PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Lý duyên khởi quan hệ với thiên nhiên và con người như thế nào?

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

LÝ DUYÊN KHỞI QUAN HỆ VỚI THIÊN NHIÊN  
VÀ CON NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?
Trần Cao Lộc

 

Từ buổi sơ khai đến nền văn minh nhân loại ngày nay, tri thức con người luôn được phát huy rực rỡ, nhưng vẫn đối mặt với  câu hỏi lớn về nguyên thủy của vũ trụ và nhân sinh. Đó là vấn đề nan giải và con người vẫn mãi thao thức đi tìm. Có rất nhiều tôn giáo, triết gia, nhà tư tưởng coi đó như là thách thức trên đường tìm về chân lý. Và đạo Phật đã giải quyết như thế nào với những vấn nạn đó?

Nhìn về Ấn Độ ban sơ, Bà la môn giáo cho rằng vũ trụ nầy là do Đại ngã (Bhàhman) cấu thành. Nhìn về phương Tây như luật tiến hóa của Darwin hay vụ nổ lớn từ một vi tử (The Big Bang Theory)… Riêng Phật giáo đã khai thị: Thế giới nầy là do duyên khởi theo nguyên lý:

Do cái nầy có nên cái kia có,
Do cái nầy sinh nên cái kia sinh,
Do cái nầy không nên cái kia không,
Do cái nầy diệt, cái kia diệt.

Định đề đó được coi như là lời tuyên thuyết của một bậc Đại giác đã trực nhận được thế giới từ thuở uyên nguyên. Thực tế luôn chuyển dịch theo quy luật thành, trụ, hoại, không, nên vạn pháp phải theo quy  luật vô thường của tạo hóa . Vì từ sự chuyển biến vô thường đó nên vạn vật không có tự ngã mà chỉ là vô ngã, nhưng chúng sanh vì vô minh chấp vào ngã (ta) và ngã sở (cái của ta) nên sinh ra bi kịch cuộc đời.   

Từ đó, khởi lên Thuyết “Duyên khởi” (Patitccasamuppada), còn gọi là “Nhân duyên sinh”. Theo ngữ nguyên “nhân” là yếu tố quyết định, điều kiện chính làm sinh khởi, có mặt của một hiện hữu; “duyên” là điều kiện bổ trợ. Ví dụ như hạt lúa nhờ các yếu tố như đất, độ ẩm, ánh sáng mặt trời… là duyên để hạt lúa nẩy mầm phát triển thành cây lúa.             

Do đó, mọi vật trong vũ trụ phải nương nhau mà thành, “từ vật lớn cho đến vật nhỏ, từ vật hữu hình cho đến vô hình, đều không ngoài nhân duyên mà có”[1]. Vì vậy, con người và vũ trụ đều có mối tương quan, tương duyên với nhau trong thế giới trùng trùng duyên khởi.

Có người đặt ra nhiều câu hỏi siêu hình để hỏi Đức Phật, Ngài im lặng không trả lời mà chỉ kể câu chuyện về một người bị mũi tên độc. Vấn đề cần thiết lúc bấy giờ là rút mũi tên ra và chữa trị vết thương ngay. Lúc đó, không phải là vấn đề trả lời cho những câu hỏi mũi tên do ai bắn và từ đâu bắn tới… Cũng vậy, vấn đề của chúng ta là nhổ mũi tên “khổ đau” chứ không phải trả lời những câu hỏi siêu hình. Do đo, Đức Phật không muốn tham dự vào các cuộc tranh luận của các giáo phái đương thời.

“Nghiệp cảm duyên khởi” cho rằng vũ trụ do nghiệp lực của chúng sanh chiêu cảm, nghiệp lành thì thân căn viên mãn mà vũ trụ cũng tốt đẹp; trái lại, nghiệp dữ thì chiêu cảm thân tâm xấu và vũ trụ cũng ô uế, nhiều tai ương.

Nhan Duyen QuaĐạo Phật là đạo giải thoát, do vì căn cơ chúng sanh nên Phật nói nhiều thuyết khác nhau, nhưng nói chung vũ trụ đều do các yếu tố NHÂN-DUYÊN-QUẢ tạo thành theo một vòng tròn khép kín như sau:

Vì vậy, nếu chúng ta thông suốt lý nhân duyên chi phối mọi loài chúng sanh sẽ luôn thấy bình an trong nhịp sống đời thường. Cuộc sống mong manh như ta đang đứng trên chiếc cầu, chỉ nên tìm cách qua sông chứ không nên xây nhà trên đó. Đạo Phật là đạo trí tuệ nên quan niệm thế giới trên lý duyên sinh đã biểu hiện được tính thông tuệ đó. “Mọi sự vật hiện hữu đều là vì nhân duyên, và nó sẽ tan biến khi tác dụng của tràng nhân duyên đó chấm dứt”[2]. Nó giống như sóng trên nước, nhờ những nhân duyên như cường độ, chuyển động và phương hướng của gió tạo nên những đợt sóng to hay nhỏ, nếu những nhân duyên nầy chấm dứt thì nước sẽ không có sóng. Điều nầy có nghĩa là khi ta không bị những áp lực nào tác động đến tâm, thì tâm sẽ vắng lặng như mặt nước, vì không có sóng xô nên không còn khổ đau.

Đức Phật cũng đã từng dạy điều quan trọng là làm sao để diệt khổ, đó mới là cứu cánh giải thoát, mục đích cuối cùng của Đạo Phật. Thế giới cao xa không có ích gì cho việc tu đạo khi con người còn đang tranh chấp với những lý lẽ khác nhau. Trong khi những điều chân thật và gần gũi nhất với cuộc sống đời thường ta còn chưa giải quyết thỏa đáng thì nói gì đến chuyện mông lung.

Con người và thế giới cùng hiện hữu nên không thể tách rời nhau, nên có thể nói con người là một tiểu vũ trụ. Chính vì thế những hành động và tâm niệm  của con người, thiện hay ác, cũng đều ảnh hưởng đến vũ trụ. Sở dĩ trái đất ngày nay đang có nhiều biến động như sóng thần, động đất, bão lụt, hạn hán… vì con người đã tàn phá thiên nhiên, làm ô nhiễm môi trường.

Cho nên trái đất này có bị hoại diệt hay không cũng chính do con người tạo ra. Vì vậy, chiến tranh, chết hại do con người tạo ra nhiều chừng nào thì càng làm gia tăng tiến trình hủy diệt hành tinh này. Chính các nhà khoa học họ cũng không ngờ cách đây hơn 2.500 năm, một con người bằng xương bằng thịt, trong tay không có dụng cụ khoa học thực nghiệm nào lại có được một cái nhìn sâu sắc như vậy.

Trong khi triết lý “ngã tính” mang lại chiến tranh, bạo động thì triết lý “nhân duyên” đem lại hòa bình an lạc. Giáo lý nầy hiện đang được thế giới quan tâm trong việc giải quyết những vấn đề an sinh cho nhân loại.

Do đó, tác giả Schumann trong quyển Buddhismus, có nhận xét như sau:

“ …Các pháp như một giai điệu âm nhạc. Không một âm nào có thể tồn tại lâu hơn một phần giây, một khoảnh khắc người ta có thể nghe được nó, nhưng chính qua đó những đơn âm nầy có thể tiếp nối nhau để tạo thành một giai điệu. Hiện thật chỉ nằm trong thế giới hiện tượng được tạo bởi chư pháp. Không có sự tồn tại chỉ có sự lưu chuyển”.

Giáo lý về Chân như của các pháp (dharmatathata) thừa nhận tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều có thể đạt đến Phật quả. Do đó, lời tuyên bố của Đức Phật: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”, như một thông điệp gởi cho nhân loại cùng tiến bước trên đường về với thế giới an lạc vĩnh hằng.


[1]Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Phật học phổ thông, quyển 1, Quán Nhân duyên, Nxb. Phương Đông, 2011, tr. 537 

[2]  Junjiro Takakusu, Tuệ Sỹ dịch, The essentials of Buddhist Philosophy (Tinh hoa triết học Phật giáo), Nxb. Phương Đông, 2007, tr. 32

Tin bài có liên quan

Ý Thức Về Tội Lỗi

Ý thức về tội lỗi

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Quy Y Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Yếu Lược Các Giai Đoạn Trên Đường Tu Giác Ngộ

Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ

Xã Hội Và Đạo Đức Nhân Quả

Xã hội và đạo đức nhân quả

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Vô Minh Và Tuệ Giác

Load More

Discussion about this post

Phật Giáo Việt Nam Thế Kỷ Xxi Nhìn Từ Góc Độ Nhân Học Văn Hóa

Phật Giáo Việt Nam Thế Kỷ Xxi Nhìn Từ Góc Độ Nhân Học Văn Hóa

PHẬT GIÁO VIỆT NAM THẾ KỶ XXINHÌN TỪ GÓC ĐỘ NHÂN HỌC VĂN HÓAThích Thanh Tâm   Mở đầu Như...

Học Đạo Thánh Nhân

Vừa qua, Thiên Chúa giáo đến mời chúng tôi giảng Mai Quế kinh. Trung tâm tư tưởng của Cơ Đốc...

Phước-Huệ Song Tu Tập 2 (Sách Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Phước-huệ Song Tu Tập 2 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

PHƯỚC-HUỆ SONG TU SIMULTANEOUS CULTIVATION OF MERITS & WISDOM TẬP II  |  BOOK II Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved....

10 Hạnh Lành Phật Dạy, Chẳng Lo Gì Buồn Khổ

10 hạnh lành Phật dạy, chẳng lo gì buồn khổ

Cuộc sống vốn ngắn ngủi, làm điều tốt đẹp còn chưa được bao nhiêu huống chi làm điều xấu, sống...

Lễ Bái Theo Quan Điểm Phật Giáo (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Lễ Bái Theo Quan Điểm Phật Giáo (Song ngữ Vietnamese-English PDF)

  Nói về lễ bái, về mặt sự mà nói, lễ lạy rất quan trọng, đó là hình thức biểu...

Hết Củi Thì Lửa Tắt

Hết củi thì lửa tắt

HẾT CỦI THÌ LỬA TẮT Quảng Tánh   Tuệ quán vô thường sẽ giúp thấy rõ tính chất duyên sinh,...

Giác Ngộ Đạo Đăng Luận Của Atisha

Giác Ngộ Đạo Đăng Luận Của Atisha

GIÁC NGỘ ĐẠO ĐĂNG LUẬN CỦA ATISHANguyên bản: Atisha’s Lamp For The Path To EnlightenmentTác giả: Đức Đạt Lai Lạt...

Sự Hiện Đại Của Tình Thương

Sự hiện đại của tình thương

SỰ HIỆN ĐẠI CỦA TÌNH THƯƠNG Nguyễn Thế Đăng Một máy ATM Gạo ở Hà Nội nhả gạo yêu thương....

Hãy Nuôi Dưỡng Lòng Từ Bi

Hãy nuôi dưỡng lòng từ bi

Những cơn mưa mùa hạ đã bắt đầu, các nhạc sĩ ve đang tấu lên khúc nhạc du dương, tiếng...

Chuyển Hóa

Chuyển hóa

CHUYỂN HÓA Minh Mẫn Trong thuật ngữ nhà Phật, không có từ tiêu diệt, triệt tiêu, loạt trừ, khống chế,...

Bốn Chân Lý Cao Thượng (Sách Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Bốn Chân Lý Cao Thượng (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

  Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved. No part of this work may be reproduced or transmitted...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 103)

Nguyện thứ nhất: “Quốc vô ác đạo nguyện”Kinh văn: “Vô hữu địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, quyên phi nhuyễn...

Tâm Thư Gửi Sư Em

Tâm Thư Gửi Sư Em

Lá bối ngày 12 tháng 6 năm 2019 TÂM THƯ Thương gửi sư em!           Đây là...

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Gungtang Thứ Ba – Konchok Tenpe Dronme (1762-1823)

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Gungtang Thứ Ba – Konchok Tenpe Dronme (1762-1823)

TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC GUNGTANG THỨ BA – KONCHOK TENPE DRONME (1762-1823) Samten Chhosphel soạn | Pema Jyana chuyển...

Dục & Tình Theo Quan Điểm Phật Giáo (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Dục & Tình Theo Quan Điểm Phật Giáo (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

DỤC & TÌNH THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO  Thiện PhúcDỤC VÀ TÌNH THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO   Trong Phật...

Phật Giáo Việt Nam Thế Kỷ Xxi Nhìn Từ Góc Độ Nhân Học Văn Hóa

Học Đạo Thánh Nhân

Phước-huệ Song Tu Tập 2 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

10 hạnh lành Phật dạy, chẳng lo gì buồn khổ

Lễ Bái Theo Quan Điểm Phật Giáo (Song ngữ Vietnamese-English PDF)

Hết củi thì lửa tắt

Giác Ngộ Đạo Đăng Luận Của Atisha

Sự hiện đại của tình thương

Hãy nuôi dưỡng lòng từ bi

Chuyển hóa

Bốn Chân Lý Cao Thượng (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 103)

Tâm Thư Gửi Sư Em

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Gungtang Thứ Ba – Konchok Tenpe Dronme (1762-1823)

Dục & Tình Theo Quan Điểm Phật Giáo (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Tin mới nhận

Lễ An Vị Tôn Tượng Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tri túc thường lạc

Tu pháp gì để được an vui lâu dài?

Suy ngẫm từ nắm lá trong bàn tay Phật

Nghệ thuật tán dương của Đức Phật Thích Ca

Đức Phật đã xử sự như thế nào khi chứng kiến cả dòng họ bị giết hại?

Lời Phật dạy về ‘Thiểu dục tri túc’ và câu chuyện về cụ bà 83 tuổi ‘xin thoát nghèo’

Tin Phật, áp dụng lời Phật dạy để hoàn thiện chính mình

Đức Phật sử dụng thần thông, phép lạ như thế nào

Muốn thấy Phật phải trút bỏ phàm tình

Phật dạy: Nghiệp tốt do mình tạo, không phải sức thiêng liêng nào ban

Bức thông điệp từ con người của Đức Phật

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chánh Điện Chùa Minh Đức

Chùa Bửu Minh Ấp Lân Tây, Xã Phú Sơn, Huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre

Dự án xây dựng sân biện kinh (tranh biện) cho tu viện Sera May

Lược truyện Đức Phật Thích Ca: Cuộc viếng thăm của nhà tiên tri

Đức Phật của chúng ta là một người như thế…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Cảm Nghĩ Về “Ngọn Lửa Thích Quảng Đức” Cách Đây 50 Năm

Đức Phật biết tất cả là do đâu?

Tin mới nhận

Thiền Định Là Gì ? – (Fabrice Midal) Hoang Phong Chuyển Ngữ

Sống Trong Hiện Tại

Thiền Vipassana trong đời sống

Lời con dâng Phật

Chùa Lá thành lập Trung Tâm Ngoại Ngữ và bồi dưỡng văn hóa miễn phí THIỆN NHƠN, nhằm giúp các sinh viên nghèo hiếu học

Từ Tứ Chánh Cần Đến Hiện Quán

Sông nắng vườn xưa (gửi mẹ bên kia đời)

Câu Trả Lời Đã Có Sẵn Trong Câu Hỏi

Lãng Mạn Khúc Du Xuân – Cư Sĩ Liên Hoa

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 63)

Thánh Tích Bồ-đề Đạo Tràng – Nguyên Tác: Tiến Sĩ A.d.t.e. Perera – Thích Nữ Liên Hòa Dịch

Mười Lời Khuyên Để Giúp Chúng Ta Biết Sống Và Bước Theo Dấu Chân Phật

Góp Nhặt Lá Rừng

Thiền định về cái chết và vô thường

Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản

Larung Gar Larung Gar

Người Ăn Cơm Phật

Hai Mươi Bốn Giờ Làm Sư

Tâm Kinh

Tứ Diệu Đế (Geshe Tashi Tsering – Việt Dịch: Lozang Ngodrub)

Tin mới nhận

Sen Nở Trời Phương Ngoại, Thầy Nhất Hạnh Giảng Kinh Pháp Hoa

Tôi tin các vị Bồ-tát luôn hiện hữu

Mối liên hệ giữa tư tưởng Kinh Lăng Già và Duy Thức tông

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 52)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 15)

Niệm Phật và niệm chú Đại Bi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 188)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 15)

Giảng Giải Kinh Thừa Tự Pháp

Giới Thiệu Đề Mục Kinh Hoa Nghiêm

Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 176)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 220)

Kinh Tiểu Bộ Tập Iv (Khuddhaka Nikàya)

Kinh Tiểu Bộ Tập Vi (Khuddhaka Nikàya)

Phẩm 25: Phổ Môn

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 51)

Thọ giới và giữ giới trong kinh điển Phật học

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 250)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 276)

Luận Niệm Phật

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 35)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 71)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 1)

Khuyên Tu Tịnh Độ Thiết Yếu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 223)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 295)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 12)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 366)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 245)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 361)

Ưu Đàm Đại Sư Khai Thị Niệm Phật

Thi Kệ Niệm Phật

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 17)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 137)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 307)

Giáo Pháp Của Đức Phật Di Đà Trong Thế Giới Hiện Đại

Khuyên Người Niệm Phật Tập 1

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese