PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Mùa xuân của hiện tại

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Blank
MÙA XUÂN CỦA HIỆN TẠI

 Nguyễn Thế Đăng

 

Hoadao-010122Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn chung nhau một hiện tại, ai cũng nói lúc này là bây giờ. Giây phút này là hiện tại bình đẳng cho tất cả.

Nhưng hiện tại là gì? Về mặt vi mô, hiện tại là một sát na, một khoảnh khắc, một niệm. Trong khoảnh khắc đó không có tư tưởng, không có nhớ về, không có đã, sẽ và đang. Vì một tư tưởng kéo dài qua nhiều khoảnh khắc nên trong một khoảnh khắc thì không có chỗ cho một tư tưởng, một hình ảnh nào cả. Khoảnh khắc là vô niệm, không có tư tưởng, không phân biệt đây kia, không có hôm qua ngày mai. Thế nên cái đánh, hét của Thiền tông, một tiếng hét “Phat” của Đại Toàn Thiện chính là để đưa người ta vào khoảnh khắc hiện tại ấy. Nơi đó không hề có một chút ý thức phân  biệt nào. Khoảnh khắc hiện tại ấy là vốn tịch diệt, không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm, nói theo Bát nhã tâm kinh hay Không, Vô tướng, Vô tác chung cho cả Nguyên Thủy và Đại Thừa.

Về mặt vĩ mô, hiện tại là cái bây giờ bao trùm khắp cả không gian và thời gian hữu hạn và quy ước. Hiện tại mở khắp vũ trụ này là đồng nhất, cùng một thời hiện tại, như đại dương trên là nước, dưới là nước, bốn hướng mười phương đều là nước, không gian nhỏ nhất như hạt bụi cũng là nước. Hiện tại vĩ mô chỉ là hiện tại vi mô được mở rộng ra tầm mức vũ trụ mà thôi.

Hiện tại như thế được gọi là đương niệm hay nhất niệm. Cái hiện tại nhất niệm hay vô niệm này là nguồn, là nền tảng cho mọi thời gian quy ước nên đó là sự giải thoát tại đây và bây giờ cho mọi thời gian quy ước. Sống đạo Phật là sống trong đương niệm hay hiện tại toàn khắp này.

“Thiền sư Thiền Lão (thế kỷ 11), khi vua Lý Thái Tông có lần đến chùa và hỏi sư rằng: Hòa thượng ở núi này đến nay thời gian đã bao lâu?

Sư đáp:

Chỉ biết nhật nguyệt nay
Ai hay xuân thu cũ”.

Cần chú ý câu hỏi của vua gồm cả không gian (ở núi này) và thời gian (đã bao lâu), và sư cũng trả lời đầy đủ cả không gian và thời gian. Như vậy cái hiện tại này (nhật nguyệt nay) bao gồm cả không gian và thời gian, hay nói cách khác hiện tại này có trong tất cả mọi không gian và thời gian. Hiện tại ấy bao trùm ba thời quá khứ, hiện tại, tương lai. Hiện tại ấy chính là giải thoát vì không lệ thuộc một thời gian nào, một không gian nào cả.

Cái hiện tại của Sư Thiền Lão cũng là một với cái hiện tại của chúng ta và là một với hiện tại của những thời xa xăm về sau này. Bởi vì nếu khác thì trước và sau Sư chẳng có ai giải thoát như Sư. Trong lịch sử đã và sẽ có nhiều người giải thoát vì cùng chung một hiện tại này.

Hiện tại ấy là sự giải thoát cho quá khứ vì chẳng dính dáng gì với quá khứ (ai hay xuân thu cũ). Hiện tại mở khắp ấy là sự giải thoát, sự tịnh hóa, sự ‘rửa tội’ cho quá khứ đầy rẫy những lỗi lầm, những vết thương trong tâm thức của mỗi con người và những xã hội. Trong hiện tại ấy, quá khứ được tiêu dung, được tịnh hóa. Tịnh hóa bằng cách nào? Khi quá khứ không còn ám ảnh, dính dáng vào hiện tại, nó sẽ như bài kệ kết thúc Kinh Kim Cương: “Tất cả pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt, bóng, như sương như ánh chớp; hãy quán thấy như vậy.” Quá khứ được tịnh hóa khi người thấy ra bản chất của nó là như huyễn, như mộng. Ở trong hiện tại mở khắp và không dính dáng với cái gì, quá khứ được tịnh hóa vì, “tâm quá khứ chẳng thể đắc, tâm hiện tại chẳng thể đắc, tâm vị lai chẳng thể đắc”.

Hiện tại ấy bao trùm chúng ta trong mỗi khoảnh khắc, bao trùm cả những người đã chết trong chiến tranh, bao trùm lịch sử buồn vui của mỗi cá nhân và mỗi dân tộc. Hiện tại ấy bình đẳng cho tất cả, vì chúng ta có giàu nghèo, khôn dại khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, khổ vui khác nhau…, nhưng chúng ta luôn luôn ở trong cái  hiện tại đồng nhất ấy, không có ai có nhiều hơn hay ít hơn.

Chính cái hiện tại này mở khắp này tịnh hóa thời gian trong mỗi phút giây, tịnh hóa cho mỗi phút giây lập tức đã trở thành quá khứ. Hiện tại ấy là cái chết trong mỗi phút giây, để mỗi phút giây được tịnh hóa, được tái sinh trong thực tại luôn luôn mới mẻ.

Nói rằng mọi sự chết đi và tái sinh trong từng phút giây chỉ là một cách nói. Thực ra cái hiện tại ấy, thực tại ấy không hề ô nhiễm bởi không gian và thời gian của chúng ta nên không có sự sống chết. Thế nên Kinh nói, “Tất cả các pháp tánh tướng xưa nay vốn thanh tịnh”, hoặc các Thiền sư nói, “tánh tướng như như”.

Thấy và sống trong hiện tại ấy, người ta thấy biết thực tại luôn luôn mới mẻ trong từng khoảnh khắc. Mới mẻ vì chẳng dính dáng đến quá khứ nhiều hối tiếc và tương lai như giấc mộng ban ngày. Thực tại này kinh điển gọi là “thật tướng của tất cả các pháp”. Thiền sư Thiền Lão vẫn sống hằng ngày với thực tại ấy, với “tâm bình thường là Đạo” ấy. Đại Ấn (Mahamudra) của Tây Tạng cũng nói thực tại ấy là tâm bình thường. Đại sư Gampopa nói: “từ ngữ tâm bình thường ám chỉ tánh giác bổn nguyên. Không sửa sang là để cho nó đúng như nó là, không tác động vào nó” (Mahamudra, the quintessence of mind and meditation, Takpo Tashi Namgyal, trang 246).

“Khi vua hỏi: Hàng ngày Hòa Thượng làm gì?

Sư đáp:

Trúc biếc, hoa vàng đâu cảnh ngoại
Trăng trong, mây trắng lộ toàn chân”.

Hiện tại mở khắp, không dính dáng gì đến những “xuân thu cũ” này là cái “toàn chân” đang hiển lộ, chẳng nhiễm ô bởi thời gian và không gian.

Cái thấy hiện tại của Thiền sư Thiền Lão luôn luôn là cùng một cái thấy hiện tại của chúng ta bây giờ.

Các truyền thống đạo Phật dạy rằng chánh niệm tỉnh giác cái hiện tại toàn chân này, chúng ta sẽ thấy nó và sống được trong nó như Thiền sư Thiền Lão.

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

Từ nô bộc thành quốc sư

TỪ NÔ BỘC THÀNH QUỐC SƯ Tiểu Lục Thần Phong    Đã ba năm bỏ triều cống laị còn cho...

Tấm Ảnh Mùa Phật Đản

Tấm Ảnh Mùa Phật Đản

TẤM ẢNH MÙA PHẬT ĐẢN HOẰNG TRÚC   Lễ rước Phật chiều ngày 14 tháng 04 âm lịch từ chùa...

Làm Thế Nào Để Chuyển Nghề Đánh Cá Và Sám Hối Tội Nghiệp Sát Sinh?

Làm thế nào để chuyển nghề đánh cá và sám hối tội nghiệp sát sinh?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHUYỂN NGHỀ ĐÁNH CÁ VÀ SÁM HỐI TỘI NGHIỆP SÁT SINH? Các bạn ơi! Có lẽ...

Đức Phật Thành Đạo Đã Xóa Tan Màn Vô Minh U Tối Của Loài Người

Đức Phật thành đạo đã xóa tan màn vô minh u tối của loài người

Đức Phật vừa thành đạo liền tuyên bố: “Lạ lắm thay! Hết thảy chúng sinh đều đầy đủ trí tuệ,...

Phật Giáo Với Sự Rửa Tội

Phật Giáo Với Sự Rửa Tội

PHẬT GIÁO VỚI SỰ RỬA TỘIMaha Thongkham Medivongs Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân...

Phật Giáo Chính Tín

Phật Giáo Chính Tín

PHẬT GIÁO CHÍNH TÍNHòa Thượng Thích Thánh NghiêmPhân Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam dịchNhà xuất bản Phương Đông...

Bông Hồng Cài Áo, Trắng Hay Đỏ?

Bông hồng cài áo, trắng hay đỏ?

  BÔNG HỒNG CÀI ÁO, TRẮNG HAY ĐỎ? Hoa Lan - Thiện Giới.     Hôm ấy là Mùa Vu...

Canh Bí Mùa Đông

Canh Bí Mùa Đông

CANH BÍ MÙA ĐÔNG (Winter melon soup ) Chân Thiện Mỹ Công Thức hầm bí đao mùa đông 1 Trái bí...

Hòa Hợp Và Tương Tức Trong Phật Giáo

Hòa hợp và tương tức trong Phật giáo

HÒA HỢP VÀ TƯƠNG TỨC TRONG PHẬT GIÁOThích Giác Toàn1Hòa hợp là tụ họp với nhau trong thuận thảo, không...

Tâm Bình Thường

Tâm Bình Thường

TÂM BÌNH THƯỜNGThích Tâm Hạnh Trước khi bắt đầu buổi sinh hoạt hôm nay, quý Thầy xin kể một câu...

Sáng Tối Do Người

SÁNG TỐI DO NGƯỜI Thích Đạt Ma Phổ Giác ĐÔI LỜI TÂM SỰ  Trong khoảng trời đất bao la này,...

Hiểu Đúng Thiền Vipassanā

Hiểu Đúng Thiền Vipassanā

HIỂU ĐÚNG THIỀN VIPASSANĀHÒA THƯỢNG VIÊN MINH Hỏi: Kính thưa Thầy, khi hành Thiền Vipassanā làm sao để biết mình đang...

Xử Lý Vấn Đề Tình Cảm Trong Phật Giáo

Xử lý vấn đề tình cảm trong Phật giáo

Tình cảm vốn là bản năng sẵn có của loài người, vì vậy chỉ cần phù hợp với pháp luật,...

Đức Phật Sử Dụng Thần Thông Như Thế Nào

Đức Phật sử dụng thần thông như thế nào

ĐỨC PHẬT SỬ DỤNG THẦN THÔNG NHƯ THẾ NÀO Liên Trí Thần thông của Đức Phật là một trong những...

Công Năng Của Phước Đức

Công năng của phước đức

Thế Tôn lúc sắp Thành đạo dưới cội bồ-đề, ngoài trí tuệ của thiền quán thì công năng của phước...

Từ nô bộc thành quốc sư

Tấm Ảnh Mùa Phật Đản

Làm thế nào để chuyển nghề đánh cá và sám hối tội nghiệp sát sinh?

Đức Phật thành đạo đã xóa tan màn vô minh u tối của loài người

Phật Giáo Với Sự Rửa Tội

Phật Giáo Chính Tín

Bông hồng cài áo, trắng hay đỏ?

Canh Bí Mùa Đông

Hòa hợp và tương tức trong Phật giáo

Tâm Bình Thường

Sáng Tối Do Người

Hiểu Đúng Thiền Vipassanā

Xử lý vấn đề tình cảm trong Phật giáo

Đức Phật sử dụng thần thông như thế nào

Công năng của phước đức

Tin mới nhận

Câu chuyện về tỷ phú cận kề cái chết và bài học từ Đức Phật

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Nhờ thờ Phật mà thoát khổ

Lời Phật dạy về tác hại của việc uống rượu

Chi tiết bộ kinh 10 điều lành giúp con người sống được bình an của đức Phật

Đại trùng tu ngôi Tổ đường và nhà thờ Mẫu chùa Phúc Hưng – Hải Phòng

Chuyển hóa đố kỵ theo lời Phật dạy

Học làm Phật

Lời Phật dạy về nhân quả đẹp, xấu, giàu, nghèo của phụ nữ

Lời Phật dạy về dấu ấn ‘chuyển Pháp luân’ và ‘thị nhập Niết bàn’

Những điềm lành vi diệu lúc Đản sinh của Đức Thế Tôn

Đức Phật được tạo lập tượng và tôn thờ như thế nào?

Chùa Bửu Minh Ấp Lân Tây, Xã Phú Sơn, Huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre

Phật dạy: Có hai hạng người lo toan ở đời

Người ngu và người trí theo quan điểm của Đức Phật

Lời Phật dạy về ‘Thiểu dục tri túc’ và câu chuyện về cụ bà 83 tuổi ‘xin thoát nghèo’

Thế Tôn ra đời vì một đại sự nhân duyên

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Lời Phật dạy sâu sắc về cách làm giàu chân chính

Thông Tư Về Tổ Chức Lễ Kỷ Niệm 50 Năm Bồ-tát Quảng Đức

Tin mới nhận

Pháp Trong Đời Sống Hằng Ngày

Sóng gió trên biển

Khi Chính Quyền Làm “Du Lịch Tâm Linh”

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 42)

Cách phóng sinh tốt nhất là ăn chay

Từ Đạo Phật Việt Nam Nghĩ Về Cuộc Đối Thoại Giữa Các Nền Văn Hoá Á – Âu

Nhân quả trùng điệp

Đức Phật Vào Đời Tỳ Kheo Thích Minh Hiếu

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc nói chuyện về đời sống và Phật Pháp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 358)

Hãy Lật Ngược Những Suy Nghĩ Của Bạn

Đọc Kinh Bốn Mươi Hai Bài

Quan Điểm Phật Giáo Về Sự Chăm Sóc Người Bệnh Lúc Cuối Đời

Hiểu về chữ Nghiệp trong Đạo Phật

Năng lượng tâm và nền văn minh tự hủy

Bài kinh Bahiya – năm phút nhiệm mầu

Con người là chủ nhân của nghiệp và thừa tự của nghiệp

Vẳng tiếng chuông chùa

Niệm thân hành chú tâm, rõ biết các hành động của thân

Quan Điểm Của Phật Giáo Về Chánh Tín Và Mê Tín

Tin mới nhận

Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm

Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya)

Kinh Đắc Quả Khi Từ Trần Và Kinh Tái Sinh Như Lửa Theo Gió

Kinh Bách Dụ: Sạ Lúa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 343)

Hướng Dẫn Đọc Kinh Trường Bộ

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 29)

Kinh Người Đất Phương Tây (hay Người Đã Chết)

Kinh Bẫy Mồi

Nghe Ht. Thích Chơn Thiện Giảng Kinh

Kinh Bách Dụ: Nấu nước đường

Toát Yếu Kinh Trung Bộ

Kinh Bách Dụ: Vì hai vợ nên mù đôi mắt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 60)

GIỚI THIỆU

Thực Tại Hiện Tiền

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 288)

Chớ coi thường tụng kinh, niệm Phật, nghe Pháp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 45)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 24)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 165)

Lâm Chung Những Điều Cần Biết

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 171)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 370)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 1)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 1)

Thiện Và Ác Là Gì?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 305)

Duy thức học đối với người niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 339)

Ý niệm sai lầm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 155)

Gia đình có 7 người con hiếu tử

Một Câu A Di Đà Phật Niệm Đến Cùng

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 36)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 239)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 347)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 31)

Lời Tưởng Niệm Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Của Tư Ghpgvn

Cửa Vào Tịnh Tông

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.