PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Lời khuyên cho một hành giả đang hấp hối

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

LỜI KHUYÊN CHO MỘT HÀNH GIẢ ĐANG HẤP HỐI
Dodrupchen Jigme Tenpe Nyima[1] soạn
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Đức Dodrupchen Jigme Tenpe NyimaBạn cần tiến hành những chuẩn bị trước thời điểm cái chết xảy đến. Có nhiều khía cạnh liên quan đến điều này, nhưng ở đây, tôi sẽ không đi vào chi tiết quá nhiều. Nói ngắn gọn thì đây là điều mà bạn cần làm khi bạn tiến gần đến thời điểm chết.

Hãy tự nhủ nhiều lần rằng: “Dù cái chết xảy đến sớm hay muộn, rốt ráo thì không có lựa chọn nào khác ngoài từ bỏ thân này cùng tất cả tài sản của tôi. Toàn bộ thế giới đều như vậy”. Suy nghĩ theo những dòng trên, hãy cắt đứt hoàn toàn gông cùm của ham muốn và tham luyến. Hãy sám hối mọi hành động gây hại mà bạn đã phạm phải trong đời này và mọi đời khác của bạn, cũng như bất kỳ sa sút hay vi phạm giới luật nào mà bạn có thể đã gây ra, vô tình hay cố ý và lặp đi lặp lại việc thề không bao giờ hành xử theo cách như vậy trong tương lai.

Đừng bao giờ lo âu hay sợ hãi về cái chết. Thay vào đó, hãy cố gắng cải thiện tâm trạng và trưởng dưỡng một nhận thức hoan hỷ rõ ràng, nhớ về mọi điều tích cực, thiện lành mà bạn đã làm trong quá khứ. Không cảm thấy bất kỳ dấu vết nào của kiêu căng ngạo mạn, hãy tôn vinh những thành tựu của bạn nhiều lần. Hãy hồi hướng tất cả công đức của bạn và phát nguyện nhiều lần, để trong mọi đời tương lai, bạn có thể thấu triệt toàn bộ con đường của tối thượng thừa, với sự dẫn dắt của một thiện tri thức tâm linh thiện lành và với những phẩm tính như niềm tin, tinh tấn, trí tuệ và tận tâm – nói cách khác, tất cả những hoàn cảnh hoàn hảo nhất, cả trong lẫn ngoài.

Các bản văn Luật Tạng Vinaya giải thích rằng một trong những nguyên nhân căn bản để có một hình tướng tái sinh thù thắng, ví dụ là một vị sống đời kỷ luật trước sự hiện diện của Đức Phật, là phát những lời cầu nguyện và mong ước vào lúc chết. Đó là lý do người ta nói rằng ‘bất cứ điều gì gần nhất và bất cứ điều gì quen thuộc nhất’ sẽ có sức mạnh lớn lao[2].

Bất kỳ mong ước nào mà bạn phát khởi đều cần có một sự thúc đẩy bổ sung bằng cách quyết tâm thề như thế này: “Trong mọi đời của tôi, tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để rèn luyện trên con đường của tính Không với lòng bi mẫn chính là tinh túy!”. Để trân trọng tầm quan trọng của điều này, hãy xem xét mức độ hiệu quả hơn khi mạnh mẽ nói với bản thân, “Tôi sẽ thức dậy vào sáng sớm!” thay vì chỉ đơn giản phát nguyện “Mong tôi có thể dậy sớm!”.

Để hoàn thành một cách dễ dàng hơn bất cứ lời cầu nguyện nào mà bạn đã phát khởi hay những ý định mà bạn đã hình thành, sẽ vô cùng lợi lạc nếu nương tựa một hiện thân của sức mạnh tâm linh. Vì thế, hãy nhớ về vị mà bạn có lòng sùng mộ lớn lao nhất hay người mà bạn cảm thấy kết nối sâu sắc nhất nhờ sự hành trì, dù đó là đạo sư vinh quang và vĩ đại xứ Oddiyana – Guru Rinpoche hay Thánh Quán Thế Âm – Thế Gian Tự Tại và với sự xác quyết tin tưởng rằng Ngài chính là hiện thân của tất cả cội nguồn quy y quý báu, nhất tâm cầu nguyện vì sự viên thành của những mong ước.

Vào thời điểm cái chết thực sự xảy ra, sẽ thật khó để gom góp đủ sức mạnh của tâm để thiền định về thứ gì đó mới mẻ hay xa lạ – đấy là lý do bạn phải lựa chọn một thiền định thích hợp trước và rèn luyện cho đến khi quen thuộc. Sau đấy, khi bạn qua đời, bạn cần dồn hết những ý nghĩ của bạn cho thiền định đó, càng nhiều càng tốt, dù đó là nhớ về Đức Phật, tập trung vào cảm xúc bi mẫn, trưởng dưỡng tri kiến tính Không hay nhớ Giáo Pháp hoặc Tăng đoàn. Để điều này xảy ra thành công, điều cũng rất quan trọng là bạn rèn luyện bản thân trước để nghĩ rằng, “Từ nay trở đi, khi tôi trải qua thời khắc then chốt của cái chết, tôi sẽ không cho phép bất kỳ ý nghĩ tiêu cực nào thâm nhập vào tâm”.

Chư Thánh quá khứ có câu nói rằng, “Chỉ một ngày làm thiện với sự sáng suốt tinh thần thì tốt hơn so với rất nhiều hoạt động thiện lành được tiến hành với tâm mê mờ và che chướng”. Như điều này chỉ ra, nếu bạn thực hành tất cả những điều này khi mà trước tiên đã nỗ lực hết sức để phát triển nhận thức hứng khởi và hoan hỷ, sẽ hữu hiệu hơn rất nhiều.

Mặc dù thật khó để người như tôi làm lợi lạc chúng sinh khác, tôi sẽ trì tụng những đoạn kệ quy y và cầu nguyện rằng trong mọi đời tương lai, các bạn có thể đi theo giáo lý Đại thừa.

Được viết bởi vị gọi là Vô Úy (Jigme).

 

Nguồn Anh ngữ: Advice for a Dying Practitioner (https://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/dodrupchen-III/advice-dying-practitioner).

Adam Pearcey chuyển dịch Tạng-Anh năm 2006 nhằm tưởng nhớ Ian Maxwell.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Rigpawiki, Dodrupchen Jigme Tenpe Nyima, vị Dodrupchen Rinpoche thứ ba (1865-1926) – một trong những đạo sư Tây Tạng xuất sắc nhất thời ấy và là đạo sư của nhiều đạo sư vĩ đại, bao gồm Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro. Ngài được Đức Dalai Lama vô cùng kính trọng, vị gọi Ngài là “học giả vĩ đại và Yogi xuất chúng”. Các trước tác của Ngài là một trong những cội nguồn chính yếu được Đức Dalai Lama sử dụng trong các nghiên cứu cá nhân về Đại Viên Mãn Dzogchen và Đức Dalai Lama thường xuyên trích dẫn Ngài trong lúc giảng dạy.

[2] Nói cách khác, những ý nghĩ mà chúng ta có vào thời khắc gần cái chết nhất và những gì mà chúng ta đã quen thuộc nhất trong đời sẽ có ảnh hưởng lớn nhất trong việc quyết định sự tái sinh của chúng ta.

Tin bài có liên quan

Về Chết Và Tái Sinh – Những Điểm Then Chốt Để Thực Hành Bồ Đề Tâm Vào Giờ Phút Cuối Đời

Về chết và tái sinh – những điểm then chốt để thực hành bồ đề tâm vào giờ phút cuối đời

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Tái Sinh

Về chết và tái sinh – cách thức tái sinh

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Đối Mặt Với Cái Chết

Về chết và tái sinh – cách thức đối mặt với cái chết

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn đề sanh và tử trong đời người

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vài Suy Nghĩ Về Số Mệnh Trong Phật Giáo

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Load More

Discussion about this post

Kinh Chánh Pháp Sanghata Giúp Một Phụ Nữ Vượt Qua Bệnh Ung Thư Vú

Kinh Chánh Pháp Sanghata Giúp Một Phụ Nữ Vượt Qua Bệnh Ung Thư Vú

KINH CHÁNH PHÁP SANGHATA giúp một phụ nữ vượt qua bệnh ung thư vú Bức thư sau đây là của...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 249)

****************Năm xưa, lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam phát tâm giảng bộ Kinh này nhưng chưa có giảng được viên...

Tám Pháp Thế Gian

TÁM (8) PHÁP THẾ GIAN Bình Anson Bài nầy viết dựa theo tập sách "The Eight Worldly Conditions", do Hòa...

Sự Bảo Toàn Giáo Pháp Của Đức Phật

Sự Bảo Toàn Giáo Pháp Của Đức Phật

SỰ BẢO TOÀN GIÁO PHÁP CỦA ĐỨC PHẬTAriyaratna Pinnaduwage Nguyễn Văn Nhật dịch   Bản Bát Nhã Ba La Mật...

Cuộc Sống Trong Bệnh Viện Của Đức Phật

Cuộc sống trong bệnh viện của Đức Phật

CUỘC SỐNG TRONG BỆNH VIỆN CỦA ĐỨC PHẬT (Life in the Buddha's Hospital) Thanissaro Bhikkhu | Hoang Phong chuyển ngữ...

Kinh Bách Dụ: Đường Cống Ma Ni

Kinh Bách Dụ: Đường cống Ma Ni

Thưở xưa, có người thông dâm với vợ người khác. Hai người đang ân ái trong phòng thì người chồng...

Nhập Trung Đạo: Con Đường Bồ Tát Tích Hợp Đại Bi Và Trí Tuệ (Bài 4)

Nhập Trung Đạo: Con đường Bồ tát tích hợp đại bi và trí tuệ (Bài 4)

Nguyệt Xứng (c. 570 - 650) NHẬP TRUNG ĐẠO: CON ĐƯỜNG BỒ TÁT TÍCH HỢP ĐẠI BI VÀ TRÍ TUỆ Hoan Hỷ Địa...

Sự Xuất Hiện Của Vũ Trụ Theo Kinh Hoa Nghiêm

Sự Xuất Hiện Của Vũ Trụ Theo Kinh Hoa Nghiêm

SỰ XUẤT HIỆN CỦA VŨ TRỤ THEO KINH HOA NGHIÊMNguyễn Thế Đăng   Thế giới chúng ta đang sinh sống...

Chúng Ta Muốn Gì, Tìm Gì?

Chúng ta muốn gì, tìm gì?

Làm người, khi thân thể và ý thức phát triển đến mức căn bản  của một  con  người sống ở...

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 43)

Xin chào các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời xem  “Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ...

Chuyện Người Tài Xế Tắc Xi Không Của Riêng Ai

Chuyện Người Tài Xế Tắc Xi Không Của Riêng Ai

CHUYỆN NGƯỜI TÀI XẾ TẮC XI KHÔNG CỦA RIÊNG AI TS. Nguyễn Mạnh Hùng Tôi hạ cánh xuống sân bay...

Một Thông Bạch Lạ Đời

Một thông bạch lạ đời

MỘT THÔNG BẠCH LẠ ĐỜI !!! Minh Mẫn Thông Bạch của Đạo Tràng (Chùa) Viên Giác ... “Trường hợp những...

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 15)

Chào buổi tối các vị bằng hữu!Chúng ta vừa mới nhắc đến: “Trưởng ấu hữu tự”, chính là anh em...

Hành Trình Chứng Ngộ Tam Thân Phật

Hành trình chứng ngộ Tam thân Phật

Ở mức độ khái quát, chúng ta có thể nói Pháp Thân (Dharmakaya) là tinh túy, thể tính chân thật...

Cái Chết Đối Với Người Phật Tử – Ht. Thích Trí Quảng

Cái Chết Đối Với Người Phật Tử – Ht. Thích Trí Quảng

CÁI CHẾT ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẬT TỬHT. Thích Trí Quảng Khi Đức Phật còn là thái tử, trong lúc đi...

Kinh Chánh Pháp Sanghata Giúp Một Phụ Nữ Vượt Qua Bệnh Ung Thư Vú

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 249)

Tám Pháp Thế Gian

Sự Bảo Toàn Giáo Pháp Của Đức Phật

Cuộc sống trong bệnh viện của Đức Phật

Kinh Bách Dụ: Đường cống Ma Ni

Nhập Trung Đạo: Con đường Bồ tát tích hợp đại bi và trí tuệ (Bài 4)

Sự Xuất Hiện Của Vũ Trụ Theo Kinh Hoa Nghiêm

Chúng ta muốn gì, tìm gì?

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 43)

Chuyện Người Tài Xế Tắc Xi Không Của Riêng Ai

Một thông bạch lạ đời

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 15)

Hành trình chứng ngộ Tam thân Phật

Cái Chết Đối Với Người Phật Tử – Ht. Thích Trí Quảng

Tin mới nhận

Bồ tát Thích quảng đức tự thiêu qua lời kể của ông nguyễn văn thông

Những quy tắc trong kinh doanh theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy về dấu ấn ‘chuyển Pháp luân’ và ‘thị nhập Niết bàn’

3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

Tình yêu của Phật

Thư Ngỏ Xây Dựng Chùa Hương Sen

Kính mừng ngày Đức Phật thành đạo

Đóng Diễn Lại Phim Tư Liệu Bồ Tát Quảng Đức Tự Thiêu? – Minh Thạnh

Phật dạy gì về tâm dua nịnh?

Khi gặp khó khăn con hãy nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng

Tu hành như khúc gỗ trôi sông

Thế nào là hạng người có tội?

Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu Nói Về Việc Tự Thiêu Của Bồ Tát Quảng Đức

Suy niệm lời Phật: Không biết chán

Phật tại tâm là gì?

Phật dạy: Chơn tâm phi tất cả tướng

Buôn chuyện bị Phật rầy

Dấu hiệu yêu quý hòa bình của Đức Phật thời niên thiếu

Tác hại của rượu qua lời Phật dạy trong kinh Trường A Hàm

Tỷ phú Bill Gates đã thực hiện lời Phật dạy như thế nào?

Tin mới nhận

Tìm hiểu chính mình

Tiếng Vỗ Một Bàn Tay (Trần Thùy Mai)

Hạnh phúc ở quanh đây

Thông Điệp Của Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết

Cạm bẫy ngôn từ

Mục Lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Từ bi rộng mở cõi lòng

Báo Ân Cha Mẹ

Phật Giáo Trong Thế Giới Tân Tiến Ngày Nay

Kinh Nghiệm Tu Học Của Đức Phật Qua Kinh Thánh Cầu

Tôi Đã Hướng Dẫn Thiền Cho Chủ Tịch Frankfurt Book Fair Juergen Boos Như Thế Nào

Vì sao nên có thuyết về đời sau

Bài Thơ Riêng Tặng Cô Tiên

Vào chùa là tìm sự trong sạch của chính mình

Trăm Ngàn Muôn Kiếp Không Dễ Gặp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 13)

Đi Tu – Hành Trình Khám Phá Tâm Linh 2

Phật giáo và quyền của động vật

Cùng Đi Chung Một Đoạn Đường

Lược Sử Thời Gian – Tác Giả: Steven Hawking – Dịch Giả: Thích Viên Lý

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 15)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 72)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 227)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 25)

Kinh Pháp Cú

Cụ bà 104 tuổi ở Bình Định làu thông kinh Phật

Thiện pháp chân chánh ( P.2 )

Kinh Không Sợ Hãi

Giới Thiệu Kinh Tăng Nhất A-hàm

Phật giáo nhập thế và vấn đề phát triển kinh tế bền vững

Kinh Bách Dụ: Đòi không có vật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 24)

Đức Phật Thuyết Giảng Về Sự Đau Đớn

Tra cứu kinh Trường Bộ

Dẫn Luận Kinh Tạp A-hàm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 309)

Kinh Duy Ma Cật Giảng Giải

Quảng Ngãi: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiết giới thọ An cư

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 01)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 3)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 125)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 66)

Ý niệm sai lầm

Những Suy Ngẫm Để Biết Tôn Kính Pháp Môn Tịnh Độ

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 1)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 70)

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm (Phần 1)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 31)

Ban Tổ Chức Lễ Tang Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Quê Hương Cực Lạc, Hòa Thượng Tuyên Hóa

Sự Chuyền Động Toàn Diện Của Tâm Thức Trong Sự Có Mặt Của Quán Thế Âm Bồ Tát

Đọc sách ngàn lần – Tập 9

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 254)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 93)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 87)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 14)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 266)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 16)

Lễ Tang Đại Lão Ht Thích Trí Tịnh – Ngày 2 – 3 – 4 – 5 (Sen Việt Tv Tường Trình)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.