PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Mùa xuân hoa và thiếu nữ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Mùa xuân thường trụ trong tà áo xanh – Lê Nghị

BlankTrên bìa sách báo Việt  Nam xuất bản  trong dịp Tết, người ta thấy hầu hết là tranh ảnh có hình hoa hay hoa và thiếu nữ. Mùa xuân là mùa của muôn hoa khai nở, cho nên mừng xuân thì có hình ảnh của hoa là điều dễ hiểu, nhưng hình ảnh thiếu nữ thì không dễ hiểu lắm, vì vậy bài viết này cố gắng thử tìm một lý giải cho hình ảnh thiếu nữ cho tranh ảnh ngày xuân và Tết.

Sau mùa thu rụng hết lá là đến cả mùa đông tuyết phủ cho đến  mùa xuân tuyết  tan và cây cối mới bắt đầu sống dậy đâm nụ ra hoa. Cho nên hình ảnh thời gian đến  với con người là ngày Tết là ngày đầu  của mùa xuân nên trăm hoa đua nở là “sự thật  tự nhiên” một chân lý không thể khác. Nhưng cái “chân lý không thể khác” này thật  ra chỉ là chân lý tự nhiên của thời gian khi chúng  ta còn sống gắn chặt với thiên nhiên và không gian của tốc độ ngựa chạy. Với tri thức nhỏ bé của con người, những  “chân  lý tự nhiên” này chỉ bắt đầu trở nên một thách thức khi chúng ta tiến đến không gian rộng lớn hơn với kiến thức về thời gian chỉ là một phóng  ảnh của sự vận hành của trái đất quanh mặt trời trong thái dương hệ, và không gian được tính bằng  vận tốc âm thanh  thay vì sức ngựa chạy. Chưa nói đến vấn đề thúc bách của khoa học ngày nay khi lý thuyết về Quantum Entangtlement của vật lý lượng tử đang mở ra một chân trời mới về nghiên cứu chuyển động, khi người ta hiểu được thời gian và không gian chỉ còn là các khái niệm tương đối và giới hạn ở vận tốc ánh sáng không còn là cái tuyệt đối. Chỉ cần nói cụ thể là, với kỹ thuật  khoa học hiện nay, người ta đã có khả năng làm cây trổ hoa bất cứ trong thời gian nào, và ngay khi trời còn đang đổ tuyết ngoài kia thì chỉ cần lên máy bay uống chưa xong một tuần trà, chúng ta đã có thể xuống máy bay “mặc áo mỏng” đi dạo mà ngâm “xuân du phương  thảo địa”. Thành ra cái lẽ “chân lý tự nhiên” mùa xuân hoa nở trước mặt  chúng  ta không phải là đương nhiên, là chân lý vĩnh cửu như ta tưởng.

Nhưng như vậy là chúng  ta cũng phủ  nhận  cả cái không khí mùa xuân hoa bướm xôn xao có thật trước mắt kia chăng? Luận sư Long Thọ đã chỉ dạy cho chúng ta từ gần hai ngàn năm trước: “Chúng ta phải chấp nhận cả hai giá trị của chân lý quy ước của thế gian và chân lý trên bình diện tối cao. Người không biện biệt được sự khác biệt của hai chân lý này cũng không thể tiếp cận được chân lý thâm sâu của sự thật”1. Cái nhìn thấu thị vượt thời gian của Long Thọ từ gần hai ngàn năm trước thật đáng  sợ, khi chúng  ta biết rằng ở Tây phương  cả mấy trăm năm sau đó người ta vẫn còn tin tưởng mặt đất phẳng  (trên trời cao là của thượng  đế và dưới đất sâu là địa ngục). Cho nên  chúng  ta thấy các bậc cao sĩ “thượng thừa thiền” của chúng  ta thì đều như Long Thọ, thấy được cái không cùng, thường  trụ của không thời nhưng cũng không phủ nhận thế giới tự nhiên của không gian và thời gian giữa tương quan của con người và thiên nhiên, của chủ thể và thế giới tình cảm sắc màu sum la vạn tượng của con người đang sống trong thế giới tương đối của họ. Nhưng tự tại trước mọi biển dâu vô thường luôn luôn là những thách thức mà ta thường gọi là chứng ngộ, thì không phải là sự gặp gỡ vô tình. Trúc Lâm đầu đà phải đến khi về già mới tìm thấy tự tại an trụ trong vô thường xuân hạ thu đông “nay đà khám phá chân xuân diện, dựa tay trên thiền bảng ngồi trên nệm cỏ mà ngắm hoa xuân rơi rụng”:

Niên thiếu hà tằng liễu sắc không Nhất xuân tâm tại bách hoa trung. Như kim khám phá đông hoàng diện,. Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng.

Tuổi trẻ chưa từng hiểu sắc không, Xuân sang lòng tại vạn hoa hương. Nay đà khám phá chân xuân diện, Nệm cỏ ngồi yên ngắm trụy hồng.

Kinh nghiệm tự tại kết quả của tu chứng, không dễ gặp gỡ, cho nên chúng  tôi vẫn còn nhớ câu thơ của Lê Nghị, người bạn thi sĩ áo nâu vô danh với thiên hạ nhưng  rất được thân  hữu thi nhân  như Phạm Thiên Thư, Bùi Giáng, Trụ Vũ trọng thị, trong một bài thơ ngày xưa “Mùa thu thường  trụ trên tà áo xanh.” Với cái nhìn “thấu thị trong sát-na” của thi nhân, nhà thơ chợt thấy thường  trụ trên lẽ biển dâu vô thường. Vô thường  ở đây là tà áo xanh, là hình ảnh của một thiếu nữ nào đó chứ không phải là thảm cỏ xanh của đất trời vào xuân.

Hình ảnh thiếu nữ ở đây là một thực tại. Dường như thực tại đó cũng phảng  phất trong hai câu đầu bài thơ của Trúc Lâm đầu đà.

Và đến đây dường như chúng ta đã thấy cái cầu nối giữa đổi thay vô thường  của mùa xuân của ngàn hoa với lẽ miên viễn của không gian thường trụ, trong hình ảnh của người thiếu nữ.

Cũng nên hiểu, trong tất cả các nền văn minh trên trái đất này, từ các hình vẽ nguệch  ngoạc  thời hang động hay các đồ đất ban sơ chúng ta còn giữ được cho đến các tranh  tượng  siêu hình lập thể hiện đại, hình ảnh người đàn bà, đặc biệt là hình ảnh người đàn bà có bầu, luôn luôn là hình ảnh mang ý nghĩa sự sống và thanh  bình như hài nhi yên ổn trong bụng mẹ. Vì thế sự sống không chỉ là giao điểm của quá khứ không còn và tương lai chưa đến, mà còn là sự sống không cần điểm đứng (vô sở trụ). Cho đến khi nhu cầu nghệ thuật biểu trưng cao hơn, người đàn bà được cách tân thành người thiếu nữ trẻ hơn đẹp hơn.

Vì vậy hình ảnh người thiếu nữ không chỉ có trong hình tượng của mùa xuân, mà rõ ràng hơn là biểu tượng của sự sống, của một nỗi bình yên, một kết nối của thế giới chủ quan hữu hạn đổi thay và thế giới khách quan nơi vắng bóng mọi khái niệm không gian và thời gian. Điển hình gần hơn và rõ hơn là trong thi ca, hình ảnh người thiếu nữ luôn luôn mang ý nghĩa của hy vọng, của sự sống trước mọi tàn tạ đổi thay của chiến tranh của lịch sử. Ở đây tôi chợt nhớ hình ảnh thiếu nữ mơ hồ trong bài thơ của Hàn Mặc Tử, một bài thơ hay nhất về Huế. Bài thơ bay bổng đến thiên thu vì hình ảnh người thiếu nữ không thực có trong thơ.

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên,
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
2

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến Sông Trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra…

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà.

Một bài thơ khác nói nhiều hơn về hình ảnh người thiếu  nữ. “Nhiều” nhưng  cũng “sương khói mờ nhân ảnh” vì người làm thơ là một khách lạ có đâu quen biết gì ai, kể cả một mối tình nào đó: Hình ảnh thiếu nữ trong thơ chỉ là một nỗi bình yên một chốn ngơi nghỉ đi về. Nhưng chính hình ảnh phiêu hốt của người thiếu nữ như một lẽ tồn tại trong không gian mơ hồ của nỗi tàn tạ biển dâu của một thành phố kỳ lạ trong ngày tháng chiến tranh thủa ấy, đã làm nên cái hồn của bài thơ. Bài thơ có tựa là “Còn một chút gì để nhớ” của Vũ Hữu Định do Phạm Duy phổ nhạc thật đơn giản đến dễ dãi vì ông phù thủy âm nhạc này thấy ngay hồn nhạc đã có sẵn trong thơ. Bài “Phố núi cao” nổi tiếng đến độ có người thuộc từ điệu của bài thơ hơn là biết đến cái thành phố núi mù sương ấy. Và sự thật khi bản nhạc trở nên danh tiếng đa số vẫn không biết đến tên tác giả bài thơ. Mà tác giả cũng là một trường hợp đặc biệt. Đúng như lời tác giả, anh chỉ là khách lạ vô danh, và cũng như lời của các nhà thơ Kim Tuấn Vũ Hoàng “chuyên trị Pleiku” tự than “Hắn, một tên khách lạ, thế mà chỉ có vài câu thơ đã nắm trọn trời đất của Pleiku.” Các ông bạn của tôi có lẽ đã mơ hồ thấy được hình ảnh người thiếu nữ chính là linh hồn của bài thơ như Phạm Duy đã thấy, để phù phép làm bài thơ thành một sự sống trong cuộc chiến buồn  thảm,  một  thành  tựu dường như có thựctrong một thế giới mơ hồ sương khói hắt hiu.

phố núi cao phố núi đầy sương

phố núi cây xanh trời thấp thật buồn anh khách lạ đi lên đi xuống

may mà có em đời còn dễ thương phố núi cao phố núi trời gần

phố xá không xa nên phố tình thân

đi dăm phút đã về chốn cũ

một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng em Pleiku má đỏ môi hồng

ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông nên mắt em ướt và tóc em ướt

da em mềm như mây chiều trong xin cảm ơn thành phố có em

xin cảm ơn một mái tóc mềm mai xa lắc bên đồi biên giới

còn một chút gì để nhớ để quên. „

Chú thích:

1. “Vì chúng sinh, chư Phật đã dùng hai chân lý để thuyết pháp. Một là chân lý thông thường (tục đế), hai là chân lý tuyệt đối (đệ nhất nghĩa đế). Người không nhận ra chỗ khác biệt của hai sự thực này, thì không thể hiểu được ý nghĩa chân thực của Phật pháp sâu xa. Nếu không nương theo tục đế thì không chứng được ý nghĩa của Chân đế. Không chứng được nghĩa của Chân đế, thì không chứng đắc giải thoát” Trung Quán.

2. Hơn 70 năm mà vẫn còn người hiểu lầm “mặt chữ điền” là mặt vuông. Thật ra “mặt chữ điền” là khuôn “mặt trái xoan” khuôn mặt đẹp nhất. Trong hội họa cổ có tám khuôn mặt theo chữ viết (Vương Dịch bát cách): chữ điền 田 (mặt trái xoan bầu dục), chữ quốc 囻 (mặt hình vuông), chữ do 由 (mặt nhọn, trên nhỏ dưới to), chữ mục 目 (mặt dài), chữ dụng  用 (mặt trên vuông, dưới to), chữ phong  風 (mặt có quai hàm bạnh ra), chữ thân 申 (mặt trên gầy dưới nhọn) và chữ giáp 甲 (mặt trên vuông dưới gầy). Tôi đã có dịp nói với GS Bửu Ý về tám chữ này trong dịp gặp anh ở Huế nhân hội thảo về Léopold Cadière.

(TC. Văn Hóa Phật Giáo 170 &171)

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 5

Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 5

THEO DẤU CHÂN PHẬT – Kỳ 5(Chiêm bái thạch động Kāḷasilā - Động Đá Đen của Ngài Moggallāna - Mục Kiền Liên)...

Tu Viện Shasta Abbey Mount Shasta, California

Tu Viện Shasta Abbey Mount Shasta, California

TU VIỆN SHASTA ABBEY Mount Shasta, California Tịnh Thủy Shasta Abbey là một tu viện Phật Giáo được thành lập...

Vô Ưu

Vô Ưu

VÔ ƯULuang Por Liem | Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ     Most Ven. Luang Por Liem Luang...

Nền Tảng Của Thiền Định Thiền Quán Đại Thừa

Nền tảng của thiền định thiền quán Đại thừa

Nền tảng của thiền định thiền quán Đại thừa Nguyễn Thế Đăng Thiền định, thiền quán và thiền định thiền...

Vì Sao Có Ít Chùa Kỷ Niệm Ngày Đức Thích-Ca Thành Đạo Đến Thế?!

Vì Sao Có Ít Chùa Kỷ Niệm Ngày Đức Thích-ca Thành Đạo Đến Thế?!

VÌ SAO CÓ ÍT CHÙA KỶ NIỆM NGÀY ĐỨC THÍCH-CA THÀNH ĐẠO ĐẾN THẾ?! Tâm Lễ Khi viết dòng đề...

Bất Biến Và Tùy Duyên

Bất biến và tùy duyên

Đức Phật dạy chúng ta tu hành phải có hạnh tùy duyên, nhưng giữ phần bất biến bên trong mới...

Phát Bồ Đề Tâm

Phát Bồ Đề Tâm

PHÁT BỒ ĐỀ TÂM His Holiness Kyabje Ling Rinpoche Thích Nữ Giác Anh chuyển ngữ LGT: Ngài Kyabje Ling Rinpoche...

Vị Trí Nghệ Thuật Kiến Trúc Phật Giáo Trung Quốc (Phần 3 Hết) Thích Tâm Mãn

Vị Trí Nghệ Thuật Kiến Trúc Phật Giáo Trung Quốc (Phần 3 Hết) Thích Tâm Mãn

Vị Trí Nghệ Thuật Kiến Trúc Phật Giáo Trung Quốc (Phần 3-Hết) Ý Nghĩa Thẩm Mỹ và Giá Trị Phẩm...

Đọc Thơ Phật Của Thi Sĩ Tâm Tấn

Đọc Thơ Phật Của Thi Sĩ Tâm Tấn

ĐỌC THƠ PHẬT CỦA THI SĨ TÂM TẤNViết về tập thơ “Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương” của thi sĩ...

Thư Chúc Xuân Nhâm Dần – Chùa Bảo Quang

Thư Chúc Xuân Nhâm Dần – Chùa Bảo Quang

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đạo Phật Và Tình Dục Đồng Giới – Kerry Trembath – Thích Nữ Tịnh Quang Dịch

Đạo Phật Và Tình Dục Đồng Giới – Kerry Trembath – Thích Nữ Tịnh Quang Dịch

ĐẠO PHẬT VÀ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI Kerry TrembathThích Nữ Tịnh Quang dịch Đạo Phật là gì? Đây không phải...

Phật Giáo (Chính Lời Phật Thuyết)

Phải nhận định Phật giáo như thế nào..Chữa trị cái tâm sân hận..Phật dự đoán về giáo lý..Hành trình đúng...

Mỗi Người Cần Góp Phần Bình Yên Cho Hành Tinh Xanh Mình Đang Sống

Mỗi người cần góp phần bình yên cho hành tinh xanh mình đang sống

Việt ngữ & English & Simplified Chinese MỖI NGƯỜI CẦN GÓP PHẦN BÌNH YÊN CHO HÀNH TINH XANH MÌNH ĐANG...

Phật Pháp Căn Bản Cho Người Tại Gia

Phật Pháp căn bản cho người tại gia

PHẬT PHÁP CĂN BẢN CHO NGƯỜI TẠI GIA Thích Đạt Ma Phổ Giác BÀI I: GIỚI THIỆU ĐẠO PHẬT VÀ...

Kinh Tiểu Bộ Tập V (Khuddhaka Nikàya)

Kinh Tiểu Bộ Tập V (Khuddhaka Nikàya)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 5

Tu Viện Shasta Abbey Mount Shasta, California

Vô Ưu

Nền tảng của thiền định thiền quán Đại thừa

Vì Sao Có Ít Chùa Kỷ Niệm Ngày Đức Thích-ca Thành Đạo Đến Thế?!

Bất biến và tùy duyên

Phát Bồ Đề Tâm

Vị Trí Nghệ Thuật Kiến Trúc Phật Giáo Trung Quốc (Phần 3 Hết) Thích Tâm Mãn

Đọc Thơ Phật Của Thi Sĩ Tâm Tấn

Thư Chúc Xuân Nhâm Dần – Chùa Bảo Quang

Đạo Phật Và Tình Dục Đồng Giới – Kerry Trembath – Thích Nữ Tịnh Quang Dịch

Phật Giáo (Chính Lời Phật Thuyết)

Mỗi người cần góp phần bình yên cho hành tinh xanh mình đang sống

Phật Pháp căn bản cho người tại gia

Kinh Tiểu Bộ Tập V (Khuddhaka Nikàya)

Tin mới nhận

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Thập Trụ Bồ Tát

Lời Phật dạy dành cho những người hay phiền muộn

Cách hóa giải hận thù trong nhiều kiếp dưới góc nhìn Phật giáo

Đơn Xin Tự Thiêu Của Hòa Thượng Quảng Đức

Đức Phật đã từ bỏ tất cả để có được tất cả

Chùa Cổ Trăm Năm Đất Thái Bình – Vĩnh Hảo

Lời Phật dạy về cúng tế và trai đàn chẩn tế

Lời Phật dạy về minh và vô minh

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÀNG PHỤC DÂM DỤC

Công đức chiêm bái Phật tích

Đức Phật quán nhân duyên giáo hóa năm ẩn sĩ Kiều Trần Như

Bình tĩnh thản nhiên với sự vu oan giá họa

Lời Phật dạy về những điều khó

Những lời dạy cuối cùng của Đức Phật

Ước nguyện quá khứ

“Làm được thân người khó như rùa mù tìm bọng cây”

Ni Trưởng Thích Nữ Trí Thuận đã Viên Tịch

Vì sao đức Phật còn tóc mà chư Tăng thì không?

Vì sao Hoàng hậu Mallikā được đức Phật ngợi khen là hương thơm đức hạnh của người trì giới

Tin mới nhận

Hư Vân Hòa Thượng

Tỳ hải đìu hiu – kính nhớ lão đười ươi trung niên thi sĩ

Bốn thắc mắc mong được giải đáp

Học Lắng Nghe (song ngữ)

Kẻ trộm mùi hương

Xuân Đinh Dậu Xuân Của Mọi Người

Trí huệ quang minh Phật chiếu khắp tâm chúng sinh

Chỉ một giới thôi

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Khi Có Nhiều Người Phụ Nữ Lãnh Đạo, Thế Giới Sẽ Bình Yên Hơn

Phật Đản Sinh Trong Tâm Mỗi Người

Một thông bạch lạ đời

Vị Trí Của Áo Nghĩa Thư Trong Văn Học Phệ-đà

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật

Ý nghĩa của những biểu tượng trong đạo Phật

Tứ Diệu Đế Từ Góc Độ Phương Pháp Luận Khoa Học

Sự Tích Phật A Di Đà Và 7 Vị Bồ Tát

Giới trí thức Phật giáo phê phán lý luận “nghiệp lực” trong Pháp Luân Công

01. Hãy Tìm Hiểu Tôn Giáo Này

Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh

Bẩy Bước Chân Thánh – Ngẫu Hồ

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 333)

Kinh Bách Dụ: Hẹn con đi sớm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 344)

Phật thuyết A Di Đà Kinh

Kinh Pháp Hoa Giảng Giải

A Hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não Tập 1 (trọn bộ 2 tập)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 61)

Bát Nhã Ba La Mật Kinh Trực Chỉ Đề Cương

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 52)

Kinh Dhammika

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 118)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 81)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 17)

Kinh Chú Tâm Tỉnh Giác

Ba Loại Bệnh Nhân, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Kinh Tạng Pali (.Prc)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 358)

Kinh Người Áo Trắng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 123)

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Giải Phẩm Quán Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 155)

Lâm Chung Những Điều Cần Biết

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 46)

NÓI VỀ HIẾU ĐẠO (Phần cuối)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 144)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 80)

Tôi Đọc Kinh Di Đà

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 19)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 264)

Giáo Lý Tịnh Độ Qua Lăng Kính Duy Thức Học

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 161)

Khai Thị Phật Học Cơ Bản (Phần 1)

Tự Tri 48 Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 29)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 157)

Kinh A Di Đà Lược Giải

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 125)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 26)

Tịnh Nghiệp Tam Phước tập 3

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 72)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.