PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Lời Cảnh Giác Và Khích Lệ Của Thiền Sư Quy Sơn

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

LỜI CẢNH GIÁC
VÀ KHÍCH LỆ

CỦA THIỀN SƯ
QUY SƠN


Hoà Thượng Nhất
Hạnh
phiên dịch

 

Ý thức
Vô thường 

Vì nghiệp duyên
còn đó nên mới có hình hài, mà đã có hình hài thì tránh sao khỏi được hệ lụy?
Tập hợp do di thể của cha mẹ, nương vào các điều kiện khác mà hình thành, thân
thể
này tuy được bốn yếu tố là đất, nước, không khí và sức nóng hộ trì, nhưng
vì những yếu tố này lại lắm khi xung khắc với nhau cho nên trong chúng ta không
ai thoát khỏi được cái vô thường, cái già và cái bệnh. Sự vật sớm còn tối mất,
có thể chỉ một giây phút sau là đời này đã chuyển sang đời khác, khác gì hạt
sương
xuân, khác gì tia nắng sớm? Cây mọc bờ nước, giây leo miệng giếng, thân
này cũng thế, đâu có thể có mặt lâu dài? Ngày tháng đi mau, mỗi giây phút chỉ
ngắn như một sát na, đời trước cách đời sau chỉ là một hơi thở, vậy thì tại sao
ta lại ngồi yên để cho cuộc đời trôi qua một cách oan uổng đáng tiếc như
thế? 

Tránh lề thói hưởng
thụ 

Xuống tóc, theo
thầy học đạo, là đã không còn cơ hội được phụng dưỡng mẹ cha, gần gũi thân
quyến
, tiếp nối nghiệp nhà và góp công bình trị đất nước, thì đáng lý một mặt ta
phải chuyên cần tu niệm, một mặt ta phải từ khước việc tranh đua, quyết tâm
buông bỏ những thói đời phàm tục để thực hiện cho được việc xuất ly sanh tử.
Vậy thì tại sao vừa được thọ giới đã vội vàng tự xưng là đại đức cao tăng? Khi
tiếp nhận thức cúng dường của đàn việt và sử dụng vật liệu của thường trú, tại
sao ta không quán chiếu những thức ấy từ đâu đến, mà cứ nói ngang rằng mình là
thầy tu thì có quyền nhận của cúng dường? Ăn xong lại túm năm tụm ba nói chuyện
ồn ào, câu chuyện lại toàn là những câu chuyện phiếm ngoài đời. Những kẻ ấy
không biết rằng vui chơi cách đó chỉ là để chuốc lấy cái khổ về sau. Những
người như thế có thể đã từng nhiều kiếp chạy theo trần cảnh mà chưa từng có cơ
hội quán chiếu trở lại. Thời gian thấm thoát, vướng vào sự thọ hưởng tín thí,
bao nhiêu năm tháng đã qua rồi mà những vị ấy vẫn chưa có khả năng từ bỏ, cứ
tiếp tục chất chứa của tiền để bảo trì cái hình hài huyễn mộng mà thôi. 

Đức Thế Tôn đã
từng khuyên bảo các vị xuất gia là muốn đi tới trên đường đạo nghiệp và trang
nghiêm
pháp thân thì phải biết sống một cuộc sống tam thường bất túc, nghĩa là
trong ba cái ăn, mặc và ở đừng bao giờ đầy đủ quá. Phần đông cứ bị đam mê trong
lề thói hưởng thụ ấy mà không để ý đến chuyện ngày tháng qua mau, khi giật mình
tỉnh dậy thì đầu mình đã bạc. Kẻ mới học chưa có cơ hội tìm thấy hướng đi thì
phải hết lòng học hỏi rộng rãi với các bậc đi trước có nhiều kinh nghiệm, đừng
làm như thể đi xuất gia là chỉ vì miếng cơm manh áo. 

Giới là căn bản 

Giới và luật đã
được Bụt sáng chế để soi sáng cho tình trạng mê muội của trí óc con người. Các
giới tướng và uy nghi rõ ràng và trong sạch như băng tuyết. Ta hãy ghi nhớ
nguyên tắc chỉ trì tác phạm. Dừng lại được mà không làm điều sai quấy tức là
trì giới. Không kềm chế được, cứ đi tới để làm gãy đổ tất cả tức là phạm giới.
Cái tâm đẹp đẽ ban đầu của người xuất gia phải được trân quý giữ gìn. Những
chương nói về giới tướng và uy nghi rất rõ ràng và đầy đủ chi tiết, nếu thực
tập
theo ta sẽ chấm dứt được mọi tình trạng bê bối. Nếu không học hỏi và hành
trì
giới luật thì làm sao mong hiểu được giáo nghĩa thượng thừa? 

Sơ tâm cần nuôi dưỡng 

Để cho đời mình
trôi qua oan uổng, đó là một điều đáng tiếc, sau này có hối cũng không thể nào
còn kịp. Giáo pháp chưa từng để vào lòng, thì chánh đạo nhiệm mầu do đâu mà khế
ngộ được? Có nhiều vị tuổi đời đã cao, tuổi đạo cũng lớn, mà kiến giải thì rỗng
không, trong khi tâm ý lại đầy tự phụ. Vì không biết nương nhờ vào các bậc
thiện tri thức nên người ta cứ tưởng rằng mình là người giỏi, và từ từ sinh ra xấc
láo và ngạo ngược. Trong khi đó, nếu giáo pháp không tinh tường và giới luật
không rành rẽ thì những người này làm sao biết được cách thức điều phục thân và
tâm của họ? Không có cơ hội tiếp xúc và cung kính các bậc cao đức, người ta chỉ
thích tụ họp với nhau để ăn chơi và nói chuyện phiếm như những kẻ phàm phu tục
tử
ngoài đời. Khua bát lớn tiếng, ăn rồi bỏ dậy trước, các vị ấy quả không có
phong thái của thầy tu. Đứng ngồi vụt chạc, họ làm động niệm những vị xuất gia
khác. Phép tắc tối thiểu cũng không theo, uy nghi tối thiểu cũng không hành,
thì làm sao mà họ có thể đào tạo được một thế hệ tương lai? Những kẻ mới tu
sống gần họ không biết nhìn vào đâu để làm mẫu mực. Vậy mà khi được nhắc nhở
thì liền trả lời: tôi là vị tăng sĩ cư trú ở núi rừng. Chưa từng thực sự được
học hỏi về những pháp môn hành trì của Bụt chỉ bày nên họ vẫn còn y nguyên thô tháo.
Sở dĩ những vị ấy có những cái nhìn sai lạc như thế cũng vì từ buổi ban đầu, sơ
tâm
của họ không được đặt vào nơi có thể nuôi dưỡng. Người xuất gia nếu cứ để
cho tập khí tham nhiễm lôi kéo đi theo thói đời thì dần dà phong thái sẽ trở
nên quê kệch, và cũng sẽ mau chóng trở nên già cỗi và hủ lậu. Có ai tìm tới để
cầu được hướng dẫn thì mình ù ù cạc cạc như đang đối diện với một bức tường.
Các thế hệ hậu lai có muốn tới tham vấn thì cũng không có khả năng tiếp dẫn họ.
Nếu có mở lời đàm thuyết thì cũng không phù hợp với kinh điển giáo pháp. Và khi
bị giới trẻ từ khước không nghe theo thì các vị lại lên án họ là hậu sinh vô
lễ
, rồi nổi giận đùng đùng mà la át người ta

Phải nên liệu
trước
 

Một sáng mai
nào đó nằm hấp hối trên giường bệnh, trong khi đủ các thứ đau khổ xúm lại bao
vây, ràng buộc và bức bách, tâm tư tràn đầy lo lắng và hoảng sợ, những kẻ ấy sẽ
thấy con đường trước mặt họ hoàn toàn mờ mịt và họ không biết mình sẽ đi về
đâu. Giờ đây mới biết hối hận, nhưng đến lúc chết khát mới có ý đào giếng thì
làm sao cho kịp? Hận rằng mình đã không biết tu tập từ những ngày trước, tuổi
đã già mà lỗi lầm trong quá khứ đã chất chứa quá nhiều, trong giờ phút lâm
chung
khi năm uẩn và tứ đại đang tan rã mau chóng, họ thấy trong lòng dâng đầy
những nỗi khiếp sợ hãi hùng. Rồi lưới thủng chim bay, tâm thức bị nghiệp lực
kéo đi, như con nợ bị những người chủ nợ tới đòi, nghiệp nào nặng thì mình bị
lôi theo nghiệp ấy. Lưỡi hái vô thường không chịu trì hoãn một giây lát nào,
mạng sống không thể kéo dài thêm một khoảnh khắc, thời gian nhất định không thể
chờ ta. Ba cõi luân hồi chưa thoát, chẳng biết còn phải ra vào sanh tử đến bao
nhiêu vạn lần. 

Nỗ lực tinh tiến 

Nghĩ đến đây
tôi cảm thấy quá thương tâm, nên không thể nín thinh mà không mở lời nhắc nhủ.
Chúng ta đã không may sinh vào cuối thời tượng pháp, cách Bụt lâu đời; cái học hiểu
về Phật pháp thì sơ sài mà người tu đạo phần nhiều lại lười biếng. Cũng vì thấy
thế cho nên tôi không ngại cái thấy còn nhỏ bé của tôi mà can đảm lên tiếng để khuyên
nhủ các thế hệ tương lai. Nếu chúng ta không bỏ được cái thói kiêu căng thì làm
sao có cơ hội cho thân tâm ta chuyển hóa? 
Mục đích của người
xuất gia là cất bước bước lên cho được bến bờ giải thoát, vì vậy mà cả về hai
phương diện tâm ý và hình dung, người xuất gia không giống với người trần tục.
Người xuất gia phải nối tiếp và làm rạng rỡ cho được giòng giống của thánh
tăng
, nhiếp phục được quần ma, báo đền được bốn ân và cứu độ cho ba cõi. Nếu
không
sống được theo chí nguyện ấy thì ta chỉ là những kẻ lạm xen vào tăng
đoàn
, hành động và ngôn ngữ đều hoang sơ, hoàn toàn cô phụ tấm lòng của đàn na
thí chủ. Nhìn lại nơi điểm khởi hành năm cũ, thì ta đã bước thêm được bước nào đâu?
Nếu sống cho qua ngày thì hoảng hốt một đời, còn lấy gì để trông mong và nương
tựa? 

Tuy nhiên, nhìn
lại, ta thấy ta vẫn còn hình tướng đẹp đẽ của người xuất gia; chắc chắn là
trong quá khứ ta đã gieo rắc nhân lành cho nên hôm nay mới có được quả báo tốt đẹp
ấy. Vậy thì tại sao ta còn ngồi yên khoanh tay, không biết trân quý thì giờ để
cho tháng năm trôi qua như vậy? Nếu không nỗ lực tinh tiến trên đường tu học
thì làm sao một ngày kia đạo quả có thể viên thành? Nếu kiếp này mà trôi qua
oan uổng thì kiếp sau sẽ được thừa hưởng gì? 

Gần gũi bạn lành 

Từ bỏ người
thân, quyết lòng mặc áo tu, chủ ý của ta là vượt lên một chân trời cao rộng nào
đó. Nếu biết tâm niệm điều này mỗi giây mỗi phút thì làm sao ta có thể để cho
ngày tháng trôi qua? Kỳ vọng sẽ làm trụ cột cho Phật pháp, làm gương mẫu cho
thế hệ mai sau, nuôi dưỡng tâm ý ấy hàng ngày mà chưa chắc đã thực hiện được
một phần nào chí nguyện của mình. Nói ra lời nào thì lời ấy cũng phải phù hợp
với kinh giáo, đàm luận chuyện gì cũng phải dựa vào sự nghiên cứu và kinh
nghiệm
của cổ nhân. Phong thái ta phải đĩnh đạc, chí khí ta phải cao siêu. Cần đi
đâu xa thì phải nương tựa vào bạn hiền, để có thể luôn luôn thanh lọc những
điều ta nghe, ta thấy. Khi cư trú cũng phải nương tựa vào bạn tốt để ngày nào
cũng được học hỏi thêm những điều chưa được am tường. Người ta nói rằng cha mẹ
tuy sinh ra ta nhưng chính bạn hữu lại là kẻ tác thành cho ta. Sống gần gũi với
các bậc thiện tri thức thì cũng như đi trong sương, tuy áo không ướt nhưng cũng
có nhuần thấm. Còn nếu chơi với kẻ xấu thì cái thấy càng ngày càng sai lạc, sớm
chiều vì vậy cứ tiếp tục tạo ra nghiệp xấu. Kết quả có cần chờ lâu đâu. Nó đến ngay
trước mắt. Sau này một khi đã mất thân người thì muôn kiếp sẽ khó mà lấy
lại
. 

Khẩn thiết dụng
tâm
 

Lời nói ngay
thẳng thường không êm tai, sao ta không có khả năng khắc ghi vào tâm khảm? Nếu
tiếp nhận được chánh kiến, ta sẽ có thể rửa tâm, vun đức, ẩn tích, mai danh,
rèn luyện tinh thần, chấm dứt mọi huyên náo vô ích. Nếu có chủ tâm tham thiền
học đạo để hạ thủ công phu, thì phải vượt lên khỏi những pháp môn phương tiện
để tâm tư có thể khế hợp với những tông chỉ thâm huyền. Nếu muốn tham cứu những
tinh yếu của thoại đầu, phăng tìm chỗ thâm áo, tỏ ngộ chỗ chân nguyên, thì phải
tham học rộng rãi với các bậc đi trước nhiều kinh nghiệm, và sống gần gũi với
các bậc thiện tri thức. Những tông chỉ huyền diệu của Thiền tông rất khó nắm
bắt, muốn đạt cho được thì phải khẩn thiết dụng tâm. Khẩn thiết dụng tâm mới mong
đốn ngộ được cốt tủy bên trong và từ từ bước lên nấc thang khai ngộ. Đây là con
đường
phá hủy được cả hai mươi lăm lãnh vực hiện hữu hàm chứa trong ba cõi và
đưa tới cái thấy là tất cả các pháp trong ta và ngoài ta đều không có bản chất
chân thực, tất cả đều là giả danh, do tâm biến hiện. Khi ấy ta sẽ không còn đem
tâm chạy theo với cảnh. Tâm không theo cảnh thì cảnh làm sao có thể ràng buộc
được tâm? Ta cứ để cho các pháp tự nhiên diễn biến trong tự tánh chân thực của
chúng mà không còn bị kẹt vào các ý niệm thường tại và đoạn diệt. Lúc ấy tai ta
tuy còn nghe, mắt ta tuy còn thấy, tuy thanh sắc vẫn xảy ra mà đứng về cả hai
phía tích môn và bản môn tâm ta vẫn thản nhiên và bình thường, ứng dụng đầy đủ.
Có được cái thấy ấy rồi thì dù ngồi yên hay là hành động ta cũng thong dong. Có
như thế thì mới bõ công khoác áo người tu, vì bây giờ ta đã có khả năng bắt đầu
đền đáp được bốn ân và cứu độ được ba cõi. Nếu kiếp này như vậy mà kiếp khác
cũng tiếp tục được như vậy, không bị thối chuyển, thì quả vị toàn giác là cái
nhất định có thể mong cầu. Lúc bấy giờ ta sẽ đóng vai người khách quý lui tới
trong ba cõi, khi vào, khi ra đều có thể làm khuôn phép cho tất cả mọi người.
Phép tu thiền rất là huyền diệu. Nếu tâm chí quyết liệt, chắc chắn ta sẽ thành
công
. 

Trai giới tinh
chuyên
 

Nhưng nếu căn
cơ
của ta chưa cho phép ta vượt thoát sinh tử theo con đường đốn ngộ như thế,
thì ta phải để tâm học hỏi giáo pháp, nghiên tầm kinh điển, nắm cho được tinh yếu
của giáo điển để có thể giảng dạy, truyền bá cho các thế hệ tương lai mà báo
đáp
một phần ơn đức của Bụt. Đừng để thì giờ uổng phí, mà phải lấy công hạnh nghiên
cứu
và truyền dạy làm lẽ sống của đời mình. Một khi đã biết hành xử và đi đứng
trong uy nghi, thì ta đã có thể xứng đáng được gọi là pháp khí của tăng thân rồi.
Hãy nhìn thử những dây sắn và dây bìm quấn theo thân cây tùng, cây bách mà leo
lên: có khi chúng leo lên cao được cả ngàn sải. Phải nương vào lý tưởng cao đẹp
và các bậc đại nhân thì ta mới có thể trở nên người hữu dụng mà làm lợi ích cho
thế gian. Phải hết lòng thực tập việc trì trai giữ giới, đừng khinh thường một
chi tiết nào của giới luật và uy nghi mà phạm vào những lầm lỗi và thiếu sót.
Nếu thực tập nghiêm chỉnh được phép trì trai giữ giới thì từ đời này sang đời
khác nhân quả tốt lành sẽ được tiếp nối một cách nhiệm mầu. 

Nuôi hoài bão lớn 

Ta không có quyền
để tháng ngày đi qua luống uổng: phải trân quý thời gian và phải hết lòng mong
mỏi
tiến lên trên con đường của sự nghiệp giác ngộ. Đừng lạm dụng của tín thí,
đừng cô phụ bốn ơn, đừng tích lũy cho nhiều để cho tâm tư bị tài lợi bít lấp.
Nếu không thì đời ta sẽ u trệ, và nhìn ta kẻ khác sẽ chê cười. Người xưa đã khích
lệ: “Kẻ kia đã là đấng trượng phu thì tại sao ta lại không?’’ Đừng nên có mặc
cảm
tự ti mà chùn bước và chịu thua. Nếu ta không có thái độ của bậc trượng phu
thì thật uổng phí cho cuộc đời của một kẻ xuất gia, rốt cuộc một kiếp đi qua mà
không có ích lợi gì cho ai cả. 
Tôi rất mong các
bạn phát tâm cho dũng mãnh, ôm hoài bão thật cao xa, khi hành xử thì mô phỏng
các bậc cao nhân, đừng đi theo lề thói của những kẻ hư hèn. Ngay trong đời này,
bạn phải tự nắm lấy vận mệnh của bạn, đừng giao phó vận mệnh của mình cho ai
hết. Hãy học chấm dứt tà ý, an định tâm tư, đừng chạy theo trần cảnh. Tâm ta
vốn là tự tại, đối tượng đích thực của chân tâm là niết bàn, chỉ vì lâu ngày bế
tắc cho nên ta không thấy rõ được đó thôi. 

Nắm quyền tự chủ 

Xin các bạn hãy
đọc lại kỹ những lời tôi đang nói đây để thường ngày cùng nhau nhắc nhở. Phải
nắm lấy quyền tự chủ, ta đừng nên để cho tập khí kéo lôi. Đừng đợi đến lúc
nghiệp lực đến lôi kéo ta đi, vì lúc ấy ta sẽ không thể trốn tránh và chống cự
lại
nó. Âm mà hòa thì thanh sẽ thuận, hình mà thẳng thì bóng sẽ ngay; nhân quả
rõ ràng, ta không thể không lo xa. Kinh dạy: nghiệp đã tạo ra thì sẽ còn đó, dù
trăm ngàn kiếp vẫn còn. Nếu ta không biết chuyển hóa thì đến khi nó đã chín
muồi
ta phải nhận lãnh quả báo. Nên nhớ rằng khổ đau trong ba cõi là những hình
phạt có công dụng ràng buộc và sát hại ta, vì vậy ta phải tu tập cho siêng
năng, nhất định đừng để tháng ngày trôi qua oan uổng. 

Cùng đi với nhau 

Các bạn ơi, chỉ
vì thấy quá rõ những tai ương và hoạn nạn do hướng đi lỗi lầm đưa tới, cho nên
tôi mới nói lên những lời khuyến khích hành trì này. Xin nguyện trăm kiếp ngàn
đời về sau, bất cứ ở đâu tôi cũng sẽ được cùng quý vị làm người bạn đồng hành
trên con đường hành trì Phật pháp. Có bài Minh sau đây để cùng nhau nhắc
nhở: 

Thân huyễn, nhà
mộng,
Hư hao bóng sắc

Quá khứ không cùng

Tương lai không
chắc
Hiện đây ẩn kia

Ra vào cực nhọc

Chưa khỏi ba vòng

Chừng nào chấm
dứt?

Tham luyến thế
gian

Ấm, duyên là chất

Từ sinh tới chết

Có gì nắm bắt?

Chỉ vì vô minh

Nên bị mê hoặc

Hãy quý tháng
ngày 
Vô thường bất trắc

Đời này luống qua

Đời sau bế tắc

Từ mê sang mê

Cũng vì sáu giặc

Qua lại sáu đường

Ba cõi lăn lóc.

Sớm tìm minh sư

Gần bậc cao đức

Quán chiếu thân
tâm

Diệt trừ gai góc

Thế gian hư huyễn

Trần lao áp bức

Quán chiếu các
pháp
Vượt lên cho được

Tâm cảnh đều quên

Chẳng còn thao
thức
Sáu căn an nhiên

Nằm ngồi tĩnh mặc

Tâm đã không sinh

Muôn pháp đều dứt!

(Làng Mai)

Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Tổng Quát Về Giới Trong Thanh Tịnh Đạo

Ý nghĩa tổng quát về giới trong Thanh Tịnh Đạo

Ý Nghĩa Phương Thức, Thời Hạn Thọ Và Xả Cận Trụ Luật Nghi (Tám Chi Trai Giới)

Ý Nghĩa Danh Xưng Phẩm Vị Chức Sự Trong Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền

Ý Nghĩa Chữ Phạn “Upavāsatha saṃvara” – Cận Trụ Luật Nghi

Ý Nghĩa Căn Bản Của Giới Luật

Ý nghĩa căn bản của giới luật

Việc Tổ Chức Đại Giới Đàn: Những Vấn Đề Cần Quan Tâm, Điều Chỉnh

Việc Tổ Chức Đại Giới Đàn: Những Vấn Đề Cần Quan Tâm, Điều Chỉnh

Về Giới Cấm Không Được Ca Hát, Xem Nghe Ca Hát & Không Say Đắm Trong Âm Điệu

Về giới cấm không được ca hát, xem nghe ca hát & không say đắm trong âm điệu

Vận Dụng Thế Nào Để Vừa Uyển Chuyển, Vừa Trì Được Giới Luật?

Vận dụng thế nào để vừa uyển chuyển, vừa trì được giới luật?

Vấn Đề Túc Số Tăng Trong Giới Đàn Truyền Giới Cụ Túc

Vấn Đề Túc Số Tăng Trong Giới Đàn Truyền Giới Cụ Túc

Vai Trò Của Giới Luật Trong Nếp Sống Thiền Môn

Vai trò của giới luật trong nếp sống thiền môn

Load More

Discussion about this post

Ý Nghĩa Vãng Sanh

Ý NGHĨA VÃNG SANH Thích Viên Giác Thế giới mà chúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và...

Sáng, Trưa, Chiều, Tối…

Sáng, trưa, chiều, tối…

SÁNG, TRƯA, CHIỀU, TỐI… Đỗ Hồng Ngọc Kinh sách khuyên học Phật dù một câu một chữ cũng… quý !...

Phật Có Ban Ơn Giáng Phúc Không?

Phật có ban ơn giáng phúc không?

Cho đến nay kinh sách chúng ta vẫn tồn tại hai khái niệm “tự lực” (nhờ vào công năng tu...

Vu Lan Nhớ Mẹ!

Vu Lan Nhớ Mẹ!

VU LAN NHỚ MẸ!(Thích Tánh Tuệ) Mùa thu hiền dịu và thân thương lại trở về với muôn loài cỏ...

Phật Tử Tin Vào Điều Gì?

Phật tử tin vào điều gì?

Không lâu ngay sau khi tôi bắt đầu học Phật, đã có một người hỏi tôi rằng: “Người Phật tử...

Tình Yêu Là Đem Không Gian Đổi Lấy Thời Gian

Tình yêu là đem không gian đổi lấy thời gian

TÌNH YÊU LÀ ĐEM KHÔNG GIAN ĐỔI LẤY THỜI GIANĐào Văn Bình   Em yêu dấu, Anh sẽ kiến giải...

Xuân Thường Tại

XUÂN THƯỜNG TẠI (Xuân Ất Mùi, trân tặng Thư Viện Hoa Sen, BBT cùng chư thiện hữu trí thức cộng...

03. Cúng Sao Giải Hạn

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁODO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCHNỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ...

Ngày Phật Đản – Nguyện Cho Thế Giới An Bình Hạnh Phúc

Ngày Phật Đản – nguyện cho thế giới an bình hạnh phúc

Ngày Phật Đản là cơ hội tốt để mọi người hướng về cuộc đời Đức Phật, ôn lại những pháp...

Đức Phật Giảng Pháp

Tôi thắc mắc về câu "Phật đã giảng đạo mấy chục năm, nhưng thật ra Phật không nói gì hết"....

Thấp Thoáng Lời Kinh 2

Thấp Thoáng Lời Kinh 2

THẤP THOÁNG LỜI KINH 2 Đỗ Hồng Ngọc “Con đường độc nhất” “Đây là con đường độc nhất dẫn tới...

Tôn Giả Kiều Đàm Di – Ni Trưởng Đầu Tiên Trong Lịch Sử Phật Giáo

Tôn giả Kiều Đàm Di – ni trưởng đầu tiên trong lịch sử Phật giáo

Tỳ kheo ni Đại Ái Đạo, tức di mẫu Kiều Đàm Di, trụ thế hơn chín mươi tuổi mới nhập...

Có Ba Sự Hưởng Thụ Không Bao Giờ Thỏa Mãn

Có ba sự hưởng thụ không bao giờ thỏa mãn

CÓ BA SỰ HƯỞNG THỤ KHÔNG BAO GIỜ THỎA MÃNQuảng Tánh Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại...

Mổ Xẻ Cái Gọi Là Thiền Minh Triết Của “Đạo Sư” Duy Tuệ – Tỳ-Khưu Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Mổ Xẻ Cái Gọi Là Thiền Minh Triết Của “Đạo Sư” Duy Tuệ – Tỳ-khưu Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

MỔ XẺ CÁI GỌI LÀ THIỀN MINH TRIẾT CỦA "ĐẠO SƯ" DUY TUỆ Tỳ-khưu Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm...

Nguyệt San Chánh Pháp Số 35

Nguyệt san Chánh Pháp số 35

NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3...

Ý Nghĩa Vãng Sanh

Sáng, trưa, chiều, tối…

Phật có ban ơn giáng phúc không?

Vu Lan Nhớ Mẹ!

Phật tử tin vào điều gì?

Tình yêu là đem không gian đổi lấy thời gian

Xuân Thường Tại

03. Cúng Sao Giải Hạn

Ngày Phật Đản – nguyện cho thế giới an bình hạnh phúc

Đức Phật Giảng Pháp

Thấp Thoáng Lời Kinh 2

Tôn giả Kiều Đàm Di – ni trưởng đầu tiên trong lịch sử Phật giáo

Có ba sự hưởng thụ không bao giờ thỏa mãn

Mổ Xẻ Cái Gọi Là Thiền Minh Triết Của “Đạo Sư” Duy Tuệ – Tỳ-khưu Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

Nguyệt san Chánh Pháp số 35

Tin mới nhận

Truyện Phật giáo: Thái tử cầu Pháp

Thư Ngỏ Xây Dựng Tịnh Thất Hương Lâm Tỉnh Hậu Giang

Tại sao không nên vội tin đức Phật?

Từ cội Bồ Đề nơi Đức Phật thành đạo đến bài học về lòng tri ân mà người con Phật cần ghi nhớ!

Tìm về chân hạnh phúc nơi cửa sổ tâm hồn

Đức Phật – Người Thầy vĩ đại về nhân cách

Trước Phật Thích Ca, bạc vàng chức trọng cũng chỉ là hư vô

Bồ Tát Quảng Đức Ngọn Lửa Và Trái Tim – Lê Mạnh Thát Chủ Biên

Thực hành lời Phật dạy để cuộc sống an lạc, hạnh phúc

Tinh Thần Ngọn Lửa Bồ-tát Thích Quảng Đức

Chùa Cháy

Xây chùa và xây đạo tràng

Thông Bạch Về Việc Tu Sửa Trai Đường Và Tịnh Trù Ni Viện Diệu Đức – Huế

Hòa bình và hữu nghị với các tôn giáo trên thế giới

Bịa đặt, thêu dệt và hậu quả phải gánh chịu

Tu hành như khúc gỗ trôi sông

Vì sao Đức Phật nhập mẫu thai trong hình tướng voi trắng?

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 7: Hòa Thúc Muội

Muốn thấy Phật phải trút bỏ phàm tình

Lời Phật dạy về đạo vợ chồng

Tin mới nhận

Khai mở tâm thức

Quá Trình Hình Thành Đại Tạng Kinh Chữ Hán

Giá trị thực tiễn của Đạo Phật

Ba pháp thù thắng

Giới Thiệu Kinh Kim Cang Edward Conze – Dịch Việt: Thích Nhuận Châu

Logic Học Trong Phật Giáo

Kinh Quán Niệm Hơi Thở

Lời Phật dạy về những khổ não bị tác động trong thực tế

Đại Đệ Tử Phật

Oai Đức Câu Niệm Phật

Câu chuyện về tỷ phú cận kề cái chết và bài học từ Đức Phật

Đường Phật Đi 2

Niệm Phật Viên Thông

Sơ Quát Về Chữ Niệm Trong Đạo Phật Qua Duy Thức Học

Vì sao tôi nghèo?

Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm

Tết Thiền 2020

Kinh Bách Dụ: Sạ Lúa

Thành công và hạnh phúc

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

Tin mới nhận

GIỚI THIỆU VỀ NĂM BỘ NIKĀYA

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 118)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 39)

Hễ xem kinh sách thì buồn ngủ phải làm sao?

Kinh Bách Dụ: Ăn nửa cái bánh

Hoa nghiêm tánh khởi

Kinh Viên Giác Luận Giảng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 131)

Kinh Tạng Nam Truyền (Pali Tạng) PDF

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 104)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 224)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 282)

Những tương đồng giữa kinh Đại thừa và kinh Nguyên thủy

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 55)

Lược Giảng Kinh Pháp Bảo Đàn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 107)

Kinh Bách Dụ: Quỷ Tỳ- Xá- Xà

Kinh Niệm xứ (song ngữ Việt-Anh)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 237)

Kinh Phật và các nghi lễ: Nghi thức phóng sinh

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 354)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 61)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 69)

Pháp Sư Tịnh Không – Người Có Công Phục Hưng Tông Tịnh Độ Thời Hiện Đại

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 54)

Hằng Chuyên Tâm Niệm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 301)

Sự Tích Phật A Di Đà Và 7 Vị Bồ Tát

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 2)

Công phu niệm Phật chân thật

Ý Nghĩa Thâm Thúy Của 4 Chữ A Di Đà Phật

Cực Lạc Và Luân Hồi: Bất Nhị Trong Tịnh Độ Tông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 172)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 36)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 317)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 369)

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 9)

Nền Tảng Đạo Phật Và Học Thuyết Tây Phương Cực Lạc

Niệm Phật Thành Phật – Thích Phước Nhơn

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese