PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Mai vàng và áo nâu

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Blank
MAI VÀNG VÀ ÁO NÂU

TN Huệ Trân

 

Mai Vang 2Kéo chiếc mũ len kín xuống khỏi vành tai, kiểm soát túi đồ nghề gồm một cái cưa nhỏ, kéo cắt cành, cuộn giây gai, bao tay, chai nước suối và gói xôi mè, thầy mỉm cười, đeo túi vào cái xe đẩy nhỏ, có bánh xe. Nếu may mắn gặp những cành mai đẹp thì lúc về sẽ là nhiệm vụ của xe đẩy này. Thầy không còn vác mai trên vai mà đi dễ dàng như những năm còn trẻ nữa.

          Sư chú chạy ra, vòng tay cung kính:

          -Bạch thầy, chắc là không cần con theo hầu ạ?

          -Chắc thế, năm nào Thầy chả vào rừng, cưa mai một mình. Thầy còn biết rõ nơi nào thưa, nơi nào rậm nữa mà.

          -Bạch hầy, nhưng năm nay khí hậu bất thường, lạnh hơn năm ngoái, đường rừng chắc trơn trợt, thầy đi một mình lỡ …

          -Thiên hạ phải trả tiền mới tới được nơi có tuyết để trượt tuyết. Mà nơi trượt tuyết thì làm gì có hoa mai. Nếu hôm nay mà tuyết xuống thì thầy vừa được trượt tuyết, vừa được ngắm mai, không tốn tiền.

          Sư chú biết không thể xin đi theo, đành chắp tay thưa:

          -Xin thầy cẩn trọng.

          Thầy đã mở cổng chùa, dợm bước ra, sư chú chợt kêu nhỏ:

          -Khoan, thưa thầy, thầy phải khoác thêm chiếc áo bông, chứ áo nhật bình mong manh thế kia thì lạnh lắm!

          -Gặp những nhánh mai đẹp, cưa một lúc là đổ mồ hôi ngay ấy mà.

          Tuy nói thế,tThầy cũng không thể từ chối sự săn sóc ân cần của sư chú, đành khoác chiếc áo bông mầu nâu sậm ra ngoài bộ áo nhật bình, cũng mầu nâu, đã sờn bạc. Mà đâu phải thầy chỉ mặc có bộ nhật bình! Sư chú cũng đã biết thầy còn thêm áo nỉ và áo len bên trong nữa. Tiết cuối đông của trời Canada chứ có phải trời California đâu!

 

            Thầy nhắm hướng đông, đi về khu rừng mai quen thuộc, cách chùa chỉ hơn ba dặm. Thầy yêu thích con đường này vì những hàng bách diệp cao vút tỏa bóng mát mùa hè, tạo cảm giác che chở mùa đông cho khách bộ hành. Đường dẫn vào rừng còn đi qua vườn táo, vườn cam của một gia đình người da đỏ, sinh sống nơi đây đã ba thế hệ. Họ thường thân thiện cúng dường trái cây khi gặp thầy trên đường vào rừng. Họ đã quá quen thuộc với hình ảnh ông thầy tu người Việt Nam thường thong dong bước những bước thiền hành an lạc vào khu rừng xinh đẹp để ngồi thiền trong những ngày hè nắng ấm hay những ngày thu thơ mộng. Còn những ngày cuối đông thế này mà gặp thầy thì họ cũng biết ngay là thầy vào rừng để chặt mai về cúng Phật, đón Xuân.

 

          Con đường thầy đi sáng sớm nay như thế. Thanh thản và an nhiên.

 

          Người đàn ông da đỏ gặp thầy ngay nơi bìa rừng.

          -Chào ông thầy tu Việt Nam, ông vào rừng đốn cành mai về đón ngày đầu năm của ông phải không?

          -Chào ông chủ trại, đúng thế, chỉ còn hơn hai tuần lễ nữa là chúng tôi đón năm mới. Không biết rừng mai thế nào, lâu nay trong chùa bận rộn quá, cả tháng tôi chưa vào thăm.

          -Ấy, tôi vừa từ đó ra, nhiều mai đẹp lắm, nhiều cành đã có hoa nở, nhiều cành chi chít nụ, ông thầy tha hồ mà lựa.

          Nói rồi, người chủ trại chắp tay chào như cách Phật tử chào nhau, vì ông ta đã từng thấy.

          Thầy cũng chào lại như thế và chậm rãi vào rừng.

 

          Chim rừng ríu rít đón thầy. Sẻ, oanh, yến và cả bầy én nữa. Chúng cất tiếng, xôn xao cả rừng mai. Có lẽ chúng cũng biết, mùa Xuân đang đến gần rồi chăng?

          Đường trong rừng, đoạn thì thoai thoải dốc khi lên những gốc phong, đoạn lại khúc khuỷu về phía những gốc sồi. Đó đây, xen kẽ là những gốc mai già, hàng năm, vào thời điểm này, hoa nở vàng, nhấp nhô, óng ánh như những giải lụa áo Hoàng Hậu, chẳng khác chi loài gấu miền bắc cực, ngủ vùi suốt những tháng giá băng nhưng tiết trời vừa giao mùa là chúng chuyển mình thức dậy, sẵn sàng tiếp nối sự sống.

          Thầy biết, qua khu rừng rậm này sẽ rẽ sang đồi cỏ mướt xanh, nơi đó những giò phong lan bám trên thân tùng, thân bách đang sung mãn những đọt non, tiềm ẩn sắc hương hiếm quý. Chính trên ngọn đồi thấp này, mai đón được trọn vẹn ánh nắng buổi sáng nên đúng mùa là trổ hoa kết lá.  Thầy đặt tên cho ngọn đồi này là Đồi Mai.

 

          Thầy đã lên tới Đồi Mai.

          Ơ kìa! Cái gì đây?

          Thầy ngửa mặt nhìn trời, giơ cả hai tay đón những hoa tuyết mỏng đang rất nhẹ, rất nhẹ rơi xuống. Những hoa tuyết trong tay thầy khẽ rung rinh.

          Một sự sống đang có mặt.

          Dù rất mong manh, sự sống của bông hoa tuyết đang có mặt trên tay thầy. Thầy nhìn những bông hoa tuyết khác đang rơi rất chậm – tưởng như không nhìn thấy sự rơi – trên những cành mai vàng.

          Kìa, Mai cũng đang vươn tay đón Tuyết. Mai lung linh hay Tuyết lung linh mà Thầy vừa nhìn thấy vũ điệu mùa Xuân trong vạn hữu tương quan kỳ diệu. Tuyết làm cho Mai thêm đẹp, hay chính Mai khiến Tuyết bội phần linh động?

          Đồi Mai vàng đang giang Ngàn-Tay-Quan-Âm ôm những bông tuyết trắng như tơ.

          Phút giây, Thầy biết chắc một điều, là năm nay, chùa sẽ không cần có cành mai nào trong chánh điện, vì cả rừng mai đang rực rỡ trong lòng Thầy, sẽ chính là rừng mai rực rỡ ngôi Tam Bảo, can chi phải cầm cưa mà cắt đứt cái đẹp toàn bích, thánh thiện, cái đẹp hiến tặng trọn vẹn của vạn hữu để đem về cái đẹp mang thương tích của sự dứt đoạn, chia lìa?

 

          Không biết, từ phút giây nào, Thầy đã ngồi thiền trên tảng đá rêu xanh bên một gốc mai già.

          Tuyết ngừng rơi hay vẫn rơi, nào có hệ lụy gì tới giòng hỷ lạc thầm lặng mà mạnh mẽ vô song của suối nguồn Minh Tịnh.

  

          Khi Sư Chú vào rừng mai tìm Thầy thì thấy vị thiền-sư vẫn ngồi kiết già trên đá, vạt áo nâu lấm tấm dăm cánh mai vàng và trên chóp mũ len, vừa nở một bông tuyết trắng …

 

TN Huệ Trân        

(Tào-Khê tịnh thất, sớm mai thăm vườn kiểng bên hiên, nhìn chậu mai đơm nụ, bỗng nhớ rừng mai năm nào …

Con kính đảnh lễ TT Thích Tâm Hòa, viện chủ chùa Pháp Vân, Canada)     

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

Câu Chuyện Về Sự Tái Sinh Ở Vương Quốc Bhutan

Câu Chuyện Về Sự Tái Sinh Ở Vương Quốc Bhutan

CÂU CHUYỆN VỀ SỰ TÁI SINH Ở VƯƠNG QUỐC BHUTAN La Sơn Phúc Cường dịch   Với người Bhutan, Phật...

Thi Ân Bất Cầu Báo Và Tinh Thần Biết Ơn

Thi Ân Bất Cầu Báo Và Tinh Thần Biết Ơn

THI ÂN BẤT CẦU BÁO VÀ TINH THẦN BIẾT ƠNTT. Thích Chân Tính   Trong kinh Tăng Chi Bộ I,...

Phật Giáo Nghệ An: “Rằng Thương Nhau Xin Nhớ Câu Gừng Cay Muối Mặn”

Phật giáo Nghệ An: “Rằng thương nhau xin nhớ câu gừng cay muối mặn” Thích Thanh Thắng Tôi xuống đến...

Luật Tạng Và Pháp Nạn

LUẬT TẠNG VÀ PHÁP NẠN An Huy Luật tạng: 律藏, tiếng Phạn: vinaya-pitaka, bộ thứ hai trong Tam Tạng, nhưng...

Mùa Xuân Lại Về

Mùa Xuân Lại Về

MÙA XUÂN LẠI VỀ Đức Quang   Hoa Anh Đào đã nở rộ bên hồ Xuân Hương Đà Lạt báo...

Phật Tử Phản Ứng Với Cơn Dịch Bạo Lực Bằng Súng Đạn Như Thế Nào?

Phật tử phản ứng với cơn dịch bạo lực bằng súng đạn như thế nào?

PHẬT TỬ PHẢN ỨNG VỚI CƠN DỊCH BẠO LỰC BẰNG SÚNG ĐẠN NHƯ THẾ NÀO? How Should Buddhists Respond To...

Tam Giới Trong Kinh Phật Là Gì?

Tam giới trong kinh Phật là gì?

Tam giới nói về những cảnh giới trong vòng sinh tử luân hồi. Các kinh luận thường dạy tất cả...

Tinh Hoa Của Mọi Diệu Thuyết – Ngày Thứ Hai – 3 Tháng 10, 2020

Tinh Hoa Của Mọi Diệu Thuyết – Ngày Thứ Hai – 3 Tháng 10, 2020

Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, India - Khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm vào sáng nay, Ngài chào...

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 1)

Chư vị Pháp Sư, chư vị đồng học, xin chào mọi người!Hôm nay có 25 câu hỏi, chúng ta lần...

Tứ Diệu Đế

Tứ Diệu Đế

TỨ DIỆU ĐẾ (BỐN CHÂN LÝ CAO CẢ) Đức Đạt-Lai Lạt-Ma Thứ 14 thuyết pháp tại Đại Học Washington Tất...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 79)

Kinh văn:“Giả linh cúng dường hằng sa thánhBất như kiên dũng cầu chánh giác”.Đoạn kinh văn này là nói rõ...

Các Bài Giảng Của Tt. Thích Phước Tiến

Các Bài Giảng Của Tt. Thích Phước Tiến

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tư Tưởng Trung Đạo Qua Bát Bất

Tư tưởng Trung đạo qua Bát bất

TƯ TƯỞNG TRUNG ĐẠO QUA BÁT BẤT Thích Nữ Vạn Duyên Mở đầu Trung luận, Bồ-tát Long Thọ đã sử...

Phật Đã Đến Như Muôn Vầng Ánh Sáng

Phật đã đến như muôn vầng ánh sáng

Tháng tư đến mang theo những tia nắng vàng xua tan đi giá rét. Từng con phố, hàng cây đều...

Chết Rồi Sẽ Tái Sanh Đâu?

Chết Rồi Sẽ Tái Sanh Đâu?

CHẾT RỒI SẼ TÁI SANH ĐÂU? Thích Tánh Tuệ   Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch...

Câu Chuyện Về Sự Tái Sinh Ở Vương Quốc Bhutan

Thi Ân Bất Cầu Báo Và Tinh Thần Biết Ơn

Phật Giáo Nghệ An: “Rằng Thương Nhau Xin Nhớ Câu Gừng Cay Muối Mặn”

Luật Tạng Và Pháp Nạn

Mùa Xuân Lại Về

Phật tử phản ứng với cơn dịch bạo lực bằng súng đạn như thế nào?

Tam giới trong kinh Phật là gì?

Tinh Hoa Của Mọi Diệu Thuyết – Ngày Thứ Hai – 3 Tháng 10, 2020

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 1)

Tứ Diệu Đế

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 79)

Các Bài Giảng Của Tt. Thích Phước Tiến

Tư tưởng Trung đạo qua Bát bất

Phật đã đến như muôn vầng ánh sáng

Chết Rồi Sẽ Tái Sanh Đâu?

Tin mới nhận

Hạnh phúc của sự buông bỏ

Sự việc đáng suy ngẫm: Bà nội đầu độc cháu

Đại Lễ Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tại Tp. Hồ Chí Minh

Làm khẩu trang bằng giấy vệ sinh, hãy bình tâm nghĩ lại lời Phật dạy

“Lửa Thiêng Soi Toàn Thế Giới” Trong Đoản Khúc “Việt Nam Việt Nam” Của Phạm Duy Là Lửa Gì?

Phật dạy: Muốn phát tài hãy tránh sáu nghiệp gây tổn tài

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Phật dạy: Hãy tự mình nương tựa chính mình

Nguyên nhân gây ra sợ hãi và đau khổ

Phật dạy gì về tâm dua nịnh?

Đức Phật thành đạo và giá trị thực tiễn

Trái Tim Không Nói Hận Thù, Thích Nguyên Hùng

Gieo mầm thiện, trồng căn lành trong Phật pháp

Tài sản của người con Phật

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chánh Điện Chùa Minh Đức

Chỉ cần lương thiện trời xanh ắt sẽ an bài

Mọi giới đều niệm Phật

Giản dị trong nếp sống

Quét sân chùa

Tin mới nhận

Lời cầu nguyện dập tắt hỏa hoạn tại Úc

Một cuộc vấn đời

Để trở thành Phật tử chân chính Tập 1

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 132)

Nhân Mùa Vu Lan Đọc Văn Phát Bồ Đề Tâm Của Đại Sư Tỉnh Am – Huệ Giáo

Chớ Lấy Của Không Cho

Da Du Đà La người vợ nhiều kiếp của Đức Phật là ai?

Pháp Sư Tịnh Không

Lá thư tòa soạn báo Chánh Pháp Số 118 Tháng 9 năm 2021

Phật Học Phổ Thông Kháo Thứ 4: Duyên Giác Thừa Phật Giáo

Nghệ thuật tán dương của Đức Phật Thích Ca

Thực Phẩm Chay Cho Các Phi Hành Gia Thám Hiểm Hỏa Tinh Tâm Diệu Biên Dịch

Hạng người sống hướng đến ánh sáng

Lời cảm ơn của Đức Đạt Lai Lạt Ma nhân lễ sinh nhật thứ 82 (song ngữ)

Những bài thơ thoảng mùi Thiền trong trại Cải Tạo

Quán pháp giới qua giáo lý Thập như thị

Trứng Gà Nhân Tạo Trong Dự Án Của Bill Gates

Người yêu rốt cuộc là ai?

Hành Trình Hướng Đến Niết Bàn (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Con Đường Tây Phương

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 03)

Kinh Tiểu Bộ Tập Iv (Khuddhaka Nikàya)

Giới Thiệu Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta)

62 loại Tà kiến

PHẬT THUYẾT PHÁP ẤN KINH

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 11)

Tam Pháp Ấn

Kinh Bách Dụ: Thấy người tô vách nhà

Chú Đại bi và Tâm kinh – Tinh túy lòng từ bi và trí huệ

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 47)

So Sánh Kinh Bệnh (s.v,81) Trong Tương Ưng Và Bản Kinh Tương Đương Trong Hán Tạng.

Bài Kinh Ngắn Về Tánh Không

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 27)

Chú Giải Kinh Phạm Võng

Đại Phương Quảng Viên Giác Kinh Lược Giải

Kinh Bách Dụ: Xin được cạo râu vua

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 185)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 91)

Kinh Bách Dụ: Quỷ Tỳ- Xá- Xà

Cúng dường cho vị Tăng bệnh, được phúc báu đại cát đại phú

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 305)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 56)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 20)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 3)

Tịnh Độ Chân Tông Thực Hành

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 276)

Niệm Phật Chỉ Nam

Tịnh Nghiệp Tam Phước tập 3

Phá giới, phá chấp và phá kiến

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 154)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 33)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 30)

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Ghpgvntnhk

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 6)

Niệm Phật Chính Là Thâm Diệu Thiền

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 4)

A Di Đà Phật Hay A Mi Đà Phật

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 5)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 9)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Ba: Kính Thuận

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.