PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Mười đặc điểm của Phật Giáo

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Lời Ban Biên Tập: Bài dưới đây của Hòa Thượng Thích Trí Quang viết đã lâu, có đến hơn 20 năm, nay lục lại trong phiên bản Thư Viện Hoa Sen cũ thấy vẫn còn mới nên post lại giới thiệu với quý độc giả.

Duc PhatPhật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo.

Thứ nhất, đặc điểm của Phật giáo là “In như sự thật”: Lý thuyết, phương pháp cùng kết quả đều hợp lý, đều như thật. Phật giáo không chen chủ quan của mình vào trước hay trong khi suy nghiệm sự thật, và chân lý của đạo Phật là lời kết luận sau sự suy nghiệm chung thực ấy. Đạo Phật chỉ thấy và chỉ nói những sự thật mà sự vật có, không thêm không bớt. Đạo Phật, nhân đó, cấm đoán những tín ngưỡng và những hành động không phát sinh từ sự hiểu biết như thật, luôn theo, đạo Phật không công nhận những kết quả của tín ngưỡng mê mờ, hành động manh động là hợp lý. Cho nên đạo Phật cũng gọi là đạo Như Thật.

Đặc điểm thứ hai là “tôn trọng sự sống”. Không sát sanh, ăn chay, là những điều tượng trưng cụ thể cho đặc điểm ấy. Đạo Phật xem sự sống trên tất cả. Hết thảy cái gì gọi là có giá trị là phải bảo vệ sự sống ấy. Giết sự sống để nuôi sự sống là mê muội và vì tham sống nên hại sự sống cũng là vô minh. Cho nên tôn trọng sự sống không những bằng cách giúp nhau để sống còn, mà còn có khi phải hy sinh sự sống để bảo vệ sự sống, nghĩa là có khi tiêu cực như ăn chay để cứu muôn loài, có khi tích cực như “thay khổ cho chúng sanh” để cứu vạn loài. Đạo Phật đặc biệt chú trọng và nêu cao chủ nghĩa lợi tha, nhưng chữ lợi ấy là phải hướng về mục đích tôn trọng sự sống.

Đặc điểm thứ ba của đạo Phật là chỉ thừa nhận sự “tương quan sinh tồn”. Đạo Phật dạy cho người ta thấy ở đời phải tự lập chứ không thể biệt lập. Phật tử không thấy, không tạo nên một đối phương. Vũ trụ là một lò tương quan; không có gì là trung tâm, không có gì là phụ thuộc, hay là ngược lại. Bởi thế cho nên phân ly là tự tạo một ung nhọt, mà chiến đấu (theo nghĩa hẹp) chỉ là tương đối. Chiến đấu phải là một hành động vì bảo vệ sự sinh tồn mà bất đắc dĩ phải áp dụng trong trường hợp bất đắc dĩ. Nếu biến sự bất đắc dĩ ấy thành sự tuyệt đối cần thiết trong mọi trường hợp, thì chiến đấu sẽ trở thành chiến tranh.

Đặc điểm thứ tư của đạo Phật là xác nhận “người là trung tâm điểm của xã hội loài người”. Đạo Phật không nói duy tâm, không nói duy vật, mà tất cả đều do người phát sinh và đều phát sinh vì người. Kết luận này thực tế ở đâu cũng rõ rệt cả. Trên thế giới loài người này không có gì tự nhiên sinh ra hay từ hư không rơi xuống, mà đều do năng lực hoạt động của con người tạo thành. Năng lực hoạt động của con người tạo tác chi phối tất cả. Tất cả khổ hay vui, tiến hóa hay thái hóa, đều là do con người dã man hay văn minh. Người là chúa tể của xã hội loài người, xã hội loài người không thể có chúa trời thứ hai.

Đặc điểm thứ năm là đạo Phật chú trọng “đối trị tâm bịnh con người trước hết”. Lý do rất rễ hiểu. Con người là trung tâm điểm của xã hội loài người, xã hội ấy tiến hóa hay thoái hóa là hoàn toàn do hoạt động con người chi phối; mà hoạt động con người lại do tâm trí con người chủ đạo, vậy xã hội là phản ánh trung thành của tâm trí con người. Cho nên muốn cải tạo xã hội, căn bản là phải cải tạo con người, cải tạo tâm bịnh con người. Tâm bịnh con người nếu còn độc tài, tham lam, thì xã hội loài người là địa ngục; tâm bịnh con người được đối trị rồi thì hoạt động con người rất sáng suốt mà xã hội con người, kết quả của hoạt động ấy, cũng rất cực lạc.

Đặc điểm thứ sáu, mục đích đạo Phật là “đào luyện con người thành bi, trí, dũng”. Bi là tôn trọng quyền sống của người khác. Trí là hành động sáng suốt lợi lạc. Dũng là quyết tâm quả cảm hành động. Dũng không có bi và trí thì sẽ thành tàn ác và manh động. Trí không có bi và dũng thì sẽ thành gian xảo và mộng tưởng. Bi không có trí và dũng thì sẽ thành tình cảm và nhút nhát. Bi là tư cách tiến hóa, trí là trí thức tiến hóa, dũng là năng lực tiến hóa. Con người như thế là con người mới, căn bản của xã hội mới.

Đặc điểm thứ bảy của đạo Phật là “kiến thiết một xã hội mới” mà căn bản là con người mới. Cho nên tranh đấu cho xã hội mới ấy, trở lại vấn đề, phải là chiến thắng chính mình trước hết. Con người tự chiến thắng con người, nghĩa là cái “nhân cũ” (bóc lột, đàn áp, độc tài, xâm lược) không còn nữa, thì kết quả được cái “quả mới” là một xã hội mới. Trong xã hội ấy, quyền sống tuyệt đối bình đẳng như sự sống: bình đẳng trong nhiệm vụ, bình đẳng trong hưởng thụ.

Đặc điểm thứ tám của đạo Phật là “tiến lên vô thượng giác”. Đào luyện một con người mới, kiến thiết một xã hội mới rồi, không phải mục đích của đạo Phật cứu cánh ở đó. Cao xa, đạo Phật còn hướng dẫn con người tiến dần lên chop đỉnh của sự tiến hóa là địa vị vô thượng giác, địa vị vô minh toàn diệt, trí tuệ toàn giác, địa vị Phật Đà.

Đặc điểm thứ chín là đạo Phật dạy phải “tự lực giải thoát”. Đây là một tinh thần tuyệt đối cần thiết. Đức Phật chỉ là một đạo sư dẫn đạo con đường sáng cho chúng ta. Còn chúng ta phải tự thắp đuốc trí tuệ của mình mà soi đường, phải tự động cặp chân năng lực của mình mà đi. Con người mới phải là tự rèn luyện; xã hội mới là phải tự kiến thiết; vô thượng giác là phải tự tu, tự chứng. Tự lực giải thoát là con đường duy nhất của mười phương các Đức Phật, Bồ tát. An lạc không phải cầu xin, trí giác không do cầu hồ. Một điều nữa, nước trong bản chất là nước đục, hoa sen không mọc trên cát vàng, cho nên người đạo Phật phải tự lực giải thoát ngay trong cảnh giới đau khổ mê muội. Lánh ngoài thế gian đau khổ để tìm giác ngộ, thì kinh dạy, đó là đi tìm sừng con thỏ. Phật tử không nên đứng vào hàng ngũ thông minh mà phải hướng về lớp người ngu dốt dìu dắt họ. Hoa Đàm muôn thuở người ta chỉ tìm thấy trong ao bùn, tuệ giác vô thượng chỉ có bởi chúng sanh.

Đặc điểm thứ mười của đạo Phật là “hiện chứng thể nghiệm”. Đức Phật chỉ hướng dẫn chúng ta, chứ chân lý không phải là thứ đem quay phim cho người thấy được. Đức Phật là đạo sư, nhưng trí giác không phải là thứ ai dạy khôn cho ai. Cho nên đối với chân lý tối cao, ta phải tự lực thể nghiệm. Sự tự lực thể nghiệm ấy, không những áp dụng với tinh thần tự lực giải thoát mà thôi, mà còn đặc biệt chú ý đến sự hiện chứng. Thế nào gọi là sự hiện chứng? Ví dụ con đường đi đến Mai thôn có mười đoạn. Người đi không ham, không thể ham nhảy vọt đến Mai thôn mà không qua mười đoạn đường, mà phải đi từng bước, bước từng đoạn, được một đoạn là đến Mai thôn một đoạn. Con đường vô thượng giác cũng vậy, nương theo lời Phật chỉ dẫn, ta phải bước từng bước, hiện chứng đến đâu thể nghiệm chân lý đến đó, cho đến khi toàn giác. Đức Phật tạo cho ta cái thang, nhưng không kéo giàn hoa xuống hay đẩy thẳng ta lên được. Ta phải tự lực mà trèo từng nấc thang lên giàn hoa chân lý. Trèo được nấc nào là tự thể nghiệm chân lý nấc ấy. Đối với chân lý chưa hiện chứng, chúng ta chỉ nói học, không nói biết. Tinh thần tu chứng đạo Phật là thế.

Do tất cả đặc điểm trên đây, chúng ta thấy đạo Phật không phải chỉ là một tôn giáo. “Đạo Phật là tất cả”, đó là một đặc điểm vừa cuối cùng vừa trước hết của đạo Phật. Cho nên Phật tử không thực hành đạo Phật bằng cách để hoạt động của mình một phần chính vào sự lễ bái, cầu nguyện. Phật tử thực hành đạo Phật là áp dụng vào đời sống, áp dụng vào tất cả mọi hoạt động. Căn bản của đạo Phật là như thật, tinh thần đạo ấy là bi, trí, dũng. Sống trong căn bản và tinh thần ấy, Phật tử tự nhiên không thể không phủ nhận sự tàn sát, sự manh động và sự nô lệ. Cho nên họ phải tự lực hành động để thượng thượng thăng tiến. Và hành động ấy không có lãnh vực trong không gian, không có giới hạn trên thời gian, không có phạm vi trong tổ chức, không có khu phân trong trường hợp. Ở đâu và lúc nào, với ai và cảnh nào, Phật tử cũng áp dụng căn bản và tinh thần bi, trí, dũng của đạo Phật vào để tác động và chi phối, hầu tạo thành một thế giới tịnh độ. Cho nên đạo Phật bao trùm tất cả. Nói ngược lại, tất cả có tinh thần đạo Phật mới tốt đẹp
(www.old.thuvienhoasen.org)

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 194)

Có lẽ chúng ta muốn hỏi: Người tạo tác tội nghiệp cực trọng, lâm chung niệm Phật vãng sanh thì...

Đạo Phật Để Tiếp Cận

Đạo Phật Để Tiếp Cận

ĐẠO PHẬT ĐỂ TIẾP CẬN Trần Khải Khuynh hướng thế tục hóa ngày càng mạnh trong xã hội hiện nay. Ngay...

Thân Tâm Thanh Tịnh Có Được Mầu Nhiệm

Thân tâm thanh tịnh có được mầu nhiệm

Hôm nay là ngày trưởng tịnh, người tu cần giữ thân tâm thanh tịnh. Theo Nguyên thủy, Phật dạy tất...

Chuyện Về Chuyến Bay Delta 15

Chuyện Về Chuyến Bay Delta 15

CHUYỆN VỀ CHUYẾN BAY DELTA 15 Tâm Minh Ngô Tằng Giao  Tính ra đã hơn cả chục năm kể từ khi...

Công Chúa Long Thành – Từ Chính Sử Đến Giai Thoại

Công Chúa Long Thành – Từ Chính Sử Đến Giai Thoại

1) Tác giả. Theo amida.vn (Nam Mô A Di Đà Phật) thì Nguyễn Hiền Đức, Cử Nhân Giáo Khoa Sử...

‘Kinh Điển Bắc Truyền (Phạn Ngữ – Hán Tạng)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Vài Phương Thức Chuyển Hóa Dục Vọng

Vài Phương Thức Chuyển Hóa Dục Vọng

VÀI PHƯƠNG THỨC CHUYỂN HOÁ DỤC VỌNG Vi Ngữ Dục vọng là một vấn đề lớn của nhân loại nói...

Tìm Hiểu Về Hiện Tượng Lâm Tỳ Ni – Thích Nguyên Hiền

Tìm Hiểu Về Hiện Tượng Lâm Tỳ Ni – Thích Nguyên Hiền

TÌM HIỂU VỀ HIỆN TƯỢNG LÂM TỲ NIThích Nguyên Hiền Sự ra đời của Đức Phật nghiễm nhiên đã trở...

Homosexuality From The Point Of Theravada Buddhism By Chate Sivasomboon

HOMOSEXUALITY  FROM THE POINT OF THERAVADA BUDDHISM  by Chate Sivasomboon, Chiang Mai, Thailand, The Buddhist Channel, Oct 7, 2005 I would...

Tạo Sao Người Luôn Làm Từ Thiện Lại Chết Sớm?

Tạo Sao Người Luôn Làm Từ Thiện Lại Chết Sớm?

TẠO SAO NGƯỜI LUÔN LÀM TỪ THIỆN LẠI CHẾT SỚM? (Tâm Diệu) Ảnh minh họa Qua truyền thông báo chí,...

Tập Thơ Thích Tánh Tuệ 3

TẬP THƠ NHƯ NHIÊN THÍCH TÁNH TUỆ  A An Bình An Nhiên Ánh Hồng Dương  B Bên Đời Con Có...

Cửa Thiền: Mừng xuân Di Lặc hay chúc mừng năm mới?

CỬA THIỀN: MỪNG XUÂN DI-LẶC HAY CHÚC MỪNG NĂM MỚI?Thích Phước Nguyên**** *Hình đức Di-lặc Đại sĩ tại Vườn thiền...

Tinh Thần Tuệ Giác Văn Thù

Tinh Thần Tuệ Giác Văn Thù

Tác phẩm mà quý độc giả đang có trên tay không phải là quyển sách được viết theo hướng chủ...

Hello Happiness

Hello Happiness

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính chào đại chúng, Chúng tôi đến thăm Việt Nam một...

Tầm Quan Trọng Của Việc Giữ Giới Theo Kinh Điển Phật Giáo

Tầm quan trọng của việc giữ giới theo kinh điển Phật giáo

Thực ra giữ giới và hộ trì các căn tuy là hai nhưng lại không tách rời, liên hệ mật...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 194)

Đạo Phật Để Tiếp Cận

Thân tâm thanh tịnh có được mầu nhiệm

Chuyện Về Chuyến Bay Delta 15

Công Chúa Long Thành – Từ Chính Sử Đến Giai Thoại

‘Kinh Điển Bắc Truyền (Phạn Ngữ – Hán Tạng)

Vài Phương Thức Chuyển Hóa Dục Vọng

Tìm Hiểu Về Hiện Tượng Lâm Tỳ Ni – Thích Nguyên Hiền

Homosexuality From The Point Of Theravada Buddhism By Chate Sivasomboon

Tạo Sao Người Luôn Làm Từ Thiện Lại Chết Sớm?

Tập Thơ Thích Tánh Tuệ 3

Cửa Thiền: Mừng xuân Di Lặc hay chúc mừng năm mới?

Tinh Thần Tuệ Giác Văn Thù

Hello Happiness

Tầm quan trọng của việc giữ giới theo kinh điển Phật giáo

Tin mới nhận

9 ân Đức Phật

Câu chuyện một con đường

Phật dạy: Không làm ác thì việc gì phải sợ

Trải nghiệm hạnh phúc theo lời Phật dạy

Trút bỏ phiền ưu theo lời Phật dạy

Ứng xử của Đức Phật trong quan hệ thân tộc, anh em

Bỏ mẹ già đi tìm đức Phật, chàng trai gặp người cần tìm ở nơi chưa bao giờ ngờ đến

Đạo đức và trách nhiệm trong hôn nhân theo lời Phật dạy

Đắm say trong dục vui ít khổ nhiều

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 4)

Đức Phật: Ngài đã vén màn vô minh cho nhân loại bằng ánh sáng chân lý

Sự vĩ đại của vị thầy có một không hai ở đời

Tìm về chân hạnh phúc nơi cửa sổ tâm hồn

Dòng sông tâm thức (I)

Lời Phật dạy về nguyên nhân phung phí tài sản

Vị Pháp Thiêu Thân

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 3)

Sống theo lời Phật: con dao trong tâm

Đóa vô ưu toả rạng đêm đen

Phật dạy: Chơn tâm phi tất cả tướng

Tin mới nhận

Hòa Nhập Trong Từ Ái Cứu Kính

Hành Hương Và Từ Thiện Phật Tích Tháng 02 Năm 2022 Do Chùa Hương Sen Tổ Chức

Chú Giải Luật Thiện Kiến

Buổi Phỏng Vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tự Tại Đường Mây – Vĩnh Hảo

Phật Tử và Kinh Điển

Thậm thâm vi diệu pháp (phần 3)

Tâm này là Phật

Giới Không Trộm Cắp – Nhìn Từ Quan Điểm Đạo Đức Phật Giáo

11. Đạo Nào Cũng Là Đạo

Kinh Pháp Hoa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 101)

Tâm sự với bạn hiền sắp xuất gia đi tu

Cầu Nguyện Qua Cái Nhìn Duyên Khởi

Tâm Là Như Lai Tạng Thiền Sư Thường Chiếu

Bài Kinh Về Lòng Từ Tâm

Thế nào gọi là tâm tự tại?

Trường Ca Phật Sử

Video Nhạc Mừng Xuân

Nhân cách người tri thức yêu nước

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 220)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 49)

Kinh Duy Ma

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 258)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 05)

Phật Thuyết Đương Lai Biến Kinh Giảng Ký

Kinh Chánh Kiến – Sammādiṭṭhisuttaṃ (song ngữ Vietamese-English)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 13)

Kinh Điển Nam Truyền (Pali)

GIỚI THIỆU KINH TẠP A-HÀM

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 9)

Hàm Ý Phẩm Phổ Môn Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Luận Tụng Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 316)

Kinh Pháp Bảo Đàn Giảng Giải

Kinh Bách Dụ: Sạ Lúa

Tâm tịnh thì quốc độ tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 69)

Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 8: Kinh Viên Giác

Phật dạy: tài sản sẽ mất, tạo phước thì còn

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 295)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 304)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 11)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 4)

Tính Không Là Gì?

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 363)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 31)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 354)

Kinh Di Đà Lược Giải Viên Trung Sao – Thích Phổ Tuệ

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 21)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 28)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 38)

Tịnh Không Pháp Ngữ (tt)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 227)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 33)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 26)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 41)

Tịnh Độ Vấn Đáp

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese