PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Một Thóang “Như Áng Mây Bay” Của Tâm Đức (Bài Viết Giới Thiệu Của Hùynh Kim Quang)

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

MỘT THÓANG
“NHƯ ÁNG MÂY BAY” của Tâm Đức

(Bài viết giới thiệu của Hùynh Kim Quang)

Thừa tiếp sinh khí của phong trào chấn hưng, Phật Giáo Việt Nam khởi đi từ giữa thế kỷ 20 đã có những bước
phát triển vững mạnh và đều khắp ở ba miền Nam, Trung Bắc. Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Đệ Tam Tăng Thống GHPGVNTN, là một trong số những bậc cao tăng góp phần công đức xứng đáng trong công cuộc phát triển Phật Giáo nước nhà thời kỳ này.
Kể từ khi Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu viên tịch tại Chùa Linh Mụ, Huế, vào ngày 23 tháng 4
năm 1992 đến nay, tác phẩm “Như Áng Mây Bay” của Tâm Đức biên soạn, được xuất bản năm 2010, là tài liệu đầy đủ nhất viết về tiểu sử và công hạnh của Ngài.

Tác giả Tâm Đức là pháp danh của cư sĩ Trí Không Trần
Quang Thuận. Ông là đệ tử của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu. Ông đi du học tại Anh và trở về nước làm việc vào đầu thập niên 1960. Ông đã
từng đảm nhận các chức vụ như Bộ Trưởng Xã Hội, Thượng Nghị Sĩ Việt Nam
Cộng Hòa. Ông cũng là một cư sĩ có nhiều đóng góp cho Phật Giáo Việt Nam nói chung và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nói riêng từ trước năm 1975 ở trong nước và sau năm 1975 tại Hoa Kỳ. Ông đã xuất bản hàng chục cuốn sử Phật Giáo trong hơn một thập niên qua ở hải ngoại.

Tác
phẩm
“Như Áng Mây Bay” dày 460 trang, in bìa cứng, giấy tốt với nhiều hình ảnh màu và trắng đen, trong đó có nhiều tấm hình mang tính lịch sử quý giá.

Tác phẩm “Như Áng Mây Bay” gồm 5 quyển, 16 chương đề cập đến
bối cảnh lịch sử đất nước và Phật Giáo Việt Nam trải dài hơn 100 trăm, từ thời Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Tịnh (1868-1929), đến thời Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu (1905-1992). Đặc biệt, tác phẩm “Như Áng Mây Bay,” bằng những dữ kiện và tài liệu lịch sử, cho thấy Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu là bậc chân tu phạm hạnh, từ bi đôn hậu, trí tuệ sáng suốt và bản lãnh nghị lực trong lập trường dân tộc và đạo pháp,
cũng như bao dung và từ hòa với tất cả mọi người, từ những người cố tâm
hãm hại, bức bách đến những người lợi dụng uy tín của Ngài để phục vụ cho quyền lợi cá nhân hay đảng phái.

Theo tác giả Tâm Đức, Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, trú trì Chùa Linh Mụ, Huế, là đệ tử của Cố
Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Tịnh, khai sơn Chùa Từ Hiếu, Huế. Ngài Tâm
Tịnh có nhiều vị đệ tử xuất gia đắc pháp trở thành những bậc long tượng
chốn tòng lâm như Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nguyên (Trú Trì Chùa
Tây Thiên, Huế), Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Tiên (Khai sơn Chùa Trúc Lâm, Huế), Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên (Trú trì Chùa Thiền Tôn, Huế, và cũng là Đệ Nhị Tăng Thống GHPGVNTN), v.v…

Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Tiên là bổn sư của cố cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, người cư sĩ có công rất lớn trong cuộc chấn hưng Phật Giáo Việt Nam vào các thập niên 1930, 1940 và 1950 của thế kỷ trước. Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên là bổn sư của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
và Cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh. Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu cũng là bổn sư của Hòa Thượng Thích Trí Chơn hiện là Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ.

Trong “Như Áng Mây Bay,” tác giả Tâm Đức kể chuyện năm 1947 khi quân Pháp tiến chiếm cố đô Huế, Hòa Thượng Thích Đôn Hậu bị lính Pháp bắt và ra lệnh cho Ngài đào hầm để họ xử tử. Tâm Đức kể rằng, “Trời lạnh cóng xương, Hòa Thượng cố gắng đào, lòng không oán hận mà cầu cho những người bị bắt
giam, bị cực hình bỏ được ác niệm, bỏ hận thù. Hòa Thượng nhìn những người lính Pháp, những người lính Việt theo Pháp bằng cặp mắt bao dung độ lượng.” May có Sư Bà Diệu Không liên lạc nhờ Thái Hậu Từ Cung, mẹ của
Vua Bảo Đại, can thiệp Hòa Thượng mới khỏi bị bắn chết.

“Như Áng Mây
Bay” cho biết trong Đại Hội Phật Giáo Miền Trung sau năm 1963, Hòa Thượng Thích Đôn Hậu trong bài diễn văn Khai Mạc Đại Hội đã nói lên lập trường của Phật Giáo Việt Nam như sau: “Căn bản của Phật Giáo Việt Nam là dân tộc chứ không phải chính trị và chính quyền… Phật Giáo không bao giờ từ bỏ cương vị tôn giáo của mình. Noi theo lời dạy của Phật, người Phật tử trau dồi đức từ bi, nhẫn nhịn, dung hòa và học tập đức vô úy… Phật Giáo Việt Nam nỗ lực phát huy truyền thống tự phát triển tôn giáo mình không dựa vào cường quyền mà bằng sự thực hành giáo lý Phật.”

Sau
cách mạng ngày 1 tháng 11 năm 1963, chế độ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm
bị lật đổ, lòng người còn oán hận những người mà trước kia dựa thế lực chính quyền để bức bách và đàn áp, Hòa Thượng Thích Đôn Hậu nhân danh Giám Luật Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc đã công bố Lời Kêu Gọi Khẩn Thiết gửi đến toàn thể Tăng, Ni và đồng bào Phật tử hãy từ bi, khoan dung xóa bỏ hận thù. Lời Kêu Gọi Khẩn Thiết có đoạn viết rằng, “Nhân danh Giám Luật Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc, tôi khẩn thiết kêu gọi Tăng Ni Phật tử, không lúc nào bằng lúc này, phải luôn luôn bình tĩnh, tỏ rõ thái độ của người Phật tử, nêu cao đức Từ Bi, Hỷ Xả. Tuyệt đối không gây hấn hoặc trả thù bất cứ ai. Phải luôn phát huy đức tính khoan dung, từ hòa của người Phật tử chân chính.”

Về việc Hòa Thượng Thích Đôn Hậu bị CSVN bắt đưa ra Bắc vào dịp Tết Mậu Thân, năm 1968, tác giả “Như Áng Mây
Bay” đã tham khảo nhiều tài liệu và đặc biệt phỏng vấn nhiều người có liên hệ như quý Thầy là đệ tử của Hòa Thượng Thích Đôn Hậu và một số người cùng có mặt trong chuyến đi ra Bắc vào Tết năm đó. Tác phẩm “Như Áng Mây Bay” trích lời kể của ông Lê Văn Hảo là một cán bộ cao cấp của chính quyền CSVN lúc bấy giờ, nói rằng “riêng cụ Thích Đôn Hậu thì cụ bị
bắt cóc lúc quân giải phóng đã chiếm được thành phố Huế rồi thì họ mời cụ lên võng để đi họp, rồi võng cụ lên trên núi luôn.” Quý Thầy Trí Tựu, Hải Tạng là các đệ tử của Hòa Thượng Thích Đôn Hậu cũng xác nhận là
Hòa Thượng bị CSVN bắt cóc võng đi vào dịp Tết trong lúc Hòa Thượng đang bị bệnh suyễn và dạ dày xuất huyết rất nặng.

Cuối năm 1975, Hòa Thượng về Chùa và vào Nam thăm chư Tôn Đức trong Hội Đồng Lưỡng Viện của
GHPGVNTN tại Sài Gòn. Khi Hội Đồng Lưỡng Viện gồm Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Thượng Tọa Thích Huyền Quang và Thượng Tọa Thích Thiện Minh tiếp Hòa Thượng Thích Đôn Hậu tại Chùa Ấn Quang, Sài Gòn, và hỏi Ngài làm thế
nào để có thể duy trì tổ chức, bảo vệ đạo pháp, Hòa Thượng Thích Đôn Hậu trả lời có 6 cách: Một, cấp lãnh đạo Phật Giáo phải củng cố Bồ Đề Tâm. Hai, phải giữ giới hạnh trang nghiêm, thật trang nghiêm. Ba, phải xiển dương Chánh Pháp trong các điều kiện ít người mà không cần tập trung đông đảo quần chúng. Bốn, cố gắng tìm người thừa kế, tức là đào tạo Tăng tài. Năm, cố gắng kiên trì phương pháp đã lực chọn. Sáu, cố gắng dìu dắt tín đồ để tín đồ biến gia đình thành gia đình Phật hóa. Sáu
phương cách mà Hòa Thượng Thích Đôn Hậu đưa ra để duy trì tổ chức và bảo vệ đạo pháp có thể nói rất quan trọng, rất thiết thực, rất hữu hiệu,
đặc biệt trong hoàn cảnh mà GHPGVNTN đang bị chính quyền CSVN gây nhiều
khó khăn, nếu không muốn nói là quyết tâm tiêu diệt vì sợ uy tín quá lớn của Giáo Hội. Sáu phương cách này cho đến nay vẫn còn rất thích hợp để bảo vệ đạo pháp.

Năm 1978, sau khi Cố Thượng Tọa Thích Thiện Minh
bị CSVN bức tử trong tù, Cố Hòa Thượng Thích Đôn Hậu đã lên tiếng phản đối và đòi chính quyền trả lời minh bạch về cái chết của Cố Thượng Tọa Thích Thiện Minh. Tháng 2 năm 1979, Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên,
Đệ Nhị Tăng Thống GHPGVNTN, viên tịch. Tháng 2 năm 1981, Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN họp tại Huế suy cử Hòa Thượng Thích Đôn Hậu lên
làm Quyền Xử Lý Viện Tăng Thống cho đến khi có Đại Hội để suy tôn Đức Tăng Thống mới.

Ngày 10 tháng 9 năm 1991, Cố Hòa Thượng Thích Đôn Hậu
gửi Tâm Thư cho chư Tăng, Ni Việt Nam tại hải ngoại kêu gọi phát huy bản thể thanh tịnh và hòa hợp của Tăng Già để phát triển GHPGVNTN nơi xứ
người. Thừa hành ý chỉ của Tâm Thư, chư tôn đức Tăng, Ni và Phật tử khắp nơi tại hải ngoại đã ngồi lại để hình thành các GHPGNTN tại các châu lục để hỗ trợ công cuộc vận động phục hoạt GHPGVNTN trong nước và đòi hỏi tự do tôn giáo, nhân quyền tại Việt Nam.

Theo tác phẩm “Như Áng Mây Bay,” Cố Hòa Thượng Thích Đôn Hậu viên tịch tại Chùa Linh Mụ, Huế, vào ngày 23 tháng 4 năm 1992, thọ 87 tuổi. Trong lễ tang Cố Đại Lão
Hòa Thượng
Thích Đôn Hậu, Hòa Thượng Thích Huyền Quang theo Di Chúc của
Ngài đã nhận lãnh trách nhiệm Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo để tiếp tục điều hành GHPGVNTN.

Tóm lại, “Như Áng Mây Bay” là tác phẩm viết về tiểu sử và công hạnh của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu đầy đủ nhất với những tài liệu, nhân chứng và sự kiện thực mà từ trước tới nay chưa được công bố. Đây cũng là tài liệu sử phong phú về Phật Giáo Việt Nam nói chung và GHPGVNTN nói riêng giai đoạn gần 20 năm, từ sau ngày 30
tháng 4 năm 1975 đến tháng 4 năm 1992. 

HUỲNH KIM QUANG
(Việt Báo)

Xem toàn bộ quyển sách:
NHƯ ÁNG MÂY BAY Cuộc đời của Đại Lão Hòa Thượng THÍCH ĐÔN HẬU – Đệ tử Tâm Đức phụng sọan

Tin bài có liên quan

Về Việc Hòa Thượng Đôn Hậu Lên Núi, Ra Bắc Trong Vụ Tết Mậu Thân 1968

Về Việc Hòa Thượng Đôn Hậu Lên Núi, Ra Bắc Trong Vụ Tết Mậu Thân 1968

Vai Trò Của Tiến Sĩ Lê Văn Hảo Trong Biến Cố Tết Mậu Thân 1968 Tại Huế 2008-02-02 Nguyễn An, Phóng Viên Đài Rfa

Tường Thuật Lễ Tang

Tường Thuật Lễ Tang

Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Đôn Hậu

Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Đôn Hậu

Thừa Thiên Huế: Tưởng Niệm 30 Năm Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu Viên Tịch

Thừa Thiên Huế: Tưởng Niệm 30 Năm Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu Viên Tịch

Thư Gửi Ht Thích Trí Thủ Trưởng Ban Vận Động Thống Nhất Phật Giáo Việt Nam

Thư Gửi Ht Thích Đức Nhuận, Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Thông Điệp Gửi Tăng Ni Phật Tử Hải Ngọai

Thông Điệp Gửi Tăng Ni Phật Tử Hải Ngọai

Thông Điệp Đại Lễ Phật Đản 2526 Của Hòa Thượng Chánh Thư Ký, Xử Lý Viện Tăng Thống.

Thông Điệp Đại Lễ Phật Đản 2526 Của Hòa Thượng Chánh Thư Ký, Xử Lý Viện Tăng Thống.

Thăm Lại Chùa Xưa

Thăm Lại Chùa Xưa

Load More

Discussion about this post

Cho Nhẹ Lòng Nhau – Cái Nhìn Nhân Hậu Từ Bi Của Đại Đức Giác Minh Luật

Cho nhẹ lòng nhau – cái nhìn nhân hậu từ bi của Đại đức Giác Minh Luật

Không ngôn từ hàn lâm, không nhiều tình tiết cao trào, mọi câu chuyện trong tập truyện Cho nhẹ lòng...

Thường Vô Thường (Phần 3)

Thường vô thường (phần 3)

THƯỜNG VÔ THƯỜNG (Phần 3)Mãn Tự Tất cả ngôn thuyết của các vị giáo chủ Bà La Môn nói ra đều...

Phật Tại Tâm – Hiễn Nguyễn

Phật Tại Tâm – Hiễn Nguyễn

PHẬT TẠI TÂMHiễn Nguyễn (VOV) - Hình ảnh những tảng thịt xâu, móc trên giá, máu còn nhỏ đỏ tươi,...

Phần 3: “Phiên Tòa” Đột Xuất Trong Đêm

Phần 3: “Phiên tòa” đột xuất trong đêm

Tiếng gọi của Pháp Bảo: - Sư huynh Pháp Đăng vào cho thầy trụ trì gặp. Đã làm cho Pháp...

Đạo Lộ Tu Tập Của Phật Giáo Theravada

Đạo Lộ Tu Tập Của Phật Giáo Theravada

ĐẠO LỘ TU TẬP CỦA PHẬT GIÁO THERAVADABác sĩ Phạm Doãn Đạo Phật nguyên thủy là Đạo Phật được dạy...

Thong Dong Trước Tám Ngọn Gió Đời

Thong dong trước tám ngọn gió đời

THONG DONG TRƯỚC TÁM NGỌN GIÓ ĐỜI Thích Nữ Tịnh Quang Chúng ta thường bị nhiều thứ ràng buộc từ đời...

Linh Hồn Là Gì? Phật Giáo Hiểu Thế Nào Về Linh Hồn Đi Đầu Thai

LINH HỒN LÀ GÌ?PHẬT GIÁO HIỂU THẾ NÀO VỀ LINH HỒN ĐI ĐẦU THAI Do quan niệm linh hồn theo...

Một Ngày Thiền Ở Làng Mai

Một ngày thiền ở Làng Mai

MỘT NGÀY THIỀN Ở LÀNG MAI Ký sự từ Làng Mai, Thái Lan của Tâm Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng Hôm...

Từ Khổ Đau Tới Giải Thoát

Từ Khổ Đau Tới Giải Thoát

  TỪ KHỔ ĐAU TỚI GIẢI THOÁT Nguyên Giác   Bài này được viết trong ngày gần Ngày Lễ Mẹ...

Lời Phật Dạy Về Cách Tạo Dựng Phúc Đức Cho Sinh Mệnh Con Người

Lời Phật dạy về cách tạo dựng phúc đức cho sinh mệnh con người

Làm người nếu biết lấy đức làm gốc rễ ấy là bậc minh trí, bởi đức hạnh chính là đại...

Truyền Tâm Pháp Yếu

Truyền tâm pháp yếu

CHÁNH TRÍ Mai Thọ Truyền TRUYỀN TÂM PHÁP YẾU (CỐT YẾU CỦA PHÉP TRUYỀN TÂM) NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO...

Hang Đá Vân Cương – Nghệ Thuật Quý Báu Trung Hoa Bị Phong Hóa Nghiêm Trọng – Tịch Nhiên (Dịch)

Hang Đá Vân Cương – Nghệ Thuật Quý Báu Trung Hoa Bị Phong Hóa Nghiêm Trọng – Tịch Nhiên (Dịch)

HANG ĐÁ VÂN CƯƠNG nghệ thuật quý báu Trung Hoa bị phong hóa nghiêm trọng Tịch Nhiên (dịch) Theo giới...

Đâu là sự giải thoát đích thực ? Thích Minh Niệm

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Pháp Nhạc Âm – Xuân 2020 – Theo Dấu Chân Phật

Pháp Nhạc Âm – Xuân 2020 – THEO DẤU CHÂN PHẬT

Ấm áp, thân tình nhưng không kém phần ấn tượng và hoành tráng.” Đó là nhận xét chung của nhiều người chúng tôi được gặp sau...

Người Ăn Cơm Phật

NGƯỜI ĂN CƠM PHẬTCư Sĩ Nguyên Giác Có một chút khác nhau giữa cách nói “ăn cơm Phật” và “ăn...

Cho nhẹ lòng nhau – cái nhìn nhân hậu từ bi của Đại đức Giác Minh Luật

Thường vô thường (phần 3)

Phật Tại Tâm – Hiễn Nguyễn

Phần 3: “Phiên tòa” đột xuất trong đêm

Đạo Lộ Tu Tập Của Phật Giáo Theravada

Thong dong trước tám ngọn gió đời

Linh Hồn Là Gì? Phật Giáo Hiểu Thế Nào Về Linh Hồn Đi Đầu Thai

Một ngày thiền ở Làng Mai

Từ Khổ Đau Tới Giải Thoát

Lời Phật dạy về cách tạo dựng phúc đức cho sinh mệnh con người

Truyền tâm pháp yếu

Hang Đá Vân Cương – Nghệ Thuật Quý Báu Trung Hoa Bị Phong Hóa Nghiêm Trọng – Tịch Nhiên (Dịch)

Đâu là sự giải thoát đích thực ? Thích Minh Niệm

Pháp Nhạc Âm – Xuân 2020 – THEO DẤU CHÂN PHẬT

Người Ăn Cơm Phật

Tin mới nhận

Tôi không xấu hổ khi là một Phật tử

Những quy tắc trong kinh doanh theo lời Phật dạy

Lời Đức Phật dạy cho thế giới hiện đại

Học Phật tâm Phật

Đức Phật dạy về đối tượng lễ bái qua kinh Thiện Sanh

Sống theo lời Phật: Cách chế ngự tâm

Tu tập tâm từ quỷ thần không thể tổn hại

Những khai thị về nhân quả giúp bạn hết khổ mỗi ngày

Trói buộc chắc hơn gông cùm xiềng xích

Tâm Thư Vận Động Xây Chùa Việt Nam Tại Hàn Quốc

Hạng người sống hướng đến ánh sáng

Bụt là một con người, không phải là một vị thần linh

Đức Phật có thể dùng phép lạ để cứu người chết sống lại không?

Nhân quả của hai anh em không chịu tu phước huệ song hành

Khi gặp khó khăn con hãy nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng

Đức Phật là thầy dẫn đường bậc mô phạm đạo đức

Nếu Đức Phật là ‘giám đốc điều hành’

Kinh Vô Thường

Duyên và nợ trong Đạo Phật

Giản dị trong nếp sống

Tin mới nhận

Góp Nhặt Phương Minh

Ba quyển sách học luyện dịch Pali-Việt

Sử dụng thời gian ở yên – cách ly tránh dịch bệnh corona hiệu quả nhất

Ta đang là hơi thở chính mình

Ý Nghĩa Của Chân Ngôn Thần Chú Trong Việc Chữa Lành

Chuyển nghiệp khai tâm

Tình thương chân thật làm thức tỉnh một con người

Chánh mạng của người xuất gia

Kinh Cetana Sutta: Chớ Dựng Lập Ý Niệm

Vài Ghi Chú Về Pho Tượng Phật Giáo Tạc Từ Một Khối Thiên Thạch – Hoang Phong

Thế Nào Là Phật Pháp?

Lý Luận Dịch Kinh Của Huyền Trang

Quan điểm của Đức Phật về ngôn ngữ kinh điển

Nghi Thức Cầu An – Kinh Dược Sư

Phật Pháp Căn Bản (Basic Buddhist Doctrines) Việt – Anh Volume Vi

Phật Giáo Và Môi Trường

Căn Của Ý Thức

Đức Đạt Lai Lạt Ma Là Một Người Cộng Sản

Làm thế nào để trở thành người vui vẻ và hạnh phúc?

Chết Có Thật Đáng Sợ Không ? Hòa Thượng K. S. Dhammananda – Thích Tâm Quang Dịch Việt

Tin mới nhận

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) – Đa Ngữ: Việt – Anh – Pháp – Đức

Kinh Bát Đại Nhân Giác Lược Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 72)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 318)

Kinh Quán Niệm Hơi Thở

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 132)

Kinh Tập

Kinh Bách Dụ: Rửa ruột

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 241)

Kinh Tạng Nam Truyền (Pali Tạng) PDF

Kinh Tiểu Bộ Tập Iii (Khuddhaka Nikàya)

Thế nào gọi là tâm tự tại?

Kinh Bách Dụ: Nếm xoài

Giới Thiệu Và Giải Thích Đề Kinh Kim Cương Bát Nhã

Kinh Kim Cang Giảng Giải – Đoạn 18 – Nhất Thể Đồng Quán

Bát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải

Về Một Số Vấn Đề Trong Kinh Lăng Già Phạn-Hán

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 20)

Các Bài Giảng Của Tt. Thích Phước Tiến

Ơn nhỏ không quên

Tin mới nhận

Tư Lương Tịnh Độ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 86)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 25)

Lợi Ích Khi Niệm Phật (Phần 1)

Khai thị ngạ quỷ cô hồn

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 28)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 87)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 124)

Thi Kệ Niệm Phật

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 9)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 347)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 213)

Lược Thuật Hành Trạng Hòa Thượng Quảng Khâm

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 78)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 229)

Văn Phát Nguyện Sám Hối

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 77)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 374)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 43)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 282)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese