PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Luật Tông Phật Giáo Bắc Truyền

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

GIỚI ĐÀI NÉT ĐẶC TRƯNG TRUYỀN THỪA
LUẬT TÔNG PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN

Thích Tâm Mãn

(CMT)
Ngày Đức Thế Tôn dạy: “ không bao lâu nữa Ta sẽ nhập Vô Dư Niết Bàn” Ngài A Nan lòng buồn vô hạn, với những nỗi lo hết sức chân tình, lo Phật
đi rồi lấy ai nương tựa, lo Phật không còn ai là người lèo lái con thuyền Phật Pháp, lo cho sự truyền thừa đạo mạch Phật Giáo mai sau. Ngài
A Nan đem những nỗi lo này đến bạch Phật, Đức Điều Ngự dạy rằng: “ Này
A Nan, sau khi Ta diệt độ trong đời tượng Pháp phải vâng kính tôn trọng
Giới Ba La Đề Mộc Xoa
. Người
năng kính giữ tôn trọng Ba La Đề Mộc Xoa là bậc Đại sĩ trong tứ chúng và cũng không khác gì như ta còn tại thế vậy.” vì vậy câu chân ngôn “Giới luật còn là Phật Pháp còn, Giới luật mất là Phật Pháp mất” luôn là
kim chỉ nam, là mạng mạch của Tăng Già Đạo Phật.

Phật Giáo trong hơn 2500 năm truyền thừa
và phát triển, đi đến đâu, ở phương nào Tăng đoàn cũng tôn trọng giữ gìn nghiêm trì giới luật, luôn chú trọng việc truyền giới và sách tấn sự
tu trì giới pháp. Cho nên nghe nơi nào có khai Đàn truyền giới là biết nơi ấy Phật Pháp hưng long, Tăng già nghiêm tịnh, vì lẽ đó trong lịch sử
Phật Giáo Giới Đàn luôn là những dấu ấn lịch sử và người ta y cứ vào đó
để chứng minh cho sự phát triển của Phật Giáo trong thời đại đó ở địa phương ấy.

Phật Giáo ở Ấn Độ là Phật Giáo từ Hoàng Cung bước vào nhân thế, nhưng khi Phật Giáo được truyền qua Đông Độ thì ngược lại, từ nhân gian đi đến Hoàng Cung. Chính sự khác biệt này tạo thành một nếp văn hóa sống mới trong Phật Giáo, nếp sống văn hóa Phật Giáo Bắc Truyền trong tâm niệm “Nhập gia tùy tục”, “Tùy duyên bất biến” để hoằng Pháp độ sanh. Chính vì lẽ đó mà nếp sống nguyên thủy của Phật Giáo chỉ còn là tính ước lệ nguồn gốc trong Phật Giáo Bắc Truyền, thay vào đó một nếp văn hóa tu tập, hoằng Pháp và lối sống mới mang đậm sắc màu văn hóa Phương Đông.

Phật Giáo Bắc Truyền phát triển trong mạch sống văn hóa Phương Đông, đại diện là văn hóa Trung Hoa, hầu hết trên mọi lĩnh vực văn hóa, đời sống, lễ nghi, học thuật, nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc Phật Giáo Bắc Truyền .v.v… đâu đâu cũng thấy sự hiện diện đậm nét của văn hóa Trung Hoa, tính chất thực tế, hợp tình hợp lý của văn hóa Trung Hoa hòa quyện vào tinh thần “Diệu dụng tùy duyên bất biến” của Phật Giáo như nước với sữa, làm cho người Phương Đông chấp nhận văn hóa Phật Giáo Bắc Truyền một cách dễ dàng và đôi lúc còn như quên mất nơi sản sinh ra nền văn hóa đó, lẫn lộn giữa cội nguồn Ấn Độ và
Trung Hoa.

Ngày nay Phật Giáo ở Phương Đông thuộc Phật Giáo Bắc Truyền phần đa ảnh hưởng văn hóa Phật Giáo Trung Hoa hầu như tất cả các phương diện, sự khác biệt giữa văn hóa Phật Giáo các nước
thuộc Phật Giáo Bắc Truyền và văn hóa Phật Giáo Trung Hoa ở tính độc lập văn hóa truyền thống dân tộc, ngôn ngữ địa phương và các tập tục tín
ngưỡng
dân gian được đưa vào trong Phật Giáo.

Lễ Nghi là bản sắc văn hóa, chuẩn mực đạo đức, lối sống thanh cao của người Đông Độ, trong quan niệm sống ảnh hưởng văn hóa Đạo Nho “Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín”, cuộc sống ở Đông Độ hình như không có một sinh hoạt nào của con người mà không gắn với lễ nghi hay nghi thức. Chính vì vậy mà khi Phật Giáo truyền vào Trung Quốc, không sinh hoạt nào trong Phật Giáo lại không được các vị Tôn Túc Tăng Phật Giáo Bắc Truyền đưa nghi lễ vào và soạn ra nghi thức, để phù hợp tính văn hóa đạo đức truyền thống Á Đông và là phương tiện để đưa Phật Giáo hòa quyện vào văn hóa các dân tộc, từ đây tạo dựng Phật Giáo Bắc Truyền để độ người Phương Đông.

Giới Luật Phật Giáo nguồn gốc từ Ấn Độ và do chính từ kim khẩu Đức Phật thuyết, nhưng Luật Tông của Phật Giáo Bắc Truyền lại do chính các vị Tổ sư người Trung Quốc sáng lập cho nên việc có nhiều điểm không tương đồng với các luật lệ Phật Giáo thời nguyên thủy cũng như nghi thức truyền giới là điều tự nhiên vì địa vực khác nhau, con người và văn hóa tư tưởng cũng không đồng. Để phù hợp với
điểm không đồng cũng như khác biệt trên, nên việc vay mượn văn hóa Trung Quốc để hoằng pháp là điều kiện tốt nhất để Phật Giáo đi vào Phương đông. Xây Đàn để truyền giới trong Luật Tông Phật Giáo Bắc Truyền
là kết tinh của sự ảnh hưởng văn hóa tư tưởng lễ chế phong kiến Trung Hoa.

Đàn hay Đài theo sách Trung Quốc Kiến Trúc
ghi: “Đàn là là kiến trúc tế tự có lịch sử rất lâu đời trong văn hóa Trung Hoa, trong những di chỉ thời đồ đá mới người ta đã phát hiện dấu vết của tế đàn, đàn thường được đắp bằng đất có ba tầng, hình tròn hoặc vuông, và ngày nay tại Bắc Kinh còn các di tích của tế Đàn, gồm có Thiên
Đàn để tế trời, Địa Đàn, Nhật Đàn, Nguyệt Đàn, Xã Tắc Đàn, Tiên Nông Đàn.v.v…”

Gd2

Thiên Đàn – Bắc kinh – Trung Quốc

Trong chế độ phong kiến Trung Quốc các vị vua đều tự cho mình là thiên tử con trời thống trị thiên hạ, cho nên việc cúng tế trời đất là việc của vua vậy “ Vương giả Phụng sự Thiên” vì
vậy
việc tế tự trời đất được các vương triều hết sức chú trọng, vì sao không tế trong đại điện mà tế trên đàn ở ngoài trời. Trong Lễ Ký-Tế Pháp chép:
“Khi đốt củi nướng đồ cúng tế làm hương khói bay lên trời gọi tế trời…Thiên thần ở trên trời nếu không đốt lửa cúng tế thì không đủ vậy…”
vì thế việc lập đàn tế thiên ngoài trời là việc tất yếu vậy.

Gd4

Thiên Đàn

Đàn còn một ý nghĩa khác nữa đó là “Trúc
Đàn bái tướng, kiến tiết phong hầu” vào thời Xuân Thu Chiến Quốc các nước chư hầu đua nhau xưng bá, nước nào lên ngôi bá chủ tập hội chư hầu kiến đàn xưng vương, trong lễ phong vương có tế trời cho nên cũng đắp đàn, trong Yến Tử Xuân Thu có đoạn chép: “ Cảnh công đăng đàn, đàn cao quá lên không tới, buồn giận mà nói rằng, đắp đài cao quá, người bịnh lên không nổi” vậy theo quan niệm văn hóa Trung Hoa, Đàn
là kiến trúc tế tự đồng thời là nơi để thực hành các nghi thức quan trọng của chế độ phong kiến như lên ngôi vua tế cáo trời đất, phong vương cho các nước chư hầu.

Gd3

Đàn Tế Trời của Vua

Giới Đài của Luật Tông Phật Giáo Bắc Truyền được ra đời trong quan niệm văn hóa của phương Đông đại diện là tư tưởng văn hóa Trung Hoa. Truyền giới trong Phật Giáo Bắc Truyền ngoài
tính chất thiên liêng cần cầu Giới Pháp tu hành giải thoát ra nó còn mang một tính chất khác đó là một lễ phong chức. Vì giới tử khi thọ giới
xong trở thành Tỳ Kheo hay Sa Di là đầy đủ pháp nhân trở thành thành viên trong Tăng đoàn Phật Giáo, còn các vị Tôn Túc đăng đàn truyền Giới theo thông lệ ngày xưa đều được tấn phong giáo phẩm chức vị trong Phật giáo. Vì là một lễ tấn phong Giáo chức, mà ngày xưa khi đăng đàn truyền Giới thường là các vị Đại Tăng có địa vị trong Phật Giáo cũng như ngoài xã hội rất cao, như Quốc Sư hoặc là Tăng Cang nên lễ Tấn Phong của các vị này không thể làm sơ sài được.

Thứ nữa đôi lúc truyền giới cho chính nhà Vua cho nên việt kiến đàn là viêc làm cần thiết. Trong Tông Phụng Tạp Tập chép:
“Tùy Dưỡng Đế thỉnh Thiên Đài Tông Trí Khải Đăng Đài Truyền Bồ Tát Giới
cho nhà vua…” cho nên sử dụng thể chế phong vương của triều đình trong
Giới Đàn là việc tất nhiên trong Phật Giáo Bắc Truyền và vị vua đầu tiên cho xây Giới Đàn để truyền giới trong Phật Giáo Băc Truyền đó là Vua Lương Võ Đế. Theo NAM Sử chép: “ Năm Thứ 18 niên hiệu Thiên Giám (519) Vua Lương Võ Đế vì muốn hoằng truyền Giới Luật phổ cập đến chúng dân, nên phát nguện tự mình thọ giới… xây Giới Đài hình tròn… thỉnh Ngài
Huệ Ước đăng đàn truyền Bồ Tát Giới…”

Gd

Giới Đài – Chùa Đàm Chá – Bắc Kinh

Sách Thích Thị Yếu Lãm định nghĩa về Giới Đàn: “ Đàn được xây cao lên khỏi mặt đất, trường là mặt đất bằng được kết giới để truyền giới, thời nay gọi chung Đàn Trường
là có sự ngộ nhận vậy”. Giới luật là mạng mạch của Tăng Già là Pháp Luật của Phật Giáo, cho nên phàm chế ra điều gì có liên quan đến Giới luật đều phải có nguồn gốc để y cứ. Như lập Giới Đàn để truyền giới.

Trong Thích Thị Yếu Lãm
chép: “tại Kỳ Viên ở Tây Thiên, Tỳ Kheo Lâu Chí thỉnh Phật lập Đàn, cho
Tăng thọ Tỳ Kheo Giới. Đức Như Lai dạy lập Đàn phía ngoài Viện Kỳ Viên hướng Đông Nam, đây là Giới Đàn đầu tiên của Phật Giáo có nguồn gốc từ Phật vậy.” Lịch sử kiến đàn truyền giới của Luật Tông Trung Quốc có từ thời Nhà Tấn cho đến thời đại Tùy, Đường trong suốt 300 năm, theo sách Trung quốc Phật Giáo Đại Quang
chép: “Như ngài Pháp Thái đời Đông Tấn lập Giới Đàn tại chùa Ngõa Quan ở
Dương Đô, Ngài Chi Đạo Lâm lập Giới Đàn ở Thạch Thành và Ốc Châu, ngài Chi Pháp Tồn lập Giới Đàn ở Thiệu Hưng…..Ngài Tăng Hữu lập Giới Đàn ở Bốn Chùa Vân Cư, Thê Hà, Quy Thiện, Ái Kính.v.v… đến đời Đường đã có gần
300 giới Đàn, tất cả những Giới Đàn này được xây dựng như thế nào hình thức ra sao đến nay không thể khảo cứu được…”

Thời Đường niên hiệu Càn Phong năm thứ hai (667) Ngài Đạo Tuyên Luật Sư lập Giới Đàn tại chùa Tịnh Nghiệp-Tây An mới bắt đầu định ra các phép tắc và hình dạng của Giới Đài. Theo Tứ Phần Luật Hành Sự Sao
của Ngài Đạo Tuyên quyển thượng có ghi: “Các Giới Đàn ở các nước ngoài đa số đều ở ngoài trời cũng như Đàn Tế Nam Giao ở nước ta vậy”. Căn cứ theo Giới Đàn Đồ Kinh của ngài Đạo Tuyên Luật Sư, Giới Đài gồm có ba tầng, tầng thứ nhất mỗi tầng dài rộng 8m chiều cao1,2m, tầng thứ nhì dài rộng 7m cao 0,9m, tầng thứ ba dài rộng 6m cao 0,7m. Giới Đài tạo theo hình dáng của Tu Di tòa trên Giới Đài có tôn trí tượng
72 vị Hộ Giới Thần và Tứ Thiên Vương, trên tầng cao nhất nếu như Phương
Đẳng
Giới Đài thì Phụng thờ Đức Phật Lô Xá Na, nếu như Cam Lộ Giới Đàn thì Phụng thờ Đức Thích Ca Mâu Ni Phật.

Dan-Nam-Giao-Hue

Đàn Nam Giao – Huế – Việt Nam

Phương Đẳng Giới Đàn theo Tăng Sử Lược
chép: “Pháp truyền Giới Thọ Giới Thanh Văn, nhất nhất đều phải theo luật nếu như người thọ giới các căn không cụ túc, không được thọ giới, nếu cố đăng đàn thọ giới thì cũng không đắc giới vậy. Nay có Pháp Phương
Đẳng
Bồ Tát Giới Đại Thừa, những người không cụ túc các căn nhưng phát tâm lãnh nạp thì đều được đắc Giới, cho nên gọi là quảng đại bình đẳng cùng khắp vậy. Nên xưng là Phương đẳng Giới Đàn”. Cam Lộ Giới Đàn theo Thích Thị Yếu Lãm
chép: “Cam lộ tức là dụ cho Niết Bàn vậy, vì Giới là cánh cửa đầu tiên đưa con người đi vào Niết Bàn, cho nên gọi Giới là Cam Lộ vậy”.

Đàn Tế Giao có ba tầng tượng trưng cho thuyết “Tam Tài” Thiên, Điạ, Nhân, ở đây người là mối liên kết giữa trời
và đất, cho nên việc cúng tế được thực hiện theo lễ chế thế gian mục đích cầu nguyện sự oai linh của trời đất gia hộ cho đất nước phong điều vũ thuận quốc thái dân an. Giới Đàn cũng có ba tầng tượng trưng cho “Tam
Giới” Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc Giới, con người muốn thoát ra ba cõi vào cứu cánh Niết Bàn điều trước tiên phải phát tâm đăng Đàn thọ trì Giới Pháp.

Trong Sa Di Luật Nghi chép: “nhơn Giới sanh Định, nhơn Định phát Huệ, là những bước cơ bản để thành tựu Thánh Đạo”. Người thế gian đăng đàn cúng tế trời đất để cầu nguyện tha lực bảo hộ che chở, người xuất gia đăng đàn thọ Giới vì phát tâm muốn giải thoát sanh tử đạt đến cứu cánh Niết Bàn cho nên thọ giới rồi phải tự mình tự lực tấn tu. Vua khi lên ngôi đăng đàn tế Thiên Địa bố cáo với muôn dân, thế thì một vị Phật trong tương lai khi bắc đầu cuộc hành trình đi đến quả vị “Vô Thượng Bồ Đề” hay “Nhơn Thiên Chi Đạo Sư” có lý nào lại không lập Đàn thọ Giới .

Giới Đài trong Luật Tông Phật Giáo Bắc Truyền với ý nghĩa đầu tiên là tôn trọng kính ngưỡng đối với địa vị tôn quí vô thượng Giới Pháp của Phật, thứ đến là tỏ niềm cung kính đối với các bật Bồ Tát sơ phát tâm bước vào sơ địa. Giới Đài là nơi phô diễn lý tướng, nghĩa sự của Đại Thừa Thánh Giáo đồng thời cũng chứng minh cho sự
phát triển của Phật Giáo Bắc Truyền, sự hòa nhập văn hóa của Phật Giáo trên tinh thần tiếp thu làm đẹp xây dựng bản sắc văn hóa riêng của Phật Giáo Đông Độ, với hình tượng trang nghiêm, hùng tráng của Giới Đài làm cho Giới tử khi thọ giới khởi đại tín tâm đắc được Giới Thể. Giới Đài là
tướng đại hùng của Phật, là đại lực của Ba La Đề Mộc Xoa, là đại từ bi trong tinh thần vô ngã của Đạo Phật.

Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Tổng Quát Về Giới Trong Thanh Tịnh Đạo

Ý nghĩa tổng quát về giới trong Thanh Tịnh Đạo

Ý Nghĩa Phương Thức, Thời Hạn Thọ Và Xả Cận Trụ Luật Nghi (Tám Chi Trai Giới)

Ý Nghĩa Danh Xưng Phẩm Vị Chức Sự Trong Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền

Ý Nghĩa Chữ Phạn “Upavāsatha saṃvara” – Cận Trụ Luật Nghi

Ý Nghĩa Căn Bản Của Giới Luật

Ý nghĩa căn bản của giới luật

Việc Tổ Chức Đại Giới Đàn: Những Vấn Đề Cần Quan Tâm, Điều Chỉnh

Việc Tổ Chức Đại Giới Đàn: Những Vấn Đề Cần Quan Tâm, Điều Chỉnh

Về Giới Cấm Không Được Ca Hát, Xem Nghe Ca Hát & Không Say Đắm Trong Âm Điệu

Về giới cấm không được ca hát, xem nghe ca hát & không say đắm trong âm điệu

Vận Dụng Thế Nào Để Vừa Uyển Chuyển, Vừa Trì Được Giới Luật?

Vận dụng thế nào để vừa uyển chuyển, vừa trì được giới luật?

Vấn Đề Túc Số Tăng Trong Giới Đàn Truyền Giới Cụ Túc

Vấn Đề Túc Số Tăng Trong Giới Đàn Truyền Giới Cụ Túc

Vai Trò Của Giới Luật Trong Nếp Sống Thiền Môn

Vai trò của giới luật trong nếp sống thiền môn

Load More

Discussion about this post

Heidegger, Jaspers Và Bối Cảnh Phật Lão Trang, Tam Ích

HEIDEGGER, JASPERS VÀ BỐI CẢNH PHẬT LÃO TRANG, Tam Ích 1. Nói rằng triết học Âu Tây giỏi và bảnh...

Vài Suy Nghĩ Về Bài Viết “Nghĩ Về Bài Viết Người Tu Sĩ Xin Nhìn Lại” Của Thầy Thích Trung Hữu.

Vài suy nghĩ về bài viết “nghĩ về bài viết người tu sĩ xin nhìn lại” của thầy Thích Trung Hữu.

VÀI SUY NGHĨ VỀ  BÀI VIẾT “NGHĨ VỀ BÀI VIẾT NGƯỜI TU SĨ XIN NHÌN LẠI” CỦA THẦY THÍCH TRUNG...

Sự Ra Đời Của Một Vị Phật – Những Phẩm Chất Làm Nên Một Bậc Giác Ngộ

Sự Ra Đời Của Một Vị Phật – Những Phẩm Chất Làm Nên Một Bậc Giác Ngộ

SỰ RA ĐỜI CỦA MỘT VỊ PHẬT – NHỮNG PHẨM CHẤT LÀM NÊN MỘT BẬC GIÁC NGỘ NS. Phap Hy...

Đọc Thêm Vài Ý Về Bát Nhã Tâm Kinh

Đọc Thêm Vài Ý Về Bát Nhã Tâm Kinh

ĐỌC THÊM VÀI Ý VỀ BÁT NHÃ TÂM KINH Nguyên Giác   Bài viết này để nói thêm một số...

Luận Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Sự Buông Xuống Sau Cùng

Sự buông xuống sau cùng

SỰ BUÔNG XUỐNG SAU CÙNG Hoàng Nguyên Đức Phật nói rằng thế giới là vô sở hữu, chúng ta không...

Thế Giới Rỗng Không – Tri Thức Luận Phật Học

Thế giới rỗng không – Tri thức luận Phật học

(Bài thuyết trình của Giáo sư tiến sĩ triết học Thái Kim Lan trên chương trình chuyên đề của Phật...

Những Lời Phật Dạy Sâu Sắc Trong Kinh Pháp Cú

Những lời Phật dạy sâu sắc trong Kinh Pháp Cú

Kinh Pháp Cú hoặc Kinh Lời Vàng hay còn được gọi là Lời Phật Dạy là một trong 15 quyển...

Giáo Dục Học Phật Giáo – Lý Kim Hoa Ph.d

Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo...

Qui Sơn Cảnh Sách (Ebook Pdf)

Qui Sơn Cảnh Sách (Ebook PDF)

LỜI NÓI ĐẦU  Cho tới nay có ít nhất mười nhà dịch giả (thuật) bộ Qui Sơn Cảnh Sách sang...

Tỉnh Thức Về Sự Chết

Tỉnh thức về sự chết

TỈNH THỨC VỀ SỰ CHẾTNguyên tác: Awareness of DeathĐức Đạt Lai Lạt Ma | Tuệ Uyển chuyển ngữ *** Giống...

Người Phật Tử Nên Đọc Kinh Điển Như Thế Nào?

Người Phật Tử Nên Đọc Kinh Điển Như Thế Nào?

NGƯỜI PHẬT TỬ NÊN ĐỌC KINH ĐIỂN NHƯ THẾ NÀO Cư sĩ Nguyễn Minh Tiến Cách đây ít lâu -...

Tà Niệm Và Chánh Niệm

Tà Niệm Và Chánh Niệm

TÀ NIỆM (Micchāsati) và CHÁNH NIỆM (Sammāsati) Thiền sư Mahāsi Sayādaw Chuyển ngữ: Tỳ kheo Pháp Thông Tà niệm (Micchāsati): Tà...

Sông Lửa, Sông Nước – Giới Thiệu Truyền Thống Phật Giáo Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Sông Lửa, Sông Nước – Giới Thiệu Truyền Thống Phật Giáo Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Hãy Để Những Đóa Hoa Vô Ưu Luôn Nở Trong Ta

Hãy Để Những Đóa Hoa Vô Ưu Luôn Nở Trong Ta

HÃY ĐỂ NHỮNG ĐÓA HOA VÔ ƯU LUÔN NỞ TRONG TA Thiện Phúc Cơ hội làm người của chúng ta...

Heidegger, Jaspers Và Bối Cảnh Phật Lão Trang, Tam Ích

Vài suy nghĩ về bài viết “nghĩ về bài viết người tu sĩ xin nhìn lại” của thầy Thích Trung Hữu.

Sự Ra Đời Của Một Vị Phật – Những Phẩm Chất Làm Nên Một Bậc Giác Ngộ

Đọc Thêm Vài Ý Về Bát Nhã Tâm Kinh

Luận Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật

Sự buông xuống sau cùng

Thế giới rỗng không – Tri thức luận Phật học

Những lời Phật dạy sâu sắc trong Kinh Pháp Cú

Giáo Dục Học Phật Giáo – Lý Kim Hoa Ph.d

Qui Sơn Cảnh Sách (Ebook PDF)

Tỉnh thức về sự chết

Người Phật Tử Nên Đọc Kinh Điển Như Thế Nào?

Tà Niệm Và Chánh Niệm

Sông Lửa, Sông Nước – Giới Thiệu Truyền Thống Phật Giáo Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Hãy Để Những Đóa Hoa Vô Ưu Luôn Nở Trong Ta

Tin mới nhận

Thập Trụ Bồ Tát

Phật pháp tại thế gian

Phật dạy pháp ‘trừ sầu lo’

50 Năm Nhìn Lại Phật Giáo Tranh Đấu 1963

“Giữa băng hoại về đạo đức vẫn luôn có những câu chuyện rất đẹp về tình người”

Chùa Bình A – Thôn Bình A, Xã Nghĩa Thịnh, Huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định

Lời Phật dạy sâu sắc về cách làm giàu chân chính

Chùa Bửu Long, Phường 11, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Con không còn sợ cô đơn…

6 chân lí của hạnh phúc từ lời Phật dạy

Đức Phật – Nhà trị liệu tâm lý vượt thời gian

Bí quyết để sống hạnh phúc theo lời Phật dạy

Phật dạy về phái yếu

Quan niệm về Đức Phật

Lời Phật dạy về chữ Nhẫn

Theo đuổi hạnh phúc chỉ là điểm khởi đầu chứ không phải là mục đích

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chùa Sùng Hưng

Trái Tim Bất Tử – Quốc Việt

Suy ngẫm từ nắm lá trong bàn tay Phật

Lòng từ bi Karuna và tiếng hát của một bà lão ăn xin

Tin mới nhận

Vu Lan Và Tuổi Trẻ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 109)

Mùa Xuân Đi Qua Ý Xuân Ở Lại Như Hùng

Tính Không Và Hiện Hữu

Vấn Đề Pháp Phái Truyền Thừa Của Hải Lượng Thiền Sư Ngô Thì Nhậm – Thích Hạnh Tuệ

Bảy pháp làm cho Chánh pháp tăng trưởng

Nuôi bệnh được phước

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 19)

Nhất Quán Đạo Có Phải Là Phật Giáo Không?

Kinh Giáo Hóa Người Bệnh

Tính Cách Tức Thời, Tại Đây Và Bây Giờ Của Tịnh Độ Tông

Lễ Tam Hợp Vesak 2008: Kỳ Vọng Của Người, Thách Thức Của Ta

Kinh Vu Lan

Lá Thư Tinh Độ

Sinh Ký Tử Quy – Ajahn Chah (Lưu Ly Dịch)

Hình Tượng Bồ Tát Quan Âm Và Vấn Đề Bình Đẳng Giới – Thích Hạnh Bình

Xây dựng một xã hội nhân ái

Viễn Ly – Quyết Định Giải Thoát

Làm thế nào viruscorona giúp chúng ta hiểu được quan điểm Phật giáo về sự tương quan lẫn nhau

Bụt Hay Phật (Phần 3)

Tin mới nhận

Kinh Pháp Hoa Lược Giảng

Công đức của Thần Chú: Án Ma Ni Bát Di Hồng

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 212)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 51)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 237)

Kinh TissaMetteyya (Kinh xa lìa ái dục)

Kim Cương Bát Nhã Luận

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (2)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 41)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 12)

Giảng Giải Kinh Thừa Tự Pháp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 15)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 238)

Kinh Lời Dạy Cuối Cùng Của Đức Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 229)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 328)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 209)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 346)

Kinh Người Biết Sống Một Mình

Tin mới nhận

Đường về cực lạc, tịnh độ nhân gian

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 33)

Đọc sách ngàn lần – Tập 6

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 244)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 47)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 59)

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 4)

KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC, KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT (Phần 1)

Khai Thị Phật Học Cơ Bản (Phần 1)

Cửa Vào Tịnh Tông

Ý niệm sai lầm

Pháp Môn Tịnh Độ Trong Kinh Phật Giáo Nguyên Thủy

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 327)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 87)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 107)

Ý Nghĩa Thâm Thúy Của 4 Chữ A Di Đà Phật

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 2)

Hương Sen Vạn Đức

Niệm Phật Chính Là Thâm Diệu Thiền

Tuệ Quán Nẻo Về Chân Như

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese