PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Luôn nhớ tất cả pháp hữu vi đều vô thường

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Vothuong_0Phật dạy tất cả pháp hữu vi đều là vô thường sanh diệt không bền vững, như vậy thì ở thế gian cái gì có tạo tác có biến đổi đều là vô thường không bền chắc. Chúng ta cần nắm vững chân lý này để khi tu có nhiều điều cởi mở lớn lao đến với mình.

Như tâm tạo tội của chúng ta có vô thường không? Phật dạy tất cả pháp hữu vi đều vô thường thì cái tâm tạo tội của mình đó có ra ngoài vô thường không? Cái tâm tạo tội này cũng là pháp hữu vi thì cũng vô thường không cố định, cho nên chúng ta có đủ niềm tin để tu hành chuyển hóa nó.

 

Đó là lẽ thật, cũng là một đặc ân lớn cho những người tội lỗi mê lầm như chúng ta. Tức chúng ta không phải hết hy vọng, vì cái tâm tội lỗi cũng là vô thường, thì tội lỗi cũng là vô thường rồi những nghiệp chướng cũng là vô thường.

Có câu chuyện về một anh nông dân hay nóng nảy cọc cằn. Anh đến thưa với Thiền sư Bàn Khuê là anh được sanh ra với một tính khí cộc cằn nóng nảy, không thể điều khiển kiềm chế được. Anh xin Thiền sư có cách gì giúp anh trị nó được không?

Thiền sư Bàn Khuê bảo: “Anh được sinh ra với một việc thú vị như vậy, thì ngay bây giờ anh có nóng nảy hay không? Nếu có thì anh hãy đem ra đây cho tôi xem thì tôi sẽ chữa cho.” Anh thưa: “Bạch thầy ngay lúc này thì không có, nhưng khi bất chợt gặp chuyện thì nó nhảy ra mới có.” Tức là ngay bây giờ nó không có thì làm sao đem ra được, nhưng khi đụng chuyện thì nó mới nhảy ra. Thiền sư Bàn Khuê nói: “Như vậy thì sự nóng nảy của anh không phải là cái bẩm sinh, nó không phải là cái sẵn có”. Bởi nếu nó là cái bẩm sinh tức là tánh của anh thì nó sẵn trong anh, mà sẵn có thì lúc nào cũng có thể đem ra được. Còn cái này không phải là cái sẵn có, chỉ khi nào đụng chuyện mới có, tức là gặp duyên mới có thì không phải là cái sẵn có. Vậy tức là nó không thật. Nó không thật thì anh có cách chữa rồi.

Tức là nó không có thực thể và rõ ràng không phải là tánh của anh, mà nó theo duyên gặp duyên mới có, khi không có duyên thì không. Như vậy, không thể cho cái nóng nảy đó là cái sẵn có nơi anh mà cái nóng nảy cũng có thể chuyển hóa, vậy là chúng ta biết cách để chuyển đổi nó và có niềm tin để tu tiến.

Có nhiều vị lầm nói tánh tôi nóng, quý vị đừng có đụng tới tôi, đó là cái chấp sai lầm. Nhớ kỹ, cái nóng không phải là tánh vì nếu là tánh thì có thể đem ra bất cứ lúc nào. Thí dụ như trong nhà quý vị có vàng sẵn thì bảo đem ra lúc nào cũng được, chỉ khi đụng chuyện thì nó mới sanh nên nó đâu phải là tánh sẵn có. Nó là pháp nhân duyên sanh nên nó đâu phải là tánh sẵn có. Nó là pháp nhân duyên sanh, là thuộc vô thường. Là vô thường thì nó có thể chuyển đổi. Như vậy, bản chất của cái nóng nảy là vô thường, là hoại diệt, không nên chấp vào nó thì đó là con đường tu tiến của chúng ta.

Như chuyện ông Tô Đông Pha một nhà nho mà học thiền, cũng hiểu được đạo lý kha khá. Ông thường qua lại với Thiền sư Phật Ấn để bàn luận đạo lý.

Hôm đó không biết ông ngồi thiền có cảm hứng trong lòng thế nào mà vui vẻ làm bài kệ:

Khể thủ thiên trung thiên 

Hào quang chiếu đại thiên 

Bát phong xuy bất động 

Đoan tọa tử kim liên.

Dịch:

Cúi đầu lễ Thế Tôn 

Hào quang chiếu ba ngàn 

Tám gió thổi chẳng động 

Ngồi thẳng trên đài sen.

Xong, ông mới sai người nhà qua sông đem trình với Ngài Phật Ấn. Nhà ông ở cách chùa Kim Sơn nơi Ngài Phật Ấn ở một con sông. Ngài Phật Ấn xem xong liền phê vào bên cạnh bài thơ đó hai chữ “Phát địt”, nói theo tiếng miền Bắc là “Đánh rắm”. Rồi bảo đem về đưa cho ông.

Khi được hồi âm, ông hớn hở mở ra xem, nhìn thấy hai chữ “phát địt” thì nổi giận, nghĩ: “Đáng lẽ phải khen ngợi chớ tại sao mà chê quá vậy!” Ông mới vội vã sai người nhà sửa soạn thuyền để qua sông gặp Ngài Phật Ấn hỏi cho ra lẽ, tại sao khinh thường ông như vậy.

Ngài Phật Ấn đoán biết nên đứng ở trên bờ sông chờ. Thuyền vừa cập bến, ông lên bờ vẻ mặt hầm hầm, hỏi Ngài Phật Ấn: “Tôi với thầy lâu nay là bạn thân, nay khi tu tập tôi có cảm hứng làm thơ trình thầy sao thầy chê tôi quá vậy?” Ngài Phật Ấn hỏi: “Chê cái gì?” Ông mới đưa tờ giấy ra, nói: “Thầy phê bài thơ tôi như vầy”.

Ngài Phật Ấn cười ha hả nói: “À! Thì ra là Tô Đông Pha tám gió thổi không động nhưng chỉ một ‘phát địt’ liền thổi từ bên kia sông qua tới bên đây sông!”

Nghe xong, ông tỉnh ngộ, hổ thẹn mới xin tạ lỗi. Ngay đó, ông hết giận, sám hối với Ngài Phật Ấn.

Qua câu chuyện, quý vị nhận định thế nào? Mới giận đó nhưng khi nghe Ngài Phật Ấn cảnh tỉnh liềm xìu xuống hết giận. Để thấy rằng cái giận nó không có thật thể, nếu nó là cái thật thì nó còn hoài, thì chắc là giận suốt đời, theo mình suốt đời.

Hiểu rồi thì chúng ta không nên cố chấp vào nó, và chính đó là ánh sáng giáo pháp soi sáng cho chúng sanh để chúng ta thấy được những lẽ thật. Đó là cái giận thôi, còn những buồn phiền v.v…, chúng ta cũng quán kỹ như vậy thì sẽ bớt chấp và chúng ta sẽ có con đường để chuyển hóa tiến lên.

Cho nên, ai mà nói rằng tánh tôi xấu không có hy vọng gì chuyển đổi được là tự lầm, biện hộ cho cái xấu của mình. Trái lại, đều có thể chuyển đổi, nếu có quyết tâm. Từ tâm mê lầm chúng ta tạo ra cái xấu thì bây giờ cũng từ tâm tỉnh giác chúng ta chuyển hóa để vươn lên.

Phật dạy tất cả pháp hữu vi đều là pháp vô thường sanh diệt, thì bản chất của nó là hoại diệt. Cho nên, bản chất những thói xấu, những tội lỗi của chúng ta cũng là hoại diệt, có thể tu để chuyển hóa. Đó là con đường vượt ra khỏi lưới.

Tin bài có liên quan

Ý Thức Về Tội Lỗi

Ý thức về tội lỗi

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Lễ Bái

Ý Nghĩa Quy Y Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Của Cầu Nguyện, Cầu An Và Cầu Siêu

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Yếu Lược Các Giai Đoạn Trên Đường Tu Giác Ngộ

Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ

Xã Hội Và Đạo Đức Nhân Quả

Xã hội và đạo đức nhân quả

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Why Study Buddhism? Jetsunma Tenzin Palmo

Vô Minh Và Tuệ Giác

Load More

Discussion about this post

Ý Nghĩa Lễ Tự Tứ Trong Phật Giáo Nam Truyền

Ý nghĩa lễ Tự tứ trong Phật giáo Nam truyền

Ý NGHĨA LỄ TỰ TỨ TRONG PHẬT GIÁO NAM TRUYỀN Tỳ kheo Định Phúc Theo truyền thống Phật giáo Nam...

Lễ Rước Phật từ Ấn Quang đến Việt Nam Quốc Tự sáng ngày mồng 8 tháng 4 AL tức ngày 3.5.2017

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tỉnh Thức Và Cảnh Giác

Tỉnh Thức Và Cảnh Giác

TỈNH  THỨC VÀ CẢNH GIÁC Minh Mẫn   Đức Phật đã dạy: “Này các Kàlàmà!1- Chớ có tin vì nghe truyền...

Vì Sao Con Người Làm Khổ Nhau?

Vì sao con người làm khổ nhau?

Đức Phật dạy, vì vô minh, phiền não mà con người phải khổ. Do không sáng suốt, nhận thức sai...

Bức Tường Và Đứa Bé

Bức tường và đứa bé

BỨC TƯỜNG VÀ ĐỨA BÉ Trần Hạ Tháp Ngôi nhà không quá rộng nhưng trang nhã. Tranh họa vĩ nhân,...

Công Năng Của Phước Báo

Công Năng Của Phước Báo

CÔNG NĂNG CỦA PHƯỚC BÁU Quảng Tánh Tu hành muốn thành công hẳn ai cũng biết phước và trí đều...

Nhân Khóa Tu “Tuổi Trẻ Và Hành Trang Vào Đời”

Nhân khóa tu “Tuổi trẻ và hành trang vào đời”

Nhân khóa tu “Tuổi trẻ và hành trang vào đời” nghĩ về tấm lòng của sư cô Quảng Khiết với...

Giữ Gìn Tài Sản

Giữ gìn tài sản

GIỮ GÌN TÀI SẢN Quảng Tánh Một thời, Thế Tôn ở giữa dân chúng Koliya, tại thị trấn Kakakrapatta. Rồi...

Audio Book: Lời Khai Thị Của Tổ Longchenpa

Audio book: Lời khai thị của tổ Longchenpa

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Văn Hóa Thiền Tông Trong Đời Sống Xã Hội Việt Nam Hiện Nay

Văn Hóa Thiền Tông Trong Đời Sống Xã Hội Việt Nam Hiện Nay

VĂN HÓA THIỀN TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC...

Vu Lan Mùa Dịch

Vu Lan Mùa Dịch

VU LAN MÙA DỊCH Tiểu Lục Thần Phong   Mỗi độ tháng bảy âm lịch về, người con phật laị...

Đám Cưới Tại Một Ngôi Chùa Và Hướng Đến Mở Rộng Cuộc Lễ Nhiều Ý Nghĩa – Minh Thạnh

Đám Cưới Tại Một Ngôi Chùa Và Hướng Đến Mở Rộng Cuộc Lễ Nhiều Ý Nghĩa – Minh Thạnh

ĐÁM CƯỚI TẠI MỘT NGÔI CHÙAVÀ HƯỚNG ĐẾN MỞ RỘNG CUỘC LỄ NHIỀU Ý NGHĨAMinh Thạnh Ngày nay, việc tổ chức...

Rồi Mai Đây

Rồi Mai Đây Quảng Tựu Đoan Thanh Rồi mai đây sau buổi tan tầm vất vả Trả nợ đời dẫu...

Bạn Ta Sẽ Nghĩ Gì, Làm Gì Nếu Khi Chỉ Còn Trăm Ngày Để Sồng ?!

Bạn ta sẽ nghĩ gì, làm gì nếu khi chỉ còn trăm ngày để sồng ?!

BẠN TA SẼ NGHĨ GÌ, LÀM GÌNẾU KHI CHỈ CÒN TRĂM NGÀY ĐỂ SỒNG ?!Trần Kiêm Đoàn   Thăm anh...

Tôi Tin Phật

Tôi tin Phật

Với tôi, tôi tin Phật, tin Tam bảo, tin nhân quả, tin các pháp do duyên mà sinh, do duyên...

Ý nghĩa lễ Tự tứ trong Phật giáo Nam truyền

Lễ Rước Phật từ Ấn Quang đến Việt Nam Quốc Tự sáng ngày mồng 8 tháng 4 AL tức ngày 3.5.2017

Tỉnh Thức Và Cảnh Giác

Vì sao con người làm khổ nhau?

Bức tường và đứa bé

Công Năng Của Phước Báo

Nhân khóa tu “Tuổi trẻ và hành trang vào đời”

Giữ gìn tài sản

Audio book: Lời khai thị của tổ Longchenpa

Văn Hóa Thiền Tông Trong Đời Sống Xã Hội Việt Nam Hiện Nay

Vu Lan Mùa Dịch

Đám Cưới Tại Một Ngôi Chùa Và Hướng Đến Mở Rộng Cuộc Lễ Nhiều Ý Nghĩa – Minh Thạnh

Rồi Mai Đây

Bạn ta sẽ nghĩ gì, làm gì nếu khi chỉ còn trăm ngày để sồng ?!

Tôi tin Phật

Tin mới nhận

Đi tìm ý nghĩa của cuộc đời

Trong đời sống khi gặp cảnh không hòa thuận nên xử lý thế nào?

Người yêu rốt cuộc là ai?

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển

Phật dạy: “Thế gian có năm việc tuyệt chẳng thể được”

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Ý nghĩa bảy bước chân của Đức Phật

Giết gì được Phật khen?

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

“Lửa Thiêng Soi Toàn Thế Giới” Trong Đoản Khúc “Việt Nam Việt Nam” Của Phạm Duy Là Lửa Gì?

Đức Phật qua cái nhìn của danh nhân

Đức Phật có tha lỗi cho tội lỗi của chúng ta không?

Đức Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp bằng cách nào?

Tản mạn về ngộ đạo (I)

Đức Phật dạy có 5 điều người tu hành cần nên tránh

Nghiệp qua sự ẩn dụ sâu sắc từ lời Phật dạy

Lời Phật dạy về các tín ngưỡng dân gian

Đức Phật giảng như thế nào về cái chết và quy luật sinh lão bệnh tử trên đời?

Thông Bạch Về Việc Tu Sửa Trai Đường Và Tịnh Trù Ni Viện Diệu Đức – Huế

Dòng sông tâm thức (I)

Tin mới nhận

Maraṇasati Cho Tất Cả Chúng Ta

Thường tâm không Phật, chúng ta niệm gì?

Lý Tưởng Giải Thoát Trong Nhà Phật

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 79)

Quê Hương Cực Lạc, Hòa Thượng Tuyên Hóa

Ta về thắp sáng tâm đăng

Phật Giáo Đồng Hành Cùng Dân Tộc

Tổ Đình Sắc Tứ Thiền Lâm -ninh Thuận

Có Linh Hồn Người Chết Không ? Gsbs. Bùi Duy Tâm

Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới

Tu học so với hành thiền

Ý niệm về sự Tự Do trong lịch sử nhân loại và theo quan điểm Phật giáo

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 68)

Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh

Kinh Giáo Hóa Bịnh [1]

Nhu Cầu Vì Hòa Bình Và Ân Cần

Tôi Là Người Biết Sợ

Tham Ái Qua Lăng Kính Phật Giáo

Cuộc Phỏng Vấn Ht. Thích Minh Châu Năm 1981 – English And Vietnamese

Gửi Em – Người Sầu Khổ

Tin mới nhận

Ý nghĩa đọc kinh sám hối là gì?

Thực Tại Hiện Tiền

Hoa nghiêm tánh khởi

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 54)

Kinh Bách Dụ: Thấy bóng vàng dưới nước

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 210)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 49)

Sự Tồn Tại Của Diệu Pháp – Tương Ưng, Sn-xlvi.25

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 365)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 218)

Về việc dịch Tam Tạng Pali sang tiếng Việt

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 22)

Kinh Viên Giác Luận Giảng

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 01)

Kinh Viên Giác Giảng Giải

Giới Thiệu Kinh Trung A Hàm

Kinh Dhammika Sutta (An An 6.54 – Pts: {A Iii 364})

Nên Biếu Quà Tặng Cho Ai?, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 162)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 315)

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 77)

Vấn Đề Tự Lực Và Tha Lực

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 318)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 86)

Việc Lớn Sanh Tử

Hộ Niệm: Hướng Dẫn, Khai Thị

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 6)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 80)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 83)

Nhìn Thấu, Buông Bỏ, Bố Thí

Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 50)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 341)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 347)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 294)

TUYỂN CHỌN HỌC PHẬT VẤN ĐÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG – PHẦN 2

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 340)

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Đức Karmapa Đời Thứ 17

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 5)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.