PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Luật Nhân Quả

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

LUẬT NHÂN QUẢ
Nguyên tác: Đức Đạt
Lai Lạt Ma
– Chuyển ngữ: HT Thích Trí Chơn

Trích từ cuốn sách:
“An Open Heart”

Mục đích cuối cùng của
những người thực hành theo Phật giáo là đạt đến quả vị hoàn toàn giác ngộ và
thấu suốt mọi sự vật của một đức Phật. Phương tiện chúng ta nương vào để tu tập
là cái thân người này với một tâm hồn thanh tịnh.

Hầu hết chúng ta sống
một cuộc đời tương đối như những con người lành mạnh. Thật vậy, theo lời đức
Phật
dạy trong các kinh điển có được thân người hôm nay là một phước duyên thù
thắng
và vô cùng quí báu. Đó là kết quả của vô lượng công đức trải qua nhiều
kiếp tu hành của chúng ta. Mỗi cá nhân đã nỗ lực tinh tấn tu hành mới có được
cái thân người này.

Tại sao nó quý báu như
vậy? Bởi lẻ thân người giúp chúng ta có nhiều thuận duyên tu tập phát triển đời
sống
đạo đức hầu mưu tìm hạnh phúc cho chúng ta và những người khác. Loài vật
không có khả năng thực hành đạo đức như con người vì chúng đang sống trong cõi
vô minh.

Cho nên chúng ta nên
biết quý trọng cái thân người nầy và cố gắng bằng mọi cách tinh tấn tu hành để
mong được tái sinh làm thân người ở kiếp sau. Mặc dù chúng ta luôn mong ước đạt
được
sự giác ngộ hoàn toàn, chúng ta nên biết rằng con đường tu hành để thành
Phật
là rất dài mà chúng ta muốn thành tựu cần phải trải qua các khoảng thời
gian
ngắn để chuẩn bị tu tập.

Như chúng ta đã biết để
bảo đảm được tái sanh làm người với đầy đủ khả năng có thể theo đuổi con đường
tu tập
, hành giả trước tiên phải áp dụng thực hành đạo đức. Điều này, theo giáo
lý
đức Phật, có nghĩa là con người cần tránh, không làm mưởi điều ác. Sự khổ
gây ra do mỗi việc làm ác này, có nhiều mức độ khác nhau. Để đưa ra những lý do
cho chính bản thân mình cần tránh các hành động bất thiện đó, chúng ta phải
hiểu rỏ về luật Nhân Quả.

“Nghiệp” hay “Karma” có
nghĩa là “hành động” nhằm chỉ một việc làm chúng ta tham dự vào cũng như hậu
quả
của nó. Khi chúng ta nói hành vi sát hại thì chính tác động đó sẽ dẫn đến
việc cướp đi mạng sống của một người. Kết quả tai hại hơn của hành động giết
người này là gây đau khổ cho nạn nhân cũng như nhiều người thân yêu của họ.

Nghiệp nhân của việc làm
ác đó còn gây ảnh hưởng xấu đến kẻ sát nhân. Những quả báo này không chỉ giới
hạn
trong cuộc đời hiện tại mà thôi. Thực ra kết quả của một hành vi bất thiện
sẽ phát triển theo thời gian, cho nên sự thiếu từ tâm nơi kẻ sát nhân tàn bạo hủy
diệt mạng sống con người nói trên được khởi đầu từ cuộc đời quá khứ của hắn đã
từng xem nhẹ mạng sống mọi người cũng như loài vật và côn trùng.

Một tên sát nhân không
chắc sẽ được tái sinh làm người ở kiếp sau. Những hoàn cảnh dẫn đến việc giết
người sẽ quyết định quả báo khốc liệt mà kẻ sát nhân sẽ phải gánh chịu. Một tên
giết người man rợ, vui sướng khi phạm tội ác, có lẽ sẽ được tái sinh trong một
thế
giới mà ta gọi là “Địa Ngục”. Một trường hợp kém tàn ác hơn – ví dụ giết
người vì tự vệ – có thể sẽ được tái sinh nơi “địa ngục” chịu ít đau khổ hơn.
Những hành động thiếu đạo đức với hậu quả không nghiêm trọng lắm có thể khiến
cho một người bị tái sinh làm con vật, thiếu khả năng tu tập cải thiện tâm
hồn
.

Khi một người được tái
sinh
làm người, các hậu quả của những hành vi bất thiện trong kiếp trước sẽ
quyết định hoàn cảnh cuộc sống mới cuả người đó theo nhiều cách. Sát sinh nhiều
trong đời trước thì kiếp này thọ mạng kẻ ấy sẽ ngắn ngủi hoặc thường hay bị ốm
đau. Nó cũng hướng dẫn người đó có khuynh hướng giết chóc và chắc chắn họ sẽ
chịu quả báo gặp nhiều khổ đau trong những kiếp tương lai.

Tương tự, đời trước hay
trộm cắp thì kiếp này bị nghèo khổ hoặc bị trộm cướp. Nó cũng hướng dẫn kẻ ấy
tiếp tục có ý tưởng trộm cắp trong nhiều đời sau. Hành động tà dâm hay ngoại
tình
dẫn đến hậu quả vợ chồng trong kiếp sau sẽ không tin cậy lẫn nhau và gặp
cảnh khổ vì cuộc sống không chung thủy hay bị phản bội. Đây là những quả báo
của ba việc làm ác gây ra từ nơi thân của chúng ta.

Trong bốn hành động ác
xuất phát từ khẩu nghiệp nơi miệng thì người hay nói dối dẫn đến kết quả là
sống ở đời thường hay bị người ta nói xấu. Vọng ngữ cũng khiến kẻ đó có khuynh
hướng tiếp tục nói dối ở kiếp sau, cũng như bị người ta lừa gạt hoặc mọi người
sẽ không tin dù bạn nói sự thật.

Hậu quả ở kiếp sau của
người nói lời gây chia rẽ là cuộc sống cô độc và khuynh hướng tạo mối bất hòa
với mọi người. Lời nói cộc cằn thô lỗ dẫn đến sự lăng mạ, ngược đãi người khác
và khiến họ sanh tâm giận dữ. Người có tật ngồi lê đôi mách đưa tới hậu quả đời
sau
khi nói sẽ không có ai nghe và thường hay nói những câu chuyện nhảm nhí.

Cuối cùng, quả báo của
ba việc làm ác phát xuất từ ý nghiệp là gì? Sau đây là các tánh xấu bất thiện
thông thường nhất của chúng ta. Lòng tham khiến chúng ta không bao giờ biết đủ
và luôn luôn bất mãn. Ác tâm và sân giận mang lại cho chúng ta sự sợ hãi và dẫn
chúng ta đến hành động làm hại những kẻ khác. Si mê là đặt niềm tin vào điều
trái với sự thật, dẫn đến kết quả là chúng ta không thể hiểu biết, chấp nhận lẽ
phải
và ngoan cố bảo thủ, chấp chặt tà kiến.

Trên đây là một vài ví
dụ cho thấy kết quả của các hành động bất thiện. Cuộc sống hiện tại của chúng
ta
là kết quả của cái Nghiệp (Karma), việc làm quá khứ của chúng ta. Hoàn cảnh
tương lai, các điều kiện mà trong đó chúng ta sẽ tái sinh vào, những cơ hội mà
chúng ta sẽ có hay không thể có được để tạo dựng một cuộc đời hạnh phúc tốt đẹp
hơn sẽ tùy thuộc vào những hành động và việc làm hiện nay của chúng ta.

Mặc dù hoàn cảnh hiện
tại
của chúng ta được quyết định bởi những hành vi trong quá khứ, nhưng chúng
ta
vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hành động của chúng ta trong hiện tại.
Chúng ta có khả năng và trách nhiệm để chọn lựa phương cách nhằm hướng dẫn mọi
việc
làm của chúng ta đi theo con đường đạo đức.

Khi chúng ta cân nhắc
một hành động nào đó xem xét có hợp với đạo lý hay không, chúng ta nên tìm hiểu
động cơ thúc đẩy của hành vi ấy . Một người lấy quyết định không trộm cắp, nếu
anh ta chỉ vì sợ bị bắt hay trừng phạt bởi luật pháp, vậy thì hành động không
trộm cắp của anh ta không phải là một việc làm đạo đức bởi lẽ những ý tưởng đạo
đức
không tác động lên quyết định của anh ta.

Một ví dụ khác, một
người không dám trộm cắp vì sợ dư luận: “Nếu mình trộm cắp thì bạn bè hay hàng
xóm sẽ nghĩ sao về mình ? Chắc mọi người sẽ khinh bỉ và mình sẽ bị xã hội ruồng
bỏ”. Mặc dù đó được xem như một quyết định tích cực nhưng nó vẫn không phải là
một hành vi đạo đức.

Bây giờ, một người cũng
có quyết định là sẽ không trộm cắp vì anh ta suy nghĩ rằng: “Nếu ta trộm cắp
tức là ta đã hành động chống lại luật của trời đất và trái với đạo làm người:”.
Hoặc là: “Trộm cắp là một việc làm ác, nó gây cho nhiều người khác bị tổn thất
và đau khổ”. Với những động cơ suy nghĩ như vậy, quyết định của anh ta được xem
như
một hành vi đạo đức, hợp luân thường đạo lý. Theo giáo lý đức Phật, khi bạn
suy nghĩ cân nhắc tránh không làm các hành động ác thì bạn sẽ khắc phục được
những phiền não khổ đau. Sự kiềm chế đó của bạn được xem như một việc làm đạo
đức
.

Nếu bạn hiểu rõ mọi khía
cạnh chi tiết của luật nhân quả thì bạn được gọi là người có trí tuệ thông suốt
mọi việc. Kiến thức thông thường của chúng ta không thể thấu triệt đầy đủ về
luật nhân quả. Muốn sống đúng theo luật nhân quả mà đức Phật đã dạy, chúng ta
cần tin tưởng vào giáo lý cuả Ngài. Khi Ngài dạy sát sinh dẫn đến chịu sự đoản
mệnh, trộm cắp phải gặp cảnh nghèo túng, thực sự không có cách nào để
chứng minh được những lời Ngài nói là đúng với thực tại. Tuy nhiên, những điều
đó chúng ta cũng không nên tin tưởng một cách mù quáng. Trước tiên chúng ta cần
phải
có một niềm tin mạnh mẽ nơi đức Phật và giáo lý của Ngài. Chúng ta nên
dùng lý trí, tìm hiểu thấu đáo trước khi tin những lời dạy của đức Thế Tôn.

Bằng cách nghiên cứu
những đề tài của Phật Pháp được thiết lập bởi những suy luận hợp lý – như những
lời dạy của đức Phật về tánh không và vô thường của cuộc đời mà chúng ta sẽ
khảo sát ở chương mười ba về “Trí Tuệ” – và nhận thấy rằng chúng thật sự là
chính xác thì niềm tin của chúng ta nơi giáo lý về luật nhân quả – sẽ tự nhiên
tăng lên.

Khi chúng ta muốn tiếp
nhận
một lời khuyên, chúng ta đi tìm gặp một người nào đó xứng đáng đề hướng
dẫn giúp đỡ chúng ta. Lời khuyên của họ càng rõ ràng hợp lý, chúng ta càng quý
trọng
tin tưởng vào lời chỉ dẫn ấy. Nhằm phát triển: “đức tin sáng suốt”, đối
với những lời dạy của đức Phật chúng ta cũng nên có sự tin tưởng như vậy.

Tôi tin rằng chúng
ta
cần phải có một ít kinh nghiệm và phấn khởi trong sự thực hành để có được
một niềm tin sâu xa và thành khẩn trong lòng. Hình như có hai loại kinh nghiệm
khác nhau. Với những người sùng đạo họ có những kinh nghiệm mà chúng ta không
thể có được. Và có những kinh nghiệm thế tục mà chúng ta đạt được qua sự tu tập
hằng ngày.

Chúng ta có thể phát
triển nhận thức, hiểu biết về sự ngắn ngủi, tạm bợ và vô thường của cuộc đời. Chúng
ta
có thể nhận thấy bản chất tàn phá của những cảm xúc khổ đau. Chúng ta có thể
có được lòng từ bi quảng đại đối với mọi người hoặc nhiều kiên nhẫn hơn khi
chúng ta đứng xếp hàng chờ đợi.

Những kinh nghiệm thực
tế
như vậy mang lại cho chúng ta cảm giác của nguồn vui và sự mãn nguyện. Hơn
nữa, niềm tin của chúng ta vào những lời giảng dạy mà chúng ta đã được nghe
cũng tăng lên. Đức tin của chúng ta vào bậc thầy của mình, người đã truyền cho
chúng ta những kinh nghiệm này cũng được phát triển: Lòng tin vào học thuyết mà
vị thầy của chúng ta đang theo đuổi sẽ được củng cố.

Từ những kinh nghiệm xác
thực đó, chúng ta có thể tiên đoán rằng việc thường xuyên tu tập của chúng ta
sẽ giúp chúng ta thành đạt những kết quả phi thường như các Thánh Nhân đã thực
hiện
lưu danh ngàn đời trong quá khứ.

Niềm tin sáng suốt như
vậy có được do tinh thần tu tập của hành giả, sẽ giúp chúng ta củng cố lòng tin
vào giáo lý Nhân Quả của đức Phật. Và điều này còn giúp chúng ta quyết tâm chừa
bỏ
không làm các việc ác mà chúng sẽ gây đau khổ cho chúng ta.

Niềm tin đó cũng hỗ trợ
chúng ta cố gắng tập trung thiền định, thấu triệt đề mục chúng ta nghiên cứu,
và sau cùng nhận biết rằng chúng ta có được trí tuệ này cũng như hiểu rõ tuệ
giác
đó xuất phát từ đâu. Sự phản chiếu ấy được xem như một phần trong quá
trình tu tập thiền định của chúng ta. Nó giúp chúng ta củng cố đức tin vào ngôi
Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng vả tinh tấn trong việc tu tập. Nó cũng giúp chúng ta
có thêm nghị lực để tiếp tục dũng tiến trên đường đạo.

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Đức Phật Dạy Một Đường, Ta Làm Một Nẻo !

Đức Phật dạy một đường, ta làm một nẻo !

ĐỨC PHẬT DẠY MỘT ĐƯỜNG, TA LÀM MỘT NẺO ! Liên Trí (Hằng Như) Hôm nay có duyên đọc lại một bài kinh hay,...

Nhận Ra Rằng Mình Không Thể Tồn Tại Trong Và Tự Chính Mình

Nhận Ra Rằng Mình Không Thể Tồn Tại Trong Và Tự Chính Mình

NHẬN RA RẰNG MÌNH KHÔNG THỂ TỒN TẠI TRONG VÀ TỰ CHÍNH MÌNH Đức Đạt Lai Lạt Ma Tuệ Uyển...

Giữ Gìn Tài Sản

Giữ gìn tài sản

GIỮ GÌN TÀI SẢN Quảng Tánh Một thời, Thế Tôn ở giữa dân chúng Koliya, tại thị trấn Kakakrapatta. Rồi...

Giới Thiệu Vùng Đất Phật Trên Xứ Mỹ

Giới Thiệu Vùng Đất Phật Trên Xứ Mỹ

GIỚI THIỆU VÙNG ĐẤT PHẬT TRÊN XỨ MỸ   Vùng Đất Phật Trên Xứ Mỹ (The BuddhaLand in USA) rộng khoảng 200...

Kinh Cầu Siêu

KINH CẦU SIÊU NGHI THỨC CẦU - SIÊU (Tụng Kinh A Di Đà) CÚNG HƯƠNG (Thắp ba cây hương, quỳ...

Thiền Và Thở

Thiền Và Thở

THIỀN VÀ THỞ Minh Thi Khi nghiên cứu, chúng ta sẽ thấy tính thẳm sâu và nhất quán của tòan bộ...

Công Đức Giữ Giới

Công đức giữ giới

CÔNG ĐỨC GIỮ GIỚIQuảng Tánh           Trong Tam tạng giáo điển nhà Phật, giới luật có vai...

Chùm Thơ Của Đại Đức Thích Pháp Trí Ca Ngợi Công Đức “Cố Đại Lão Hòa Thượng Thượng Thích Trí Hạ Tịnh”

Chùm Thơ Của Đại Đức Thích Pháp Trí Ca Ngợi Công Đức “Cố Đại Lão Hòa Thượng Thượng Thích Trí Hạ Tịnh”

Chùm thơ của Đại đức Thích Pháp Trí Trụ trì chùa Thập Phương – T.p Rạch Giá - tỉnh Kiên...

Bát Nhã Đăng Luận – Thanh Biện Bhàvaviveka – Trích Dịch: Cao Dao

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Kinh Bách Dụ: Xin Được Cạo Râu Vua

Kinh Bách Dụ: Xin được cạo râu vua

Thuở xưa, vị vua nọ có người hầu cận rất thân tín. Một lần giao chiến, khi bị lọt vào...

Từ Những Vần Thơ Đến Câu Kệ

Từ những vần thơ đến câu kệ

Có những vần thơ gắn liền với mỗi người từ thuở biết viết, biết đọc cho đến lúc trưởng thành,...

Kinh Bách Dụ: Nấu Nước Đường

Kinh Bách Dụ: Nấu nước đường

Mẩu chuyện này dụ cho người ngoại đạo, không dập lửa phiền não đang bập bùng cháy, chỉ thực hành...

Đức Phật Dạy Cầu Nguyện Cho Thân Trung Ấm

Đức Phật dạy cầu nguyện cho thân trung ấm

ĐỨC PHẬT DẠY CẦU NGUYỆN CHO THÂN TRUNG ẤM Nguyên Giác Mở bất kỳ Kinh Nhật Tụng nào trong các...

Niết Bàn Là Giải Thoát

Niết Bàn Là Giải Thoát

NIẾT BÀN LÀ GIẢI THOÁT Thích Phước Triều Giải thoát  nghĩa là cởi mở  những dây  ràng buộc mình  vào...

Bí Quyết Để Sống Hạnh Phúc Theo Lời Phật Dạy

Bí quyết để sống hạnh phúc theo lời Phật dạy

Hạnh phúc là hai chữ thiêng liêng mà bất kỳ ai cũng mơ ước về nó. Trong quá trình tìm...

Đức Phật dạy một đường, ta làm một nẻo !

Nhận Ra Rằng Mình Không Thể Tồn Tại Trong Và Tự Chính Mình

Giữ gìn tài sản

Giới Thiệu Vùng Đất Phật Trên Xứ Mỹ

Kinh Cầu Siêu

Thiền Và Thở

Công đức giữ giới

Chùm Thơ Của Đại Đức Thích Pháp Trí Ca Ngợi Công Đức “Cố Đại Lão Hòa Thượng Thượng Thích Trí Hạ Tịnh”

Bát Nhã Đăng Luận – Thanh Biện Bhàvaviveka – Trích Dịch: Cao Dao

Kinh Bách Dụ: Xin được cạo râu vua

Từ những vần thơ đến câu kệ

Kinh Bách Dụ: Nấu nước đường

Đức Phật dạy cầu nguyện cho thân trung ấm

Niết Bàn Là Giải Thoát

Bí quyết để sống hạnh phúc theo lời Phật dạy

Tin mới nhận

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Bốn: Phụ Hạnh

Phật tử ăn chay trường thì phải tuyệt dục, có đúng lời Phật dạy?

Giữ tâm trí an tịnh theo lời Phật dạy

Lý giải chuyện nàng Bhadda

Người ngu và người trí theo quan điểm của Đức Phật

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chùa Sùng Hưng

Đức Thế tôn ra đời – Sự kiện hi hữu của thế gian

Phật dạy lo việc tang lễ đúng theo chánh Pháp

Thông Bạch Về Việc Tu Sửa Trai Đường Và Tịnh Trù Ni Viện Diệu Đức – Huế

Góp nhặt những lời dạy tinh hoa trong nhà Phật

Lời Phật dạy về 3 điều người mẹ nên làm để tích phúc cho con cái

Tâm Thư của Chùa Sắc Tứ Kim Sơn

Trái Tim Bất Tử – Quốc Việt

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (Tập 1)

9 điều quan trọng để tình bạn đẹp theo kinh Hiền Nhân

Đeo mang thân ngũ uẩn là gánh nặng

Tôi tin Phật

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 4)

Giảng nghĩa chữ Phật

Từ hiện sinh đến đản sinh

Tin mới nhận

Dưới Cội Cây Bồ Đề – Under The Bodhi Tree

Thập Nhị Nhân Duyên

Con Người & Triết Lý Nhân Sinh

MUỐN CỨU ĐỘ CHÚNG SANH, TRƯỚC PHẢI KHẮC PHỤC PHIỀN NÃO TẬP KHÍ CỦA MÌNH

Cư sĩ. TS Nguyễn Mạnh Hùng: “Làm gì mà lợi cho mình, cho người cho xã hội thì làm”

An Bình Tĩnh Lặng

Chết Là Lẽ Đương Nhiên

Bodhinyāna Giác Minh

Giáo Sư Alex Berzin Trả Lời Những Câu Hỏi Của Tuệ Uyển

Chùa Phước Long xã Tân Nhuận Đông, Châu Thành Đồng Tháp

Quán Thế Âm – Tiếng Nói Của Thực Tại

Bà La Môn Giáo Và Triết Học Phật Giáo – Như Thị

Ba Ngày Pháp Thoại Và Hướng Dẫn Thiền Tập Của HT. Giới Đức

Sự Đóng Góp Của Phật Giáo Về Công Bằng Xã Hội

Ba hiểu lầm tai hại về đậu nành bạn nên loại bỏ niềm tin đó ngay từ bây giờ

Chiến Tranh Và Hòa Bình Theo Quan Điểm Của Phật Giáo

Mười câu chuyện bố thí và cúng dường

Thập Thiện Nghiệp

Danh ngôn lời vàng Phật dạy làm chủ bản thân

Chế Ngự Năng Lượng Tình Dục

Tin mới nhận

Vua Từ Lực bố thí máu

Kinh Pháp Cú Song Ngữ Chú Giải

Kinh Tiểu Bộ Tập X (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 253)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (3)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 63)

Kinh Phật dạy các Tỳ kheo trẻ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 77)

Những Ngày Hạnh Phúc

Cậy tài, háo thắng, mắng nhiếc người khác – Quả báo kiếp sau trên người có 18 tướng xấu

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (4)

Kinh Bách Dụ: Bị bọn cướp đoạt áo lông

Kinh Bách Dụ: Thấy người tô vách nhà

Kinh Chuyển Pháp Luân – Bài Kinh Đầu Tiên Của Đức Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 286)

Kinh Phật là gì?

Nhân Duyên Của Sự Suy Vong

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 3)

Kinh Bách Dụ: Bà lão bắt gấu

Kinh Kim Cang Chư Gia – Thành Hội Phật Giáo Việt Nam Ấn Hành

Tin mới nhận

Tự Tri 48 Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà

Khóa Hư Lục Giảng Giải

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 41)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 1)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 123)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 324)

Tín Tâm Dao Động Không Thể Vãng Sanh (Phần 1)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 37)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 268)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 52)

Muốn Vãng Sanh Về Xứ Cực Lạc Của Phật A Di Đà Có Mấy Điều Kiện?

Thành Kính Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Thích Nhật Từ Khể Thủ

Cứu Độ Những Chúng Sanh Đang Khổ Nạn ở Tam Ác Đạo

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 46)

Nền Tảng Đạo Phật Và Học Thuyết Tây Phương Cực Lạc

Bớt Duyên – Chuyên Tâm Niệm Phật

Sự Mầu Nhiệm Và Nét Đẹp Của Niệm Phật

Khuyên Người Niệm Phật

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese