PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Một Số Vấn Đề Trong Truyền Thọ Giới Tỳ Kheo Ni Hiện Nay

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Ni GioiKhi nữ giới được phép xuất gia, đắc giới Cụ túc như Pháp phải dựa trên nền tảng Bát kỉnh pháp 1, kể từ đó Tỷ-kheo-ni chính thức trở thành thành viên của Tăng đoàn, nhưng Luật có những quy định riêng biệt giữa Tăng và Ni.

Luật tạng đưa ra một trong những điều kiện chính yếu để đắc giới Tỷ-kheo-ni đó là giới tử Ni đến giữa hai bộ Tăng (Tăng Tỷ-kheo và Tăng Tỷ-kheo-ni) để cầu thọ giới. Tức là sau khi Sa-di-ni đã thọ học giới Thức-xoa-ma-na đủ hai năm thanh tịnh, được phép thọ Cụ túc trước hai bộ Tăng gồm 10 vị Tỷ-kheo và 10 vị Tỷ-kheo-ni; nơi biên địa thì mỗi bộ Tăng gồm 5 vị2. Việc truyền thọ giới Tỷ-kheo-ni được chia làm hai giai đoạn: Bản bộ Yết-ma (tác pháp Yết-ma giữa Ni bộ, thuật ngữ chính xác là Tăng Tỷ-kheo-ni) và Chánh pháp Yết-ma (tác pháp Yết-ma giữa Tăng Tỷ-kheo).

Về phần Bản bộ Yết-ma, chỉ gồm 8 mục trong quá trình Yết-ma3: 1-Thỉnh Hòa thượng Ni; 2-Yết-ma sai giáo thọ Ni; 3-Giáo thọ Ni hướng dẫn giới tử về các già nạn; 4-Đơn bạch gọi giới tử đến trước Tăng ; 5-Giới tử bạch Tăng xin giới; 6-Đơn bạch chính thức hỏi các già nạn trước Tăng (chữ Tăng ở đây là Ni bộ-Tăng Tỷ-kheo-ni); 7-Chính thức hỏi các già nạn; 8-Bạch tứ Yết-ma trao giới Cụ túc.

Sau khi Ni bộ bạch tứ Yết-ma thì dứt phần Bản bộ Yết-ma. Ngay hôm đó, Ni bộ dẫn các giới tử Ni sang giữa đại Tăng Tỷ-kheo để xin tác Chánh pháp Yết-ma, không được cách đêm. Các tiết mục khác như nói tám Ba-la-di, các pháp sở y, tám kỉnh pháp… phải do Tăng Tỷ-kheo trong phần Chánh pháp Yết-ma này4.

Túc số Tăng Tỷ-kheo ở đây là 10 vị, trong đó chỉ cử ra một vị làm Yết-ma, các vị khác đều làm tôn chứng chứ không có Hòa thượng truyền giới.

Sau khi dẫn giới tử Ni đến trước Tăng Tỷ-kheo xong, theo Luật Tứ phần, Tăng Tỷ-kheo sẽ hỏi giới tử Ni có thanh tịnh không? Tiếp đến hỏi vị Giáo thọ Ni xem các giới tử này có thanh tịnh không? Đến ngang đây, phận sự Ni bộ xem như tạm xong. Các giới sư Ni phải tạm ra khỏi giới trường, để Tăng Tỷ-kheo tiến hành tác pháp Yết-ma, vì Tăng và Ni không được chung một giới trường mà Yết-ma, bởi Yết-ma như vậy là phi pháp.

Vấn đề hướng dẫn giới tử Ni tiến hành các thủ tục cầu thỉnh được mạch lạc thì giới đàn hiện nay đã có vị dẫn thỉnh. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà hiện nay một số giới đàn lại để giới sư Ni ngồi chung trong giới trường, ở trên thì Tăng Tỷ-kheo vẫn tác pháp Yết-ma? Thậm chí có một số giới đàn thuộc một hệ thống Tăng – Ni có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới, cũng rất xem nhẹ việc này, trong một giới đàn truyền thọ giới Cụ túc, ngay trong giới trường mà Tăng – Ni ngồi chung, và làm chung một Yết-ma. Yết-ma như vậy nếu căn cứ theo Luật thì được xem là phi pháp. Yết-ma đã phi pháp thì liệu rằng giới tử có đắc giới không? Cụm từ “Thọ giới giữa hai bộ Tăng” ở đây cần hiểu là trình diện với hai bộ Tăng, chứ không phải hai bộ Tăng cùng trong giới trường mà tác pháp Yết-ma.

Một vấn đề khác ở đây, sau khi Tăng Tỷ-kheo bạch tứ Yết-ma xong, lúc đó giới thể Tỷ-kheo-ni mới thành tựu, giới tử Ni chính thức trở thành Tỷ-kheo-ni. Giới thể thành tựu, Tăng Tỷ-kheo mới bắt đầu nói về giới tướng, gồm tám ba-la-di, các pháp sở y, tám kỉnh pháp, và các vấn đề y bát cũng được tiến hành ở đây. Tức là giới thể đã thành tựu thì mới lãnh thọ giới tướng.

Nhưng hiện nay một số giới đàn lại làm khác với điều này, tức Ni bộ truyền luôn tám ba-la-di, các pháp sở y, và y bát, tọa cụ… ngay tại phần Bản bộ Yết-ma. Người viết từng thắc mắc điều này khi thấy một giới đàn làm như vậy, một vị có chức trách trong giới đàn đó cho biết, và đem luôn một cuốn sách ra làm căn cứ, vị ấy cho rằng đang tiến hành theo Nghi thức truyền giới do Hòa thượng Đỗng Minh tập thành5. Đa số các tỉnh miền Trung đều sử dụng nghi thức này.

Tìm đọc cuốn Nghi thức truyền giới này, người viết thấy rằng, sách được tái bản nhân lễ đại tường của Hòa thượng, do ban phiên dịch đứng tên. Về thẩm quyền Giới luật của Hòa thượng tác giả thì ngài là một trong những bậc thầy đi đầu trong công cuộc hoằng truyền Luật học. Tuy nhiên người viết là kẻ hậu học không đủ túc duyên diện kiến ngài lúc sinh tiền nên có nhiều khúc mắc trong cuốn sách này mà chưa được giải đáp. Ví dụ như giới tử Ni thọ y bát ở giữa Bản bộ Yết-ma, xưng “con là Tỷ-kheo-ni….”. Tuy nhiên, khi đến giữa Tăng Tỷ-kheo thì lại xưng “con là Thức-xoa-ma-na….”. Tức mới vừa bên Ni thì giới tử xưng bản thân là Tỷ-kheo-ni, một lúc sau sang giữa Tỷ-kheo Tăng thì lại xưng bản thân là Thức-xoa-ma-na? Và mặc dù xưng là Thức-xoa-ma-na nhưng trên thân giới tử đã khoác y Tỷ-kheo-ni?6

Một ví dụ khác, phần Giáo thọ Ni dẫn giới tử Ni vào giới trường, sách viết: “Giáo thọ Ni đến trước Tăng, lạy một lạy, quỳ chắp tay bạch: “Kính bạch chư Đại đức Ni lắng nghe…. Bạch như vậy, tác bạch có thành không?”. Tôn chứng Ni đáp: “Thành7”. Đoạn này có vấn đề như sau: Ở đây vị Giáo thọ Ni chỉ làm nhiệm vụ đơn bạch, tức là thưa giữa Ni bộ việc có giới tử cầu thọ giới Cụ túc, chứ không phải là Yết-ma nên không thể hỏi đáp theo hình thức Yết-ma như vậy được. Sau khi vị Giáo thọ ra giữa Ni bộ thưa xong, Ni bộ chấp thuận cho giới tử vào thì vị Giáo thọ về ngồi lại vị trí của mình, gọi giới tử vào, lúc đó mới bắt đầu tác pháp Yết-ma. Giả sử như xem việc Giáo thọ Ni thưa giữa Ni bộ là một Đơn bạch Yết-ma, thì việc Yết-ma cũng thành phi pháp, bởi vì vị Giáo thọ quỳ, còn các vị tôn chứng đang ngồi. Trong số các vị được kể vào túc số tác pháp Yết-ma cùng hiện diện trong một giới trường thì việc người ngồi, người quỳ để Yết-ma thì Yết-ma đó sẽ phi pháp.

Tóm lại, giới thể Tỷ-kheo-ni chỉ thành tựu khi Bạch tứ Yết-ma ở phần Chánh pháp Yết-ma đã hoàn tất, chứ không phải giới thể Tỷ-kheo-ni thành tựu ở Bạch tứ Yết-ma giữa phần Bản bộ Yết-ma. Nếu giới thể chưa thành tựu thì không có việc giới tướng được truyền trao, tức là chưa chính thức trở thành Tỷ-kheo-ni thì không được đắp y Tỷ-kheo-ni và tự xưng bản thân là Tỷ-kheo-ni với Giới sư Ni? Còn nếu như đã đắp y Tỷ-kheo-ni trên người rồi thì lúc sang giữa Tăng Tỷ-kheo không thể xưng “con là Thức-xoa-ma-na….”?

Trước thực tế còn tồn tại những điều bất nhất như đã nêu, thiết nghĩ, đã đến lúc Hội đồng Giám luật và các vị có đủ thẩm quyền về Luật tạng hãy cùng nhau ngồi lại và thống nhất về một nghi thức truyền giới, ít nhất trong phạm vi một tổ chức, để cho pháp Phật được truyền thừa một cách có hệ thống và chuẩn xác hơn.

Mặc dù “phương tiện tùy nghi”, tức là tùy điều kiện, hoàn cảnh lúc đó để áp dụng cho phù hợp, thuận tiện nhưng cần “vô thi bất khả”, tức nếu không có lý do chính đáng thì không thể giản lược một cách tùy tiện được. Những tình tiết nêu trên tưởng chừng như nhằm mục đích đơn giản, rút gọn thời gian lúc tiến hành truyền thọ giới, nhưng có thể sinh ra nhiều điều không hay về lâu dài, mà nói theo ngôn ngữ Luật là “bất đắc vi việt”, không thể vượt qua vậy.

——————————-

1 Đại, T22n1428. Tứ phần luật, quyển 48;

2 Tham chiếu: Tứ phần, quyển 48; Ngũ phần, quyển 29 (Đại, T22n1421); Ma-ha-tăng-kỳ, quyển 36 (Đại, T22n1425).

3 Thích Trí Thủ (2011). Yết-ma yếu chỉ. Thích Đỗng Minh, & Thích Tuệ Sỹ (đồng biên tập). Nxb.Phương Đông. Tr.192.

4 Tham chiếu: Tứ phần luật, quyển 31. Ngũ phần luật, quyển 15. Tứ phần Tỳ-kheo ni Yết-ma pháp, phần Thọ giới pháp (Đại, T22n1434). Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ bách nhất Yết-ma, quyển 3 (Đại, T24n1453).

5 Thích Đỗng Minh (tập thành) (2007). Nghi thức truyền giới, Nxb Tổng Hợp TP.Hồ Chí Minh.

6 Sđd. Phần Giới đàn ni.

7 Sđd. Tr.126.

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Khi Niềm Tin Bị Đánh Cắp Mai Diệu

Khi Niềm Tin Bị Đánh Cắp Mai Diệu

KHI NIỀM TIN BỊ ĐÁNH CẮPMai Diệu 1. Năm 2010, tôi bị sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị...

Cha Mẹ Là Nguồn Mạch Yêu Thương – Thích Thông Huệ

Cha Mẹ Là Nguồn Mạch Yêu Thương – Thích Thông Huệ

Trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam, đạo hiếu làm con là di sản văn hóa tinh thần vô...

Cuộc Đời Thrangu Rinpoche

Cuộc Đời Thrangu Rinpoche

CUỘC ĐỜI THRANGU RINPOCHE Tenzin Namgyal & Clark Johnson kể lại Phần kể lại của Tenzin Namgyal do Peter Roberts...

Phật Là Bậc Giải Thoát

Phật là bậc giải thoát

Phật dĩ nhiên là chính Ngài, với các phẩm hạnh thù thắng không ai có thể sánh của bậc giác...

Người Khất Thực

Người Khất Thực

NGƯỜI KHẤT THỰC Minh đức triều Tâm Ảnh   Mình là tu sĩ tầm thườngXin cơm bánh trái mười phương...

Tính Khoa Học Trong Duy Thức

TÍNH KHOA HỌC TRONG DUY THỨC Pháp Hiền Cư Sĩ Thay vì tiến hành bằng cách giải thích chỉ ra...

Tánh Không (suññatā)

TÁNH KHÔNG (Suññatā) Minh Đức Triều Tâm ảnh    Một số cư sĩ Phật giáo Nam tông thường hỏi tôi...

Bồ Tát Hạnh Trong Kinh Viên Giác

BỒ TÁT HẠNH TRONG KINH VIÊN GIÁC Thích Nguyên Tịnh   Chúng ta phải nhận ra, mọi lời thuyết pháp...

Tôn Giáo Và Hôn Nhân Đồng Tính Viết Bởi Tỳ Kheo Mettanando – Khánh Văn Việt Dịch

TÔN GIÁO VÀ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH Viết bởi Tỳ Kheo Mettanando(*), Tha Bangkok Post, July 13, 2005 Khánh Văn...

Lời Phật Dạy Quý Giá Dành Cho Người Phụ Nữ

Lời Phật dạy quý giá dành cho người phụ nữ

Một người phụ nữ biết tích cực trau dồi kiến thức, đạo đức sẽ trở thành người đẹp cả vẻ...

Ai Thấy Cũng Vui, Ai Gặp Cũng Mừng!

Ai thấy cũng vui, ai gặp cũng mừng!

AI THẤY CŨNG VUI, AI GẶP CŨNG MỪNG! Đỗ Hồng Ngọc   Đó chính là Dược Vương Bồ-tát, vị Bồ-tát có...

Chánh Niệm Tốt Cho Sức Khỏe Tim Mạch Và Vòng Eo Của Bạn (Song Ngữ)

Chánh Niệm Tốt cho Sức Khỏe Tim Mạch và Vòng Eo của Bạn (song ngữ)

Chánh Niệm Tốt cho Sức Khỏe Tim Mạch và Vòng Eo của Bạn Mindfulness Is Good for Your Heart—and Your...

Trong Ánh Sáng Của Tử Thần

Trong Ánh Sáng Của Tử Thần

TRONG ÁNH SÁNG CỦA TỬ THẦN Helen TworkovDiệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữRick Fields, nhà thơ, nhà văn, đệ...

Kinh Bách Dụ: Lạc Đà Của Người Lái Buôn Chết

Kinh Bách Dụ: Lạc đà của người lái buôn chết

Thuở xưa, có người lái buôn cùng với em và con dùng lạc đà chở các thứ hàng vải tơ...

Bồ Tát Địa Tạng, Vị Bồ Tát Bảo Vệ Trẻ Con Trong Truyền Thống Phật Giáo Nhật Bản

BỒ TÁT ĐỊA TẠNG, Vị Bồ Tát Bảo Vệ Trẻ Con  trong Truyền Thống Phật Giáo Nhật Bản (*). Tâm Hà...

Khi Niềm Tin Bị Đánh Cắp Mai Diệu

Cha Mẹ Là Nguồn Mạch Yêu Thương – Thích Thông Huệ

Cuộc Đời Thrangu Rinpoche

Phật là bậc giải thoát

Người Khất Thực

Tính Khoa Học Trong Duy Thức

Tánh Không (suññatā)

Bồ Tát Hạnh Trong Kinh Viên Giác

Tôn Giáo Và Hôn Nhân Đồng Tính Viết Bởi Tỳ Kheo Mettanando – Khánh Văn Việt Dịch

Lời Phật dạy quý giá dành cho người phụ nữ

Ai thấy cũng vui, ai gặp cũng mừng!

Chánh Niệm Tốt cho Sức Khỏe Tim Mạch và Vòng Eo của Bạn (song ngữ)

Trong Ánh Sáng Của Tử Thần

Kinh Bách Dụ: Lạc đà của người lái buôn chết

Bồ Tát Địa Tạng, Vị Bồ Tát Bảo Vệ Trẻ Con Trong Truyền Thống Phật Giáo Nhật Bản

Tin mới nhận

Tác hại của rượu qua lời Phật dạy trong kinh Trường A Hàm

Lời Phật dạy về Y phục

Những việc nên làm khi có người thân mới qua đời

Ước nguyện quá khứ

Tôi tìm đường giác ngộ

Cuộc Đời Huyền Bí Của Thiền Sư Có Trái Tim Bất Hoại – Phạm Ngọc Dương

Phật dạy: Không thể đánh giá con người qua vẻ bề ngoài

Phiền não: Buông xả chứ không buông bỏ

Vì sao Hoàng hậu Mallikā được đức Phật ngợi khen là hương thơm đức hạnh của người trì giới

Trói buộc chắc hơn gông cùm xiềng xích

Hiểu thế nào về câu “Duy ngã độc tôn”?

Da Du Đà La người vợ nhiều kiếp của Đức Phật là ai?

Phật dạy: Trong thiên hạ, không có ân nào bằng ân cha mẹ

Phật dạy: Không làm ác thì việc gì phải sợ

Đi tìm ý nghĩa của cuộc đời

Lời Phật dạy về giá trị đạo đức cho một xã hội, quốc gia

Đức Phật – một bậc Thầy lớn của nhân loại

Chùa Quang Thọ Huyện Hóc Môn

Nụ cười của Đức Phật

Lời Phật dạy về sự chung thủy trong tình yêu

Tin mới nhận

Chùm Thơ Đạo Vị Số 2

Bán Đấu Giá Thư Về Chúa Của Einstein – Minh Long

Thông Điệp Phật Đản Của Tổng Giám Đốc Unesco 14/5/2011

Chơn Tâm Trực Thuyết

Ta đang là hơi thở chính mình

Tôn Giả Mahā Moggallāna (đại Mục Kiền Liên) Báo Hiếu Mẹ

Học hiểu duyên sinh để quản lý cuộc đời mình

Hóa Giải Bất Hòa : Những Điều Đức Phật Dạy

Ngắn Dài Chi Đâu

Tam Thân

Hoài nghi lời Phật, hành giả đi về đâu?

Những Pháp Ấn Cốt Lõi (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Tuệ giác của Đức Phật

Nguồn Gốc Mê Tín

Chú Tiểu Tập Truyện Ngắn

Đường đến an bình thật sự (14) Song ngữ

Chương Trình Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008 Hà Nội, Việt Nam

Đơn Giản Hơn Ta Nghĩ Con Đường Hạnh Phúc Theo Lời Phật Dạy

A-tì-đạt-ma Câu-xá Luận I Dịch Theo Bản Sanskrit Tuệ Sỹ

Phật Dạy Vượt Qua Thiện Ác

Tin mới nhận

Những bản kinh Phật cổ nhất

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 41)

Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 182)

Giấc Ngủ Ngon, Kinh Tăng Chi Bộ

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (7)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 262)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 315)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 296)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 161)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 6)

Đại Lễ Phật Đản Vesak Năm 2022 tại Liên Hợp Quốc và Tòa Bạch Ốc

Bốn Mươi Sáu Đại Nguyện Của Đức Phật A-Di-Đà Giới Thiệu – Dịch – Chú Từ Nguyên Bản Sanskrit

Kinh Tiểu Bộ Tập I (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 138)

Kinh Bách Dụ: Uống nước trong thùng gỗ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 137)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 279)

Kinh Kim Cang Chư Gia – Thành Hội Phật Giáo Việt Nam Ấn Hành

Về Bài Kinh Kalama

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 182)

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật – Ht. Thích Trí Tịnh Việt Dịch

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 369)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 59)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 22)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 74)

Tịnh Độ Vấn Đáp

Thực Tiễn Sáu Phép Ba La Mật Trong Cuộc Sống Thường Ngày

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 128)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 270)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 161)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 105)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 39)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 34)

Công Đức Phóng Sanh

Thiền sư của năm tông phái Phật giáo khai thị niệm Phật

Biện Phá ‘Lăng Nghiêm Bách Ngụy’ của Pháp Sư Thích Mẫn Sanh

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 49)

Ẩn Tu Ngẩu Vịnh

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese