PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Liễu Ngộ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

LIỄU NGỘ
Thích nữ Tịnh Quang

Ni sư Ryonen
sinh năm 1797. Cô là cháu nội của Shingen, một vị tướng Nhật nổi tiếng. Sắc đẹp
quyến rũ và thiên tài về thi ca đã khiến cô trở thành một công nương trong triều
đình, kề cận bên hoàng hậu khi mới 17 tuổi. Tuy còn quá trẻ như thế nhưng danh
vọng
đã chờ đón cô.

Rồi vị hoàng hậu kính yêu của cô đột ngột qua đời và những mơ ước tràn đầy hy vọng
của cô cũng tan thành mây khói. Cô bỗng nhận thức được một cách sâu sắc về sự
vô thường trong cuộc sống trên thế gian này. Ngay khi ấy, cô mong muốn được tu
học
thiền.

Tuy nhiên, gia đình cô không đồng ý và gần như ép buộc cô phải lập gia đình.
Ryonen chỉ đồng ý nghe theo với điều kiện là sau khi sinh 3 đứa con cô sẽ được
phép xuất gia làm ni cô.

Khi cô chưa được 25 tuổi thì điều kiện này đã đáp ứng, và chồng cô cũng như những
người thân khác không còn ngăn cản ước nguyện của cô nữa. Cô cạo tóc, lấy tên mới
là Ryonen, có nghĩa là “liễu ngộ” hay “giác ngộ hoàn toàn”. Rồi cô khởi sự cuộc
hành trình cầu đạo.

Cô tìm đến thành phố Edo và cầu xin ngài Tetsugyu nhận làm đệ tử. Chỉ nhìn
thoáng qua, vị thầy này đã từ chối ngay vì cô quá đẹp!

Ryonen lại tìm đến một bậc thầy khác, ngài Hakuo. Ngài cũng từ chối với cùng lý
do
, bảo rằng sắc đẹp của cô hẳn chỉ gây ra phiền toái mà thôi!

Ryonen liền lấy bàn ủi nóng áp lên mặt mình. Chỉ trong chốc lát, sắc đẹp của cô
đã vĩnh viễn không còn nữa.

Ngài Hakuo liền nhận cô làm đệ tử.

Để ghi nhớ sự kiện này, Ryonen đã viết mấy câu thơ phía sau một tấm gương soi
nhỏ:

Ta đốt hương khi theo hầu hoàng hậu,
Để làm thơm những y phục đẹp xinh.
Giờ đây làm kẻ hành khất không nhà,
Ta đốt khuôn mặt để bước vào cửa thiền.

Khi ni sư Ryonen sắp lìa bỏ thế giới này, bà để lại một bài thơ khác:

Sáu mươi sáu mùa thu,
Từng đổi thay trước mắt.
Ta đã nói đủ rồi,
Về ánh sáng vầng trăng.
Thôi đừng hỏi thêm nữa,
Chỉ lắng nghe thông ngàn,
Và những cây bách hương
Khi không có gió!

(Trích
101 câu chuyện thiền, Nguyên Minh dịch
)

Bình:

Ở
đời người ta thường chạy theo danh và sắc, khi vào đạo để rũ bỏ danh sắc cũng cần
đòi hỏi cả một quá trình tu luyện để mới giải trừ được nghiệp ái dục này.

Là
một người sống trong giàu sang danh vọng, việc từ bỏ tất cả danh sắc của Ryonen
không phải là hành động dễ dàng đối với nhiều người khi đang trên đỉnh cao của
danh sắc.

Biết
sắc vốn là giả, không muốn làm xao động cho những người cùng tu, và muốn chứng
tỏ
tâm tha thiết cầu đạo của mình, Ryonen đã đem bàn ủi nóng ủi vào mặt mình là
hành động của một người thượng căn không thua gì ngài Huệ khả chặt tay mình để
dâng lên Tổ Sư Đạt Ma để cầu mong khai tâm mà không phải ai cũng làm được.

Thói
thường người ta hay bám theo danh và sắc, nhất là phái “đẹp”, để được đẹp hơn
người ta càng trau chuốc hoa hương và làm đủ mọi cách để tôn vinh bản thân. Những
người chưa đẹp thì phải đi thẩm mỹ để chỉnh sửa mắt môi…để thu hút người khác. Ở phương Tây nam giới bây giờ cũng không thua
gì nữ giới, cũng nước hoa xông ướp vào mình, cũng đua nhau đi chỉnh hình để tìm
được công việc dễ dàng như phái nữ và để được phái nữ yêu mến hơn. Xem ra nghiệp
ái dục thật là mãnh liệt, cho nên trong kinh Tứ Thập Nhị chương đã thốt lên rằng:
“…nếu trên đời này có hai thứ như thế chắc không ai có thể hành đạo được.”

Ngoại
hình
là một vấn đề quan trọng đối với đời sống con người, đàn ông hay đàn bà có
ngoại hình đẹp dễ gặp may mắn và làm thay đổi tương lai của bản thân (dù không
hoàn toàn tuyệt đối). Dù là hư danh nhưng sắc dục đã điều động và chi phối vũ
trụ
thế giới. Xưa nay, không ít các Đế vương, các Chính trị gia chỉ vì sắc đẹp
của đàn bà mà khiến cho mình tan thân mất mạng, quốc gia nghiêng ngửa, lao đao…
(bộ mặt của thế giới được điều động bởi nữ sắc – nếu mỹ nhân có tâm đức đó là
cái phước cho nhân loại).

Trong
Phật giáo để bước qua khỏi danh sắc phải có quá trình dụng công bằng phương
pháp
quán chiếu về các pháp vô thường (không bền), khổ và vô ngã (không có tự
ngã). Nếu bất cứ pháp nào mà còn hữu ngã, còn đối đãi thì không phải là pháp Phật.
Trước giờ thành đạo, Đức Thích Tôn cũng đã vượt qua cửa ải chấp thủ của những
ma sắc nguy hiểm này.

Trong
Thiền Tông để đạt được cảnh giới giải thoát, hành giả cũng theo trình tự qua ba giai đoạn như Thiền sư Duy Tín đã trải qua

“Trước khi gặp thiện tri thức, tôi thấy núi sông là núi
sông.
Sau khi gặp thiện tri thức chỉ dạy, tôi thấy núi sông không phải là núi sông.
Sau ba mươi năm, tôi thấy núi sông là núi sông”
.

Quá trình này cũng có thể được phân
chia
cho ba căn cơ:

Hạ căn: khi mới tu còn chấp sắc là
sắc, còn có tâm phân biệt sắc nam sắc nữ (còn tham ái).

Trung căn: Sau thời gian học Phật,
thì thấy sắc vốn là bất tịnh, vô thường là giả hợp.

Thượng căn: Nhiều năm tu luyện thì
không còn thấy có và không nữa. Không còn tâm phân biệt chi phối, hoàn toàn làm
chủ được ý niệm.

Trình độ xả ly thủ ái của hành giả
như thế nào còn tùy thuộc về cái thấy danh và sắc của hành giả.

Người đệ tử Phật dù tăng hay tục,
việc cơ bản và đầu tiên phải tu tập ngay nơi tự thân, phải quán chiếu thân,
phải nhàm gớm thân thúi của mình mới có thể liễu ngộ được Phật pháp.

Trong kinh Thân Quán Đức
Phật
bảo các thầy Tỳ kheo phải quán thân mình là thân dơ ác: “… thân nầy bao
gồm
thịt da máu mủ tạo thành, chất chứa đầy phân dãi. Tự quán rằng thân nào có
sạch sẽ, thường có chín lỗ ác bệnh không sạch chảy ra, nó
thường cùng
với oan gia cấu kết cho đến già chết, và gồm nhiều thứ bịnh tật, đâu không là
ác? Thân đến lúc mất, bấy giờ không còn dùng đựợc, chỉ còn đem chôn tử thi dưới
đất
vì sợ chồn sói nhận ra, có đâu không thấy hổ thẹn lại thích tham dâm…”

Nếu
người nam hay nữ còn đắm chấp thân tướng của mình, cho rằng thân mình tốt hơn
thân kẻ khác, thân nam tốt hơn thân nữ hay thân nữ tốt hơn thân nam là đều còn
u mê. Trong kinh Kim Cang đức Phật phủ nhận tất cả sắc tướng rằng “phàm sở hữu tướng giai thi hư vọng” (tất
cả các tướng đều là dỏm), chấp tướng không những là tâm hư vọng mà là nguyên
nhân
dẫn đến những dục vọng làm nhân cho sinh tử luân hồi mà trong kinh Lăng
Nghiêm
đức Phật đã dạy “dâm tâm bất trừ, trần lao bất khả xuất”.

Muốn
bước ra khỏi trần lao, muốn liễu ngô Phật pháp bạn phải can đảm từ bỏ những gì
mình yêu quí nhất, phải lột bỏ được danh sắc hư ngụy đang đeo bám trên tấm thân
giả hợp sinh lão bệnh tử này.

Đó
cũng là sự liễu ngộ, sự trở về đầy huyền
bí và thi vị của thiền Ni Ryonen:

“…Về ánh sáng vầng trăng.
Thôi đừng hỏi thêm nữa,
Chỉ lắng nghe thông ngàn,
Và những cây bách hương
Khi không có gió!

 

BÀI ĐỌC THÊM:

●
MỸ NỮ TỰ HỦY SẮC ĐẸP ĐỂ XUẤT GIA – Thích Minh Trí biên dịch

 

 

n

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Big Bang Và Vũ Trụ Vô Thỉ Của Đạo Phật

Big bang và vũ trụ vô thỉ của đạo Phật

BIG BANG VÀ VŨ TRỤ VÔ THỈ CỦA ĐẠO PHẬTNguyên tác: The Big Bang and The Buddhist Beginningless UniverseTác giả:...

Buông Xả Là Hạnh Phúc

Buông xả là hạnh phúc

BUÔNG XẢ LÀ HẠNH PHÚCQuang Minh Cuộc sống biến đổi không ngừng, và con người không nằm ngoài quy luật...

Đâu Ngờ Tự Tánh Năng Sinh Vạn Pháp

ĐÂU NGỜ TỰ TÁNH NĂNG SINH VẠN PHÁP (Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm) 何期自性能生萬法 (Hà kỳ tự tánh năng sinh vạn...

Trời Đất Mênh Mông, Đâu Người Tri Kỉ?

Trời đất mênh mông, đâu người tri kỉ?

Đã bao giờ bạn tự hỏi bên cạnh mình có bao nhiêu người bạn chưa? Liệu có phải người mà...

Trả Ơn Đủ Cho Mẹ Và Cha – Quảng Tánh

Trả Ơn Đủ Cho Mẹ Và Cha – Quảng Tánh

TRẢ ƠN ĐỦ CHO MẸ VÀ CHA Quảng Tánh Một thời, Thế Tôn ở Sàvatthi, tại vườn ông Anàthapindika. Tại...

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Vấn Đáp Với Glassman – Tác Giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Và Jim Glassman Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Vấn Đáp Với Glassman – Tác Giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Và Jim Glassman Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: VẤN ĐÁP VỚI GLASSMANTác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Jim GlassmanChuyển ngữ: Tuệ Uyển - 24/06/2011...

Người Tu Sợ Nhất Cái Gì?

Người tu sợ nhất cái gì?

Con đường Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đi qua và chỉ dạy lại cho chúng ta, hàng hậu...

Từ Vụ Án ‘Vi Văn Phượng Giết Mẹ’ Đến Vụ Án Mất Trộm Tượng Phật Rúng Động Ở Bắc Giang

Từ vụ án ‘Vi Văn Phượng giết mẹ’ đến vụ án mất trộm tượng Phật rúng động ở Bắc Giang

“Cũng có kẻ mắc oan tù rạc/ Gửi mình vào chiếu lác một manh/ Nắm xương chôn rấp góc thành/...

Giữ Tâm Một Chỗ Việc Gì Cũng Xong

Giữ Tâm Một Chỗ Việc Gì Cũng Xong

GIỮ TÂM MỘT CHỖ VIỆC GÌ CŨNG XONG Thích Nữ Giác Anh Những câu chuyện thật chốn Thiền môn do...

Kinh Đại Thừa Công Đức Tạo Tượng Phật

KINH ĐẠI THỪA CÔNG ĐỨC TẠO TƯỢNG PHẬT Triều Vua ĐẠI ĐƯỜNG: Nước VU ĐIỀNTam Tạng Sa Môn: ĐỀ VÂN...

Hai Tấm Vé Trở Về

Hai tấm vé trở về

HAI TẤM VÉ TRỞ VỀChân Hiền Tâm     Ngày đó… Thời mới giải phóng, những gia đình có người...

Khái Quát Tư Tưởng Kinh Duy Ma Cật

KHÁI QUÁT TƯ TƯỞNG KINH DUY MA CẬTThích Viên Giác Kinh Duy Ma Cật xuất hiện vào thế kỷ thứ...

CHÍNH MÌNH PHẢI LÀM GƯƠNG

Xin chào các thầy cô giáo trường mầm non! Hôm nay, thầy Nhẫn mời tôi đến đây để gặp mặt...

Đem Pháp Phật Tô Sắc Cho Đời

Đem pháp Phật tô sắc cho đời

Với mong muốn cống hiến cho Phật pháp và cuộc đời, hai Sư cô Thích nữ Huyền Linh, Thích nữ...

Cận Cảnh Đại Phật Tượng Đá Lớn Nhất Đông Nam Á

Cận Cảnh Đại Phật Tượng Đá Lớn Nhất Đông Nam Á

Cận cảnh ĐẠI PHẬT TƯỢNG ĐÁ LỚN NHẤT ĐÔNG NAM ÁTrường Sơn Công trình Đại Phật tượng A-di-đà với chiều...

Big bang và vũ trụ vô thỉ của đạo Phật

Buông xả là hạnh phúc

Đâu Ngờ Tự Tánh Năng Sinh Vạn Pháp

Trời đất mênh mông, đâu người tri kỉ?

Trả Ơn Đủ Cho Mẹ Và Cha – Quảng Tánh

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Vấn Đáp Với Glassman – Tác Giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Và Jim Glassman Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

Người tu sợ nhất cái gì?

Từ vụ án ‘Vi Văn Phượng giết mẹ’ đến vụ án mất trộm tượng Phật rúng động ở Bắc Giang

Giữ Tâm Một Chỗ Việc Gì Cũng Xong

Kinh Đại Thừa Công Đức Tạo Tượng Phật

Hai tấm vé trở về

Khái Quát Tư Tưởng Kinh Duy Ma Cật

CHÍNH MÌNH PHẢI LÀM GƯƠNG

Đem pháp Phật tô sắc cho đời

Cận Cảnh Đại Phật Tượng Đá Lớn Nhất Đông Nam Á

Tin mới nhận

Bàn về luân hồi và số mệnh

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Thư Ngỏ Xây Dựng Tịnh Thất Hương Lâm Tỉnh Hậu Giang

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Ni Xá Tu Viện Long Hưng Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Đức Phật dạy có 5 điều người tu hành cần nên tránh

Biết nhớ ơn và báo ơn để tăng thêm phước đức

Lời Phật dạy: Phụ nữ cần làm gì khi phát hiện chồng ngoại tình?

BS.Đỗ Hồng Ngọc: “Đức Phật, bậc Y vương”

Thế gian có cuồng quay thì lòng Phật vẫn bình yên

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 4)

Lời Phật nói không tin, vậy lời ai đáng tin?

Vui trong đau khổ

Vấn Đề Ht. Quảng Đức Tự Thiêu Và Giới Không Sát Sanh Trong Đạo Phật, Thích Hạnh Bình

Ân đức của Như Lai

Sống theo lời Phật: con dao trong tâm

Đức Phật phá tất cả chấp để chúng sinh chứng đạt vô ngã

Phật dạy về ngày tốt

Lời Đức Phật dạy cho thế giới hiện đại

7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có: Siêng năng, tiết kiệm và bố thí

Đức Phật – Người Thầy vĩ đại về nhân cách

Tin mới nhận

Có Những Chữ Tình (Thích Như Điển)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 132)

Hàng Trưởng Lão Có Đại Phước Mà Chẳng Quý Mình, Khinh Người

Pháp Hiển, Nhà Chiêm Bái – Thích Minh Châu (1963) Thích Nữ Trí Hải Dịch Việt (1997)

‘Đại Lễ Vesak Liên Hợp Quốc Năm 2019 tại Việt Nam

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 33)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 278)

Bóng Mây Bay Thoáng Qua Trên Đường Về Xứ Phật – Trần Kiêm Đoàn

Lại trở về cố quận!

Chúc Nguyện Thư Phật Đản 2564

Ngoại Giao Xá Lợi Sự Hồi Sinh Kỳ Diệu Của Tinh Thần Huyền Trang

Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc

Bóc Trần Sự Thật Về Sư Cô Trụ Trì Chùa Quan Âm Cải Đạo Theo Thiên Chúa Giáo

Tình Yêu Chân Thật – Huệ Giáo

Ánh sáng Pháp Hoa

Có Thể Tu Theo Ngài Phổ Hiền Được Không?

Đuốc Xưa Vẫn Sáng – Nguyên Cẩn

Tịnh Độ Chỉ Quyết

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 88)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 231)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 50)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 32)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 307)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 106)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 127)

Kinh Bách Dụ: Xin được cạo râu vua

Bát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 142)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 77)

Bát Nhã Ba La Mật Kinh Trực Chỉ Đề Cương

Sách Mới – Ấn Tống: Giới Thiệu Nguồn Gốc A-di-đà

Kinh Tiểu Bộ Tập Iii (Khuddhaka Nikàya)

Kinh Bách Dụ: Bắt chước tổ tiên ăn nhanh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 278)

Kinh Nhật Tụng Sơ Thời

Kinh Atthaka Vagga Chương Bốn – Phẩm 8 kinh Tập – Sutta Nipata -The Octet Chapter

Kinh Tiểu Bộ Tập X (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 07)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 204)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 259)

Thư Trả Lời Hộ Niệm

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 30)

Thư Trả Lời Những Sự Gạn Hỏi Về “BẤT NIỆM TỰ NIỆM”

CHÍNH MÌNH PHẢI LÀM GƯƠNG

Hộ Niệm Và Khai Thị Cho Người Lâm Chung

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 345)

Ý Nghĩa 12 Lời Nguyện Niệm Phật

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 4)

Đọc sách ngàn lần – Tập 3

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 11)

Pháp Môn Trì Danh Niệm Phật, Vãng Sanh Cực Lạc

Suy gẫm về sự bất thối chuyển trong kinh A Di Đà

Thần Chú Đại Bi: Viên Ngọc Của Người Cùng Tử

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 220)

Thực Hành Vãng Sinh Về Tịnh Thổ A Di Đà

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 68)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 53)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 308)

Những Truyện Niệm Phật Cảm Ứng Mắt Thấy Tai Nghe

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese