PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Mua dâm có phạm giới tà dâm?

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

HỎI: Tôi năm nay 32 tuổi, khỏe mạnh, công việc và kinh tế ổn định. Là nam cư sĩ, hiện đang tu học theo pháp môn niệm Phật, cầu vãng sanh Cực lạc nhưng do một số điều kiện khách quan nên tôi hiện sống độc thân (cũng có thể độc thân suốt đời). Vì sống độc thân, nhu cầu sinh lý không được đáp ứng đầy đủ như người có gia đình nên tôi thường bị bức xúc, ức chế, không thể tập trung làm việc cũng như tu niệm tốt được. 

Tôi có ý định tìm gái bán hoa làm bạn tình trong vài giờ nhằm cân bằng tâm sinh lý; tôi biết điều độ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm, tôn trọng đối tác, cả hai đều tự nguyện và đều vui. Theo bản thân tôi, chỉ có cách đó tôi mới cân bằng tâm sinh lý, sau đó mới toàn tâm toàn ý làm việc cũng như tu niệm. Xin hỏi, tôi mua dâm như vậy thì có phạm giới tà dâm của người Phật tử không?

(HUY PHƯƠNG, hoabac999@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Huy Phương thân mến!

Người cư sĩ được khuyến nghị tiết dục chứ không bị ngăn cấm hành dục. Nên Phật tử lập gia đình, nguyện giữ giới không tà dâm cốt để giữ thủy chung với người bạn đời của mình nhằm xây dựng đời sống hôn nhân hạnh phúc.

Phạm vi của giới không tà dâm rất rộng: Ngay trong quan hệ vợ chồng cần phải dựa trên tinh thần tự nguyện, dâng hiến, có chừng mực, hợp thời, phải chỗ; ngay cả sự phóng tâm đắm sắc, nghĩ ngợi bất chính, buông thả phóng dật, cũng bị xem là tà dâm.  Nói chung, theo quan điểm của Phật giáo, những sự quan hệ nam nữ không được giới luật, luật pháp và luật tục thừa nhận đều được xem là tà dâm.

Bạn đã trưởng thành, khỏe mạnh nên có nhu cầu sinh lý là chuyện bình thường. Hiện bạn còn độc thân nên vấn đề chung thủy với người bạn đời chưa được đặt ra. Do đó, bạn mua dâm mà “biết điều độ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm, cả hai đều tự nguyện và đều vui”, theo giới luật của hàng cư sĩ tại gia, bạn không phạm tà dâm. Kinh Ưu-bà-tắc ngũ giới tướng, Phật dạy: “Nếu Ưu-bà-tắc (nam cư sĩ) cùng dâm nữ (gái điếm) hành dâm, quỵt không trả tiền, phạm tà dâm không thể sám hối, trả đủ tiền thì không phạm (Minh Lễ dịch, Thành hội Phật giáo TP.HCM ấn hành, 1994, tr.52).

Như vậy, về mặt giới luật của người cư sĩ và luật tục (một số tập tục như lệ làng), người trưởng thành sống độc thân, có hành vi tình dục trước hôn nhân hay mua dâm, trong chừng mực nào đó, có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, về mặt luật pháp, ở nước ta hiện nay, mua dâm là hành vi phi pháp. Theo Điều 22, Pháp lệnh số 10/2003/UBTVQH11 ngày 17-3-2003 về phòng, chống mại dâm: “Người mua dâm tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền. Người mua dâm người chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. 

Mặc dù hoạt động mua bán dâm khá phổ biến trong đời sống xã hội nhưng đều không chính thức, nước ta không có “phố đèn đỏ” hoạt động hợp pháp và công khai như ở một số nước trên thế giới, vì thế mua dâm là phạm pháp (đa phần bị xử phạt hành chính).

Ngay đây, bạn cần lưu ý là, dù giới luật và luật tục tạm “du di” cho bạn có thể mua dâm nhưng vì luật pháp hiện hành lại không cho phép, do đó, nếu bạn mua dâm tức phạm vào tà dâm. Những Phật tử đã thọ Bồ-tát giới tại gia, vi phạm luật pháp dĩ nhiên là phạm giới. “Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di (nam, nữ cư sĩ) đã thọ tại gia Bồ-tát giới, phạm luật pháp nhà nước, ấy là phạm tội thất ý, giới thể không vững, đọa lạc, bất tịnh, bị chướng ngại” (Ưu-bà-tắc giới kinh, Giới khinh thứ 22). Mặc dù đây là giới luật của những Phật tử thọ Bồ-tát giới tại gia, nhưng nếu các Phật tử chỉ thọ năm giới mà vi phạm pháp luật (nhân cách chưa trọn) thì cũng xem là khuyết giới, phạm giới vậy.

Tóm lại, hiện nay ở nước ta, người cư sĩ độc thân mua dâm là phạm tà dâm (nhưng nếu mua dâm tại các “phố đèn đỏ” ở nước ngoài hoạt động hợp pháp thì không phạm). Trong hoàn cảnh của bạn, nên quán niệm rằng ở đời không có ai là hoàn hảo, mỗi người mỗi nghiệp nặng nhẹ khác nhau đồng thời thành tâm sám hối tội nghiệp tà dâm của mình. Sám hối liên tục cho đến khi nhẹ nghiệp.

Chúng ta đang sống trong cõi dục nên dục vọng không có gì là xấu. Quan trọng là biết điều hòa và làm chủ thân tâm, không để cho dục vọng chi phối quá mức dẫn đến mất tự chủ, dễ dàng tạo ác nghiệp. Cần xác quyết rằng, mua dâm (nếu được giới luật và pháp luật cho phép) cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Do đó, lập gia đình, xây dựng hạnh phúc hôn nhân vẫn là giải pháp tối ưu và bền vững nhất cho bạn để “toàn tâm toàn ý làm việc cũng như tu niệm” ở hiện tại và tương lai.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)

Tin bài có liên quan

Công Án Là Gì?

Bình Thường Tâm Thị Đạo

Xin Cho Biết Lễ Điểm Đạo Là Gì?

Nghĩa Của Sư Tử Hống Là Gì? Có Liên Hệ Gì Đến Lời Đàm Dân Gian “Hà Đông Sư Tử Rống” Không?

Xin Cho Biết Sự Khác Biệt Giữa Phật Giáo Và Các Tôn Giáo Triết Thuyết Khác?

Sự Khác Biệt Giữa Phật Pháp Và Ngoại Đạo

Đồng Tính Luyến Ái Có Thể Đi Vào Chùa Lễ Phật Được Không?

Làm Thế Nào Để Chữa Khỏi Được Bệnh Căng Thẳng Tinh Thần Theo Phương Cách Của Nhà Phật ?

Tượng Phật Di Lặc Và Tượng Ông Thần Tài

Ăn Chay Trường Và Vấn Đề Ăn Trứng Gà

Load More

Discussion about this post

Cuộc Đời Ajahn Chah

Cuộc Đời Ajahn Chah

CUỘC ĐỜI AJAHN CHAH Tâm Thái Ajahn Chah (danh xưng chánh thức do chùa Wat Pah Pong, Thái Lan dùng,...

Phiền Não Và Bệnh Tật – Phan Minh Đức

Phiền não và bệnh tật Phan Minh Đức Con người bình thường, khỏe mạnh là một thể thống nhất hài...

Dĩa Thức Ăn Bổ Dưỡng (Vietnamese)

Dĩa Thức Ăn Bổ Dưỡng (Vietnamese)

. Dĩa Thức Ăn Bổ Dưỡng được tạo ra bởi các chuyên gia dinh dưỡng tại Trường Harvard T.H. Trường...

Ăn Chay Để Nuôi Dưỡng Sự Bình An Và Hạnh Phúc

Ăn chay để nuôi dưỡng sự bình an và hạnh phúc

ĂN CHAY ĐỂ NUÔI DƯỠNG SỰ BÌNH AN VÀ HẠNH PHÚC Đại đức Thích Hoằng Trúc Tăng sinh Khóa 9...

Nhận Ra Ý Nghĩa Và Giá Trị Của Sự Sống

Nhận ra ý nghĩa và giá trị của sự sống

Trong sâu thẳm của tâm hồn, ai cũng biết rõ ràng đời mình rồi phải có lúc kết thúc và...

Đức Phật Với Những Người Trẻ Tuổi Trong Kinh A Hàm

Đức Phật với những người trẻ tuổi trong kinh A Hàm

Đức Phật cảnh cáo những người trẻ tuổi cùng những người chưa hề có bệnh tật không nên tự mãn...

Một Vài Kinh Nghiệm Trong Việc Ăn Chay

Một vài kinh nghiệm trong việc ăn chay

MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG VIỆC ĂN CHAY  Tiểu Lục Thần Phong   Thế là mười lăm năm trôi qua...

100 Ngày Độc Cư

100 Ngày Độc Cư

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Đừng Đem Tâm Hạnh Sinh Diệt Mà Nói Pháp Thật Tướng

Đừng đem tâm hạnh sinh diệt mà nói pháp thật tướng

ĐỪNG ĐEM TÂM HẠNH SINH DIỆT MÀ NÓI PHÁP THẬT TƯỚNGQuang Minh   Sự tu hành dựa trên Tâm pháp....

Phật Giáo Có Thể Đóng Góp Gì Cho Minh Triết Việt

PHẬT GIÁO CÓ THỂ ĐÓNG GÓP GÌ CHO MINH TRIẾT VIỆT Minh Đức Triều Tâm Ảnh (Nhân đọc “Minh triết phương...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 189)

Kinh văn:"Tư nguyện nhược khắc quảĐại thiên ứng cảm độngHư không chư thiên thầnĐương vũ trân diệu hoa".Đây là sau...

Làm thế nào để cuộc đời bạn tràn đầy ý nghĩa

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CUỘC ĐỜI BẠN TRÀN ĐẦY Ý NGHĨAThanh Liên dịch sang Việt ngữ Từ các ghi chú...

An Trú “Ở Không” Là Vi Diệu Đệ Nhất

An Trú “ở Không” Là Vi Diệu Đệ Nhất

An trú Không là gì? Nghĩa là mọi sự vật, hiện tượng không có tự tính cố định. Vì sao...

Nghịch Lý Corona Nhìn Từ Quy Luật Nhân Quả

Nghịch Lý Corona Nhìn Từ Quy Luật Nhân Quả

NGHỊCH LÝ CORONANHÌN TỪ QUY LUẬT NHÂN QUẢBs.Phạm Đức Thành Dũng   Hiện nay, con người đang hoang mang đến...

Được Làm Người Là Khó

Được làm người là khó

Người tu học thường nghe Phật dạy câu ‘Nhân thân nan đắc’. Thân người khó được, khó hơn cả việc...

Cuộc Đời Ajahn Chah

Phiền Não Và Bệnh Tật – Phan Minh Đức

Dĩa Thức Ăn Bổ Dưỡng (Vietnamese)

Ăn chay để nuôi dưỡng sự bình an và hạnh phúc

Nhận ra ý nghĩa và giá trị của sự sống

Đức Phật với những người trẻ tuổi trong kinh A Hàm

Một vài kinh nghiệm trong việc ăn chay

100 Ngày Độc Cư

Đừng đem tâm hạnh sinh diệt mà nói pháp thật tướng

Phật Giáo Có Thể Đóng Góp Gì Cho Minh Triết Việt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 189)

Làm thế nào để cuộc đời bạn tràn đầy ý nghĩa

An Trú “ở Không” Là Vi Diệu Đệ Nhất

Nghịch Lý Corona Nhìn Từ Quy Luật Nhân Quả

Được làm người là khó

Tin mới nhận

Phiền não: Buông xả chứ không buông bỏ

Nỗi buồn của người mẹ

Niệm Phật phải đặt trọn niềm tin vào lời Phật dạy

Thư Ngỏ Xây Dựng Tịnh Thất Hương Lâm Tỉnh Hậu Giang

Đức Phật và những di huấn sau cùng

Lời Phật nói không tin, vậy lời ai đáng tin?

Phật dạy: “Thế gian có năm việc tuyệt chẳng thể được”

Lễ Khánh Thành Công Trình Tượng Đài Bồ Tát Thích Quảng Đức Tại Tp. Hồ Chí Minh

Lạy ông Phật nào?

Người tu sợ nhất cái gì?

Truyện Phật giáo: Thái tử cầu Pháp

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 1)

Đức Phật giảng như thế nào về cái chết và quy luật sinh lão bệnh tử trên đời?

Phật dạy: Pháp tu của người cư sĩ

Vị Pháp Thiêu Thân

Nghĩ về biển Đông, lại nghĩ lời Phật dạy về phép lục hòa

Phật dạy: “Sân hận không bao giờ dập tắt được sân hận, chỉ có lòng khoan từ mới thắng được tâm sân”

Đạo đức và trách nhiệm trong hôn nhân theo lời Phật dạy

Văn Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Tin mới nhận

Cảm kích ân đức của Chư Phật và Chư Bồ Tát

Thiền định một phương pháp biến cải tâm linh

Ý Thức – Vô Thức

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 5)

Quả Thật, Giúp Người Rõ Là Giúp Mình Thương Người Chính Thật Thương Mình..

Phật dạy các tỳ kheo nên nói, nên làm điều gì?

Hai Vị Vua, Hai Phương Trời, Một Hạnh Nguyện

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 5)

Kinh Vu Lan– Khảo Về Nguồn Gốc Hán Tạng & Nikàya

Học Viện Phật Giáo Việt Nam Tại Huế

Du Xuân

Vấn Đề Phật Tử “Mừng” Noel – Minh Thạnh

Lời Giới Thiệu – Kinh Đại Bát Niết Bàn

Nhận Thức Về Khổ

Phật Tử – Những Câu Hỏi Thông Thường Về Đạo Phật, Hòa Thượng Thích Thiện Châu

Vai trò của gia đình trong kiến tạo hòa bình thế giới

Những nguy cơ ô nhiễm độc hại được cảnh báo trước

Mối Liên Hệ Giữa Tâm Và Não

Trí Quang Tự Truyện

Tản mạn tháng năm

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 170)

Kinh Tập

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 351)

Giảng Giải Kinh Chuyển Hoá Bạo Động Và Sợ Hãi

Audio Book Kinh Thủ Lăng Nghiêm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 328)

Câu Chuyện Về Người Tỳ-kheo Đầu Tiên Bị Loại Khỏi Tăng Đoàn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 14)

A Hàm – Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não

Chú Giải Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 247)

Kinh Vu Lan– Khảo Về Nguồn Gốc Hán Tạng & Nikàya

Kinh Bách Dụ: Bị gấu cắn

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 54)

Hà Nội: BTS GHPGVN quận Ba Đình kính mừng Phật đản PL.2566

Tam Pháp Ấn

Đời Là Cõi Tạm, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Tổng Luận Đề Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Phạn – Tạng

Về Một Số Vấn Đề Trong Kinh Lăng Già Phạn-Hán

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 329)

Tin mới nhận

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 135)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 42)

Tịnh Độ Hiện Tiền

48 Cách Niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 78)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 361)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 144)

Khóa Tu Phật Thất

Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 123)

Sông Lửa, Sông Nước – Giới Thiệu Truyền Thống Phật Giáo Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 2)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 67)

Lời Vàng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 233)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 104)

Sự khởi đầu của Tịnh độ tông ở Nhật Bản: Từ du nhập đến thời kỳ Nara

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (Tập 1)

NÓI VỀ HIẾU ĐẠO (Phần 1)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.