật chỉ ra tâm tính nhiệm màu nơi mỗi chúng sinh

Không Ai Có Thể Tẩy Xóa Được Sự Thật Của Lịch Sử

Lòng ngưỡng mộ Phật của vua A Dục

Ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân xúc phạm Đức Phật hay không?

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Năm: Chuyên Tâm

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (Tập 1)

Đôi điều về nhân cách văn hóa của Đức Phật

Thế nào là hạng người có tội?

Tài sản của người con Phật

Lời Phật dạy quý giá dành cho người phụ nữ

Tin mới nhận

Hương Xuân Đất Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 96)

Thầy Thái Minh lí giải vì sao không để dịch vụ phát triển trên chùa Ba Vàng

Phật dạy sáu pháp lục hòa kính

Ngoài tám thánh đạo không có quả vị Sa-môn

43. Lại Vấn Đề Ăn Chay

Làm thế nào để hiểu kinh Phật?

Vượt thoát trầm luân theo lời giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh (II)

Tôn Giáo Baha’i – Bùi Đức Hợp

Ghpgvn Lên Tiếng Về “Thầy Trò Đường Tông Thỉnh Bao Cao Su” Btv

Từ Cái Nhìn Về Phôi Bào Đến Những Quan Điểm Tái Sinh, Luân Hồi Và Trợ Từ Theo Đạo Phật – Tâm Hà Lê Công Đa

Tâm Diệu Minh Thường Trụ [Bài 9] – Từ Cuộc Đời Tới Cuộc Đời: Những Chuyển Tiếp Và Trung Hữu -Bản Dịch Việt: Đặng Hữu Phúc

Người chết đi về đâu

Phẩm 25: Phổ Môn

Phật Tử Tham Gia Chiến Tranh Bảo Vệ Đất Nước Nếu Vì Đạt Mục Đích Mà Phải Phạm Năm Giới Thì Có Sao Không?

Ý Nghĩa Của Đời Sống Loài Người

Cung Chúc Tân Xuân – Thích Tánh Tuệ

Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Đức Phật

Tinh thần xây dựng đời sống lành mạnh, có đạo đức cho người tại gia

Lối về thênh thang

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 294)

Kinh Các Căn Bản Bất Thiện

Tâm tịnh thì quốc độ tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 243)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 213)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 218)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 320)

Kính Trọng Cha Mẹ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 363)

Kinh Nhật Tụng Sơ Thời

Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

135. Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (cùlakammavibhanga sutta) song ngữ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 200)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 35)

Ba Dấu Ấn Của Chánh Pháp (Tam Pháp Ấn)

Kinh Bách Dụ: Thấy bóng vàng dưới nước

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Ký Toàn Tập

Bát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải

Kinh Dhammika

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 2)

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 46)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 320)

Tín Tâm Dao Động Không Thể Vãng Sanh (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 161)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 13)

Sự Mô Tả Tịnh Độ Của Chư Phật Trong Tạng Pāli

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 264)

Pháp Môn Lạy Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 98)

Những Bước Chân Nhẹ Nhàng Trở Về Sự Im Lặng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 78)

Đọc sách ngàn lần – Tập 4

Đường về cực lạc, tịnh độ nhân gian

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 73)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 348)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 56)

Bài Phát Nguyện Vãng Sinh Cực Lạc

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 9)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese