PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Lý Tưởng Bồ Tát Trong Đời Sống Xã Hội

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

LÝ TƯỞNG BỒ TÁT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Huệ Thành

Có
thể nói rằng một trong những học thuyết nổi bật của Phật giáo Đại thừa là học
thuyết
Bồ-tát, mặc dù khái niệm Bồ-tát đã xuất hiện trước đó trong Phật giáo
Theravāda. Với việc xây dựng hình tượng Bồ-tát lý tưởng đi cùng với những
nguyên tắc tu tập và thệ nguyện cứu độ chúng sanh, Phật giáo Đại thừa thể hiện
là một tôn giáo đề cao tinh thần nhập thế tích cực.

Những luật tắc, phẩm hạnh và những thệ nguyện của Bồ-tát, cũng
như việc thực hành con đường Bồ-tát, được giảng giải khắp các kinh luận Đại
thừa
. Nói chung Bồ-tát được xem là mẫu người có nhân cách lý tưởng và cao thượng;
và những giới luật Bồ-tát được xem như những chuẩn tắc đưa đến một đời sống đạo
đức
và giúp xây dựng một xã hội tốt đẹp, cuối cùng là đưa hành giả đến sự giải
thoát
. Hẳn nhiên rằng khi thực hành theo những chuẩn tắc cùng những thệ nguyện
mà mình phát nguyện, Bồ-tát sẽ trở thành những tấm gương sáng trong cuộc đời.
Bồ-tát đi vào trong đời, vừa tu tập hoàn thiện bản thân và vừa làm cho cuộc đời
tốt đẹp và nhân bản hơn. Chính vì điều này mà kinh Hoa nghiêm (Avataṃsaka Sūtra) nói rằng Bồ-tát
đóng chức năng như một ngọn đèn có thể soi sáng thế gian.

Bản chất cốt
tủy của Bồ-tát là lòng đại từ bi, và tất cả chúng sanh là đối tượng của lòng từ
bi đó. Và bản chất của lòng đại từ bi mà nó hình thành nên một trong những đặc
điểm
quan trọng của chư Bồ-tát là không bao giờ rời bỏ những chúng sanh đang
khổ đau phía sau cuộc hành trình của họ. Tuệ quán của chư Bồ-tát là nhận thức
rõ tính không của tất cả các pháp, nhưng công việc cứu độ của họ thì không bao
giờ nằm ngoài thế giới khổ đau. Điều kiện sống của Bồ-tát là ở nơi đời sống của
những con người bình thường, và lòng từ bi sẽ trở thành nền tảng của tất cả
hành động. Con đường Bồ-tát do đó không phải là con đường êm đềm phẳng lặng,
bởi vì cõi đời vốn gập gành và luôn đầy những chướng ngại trên lối đi.

Theo kinh Lăng-già, Bồ-tát vì muốn độ tất cả
chúng sanh đạt đến Niết-bàn nên phát nguyện ở lại thế giới nhiều khổ đau này để
làm lợi ích cho chúng sanh. Kinh điển Đại thừa phác vẽ một hình tượng Bồ-tát đi
vào
đời hoằng hóa bằng nhiều phương cách khác nhau. Trong phẩm Phổ môn của kinh
Pháp hoa, Bồ-tát có thể “hóa hiện” thành những hình hài khác nhau để cứu
độ
chúng sanh. Bồ-tát có thể ở trong hình hài phụ nữ, trong hình hài người nam,
trong hình hài cư sĩ, trong hình hai tu sĩ, trong hình hài vua quan, trong hình
hài
thường dân, trong hình hài người lớn tuổi, trong hình hài trẻ thơ… Nhưng dù
ở trong hình hài nào, mục đích của Bồ-tát là để cứu độ tha nhân. Và như vậy,
bất kể mang hình hài tu sĩ hay cư sĩ, nếu suy nghĩ và việc làm lúc nào cũng vì
tha nhân, hy sinh bản thân vì cuộc đời và những người cùng khó, và luôn sống
theo những thệ nguyện cao cả thì người đó đang thực hành Bồ-tát đạo. Điều này
cũng có thể nhìn thấy nơi kinh Duy Ma Cật, một bản kinh quan trọng của
Phật giáo Đại thừa, nơi lý tưởng Bồ-tát được thể hiện sống động cùng với giáo
lý
Phương tiện: “Ông chấp trì luật pháp, duy trì trật tự dưới trên. Hợp tác hài
hòa trong tất cả sự nghiệp buôn bán, tuy cũng gặt hái những tài lợi thế tục,
ông không lấy đó làm mừng. Rong chơi trên các ngõ đường để giúp ích mọi người.
Vào chốn công đường để bảo vệ kẻ thế cô. Tham gia các luận nghị để đưa người
vào Đại thừa. Đến các trường học để khai sáng tâm mọi người. Vào nơi kỹ viện để
cho thấy tai họa của dục vọng. Vào trong tửu lâu để khiến mọi người giữ vững ý
chí”. Và, “Bằng gia sản bất tận của mình, ông bao bọc người cùng khổ. Bằng giới
thanh tịnh
, ông bao bọc người hủy phạm cấm giới. Bằng sự nhu thuận của nhẫn,
ông bao bọc người sân hận hung dữ. Bằng đại tinh tấn, ông bao bọc người biếng
nhác
. Bằng nhất tâm, thiền định, tịch tĩnh, ông bao bọc những kẻ có tâm ý tán
loạn
. Bằng tuệ quyết định, ông bao bọc những hạng vô trí” (bản dịch của TT.Tuệ
Sỹ).

Kinh điển Đại
thừa
như vậy cho thấy phạm vi hành hoạt của Bồ-tát vô cùng đa dạng. Trong thời
hiện đại, nhiệm vụ của Bồ-tát càng trở nên đa dạng hơn trong một xã hội với
nhiều khía cạnh đan xen chất chồng. Sự nghiệp hành hoạt của một vị Bồ-tát, do
đó, không chỉ giới hạn sự quan tâm của mình vào những người đã yên vị trong
những thiền đường mát mẻ hay thảnh thơi niệm Phật trong những tòa chánh điện
cao rộng, trong khi bên ngoài còn vô số con người đang chịu những đau khổ bởi
những nguyên nhân khác nhau.

Ngày hôm nay,
bước trên con đường Bồ-tát, hành giả không chỉ nhìn vào tâm mình và quán sát
những cảm xúc sinh khởi, mà còn phải nhìn sâu vào phẩm chất của những cấu trúc
cộng đồng và trật tự xã hội, đòi hỏi những xem xét thấu đáo hơn về môi trường
vật
lý và môi trường tâm lý của đời sống cộng đồng. Lòng từ bi và trí tuệ của
Bồ-tát không giới hạn nơi sự tỉnh thức và giác ngộ cá nhân, không giới hạn nơi
việc “kiến tánh” cho riêng mình.

Bồ-tát là một
con người và cũng là một trạng thái tâm được biểu hiện thành hành động. Chúng
ta
có thể nghe đến danh xưng những vị Bồ-tát, nhìn thấy tranh họa của những vị
Bồ-tát, nhưng chúng ta cũng có thể gặp những con người thể hiện những hành vi
và lời nói của một vị Bồ-tát. Chúng ta cần nghe đến danh xưng, hình ảnh và hạnh
nguyện
của những vị Bồ-tát để quy hướng. Nhưng chính những lời nói và việc làm
trong đời sống thực thể hiện tinh thần Bồ-tát mới có thể làm cho lý tưởng
Bồ-tát được hiện thực hóa.

Kinh điển Đại
thừa
, cụ thể như kinh Pháp hoa, nói đến loại hoa sen trắng thanh khiết
mọc lên từ bùn lầy. Phép ẩn dụ này muốn nói rằng, việc đạt lấy trạng thái tâm
thanh tịnh
cần thực hiện giữa cuộc đời này, hay ngay giữa xã hội loài người, dù
rằng điều này không dễ. Theo cách này, Bồ-tát không bao giờ chạy trốn thực tại,
và không bao giờ rời bỏ chúng sanh đang chịu đau khổ trong cuộc đời còn riêng
mình đắm say trong sự tĩnh tại cá nhân. Trong mười hạnh nguyện của Bồ-tát Phổ
Hiền
, hạnh thứ chín nói đến việc “hằng thuận chúng sanh”, là tùy thuận theo
chúng sanh, là tùy theo căn cơ, nghiệp lực, hoàn cảnh… của mỗi chúng sanh để
tuỳ nghi hóa độ. Điều này đòi hỏi Bồ-tát không bao giờ được thoát ly khỏi thực
tại
xã hội, như lời nguyện của hoàng hậu Shrimala trong kinh Thắng man
(Srimala Devi Sūtra): “Nếu tôi nhìn thấy những người cô độc bị cầm tù một cách
bất công và đánh mất sự tự do, những người khổ đau vì bệnh tật, tai ách và đói
nghèo, tôi sẽ không rời bỏ họ. Tôi sẽ đem lại cho họ sự an ổn cả vật chất lẫn
tinh thần”.

Không rời bỏ chúng sanh không có nghĩa là ở chung với họ,
mà là hành động vì những con người đó. Tất nhiên, một vị Bồ-tát có thể hành
động theo nhiều cách để giúp người, giúp đời. Lên án cái xấu ác, cổ vũ cho điều
thiện cũng là một hành động mang hạnh nguyện Bồ-tát. Makiguchi, người thành lập
tổ chức Phật giáo nhập thế Soka Gakkai ở Nhật Bản, cho rằng: “từ bỏ điều xấu và
đi theo điều tốt là hai hành động được sinh ra từ cũng một lực đẩy…. Chỉ những
người đủ can đảm chiến đấu chống lại điều xấu mới có thể là một người bạn chân
thật
của điều tốt… Nó là không đủ khi vui thích một cách thụ động với điều tốt.
Chúng ta phải có sự can đảm đạo đức một cách tích cực để theo đuổi điều tốt”.
Makiguchi đã thể hiện tinh thần dấn thân tích cực của Phật giáo Đại thừa khi
khởi xướng phong trào Soka Gakkai, và khi xem từ bi có ý nghĩa tích cực chỉ khi
nó được thể hiện qua hành động. Ông cho rằng khi chứng kiến một người sắp chết
đuối, chỉ thể hiện một thái độ thích hợp đối với tình huống đó là không đủ, mà
phải tìm cách cứu lấy mạng sống của người đó. Và lịch sử cần đến những người
hành động hơn là cần đến những người bảo người khác hành động; cũng như cần đến
những người tự thân tu tập hơn là người khuyên bảo người khác tu tập còn mình
thì không!

Tuy nhiên với
Phật giáo, hành động để cứu giúp tha nhân cần phải được tiến hành với sự chuyển
đổi
cá nhân. Việc đào luyện và chuyển hóa tâm là điều quan trọng trong lộ trình
tu đạo. Bởi vì, cho dù một người cố gắng hết mình để làm điều tốt, nhưng nếu
quên mất tâm bồ-đề, thì việc thiện đó cũng chỉ là hành động của ma. Tâm bồ-đề
là tâm cầu giác ngộ, là tâm phát khởi cứu giúp chúng sanh, và cũng có thể gọi
là những trạng thái tâm tốt sau khi đã nỗ lực gạn lọc những trạng thái tâm tiêu
cực
. Đánh mất tâm bồ-đề mà làm việc thiện, hay nói cách khác là các hành vi
được thể hiện không khởi xuất từ động cơ trong sáng và lương thiện, thì việc
thiện
đó có khi chỉ là một hành vi che lấp cho một mục đích bất thiện, điều mà
ta có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu trong đời sống xã hội hiện nay.

Bổn phận của Bồ-tát là thiết lập đạo đức vào trong
đời
sống xã hội và sau đó hướng dẫn chúng sanh đến sự giác ngộ hoặc chí ít là
hướng dẫn họ đi theo con đường giác ngộ. Do đó, việc làm của Bồ-tát chỉ có ý
nghĩa
thực sự khi đưa được người khác đến với đời sống đạo đức và phát triển
đời sống tâm linh. Theo Phật giáo Đại thừa, một vị Bồ-tát làm lợi ích chúng
sanh
qua việc thực hành các ba-la-mật (pāramitā), nhưng nếu những việc làm đó
không đưa người khác đến được đời sống đạo đức và phát triển đời sống tâm linh
thì chúng được coi là thiếu “phương tiện thiện xảo”. Nói cách khác, nếu một
người nỗ lực làm từ thiện để giúp cho chúng sanh vơi bớt những đói khổ tạm
thời, nhưng nếu không thiết lập được nền tảng đạo đức và đời sống tâm linh cho
những người đói nghèo đó, việc làm của người ấy không được xem là hoàn hảo theo
ý nghĩa thực hành Bồ-tát đạo.

Vạn pháp trong
thế gian luôn tương thuộc và chúng sanh trong cõi ta-bà này không thể tồn tại
độc lập. Do vậy, khổ đau và những tổn hại của chúng sanh khác chớ vội nghĩ là
không có dính líu đến chúng ta. Trưởng giả Duy Ma Cật đã thốt lên rằng: “tôi
bệnh vì chúng sanh bệnh. Khi bệnh của chúng sanh được khỏi thì bệnh của tôi sẽ
khỏi”. Thực hành Bồ-tát đạo là xem bệnh khổ của chúng sanh như bệnh khổ của
mình, trách nhiệm đối với người khác và đối với xã hội cũng có nghĩa là có
trách nhiệm đối với bản thân. Điều này không phải là điều gì đó quá trừu tượng
và khó hiểu, nếu chúng ta đọc những dòng sau đây của Đức Dalai Lama, mà cũng
mang ý nghĩa tương tự:

“Mỗi người
trong thế giới của chúng ta đều tương quan và tùy thuộc. Hạnh phúc và sự an
bình
của bản thân tôi là mối quan tâm của tôi. Tôi có trách nhiệm đối với điều
đó. Nhưng hạnh phúc và sự an bình của tổng thể xã hội là quan tâm của mọi người.
Mỗi người trong chúng ta có trách nhiệm cá nhân để thực hiện những gì chúng ta
có thể để cải thiện thế giới của chúng ta. Trong thời đại của chúng ta, lòng từ
bi là cần thiết, không phải là một sự xa xỉ. Con người là những động vật xã hội
và chúng ta phải sống cùng với nhau, cho dù chúng ta muốn hay không muốn. Nếu
chúng ta thiếu những trái tim tốt và lòng từ bi đối với nhau, sự tồn tại của
mỗi chính chúng ta sẽ bị đe dọa. Ngay cho dù chúng ta vị kỷ, chúng ta nên vị kỷ
một cách khôn ngoan và hiểu rằng hạnh phúc và sự sống còn của chúng ta là tùy
thuộc
vào kẻ khác. Do đó, tử tế và từ bi đối với nhau là cốt tủy.

Con ong cái kiến không có tôn giáo, không có giáo
dục
hay triết học, tuy thế chúng hợp tác với nhau theo bản năng. Khi làm như
vậy, chúng bảo đảm sự sống còn của thế giới của chúng và hạnh phúc của mỗi cá
thể
trong đó. Chắc hẳn loài người chúng ta, thông minh và tinh tế hơn, có thể
làm được điều đó. Vì vậy, mỗi chúng ta có trách nhiệm cá nhân để giúp đỡ kẻ
khác bằng bất cứ cách gì mà chúng ta có thể. Tuy nhiên, chúng ta chớ có mong
đợi
thay đổi cuộc đời ngay lập tức. Mỗi khi chúng ta chưa giác ngộ, những hành
động của chúng ta làm lợi ích kẻ khác sẽ bị hạn chế. Không có sự an bình nội
tại thì sẽ không có hòa bình thế giới. Do đó, chúng ta phải hoàn thiện bản thân
và đồng thời làm những gì chúng ta có thể để giúp đỡ người khác”.

Hoàn thiện bản
thân
và giúp đỡ tha nhân theo khả năng mình có là điều Phật giáo luôn nhấn
mạnh
. Cả hai điều này giúp cho người tu học theo Phật giáo, những người đang
thực hành theo con đường Bồ-tát, viên mãn trong việc tự độ và độ tha. Cuối cùng
xin được kể lại một câu chuyện ngắn mang tính ẩn dụ để kết thúc bài viết này:

Một đoàn người
đang đi qua một sa mạc khô cháy và họ đang kiệt sức vì mặt trời thiêu đốt và
không còn nước uống. Nhưng trong số ấy, vẫn còn có một vài người có thể tiếp
tục
đi được và họ cố gắng vượt lên phía trước; và rồi họ đã gặp một hồ nước.
Hẳn nhiên là họ vô cùng vui mừng khi nhìn thấy nước và việc đầu tiên là uống
cho thỏa cơn khát đang thiêu đốt cơ thể. Trong số họ, có người sau khi uống
xong, đã nghĩ đến việc nghỉ ngơi và chìm đắm trong sự thỏa mãn vừa có được;
nhưng cũng có người, đã nghĩ đến những bạn đồng hành đang còn ở phía sau, nên
hoặc là mang nước đến cho những người ấy, hoặc quay trở lại khuyến khích và bảo
cho những người ấy biết rằng có một hồ nước đang ở phía trước, hãy cố gắng vượt
lên để nhận lấy nước uống.

Những người khi tìm thấy nước, nghĩ đến người khác
đang chịu cảnh khát cháy và muốn giúp những người đồng hành này, có thể được
xem là mẫu người Bồ-tát. Và xã hội dù bất cứ ở thời kỳ nào cũng luôn cần đến
những người như vậy, những người luôn nghĩ đến tha nhân, muốn chia sẻ những lợi
ích
vật chất và tinh thần cho những người đang còn chịu nhiều đau khổ trong cõi
ta-bà vốn uế trược và lắm bất an này.

Huệ Thành
(Nguyệt san Giác Ngộ)

Tin bài có liên quan

Ý Thức Về Tội Lỗi

Ý thức về tội lỗi

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Quy Y Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Yếu Lược Các Giai Đoạn Trên Đường Tu Giác Ngộ

Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ

Xã Hội Và Đạo Đức Nhân Quả

Xã hội và đạo đức nhân quả

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Vô Minh Và Tuệ Giác

Load More

Discussion about this post

Con Người Thật Của Thượng Tọa Thích Trí Quang – Đào Văn Bình

Con Người Thật Của Thượng Tọa Thích Trí Quang – Đào Văn Bình

CON NGƯỜI THẬT CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH TRÍ QUANG Đào Văn Bình Vào ngày 1-11-1963 khi quân đội đứng lên...

Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Tập 2

Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Tập 2

Lời ĐầuChương 5: Quan Điểm Về Đạo Đức, Tâm Lý, Thiền Định, Tịnh ĐộChương 6: Quan Điểm Về Đức Hạnh,...

Không Phóng Dật

Không phóng dật

KHÔNG PHÓNG DẬT Quảng Tánh   Ở đời có năm món hấp dẫn, khiến người ta đắm say, vui thích...

Đức Đạt Lai Lạt Ma Thuyết Pháp Tại Ladakh

Đức Đạt Lai Lạt Ma Thuyết Pháp Tại Ladakh

BÀI THUYẾT PHÁP ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA TẠI LADAKH “Pháp chân thật có nghĩa làthực sự đi thật xa,...

Trọng Tâm Của Lòng Từ Bi Trong Đời Sống Và Xã Hội Loài Người

Trọng Tâm Của Lòng Từ Bi Trong Đời Sống Và Xã Hội Loài Người

TRỌNG TÂM CỦA LÒNG TỪ BI TRONG ĐỜI SỐNG VÀ XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt...

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Người Tốt

Làm thế nào để trở thành một người tốt

MỤC LỤC   Lời nói đầuChương 1: Định nghĩa về tốt và không tốtChương 2: Ý nghĩ của trẻ thơ khi làm...

Pháp Vũ Thi Thành (Sách Song Ngữ Vietnnamese-English Pdf)

Pháp Vũ Thi Thành (Sách song ngữ Vietnnamese-English PDF)

THIỆN PHÚCPHÁP VŨ THI THÀNH(NHỮNG TRẬN MƯA PHÁP  CUỐI CÙNG TRONG THÀNH CÂU THI NA) THE LAST SHOWERS OF DHARMAS INKUSINAGARA...

Kinh Pháp Cú Giảng Giải

Kinh Pháp Cú Giảng Giải

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Lục Hòa, Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Lục Hòa, Minh Đức Triều Tâm Ảnh

LỤC HÒA Minh Đức Triều Tâm Ảnh Bài kinh Kosambiya được tìm thấy trong Majjhima-nikāya (Trung bộ kinh), là bài pháp...

Thực Hành Vãng Sinh Về Tịnh Thổ A Di Đà

Thực Hành Vãng Sinh Về Tịnh Thổ A Di Đà

THỰC HÀNH VÃNG SINH VỀ TỊNH THỔ A DI ĐÀĐức Dalai Lama thứ 5 (1617-1682)Việt dịch: Tống Phước KhảiNAMO GURU MAÑJUŚRĪYE Tôi...

Chùa Việt Nam Hải Ngoại

Chùa Việt Nam Hải Ngoại

CHÂU ÁCHÂU ÂUChùa Khánh Anh, Bagneux, Pháp QuốcChùa Linh Thứu, Berlin, Đức QuốcChùa Viên Giác, Hannover, Đức QuốcChùa Đôn Hậu,...

Quán Tưởng Thực Hành Dokpa

Quán Tưởng Thực Hành Dokpa

QUÁN TƯỞNG THỰC HÀNH DOKPA Orgyen Tobgyal Rinpoche giảng trong Pháp hội Đại Thành Tựu Netik Phurba, Lerab Ling, 13/08/2018...

Thiền Và Thở

Thiền Và Thở

THIỀN VÀ THỞ Minh Thi Khi nghiên cứu, chúng ta sẽ thấy tính thẳm sâu và nhất quán của tòan bộ...

Phật Dạy: Giữ Giới Như Giữ Rễ Cho Cây

Phật dạy: Giữ giới như giữ rễ cho cây

Khi tu tập giữ giới tinh nghiêm sẽ gia cố thêm cho phòng hộ các căn. Phòng hộ các căn...

Đôi Điều Về Nhân Cách Văn Hóa Của Đức Phật

Đôi điều về nhân cách văn hóa của Đức Phật

Đức Phật là một con người đã giác ngộ, với lòng từ bi vô hạn, Ngài đã đem sự giác...

Con Người Thật Của Thượng Tọa Thích Trí Quang – Đào Văn Bình

Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Tập 2

Không phóng dật

Đức Đạt Lai Lạt Ma Thuyết Pháp Tại Ladakh

Trọng Tâm Của Lòng Từ Bi Trong Đời Sống Và Xã Hội Loài Người

Làm thế nào để trở thành một người tốt

Pháp Vũ Thi Thành (Sách song ngữ Vietnnamese-English PDF)

Kinh Pháp Cú Giảng Giải

Lục Hòa, Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Thực Hành Vãng Sinh Về Tịnh Thổ A Di Đà

Chùa Việt Nam Hải Ngoại

Quán Tưởng Thực Hành Dokpa

Thiền Và Thở

Phật dạy: Giữ giới như giữ rễ cho cây

Đôi điều về nhân cách văn hóa của Đức Phật

Tin mới nhận

Phương pháp sư phạm của Đức Phật

Lược truyện Đức Phật Thích Ca: Dự lễ cày ruộng đầu năm

Lời Phật dạy về những khổ não bị tác động trong thực tế

Chùa Long Phước, 34 Ấp Long An,thị Trấn Cái Tắc, Huyện Châu Thành A,tỉnh Hậu Giang

Đùa chơi với khổ

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 3)

Học từ đời thường

Phật dạy thế nào là một người con con gái đẹp

Những câu chuyện của các bậc thiền sư đáng suy ngẫm

Lời Phật dạy về các hóa giải những rắc rối trong quan hệ gia đình

Đức Thế tôn ra đời – Sự kiện hi hữu của thế gian

Chùm Ảnh: Chỗ Người Ngồi, Một Thiên Thu Tuyệt Tác

Tranh Chấp Chùa Bảo Quang Ở Santa Ana Có Hồi Kết, Bên Thua Phải Trả $18,000 Án Phí

Lắng lòng thanh tịnh trong giây phút thiêng liêng của Đại lễ Phật đản

Thiên ma dâng ngọc nữ

Thơ sẽ chữa lành thế giới

Kỷ niệm ngày Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia

Nguyên nhân gây ra sợ hãi và đau khổ

Đức Phật trị bệnh thoái tâm cho một vị tỳ kheo

Lời Phật dạy về ác khẩu và nghiệp báo từ ác khẩu

Tin mới nhận

Bàn Về Thượng Đế Lời Dịch: Ông Không – 2008

Mắt Biếc Trong Thơ Tuệ Sỹ

Luận Lý Nhân Minh Là Khoa Học Của Mọi Luận Lý

Chết là luật tự nhiên

Tôn trọng và bảo vệ sự sống muôn loài

Sapiens: lược sử về loài người

Viết cho con, Chổi chà

“Tuyển Tập Kính Mừng Đức Thích Ca Thành Đạo

Kinh Tế Phật Giáo – Gsts. S.r. Batt, Phân Khoa Triết Học, Đại Học Delhi, Ấn Độ

Bi Mẫn Và Chiếc Bóng Tác Giả: David Loy Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

Nhân quả và số phận con người

Kinh Tạng Pali (Nam Tông) [Pdf Dành Cho Kindle]

Bức Thư Bồ Tát Long Thọ Gởi Cho Vua Gautamputra

Trước tròn bổn phận sau mới xuất gia

Vạn Hạnh, Hoa Và Nước Mắt – Thích Nữ Diệu Huệ

Lòng Từ Bi Ở Đâu Trong Các Lễ Hội…tắm Máu Giác Hạnh Hoa

Ân Tình

Xin ăn mà không ăn xin

Lời Phật dạy về tác hại của việc uống rượu

Đêm Qua – Sân Trước – Một Cành Mai – Trí Bửu

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 340)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 13)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 50)

Giới Thiệu Và Giải Thích Đề Kinh Kim Cương Bát Nhã

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 40)

Lửa từ chơn tâm biến hiện

Nghi Thức Tụng Niệm Trong Truyền Thống Phật Giáo Nguyên Thủy

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 190)

Kinh Di Giáo Lược Giải

Cúng dường cho vị Tăng bệnh, được phúc báu đại cát đại phú

Kinh Kim Cang: Diệu Lực Của Trí Bát Nhã

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 272)

Báo Đáp Công Ơn Cha Mẹ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Kinh TissaMetteyya (Kinh xa lìa ái dục)

Ý Nghĩa Đề Kinh Kim Cang

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) – Đa Ngữ: Việt – Anh – Pháp – Đức

Rải Tâm Từ

Đại Niệm Xứ

Kinh Chánh Kiến – Sammādiṭṭhisuttaṃ (song ngữ Vietamese-English)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 23)

Tin mới nhận

Sự Mầu Nhiệm Và Nét Đẹp Của Niệm Phật

Dự Bị Lúc Lâm Chung

Tiểu luận về Phật A Di Đà

Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ

Những Bản Văn Căn Bản Của Phật Giáo Tịnh Độ (A Di Đà) Nhật Bản

Sám Hối Nghiệp Chướng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 127)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 45)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 26)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 277)

Lược Giải Kinh A Di Đà

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 4)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 28)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 75)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 353)

TÍN NGUYỆN CHUYÊN TRÌ DANH HIỆU PHẬT (Phần cuối)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 337)

100 Bài Kệ Niệm Phật

Hộ Niệm Là Một Pháp Tu

Khai Thị Đại Chúng Của Đại Sư Hám Sơn

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.