
MAI
VÀNG CHỐN YÊN TỬ
Lê
Hải
Cây
mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt
lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà
thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc
Lâm Yên Tử. Vì vậy rừng mai cổ Yên Tử phải được gìn
giữ, bảo tồn…
Mai,
lan, cúc, trúc được người đời tôn là tứ quý và được
coi là biểu tượng của bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mai
vàng là một loài hoa đẹp cao quý chỉ nở mỗi năm một lần
đúng vào dịp xuân về.
Với
người dân nước Việt, hoa mai đã trở thành sứ giả biểu
tượng cho mùa xuân ở vùng đất phương Nam. Thế nhưng ít
ai biết rằng ở Quảng Ninh cũng có rất nhiều loài mai, đặc
biệt phải kể đến cây mai vàng Yên Tử. Mai Yên Tử có sức
sống mãnh liệt, thuộc họ mai vàng có tên khoa học là OCHNACEAE.
Các cụ xưa thường gọi giống mai vàng là Kim liên mộc, còn
người dân địa phương thì gọi là Mai ký đá.
Cây
mai ký đá thường có rễ len lỏi ở các khe đá. Mai vàng
Yên Tử sống thành quần thể rừng, ước định trên 800 năm
tuổi. Có thể rừng mai cổ này được hình thành từ khi vua
Trần Nhân Tông sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, các vị tu thiền
đã tự tay trồng và chăm sóc. Mai Yên Tử có điểm khác biệt
với các loài mai khác là lá non của nó lúc nào cũng xanh mướt
chứ không nhuộm sắc tím, vàng như các giống mai khác.
Yên
Tử từ lâu đã nổi tiếng là chốn “non thiêng” và mọi
người quan tâm nhiều tới Yên Tử không chỉ vì quy mô, kiến
trúc đặc biệt mà chính bởi Yên Tử vốn là một trong những
trung tâm Phật giáo Việt Nam. Cũng là hữu duyên khi tôi được
trò chuyện với sư thầy Thích Quang Huệ tại chùa Lân (Yên
Tử) để được hiểu thêm về giáo lý của đạo Phật và
dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Bảy
trăm năm qua, Yên Tử nổi danh là phúc địa, gắn liền với
tên tuổi và sự nghiệp phi thường của Đức Hoàng đế anh
hùng Trần Nhân Tông, sau hai lần lãnh đạo nhân dân kháng
chiến chống quân Nguyên – Mông thắng lợi (1385-1288), đã từ
bỏ ngai vàng về tu tại Yên Sơn, sáng lập ra phái Thiền Trúc
Lâm, xây dựng nơi đây trở thành một trung tâm văn hoá, kinh
đô Phật giáo của Đại Việt và Người trở thành Đức
Phật của Việt Nam. Chợt nhớ đến những câu thơ viết về
Người:
Để
lại sau lưng cả cung điện vàng son
Những
châu báu ngọc ngà, những cung tần mỹ nữ
Ta
đến với rừng thiêng Yên Tử
Gió
trăng ơi xin hãy đón ta về…
Và
tự lúc nào, câu chuyện lại xoay quanh về cây mai vàng Yên
Tử. Theo lời sư thầy Quang Huệ, Sơ Tổ khi xưa đã dạy các
đệ tử: Hãy buông bỏ hết những cái không buông bỏ được
thì chính là cây mai vàng Yên Tử. Qua đó, Điều Ngự Giác
Hoàng muốn ám chỉ đến hành giả, chỉ tu thành chính quả
khi đã rũ bỏ được mọi vướng luỵ, nhưng điều cao quý
nhất không thể nào rũ bỏ được chính là tâm thiền của
mỗi nhà sư. Tâm thiền đó được ví như tinh thần, cốt
cách của cây mai vàng Yên Tử.
Vẻ
đẹp của mai và là vẻ đẹp thanh khiết cao quý, màu vàng
tượng trưng cho sự vinh hiển cao sang. Theo thuyết ngũ hành,
thì màu vàng thuộc hành Thổ, nằm ở vị trí trung tâm của
bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Màu vàng cũng là màu biểu
tượng cho nòi giống Việt. Hương của hoa mai còn được gọi
là “lãnh hương” bởi trời càng lạnh, hoa càng toả hương
thơm. Bất chợt hiểu thêm một chút về hai câu thơ của thiền
sư Mãn Giác:
Mạc
vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình
tiền tạc dạ nhất chi mai.
(Đừng
tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm
qua, hiên trước một nhành mai).
Xuân
đến – xuân đi, những ngày xuân trôi qua, nhìn những cánh
hoa rơi lìa khỏi thân cành như nhắc nhở dòng thời gian đến
– đi, hoa nở – hoa tàn, tóc xanh – tóc bạc. Vòng đời luân
chuyển, mọi việc trên đời đều vô thường. Ai cũng đến
đi, ai cũng trẻ già, đã là thế nhân làm sao thoát khỏi vòng
sinh tử, làm sao thoát được tâm tư khổ luỵ của kiếp người.
Lúc được thì vui, khi mất thì buồn. Lúc gần gũi thì hạnh
phúc, khi biệt ly thì đau khổ…
Dù
vẫn biết, thiền sư Mãn Giác có ý nhắn dạy thế nhân về
quy luật vận hành tất yếu của thiên nhiên và vòng tử sinh
luân hồi của kiếp người. Nhưng mùa xuân đã qua, tưởng
hoa đã rụng hết mà nhà sư vẫn thấy một nhành mai nở muộn
lúc xuân tàn? Có thể nhành mai mà thiền sư đã trông thấy
chỉ là trong tâm thiền, nhành mai đó chính là biểu tượng
cát tường của đời sống.
Kể
về mai vàng Yên Tử, bà Lê Chinh Thuần, một trong những Phật
tử thuần thành bảo vệ rừng mai cổ, cho biết: “Rừng Đại
lão mai vàng Yên Tử này rất linh thiêng, bởi đây chính là
nơi các thiền sư đã từng ở. Với tâm thành dâng lên Sư
Tổ thiền viện, nhóm Phật tử Minh Thành Tuệ đã làm lễ
xin hạt ở rừng Đại lão mai vàng về ươm thành cây để
trồng ở chùa Vân Tiêu, Bảo Sái, Hoa Yên…
Đến
nay, một số cây mai đã phát triển tốt, khai hoa kết nụ
làm đẹp thêm chốn non thiêng trong mùa lễ hội. Trơ gan cùng
tuế nguyệt, giữa sương tuyết lạnh lùng, mai vẫn âm thầm
đơm hương và đến thời khắc dẫu gió xuân chưa về, mai
vẫn khai hoa.
Cây
mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt
lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà
thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc
Lâm Yên Tử. Vì vậy rừng mai cổ Yên Tử phải được gìn
giữ, bảo tồn…”.
Lặng
ngắm nhìn những thân mai khẳng khiu, thanh thoát mà không yếu
đuối; mạnh mẽ, cương trực mà không hề thô kệch và ngắm
những nụ mai vàng cứng cáp đang nhú lên trong giá lạnh để
chuẩn bị khai hoa đón mùa xuân tới, tôi mới phần nào hiểu
được tại sao mai vàng lại chiếm một vị trí quan trọng
trong thơ ca cổ đến vậy.
Tạm
biệt Yên Tử vào một ngày cuối đông, nghe tiếng chuông chùa
ngân nga, nhịp nhàng hoà theo với gió để rồi tan dần trong
sương chiều bảng lảng và nghe tiếng Mô Phật thay cho lời
chào tạm biệt của các thiền sư vừa hiền hoà, vừa thanh
thoát, thấy tâm mình nhẹ nhàng hơn…
Lê
Hải
(PhatTuVietNam)
Discussion about this post