PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Làm Sao Để Chúng Ta Không Còn Bị Phiền Não Trong Cuộc Sống?

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

LÀM SAO ĐỂ CHÚNG TA
KHÔNG CÒN

BỊ
PHIỀN NÃO TRONG CUỘC SỐNG?

Tất cả mọi người đều muốn sống một cách an lạc và
hạnh phúc. Tuy nhiên, ai cũng có lúc bị phiền não, bực dọc; và những khi ấy,
chẳng những bản thân mình đã bị bực bội, khổ sở mà cả những người chung quanh
cũng có thể bị ảnh hưởng lây do những cử chỉ, lời nói thiếu hòa nhã của
mình. Dĩ nhiên, không ai muốn vậy cả. Thế nhưng tại sao chúng ta cứ
tiếp tục bị bực bội, khó chịu, khổ sở…? Vì người nào đó làm trái ý với ta, vì một
sự việc nào đó xảy ra không như ý muốn, hay một sự việc mình muốn lại không xảy
đến cho mình. Mấy ai trên thế gian này hoàn toàn tránh được những tình huống
ấy?! Vậy, vấn đề đặt ra là CÓ CÁCH NÀO ĐỂ GIÚP CHO TA KHỎI BỊ PHIỀN NÃO
HAY KHÔNG? LÀM SAO CHÚNG TA LUÔN GIỮ ĐƯỢC SỰ AN LẠC, TỰ TẠI VÀ HẠNH
PHÚC?

Ngay từ
thuở xa xưa, ở nhiều quốc gia trên thế giới, những bậc trí thức, hiền giả đã
nghiên cứu về vấn đề trên, và theo họ, giải pháp là: khi có một điều trái
ý xảy ra và cơn phiền não bắt đầu nổi lên, lập tức ta phải chuyển tâm trí ta
qua một chuyện khác, chẳng hạn như rót một ly nước ra uống, niệm một câu kinh
trong đầu, nghỉ về một chuyện khác tươi vui hơn… v.v, tức là đánh lạc hướng tâm
trí
của mình ra khỏi điều đang gây phiền não. Cách giải quyết này có hiệu
quả
, nhưng xét cho kỹ, nó chỉ là tạm bợ, chỉ là trốn tránh, chỉ ở mức độ ý thức
(conscious) mà thôi. Thật ra, mỗi khi làm như vậy, ta đã đè nén những sự
phiền não ấy vào trong tiềm thức (subconscious) của mình, và chúng vẫn cứ
ở đó, tiếp tục tăng trưởng theo thời gian. Bề ngoài thì có vẻ như ta đang
an lạc, tự tại, nhưng về mặt vi tế, thâm sâu hơn của tiềm thức thì một ngọn núi
lửa đầy những tâm niệm khổ sở, bực dọc, thèm khát…v.v. đang bị đè nén trong ta,
chỉ chờ chực cơ hội được bùng nổ; và sớm hay muộn gì chúng cũng sẽ bộc phát
mãnh liệt qua hành động, lời nói hay ý nghĩ của mình. Bất cứ điều gì,
càng bị đè nén, nó chẵng những không mất đi đâu hết mà càng trở nên mãnh liệt
hơn!

Một số
các vị hiền giả, thánh nhân khác đã đi xa hơn nữa trong sự tư duy của họ và nhận
thấy
rằng: đánh lạc hướng tâm trí như trên chỉ là trốn tránh vấn đề trước mắt, và
trốn tránh không phải là một giải pháp vẹn toàn. Họ đã đưa ra cách giải
quyết
thứ hai: “Ta phải trực diện đối mặt với chính cái phiền não của mình, bằng
cách là theo dõi, quán sát nó một cách liên tục và khách quan, không để cho nó
khống chế tâm trí ta. Tức là, ta phải luôn giữ vững sự quân bình và tỉnh
thức
trong suốt quá trình quán sát ấy. Khi quán sát được cái phiền não
như thế, ta sẽ thấy rằng nó từ từ yếu đi dần và cuối cùng mất hẳn. Nó đâu
có thể kéo dài vô tận được! Qui luật vô thường (impermanence) áp dụng cho
tất cả mọi thứ trên thế gian. Dĩ nhiên, một lúc khác, cái phiền não ấy lại
nổi lên nữa, nhưng dù cho nó có nổi lên bao nhiêu lần, mỗi lần kéo dài đến đâu,
nó cũng không thể nào chế ngự được ta, miễn là ta luôn luôn quán sát được nó với
một tâm trí tỉnh thức và quân bình (aware and equanimous), giống như một nhân
chứng khách quan và trầm lặng ở bên ngoài đang nhìn vào trong tâm trí ta, nhận
diện
, theo dõi liên tục những gì đang xảy ra ở nơi ấy mà không hề có phản ứng
nào hết. Và như thế, sự “phiền não” xảy đến rồi chỉ để mất đi, như những
người khách qua đường vô thưởng vô phạt, không thể nào trói buộc được tâm trí
ta; sự an lạc, tự tại vẫn luôn được hiện hữu!”

Trên lý
thuyết
, phương cách thứ hai này hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, trong thực tế
có thể thực hành được hay không? Một người bình thường có thể quán sát được
cái phiền não của mình như đã trình bày hay không? Đó là điều vô cùng khó
khăn! Sở dĩ như vậy là vì có hai lý do:

1.Chúng
ta
không cảm nhận được sự phát sinh của cái phiền não ngay từ lúc đầu. Nó
phát xuất từ thẳm sâu trong tiềm thức – lúc ta chưa hay biết gì cả; và khi ta cảm
nhận được, nó đã trở nên quá mãnh liệt; nó lấn áp, chiếm hữu, điều khiển tâm
trí
ta, khiến cho ta không thể nào theo dõi, quán sát được nó như đã trình bày.

2.Khi có
một phiền não nổi lên, tâm trí ta liền tập trung ngay vào cái đối tượng đã gây
ra sự phiền não. Đây là một thực tế không thể phủ nhận, là một phản xạ tự
nhiên
mà hầu hết chúng ta ai cũng có. Thành ra, thay vì chỉ nên tập trung
quán
sát cái phiền não của mình, tâm trí ta lại đi “chỉa mủi dùi” vào cái
nguyên do bên ngoài, vô tình làm tăng trưởng thêm chính cái phiền não ấy! Lý do mà ta phản xạ một cách bất lợi như vậy thật ra rất dễ hiểu. Sự phiền
não
luôn luôn đi đôi với nguyên nhân của nó. Trong “cặp bài trùng” này, một
cái là trừu tượng – sự phiền não (giận dữ, khổ sở, thèm khát…v.v.); một cái là
cụ thể, rõ ràng – nguyên nhân của sự phiền não (bị mất việc làm, bị vu oan, bị
mất của…v.v.). Do đó, đối với một người bình thường, tâm trí người ấy
tất nhiên chỉ có khuynh hướng tập trung vào cái cụ thể, rõ ràng mà thôi, vì nó
rành rành ngay trước mắt!

Như vậy,
cả hai cách giải quyết trên đều có chổ bế tắc. May thay, một vị cứu nhân
với trí tuệ siêu việt và lòng thương yêu nhân loại vô bờ bến, sống ở Ấn Độ trên
2500 năm về trước, đã tìm ra một phương cách đầy hiệu dụng và đem chỉ dạy, hướng
dẫn cho biết bao nhiêu người lúc bấy giờ. Tên Ngài là Siddhattha Gotama,
người đời thường gọi Ngài là “Đức Phật” hay là “Người Giác Ngộ” (The
Enlightened One). Ngài cũng dạy là phải trực diện đối mặt với sự phiền
não
giống như phương cách thứ hai ở trên, nhưng Ngài không dừng lại ở đó, mà đã
chỉ dẫn thêm cái “bí quyết” để thực hành được điều này. Ngài đã khám phá
ra rằng: giữa cái nguyên nhân gây ra phiền não và sự phiền não luôn luôn có
thêm một yếu tố nữa, cực kỳ quan trọng mà các vị hiền giả, thánh nhân khác đã bỏ
sót
(the missing link). Đó là những CẢM GIÁC SINH LÝ trong cơ thể —
physical sensations in the body.

Trước khi
đọc tiếp, xin quý vị độc giả hãy phân biệt cho thật rõ ràng giữa cảm giác SINH
LÝ
(ví dụ: ngứa ngáy, nhột nhạt, tê buốt, nóng nực, rạo rực, lâng lâng, nhẹ
nhõm…v.v.) và cảm giác TÂM LÝ (ví dụ: tức giận, thương yêu, ghét bỏ, thèm khát,
nhớ nhung…v.v). Mấu chốt của vấn đề chính là ở những cảm giác SINH LÝ,
cho nên đừng lẩn lộn với cảm giác tâm lý .

Bây giờ
ta hãy phân tích cặn kẽ về những CẢM GIÁC SINH LÝ này để hiểu rõ cái chức năng
độc đáo của chúng. Trước hết, ta nên biết rằng: CẢM GIÁC SINH LÝ trong cơ
thể luôn luôn đi đôi với sự phiền não. Hai khía cạnh này không bao giờ
tách rời nhau, giống như hai mặt của một đồng tiền! Hãy lấy một ví dụ để
minh họa: Khi ta lo sợ (phiền não) thì bắt buộc tim ta phải đập mạnh hơn
bình thường (cảm giác sinh lý); và khi nhịp tim trở lại bình thường thì ta cũng
không còn lo sợ nữa. Như vậy, nếu ta quán sát được những CẢM GIÁC SINH LÝ
tương ứng với một sự phiền não nào đó, thì rõ ràng là ta cũng đang quán sát
chính cái phiền não ấy một cách “gián tiếp”. Thật là tuyệt vời! Ta
không còn phải đối mặt trực tiếp với khía cạnh TÂM LÝ mà thôi; ta đã có một đối
tượng trung gian – CẢM GIÁC SINH LÝ trong cơ thể – để sử dụng như một
phương tiện rất hiệu quả. Đặc điểm của đối tượng trung gian này là chúng
hoàn toàn cụ thể, rõ ràng, không có một chút gì là trừu tượng; cho nên một người
bình thường dễ có khả năng tập trung quán sát được nó hơn.

Hơn nữa,
CẢM GIÁC SINH LÝ trong cơ thể còn có thêm một vai trò khác, quan trọng hơn gấp
bội lần, mà chính Đức Phật đã khám phá ra và chỉ dạy lại rất cặn kẽ. Vai
trò
ấy được diễn tả một cách cô đọng, rốt ráo qua cái nguyên lý bất di bất dịch
sau đây:

“Cái yếu
tố
kích thích trực tiếp nhất, cho nên cũng là cốt lõi nhất để gây
ra sự phiền não trong chúng ta chính là những CẢM GIÁC SINH LÝ trong cơ thể, chứ
không phải là những tác động bên ngoài hay ý niệm trong đầu.”

Hãy lấy
ví dụ cho dể hiểu: khi một người bị nghiện rượu, cái yếu tố kích thích để gây
ra sự nghiện rượu này chính là những CẢM GIÁC SINH LÝ mang tính cách khoái lạc
trong cơ thể của anh ta do chất rượu gây nên; tức là anh ta nghiện những cảm
giác
sinh lý khoái lạc này, chứ không phải là nghiện cái “rượu”! Tương tự như thế, khi một điều trái ý xảy ra và ta nổi cơn bực dọc, thật ra ta
đang bực dọc với chính những CẢM GIÁC SINH LÝ khó chịu trong cơ thể do điều
trái ý gây ra, chứ không phải là bực dọc với điều trái ý ấy! Nhận thức ra
điều này, ta sẽ thấu hiểu rất tường tận, chính xác tại sao cùng một sự việc mà
mổi người lại có mổi phản ứng khác nhau, ví dụ: cùng bị mắc kẹt trong một cầu
thang máy nhưng người thì sợ hãi, người thì bực bội, người thì bàng quan phớt tỉnh…v.v. Ta có thể đưa ra nhiều giải thích, chẵng hạn như: vì người này nhát gan, người
kia đang vội công việc, người nọ thì bất cần đời…v.v., nhưng đó chỉ là những yếu
tố
gián tiếp! Cái mà trực tiếp nhất, cho nên cũng là cốt lõi nhất
chính là những CẢM GIÁC SINH LÝ khác nhau đang nổi lên trong cơ thể của những
người này, và chúng kích thích họ, khiến cho họ có những trạng thái tâm lý khác
nhau.

Trước đây,
ta chỉ biết nhìn ra ngoài, luôn luôn đổ lỗi, quy tội cho các yếu tố ngoại cảnh
đã gây ra khổ đau, phiền não cho mình; và loay hoay, bôn ba tìm cách sửa đổi
chúng cho vừa ý; sửa không được thì lại càng thêm phiền não! Hoàn toàn u
mê
, mù mịt về cái thực tại nội tâm, ta chưa bao giờ hiểu rằng nguyên do thật
sự của khổ đau, phiền não nằm ở ngay trong ta, ở ngay cái sự vướng mắc của
tâm trí với những CẢM GIÁC SINH LÝ mang tính cách khoái lạc (pleasant)
hoặc khó chịu (unpleasant) trong cơ thể. Tức là, nếu khoái lạc thì tâm
trí
ta say đắm vào nó (craving); nếu khó chịu thì chê ghét, bực tức, khổ sở …
(aversion).
Sự vướng mắc ấy cứ lập đi lập lại, chồng chất mãi lên
nhau suốt cả cuộc đời! Ta chỉ là nô lệ cho những CẢM GIÁC SINH LÝ ấy, làm
sao mà thoát được phiền não, khổ đau?! Đọc đến đây, quý vị có thể sẽ nảy
ra một nghi vấn: “Đồng ý rằng nếu không có cái vướng mắc này, ta sẽ khỏi bị phiền
não
, nhưng đồng thời, có thể nào ta cũng trở nên thụ động, yếm thế, mất đi cái
tinh thần năng nổ, cầu tiến trong cuộc sống?” Thật ra, chẳng những ta
không hề bị thụ động như thế mà ngược lại còn trở nên tích cực, linh hoạt
hơn. Thay vì chỉ phản ứng theo cảm xúc (reacting emotionally), một tâm
trí
không bị vướng mắc luôn luôn suy xét, quyết định, hành xử mọi sự việc trong
sự trầm tỉnh, nhạy bén, sáng suốt và khôn ngoan (being pro-active is always
better than re-active).

Hiểu được
như trên, lẽ dĩ nhiên là ta phải tìm cách ngăn chận triệt để cái vướng mắc
(craving/aversion) tai hại ấy; và phương cách hiệu quả nhất chính là: theo
dõi
, quán sát những CẢM GIÁC SINH LÝ trong cơ thể của ta một cách liên tục, sâu
sắc và khách quan với một tâm trí đầy sự tỉnh thức (awareness) và quân bình
(equanimity)
. Làm như vậy, chắc chắn ta sẽ đạt được những hiệu quả
sau đây:

1.Thực
chứng
được cái bản chất VÔ THƯỜNG (impermanence) của tất cả mọi CẢM GIÁC SINH
LÝ
. Càng thực hành bao nhiêu, sự thực chứng này càng sâu sắc bấy nhiêu;
và tâm trí ta tự nhiên càng giảm bớt đi cái vướng mắc tai hại kia bấy
nhiêu. Cứ thế, đến một thời điểm chín mùi, sự vướng mắc đó sẽ hoàn
toàn
hết hẳn; và phiền não vĩnh viễn không bao giờ tái hiện
! Lúc ấy,
tâm trí ta cũng hoàn toàn trong sạch, thanh tịnh. Một tâm trí như thế
luôn luôn tràn đầy sự tinh anh, sáng suốt; tràn đầy sự từ bi (compassion) đối với
những khổ đau hay thất bại của kẻ khác; tràn đầy niềm hoan hỷ với sự thành công
hay hạnh phúc của họ; và tràn đầy sự bình thản, tự tại, khinh an trong mọi hoàn
cảnh
của cuộc đời.

2.Bồi đắp,
phát triển một kiến thức vô cùng thâm sâu, gọi là TU TUỆ – tức là trí tuệ mà chỉ
có thể đạt được từ những kinh nghiệm trực tiếp của bản thân trong quá
trình thực hành. Lời nói, ngôn từ không thể diễn tả hết cái lãnh vực
TU TUỆ này. Cho dù có diễn tả được đi nữa, thì chỉ là để “thưởng ngoạn”
trên phương diện tư duy, lý thuyết mà thôi, không thể nào ứng dụng được cả! Chỉ có thực chứng thì mới thật sự thấu hiểu và ứng dụng được trong thực tế; cho
nên phải thực hành, thực hành, thực hành (get down to the real practice)!

Dĩ nhiên,
phải có một phương pháp thực hành cụ thể, rõ ràng, đúng đắn ta mới làm được như
trên. Phương pháp thực hành ấy có tên tiếng Anh là Vipassana Meditation –
thiền Vipassana, do chính Đức Phật tìm ra, đích thân mình thực hành theo nó để
đạt đến quả vị giác ngộ viên mãn, và sau đó đem chỉ dạy lại rất cặn kẽ cho mọi
người
. Mang tính cách “phản quan tự kỷ – soi sáng lại chính mình”, thiền Vipassana
giúp cho ta thấu hiểu một cách vô cùng thâm sâu cái thực chất của bản thân ta
và của cả toàn thể thế giới, vũ trụ chung quanh. Ai cũng có thể thực tập
phương pháp này. Thiền Vipassana không phải là một chủ thuyết xa vời,
viển vông hay dị đoan mê tín; nó hoàn toàn mang tính cách khoa học, thực tế và
hiệu quả. Nó cũng không bị ràng buộc bởi bất kỳ ranh giới chủng tộc, tôn
giáo
, đoàn thể…v.v. nào hết.
Phiền não trong cuộc sống là một sự thật
không thể phủ nhận, là một chứng bệnh chung của toàn thể nhân loại, cho nên thuốc
chữa của nó cũng phải thích hợp, hiệu dụng cho tất cả mọi người. Thiền
Vipassana chính là phương thuốc chữa đó!

Sau đây,
người viết xin mô tả một cách tổng quát về phương pháp thiền này để quý vị có
thể tham khảo, đánh giá thêm. Thực tập thiền Vipassana gồm có ba bước,
theo trình tự như sau:

GIỚI LUẬT:
Ta phải giữ năm điều cấm kỵ: không giết hại, không trộm cướp,
không tà dâm, không dối trá, không dùng chất nghiện ngập. Đây là bước cơ
bản đầu tiên, cho nên nó chỉ áp dụng trên phương diện HÀNH ĐỘNG mà thôi, chưa
liên quan gì đến lãnh vực ý tưởng, tâm niệm; quý vị đừng bị thối chí vì cho là
quá khó. Nếu không có 5 giới luật này, tâm trí ta sẽ luôn bị loạn động,
không thể nào thực tập được Vipassana.

ĐỊNH TĨNH:
Định tĩnh có nghĩa là vừa có tập trung (concentration), vừa có
tỉnh thức (awareness). Ở bước này, ta luyện tập cho tâm trí bớt nghĩ ngợi
lung tung và được sáng suốt, nhạy bén hơn, bằng cách tập trung nó toàn bộ vào
hơi thở ra vô ở lỗ mũi. Đây không phải là phương pháp điều hòa hơi thở, mà
là quán sát, theo dõi một cách liên tục và sâu sắc cái hơi thở bình thường, tự
nhiên
của ta, được gọi là phương pháp Anapana (quán niệm hơi thở).

TRÍ TUỆ:
Hai bước đầu trên là nền tảng không thể thiếu được và đã mang
lại nhiều lợi ích, nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì tiềm năng phát triển của ta
sẽ bị ngăn chận (self-repression). Cho nên mới có bước thứ ba, và đây
chính là tinh hoa của phương pháp Vipassana – sử dụng cái ĐỊNH TĨNH ở bước 2 để
theo dõi, quán sát những CẢM GIÁC SINH LÝ trong cơ thể một cách liên tục,
sâu sắc và khách quan
. Thực hành như thế, ta sẽ đạt được những hiệu
quả
như đã trình bày ở đoạn trước. Sự quán sát ấy được thực hiện theo một
trình tự, hệ thống rất rõ ràng, khoa học và thực tế; khuôn khổ của bài viết này
không thể đi sâu vào chi tiết.

Hiện nay,
phương pháp thiền Vipassana đang được chỉ dạy ở rất nhiều nơi trên toàn thế giới. Nó được duy trì một cách trọn vẹn, đúng đắn với tinh thần nguyên thủy qua hơn
2500 năm nay do bao nhiêu vị thiền sư ở nước Miến Điện từ đời này đến đời khác
liên tục, không gián đoạn. Các trung tâm thiền Vipassana và những chi
nhánh nhỏ hơn (non-centers) đã được thành lập ở khắp năm châu, thường xuyên tổ chức
các khóa thiền mười ngày — khóa cơ bản, đầu tiên cho người mới học, và những
khóa lâu hơn cho những người muốn thực tập nhiều. Ngôn ngữ hướng dẫn là
tiếng Anh. Quý vị không phải đóng bất kỳ một chi phí nào hết khi theo học
những khóa thiền này, ngay cả thức ăn, chỗ ở trong suốt thời gian thực tập cũng
miễn phí. Toàn bộ ngân sách tài trợ của các chương trình này là do sự
đóng góp tùy hỷ, hảo tâm (donations) từ các cựu thiền sinh đã từng theo học, gặt
hái được lợi ích thiết thực và muốn góp phần tạo điều kiện cho người khác cũng
được lợi ích theo. Khóa cơ bản 10 ngày chỉ hướng dẫn được cho quý vị tất
cả những cách thức căn bản, thiết yếu; và quý vị về nhà nên tiếp tục thực tập
thêm hằng ngày. Thực tập bao nhiêu thì lợi ích bấy nhiêu. Cho nên
hãy kiên trì, tinh tấn, tránh giải đãi!

Bài viết
có lẽ đã quá dông dài; mong rằng nó đã trình bày được tất cả những khái niệm, ý
tưởng
một cách rõ ràng, dể hiểu. Nếu quý vị muốn biết thêm bất kỳ chi tiết
nào về Vipassana, chẳng hạn như cách thức ghi danh, lịch trình tu học, địa chỉ
các trung tâm thiền…v.v. thì hãy vào website: http://www.dhamma.org. Tất
cả tài liệu của bài viết này đều nằm trong ấy. Trước khi ngừng bút, người
viết xin hết lòng khuyến khích tất cả quý vị hãy theo học một khóa thiền này, nếu
có khả năng Anh Ngữ căn bản. Chỉ có 10 ngày thôi mà nó sẽ mang lại nhiều
lợi ích cụ thể, thiết thực trong đời sống hằng ngày. Bản thân người
viết đã thực tập qua một khóa như thế và cũng gặt hái được rất nhiều bổ ích.

Xin kính
chúc tất cả quý vị thân tâm thường an lạc!

V.D.,
11/2002

 

Tin bài có liên quan

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát

Xúc Giác – Cội Nguồn Trí Tuệ (Song Ngữ)

Xúc giác – Cội nguồn trí tuệ (song ngữ)

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Chánh Niệm

Về Chánh Niệm

Vấn Đáp Về Thiền Vipassanā

Vấn Đáp về Thiền Vipassanā

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Vấn Đạo Ngài Ajahn Chah (Questions & Answers With Ajahn Chah)

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 2

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 2

Tuyển Tập Thiền Giữa Đời Thường Kỳ 1

Tuyển tập thiền giữa đời thường kỳ 1

Tuyển Tập Các Câu Hỏi – Đáp Cùng Thiền Sư U. Ottamasara Sayadaw

Tuyển tập các câu hỏi – đáp cùng thiền sư U. Ottamasara Sayadaw

Load More

Discussion about this post

Thư Chúc Tết của Đức Pháp chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Bính Thân 2016

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAMHỘI ĐỒNG CHỨNG MINH THƯ CHÚC TẾTCỦA ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT...

Giữ Gìn Khẩu Nghiệp

Giữ gìn khẩu nghiệp

GIỮ GÌN KHẨU NGHIỆP Trong xã hội nói chung và trong đạo pháp nói riêng, khi mà chúng ta giao...

108 Lời Dạy Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

108 Lời Dạy Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

108 LỜI DẠY CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA Hoang Phong chuyển ngữ (bản dịch mới) Nhà xuất bản Hồng...

Thiền Sư Goenka Và Phương Trời Thiền Quán Như Thị

1. Tôi là một người tha hương đang sống nhờ ở đậu trên xứ người. Tôi có thể nói được...

Kinh Bách Dụ: Thấy Người Tô Vách Nhà

Kinh Bách Dụ: Thấy người tô vách nhà

Thuở xưa, có người đến chơi nhà người bạn , thấy tường vách nhà bạn đắp tô bằng phẳng, sạch...

Lời Khuyên Cho Bản Thân – Vạch Trần Lỗi Lầm Ẩn Giấu

Lời Khuyên Cho Bản Thân – Vạch Trần Lỗi Lầm Ẩn Giấu

LỜI KHUYÊN CHO BẢN THÂN – VẠCH TRẦN LỖI LẦM ẨN GIẤU Jamyang Khyentse Chokyi Lodro soạn | Pema Jyana...

Quan Điểm Phật Giáo Về Nguyên Nhân Của Bạo Lực, Xung Đột, Chiến Tranh Và Phương Pháp Khắc Phục

Quan điểm Phật giáo về nguyên nhân của bạo lực, xung đột, chiến tranh và phương pháp khắc phục

QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA BẠO LỰC, XUNG ĐỘT,  CHIẾN TRANH VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤCThích Nữ...

Tâm Lý Học Phật Giáo

A. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT 1. VỀ TÂM LÝ HỌC PHƯƠNG TÂY 1.1. Các định nghĩa: · Các dịnh nghĩa...

Cha

Cha

Cha cũng có uy quyền để người làm bếp trong nhà là lính, người giặt giũ trong nhà cũng là...

Tài Sản Không Thể Nghĩ Bàn & Không Bao Giờ Mất Của Người Con Phật Theo Quan Điểm Phật Giáo

Tài Sản Không Thể Nghĩ Bàn & Không Bao Giờ Mất Của Người Con Phật Theo Quan Điểm Phật Giáo

TÀI SẢN KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN & KHÔNG BAO GIỜ MẤT CỦA NGƯỜI CON PHẬT THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁOTHIỆN PHÚC  ...

Viết Về Nhã Ca, Trần Dạ Từ

Viết Về Nhã Ca, Trần Dạ Từ

VIẾT VỀ NHÃ CA, TRẦN DẠ TỪNguyên Giác   Nhà văn Nguyên Giác Phan Tấn Hải, tác giả bài viết...

Từ Điển Phật Học Thiện Phúc

Từ Điển Phật Học Thiện Phúc

Tổ Đình Minh Đăng QuangPHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARYVIETNAMESE-ENGLISHENGLISH-VIETNAMESESANSKRIT/PALI-VIETNAMESEThiện PhúcCalifornia, USA, 2006 MỤC LỤC Tán dương công đứcCommendation...

Cảm Tưởng Về Quyển The Quantum And The Lotus

Cảm Tưởng Về Quyển The Quantum And The Lotus

Vũ trụ trong lòng bàn tay - tóm lược Nếu tính từ ngày Gallieo huớng kính thiên văn tự chế...

Cư Sĩ Robert Thurman: Người Mang Văn Hóa Phật Giáo Tới Phương Tây

Cư Sĩ Robert Thurman: Người Mang Văn Hóa Phật Giáo Tới Phương Tây

CƯ SĨ ROBERT THURMAN: NGƯỜI MANG VĂN HÓA PHẬT GIÁO TỚI PHƯƠNG TÂY Vân Tuyền Cư sĩ Robert Thurman và...

Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật – Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát

Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật Việt Dịch: HT. Thích Thiền Tâm Đời nhà Minh, niên...

Thư Chúc Tết của Đức Pháp chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Bính Thân 2016

Giữ gìn khẩu nghiệp

108 Lời Dạy Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thiền Sư Goenka Và Phương Trời Thiền Quán Như Thị

Kinh Bách Dụ: Thấy người tô vách nhà

Lời Khuyên Cho Bản Thân – Vạch Trần Lỗi Lầm Ẩn Giấu

Quan điểm Phật giáo về nguyên nhân của bạo lực, xung đột, chiến tranh và phương pháp khắc phục

Tâm Lý Học Phật Giáo

Cha

Tài Sản Không Thể Nghĩ Bàn & Không Bao Giờ Mất Của Người Con Phật Theo Quan Điểm Phật Giáo

Viết Về Nhã Ca, Trần Dạ Từ

Từ Điển Phật Học Thiện Phúc

Cảm Tưởng Về Quyển The Quantum And The Lotus

Cư Sĩ Robert Thurman: Người Mang Văn Hóa Phật Giáo Tới Phương Tây

Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật – Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát

Tin mới nhận

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Đại trùng tu ngôi Tổ đường và nhà thờ Mẫu chùa Phúc Hưng – Hải Phòng

Tứ Thánh đế, thông điệp đầu tiên và căn bản của Đức Phật

Đạo Phật đã cho tôi những gì?

Trường Trung Cấp Phật Học Đồng Nai, Cơ Sở Ii

Chùa Huệ Quang Bạc Liêu

Lắng nghe lời Phật thoát mọi phiền hà

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Đức Phật đản sinh – Suối nguồn từ bi và bình đẳng

Sự gia hộ của Đức Phật

Nghiệp nặng và sự cứu độ của Đức Phật

Đức Phật và pháp môn niệm Phật

Đức Phật dùng sen độ người

Phật có bao giờ nói lời khó chịu làm buồn khổ người khác?

Kính Ngưỡng Bồ Tát Thích Quảng Đức

Góp nhặt những lời dạy tinh hoa trong nhà Phật

Học từ đời thường

Không giận không oán sẽ không đau khổ

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Đức Phật cứu thành Tỳ Xá Ly thoát khỏi thiên tai bằng cách nào?

Tin mới nhận

Chân Giá Trị Của Phật Giáo Trong Xã Hội Ngày Nay – Sona Kanti Barua; Nguyên Thiều Dịch

Tổng quan về bốn bộ A-hàm

Xá Lợi

Hành Hương Phật Tích Ở Ấn Độ Và Nepal – Tuyết Mai

Những Chiếc Lá Rơi

Tâm Kinh

Hỏi Đáp Với Ajahn Brahm Nhân Ngày Lễ Vesak 15/02/2022

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 96)

Phật dạy mạng người sống trong hơi thở

Tìm Hiểu Về Khái Niệm Công Bình Của Amartya Sen Qua Tác Phẩm The Idea Of Justice Đỗ Kim Thêm

Cái tự biết soi gương

Giáo dục hàng hóa hay công ích?

Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Nghe Pháp để tưới tẩm hạt giống trí tuệ, hạt giống từ bi bên trong con người mình

Nguyên Lý Duyên Sinh

Lời Nói Dối Chân Thành

Số Không Kỳ Diệu – Thiền Quán Thi Kệ

Cùng Thiền sư Thích Nhất Hạnh đi gặp mùa xuân (1)

Mười năm (2006-2016), mười sự kiện có ý nghĩa lớn đối với Phật Giáo

Hương Sơn Quan Thế Âm Chân Kinh Tân Dịch

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 143)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 106)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 104)

Pháp luân công xuyên tạc truyền thuyết về hoa Ưu Đàm như thế nào?

Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Giảng Ký

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 38)

Kinh Bách Dụ: Rửa ruột

Trong cái nghe chỉ biết cái nghe, trong cái thấy chỉ biết cái thấy

Kinh Phật dạy các Tỳ kheo trẻ

Kinh Đắc Quả Khi Từ Trần Và Kinh Tái Sinh Như Lửa Theo Gió

8 bộ kinh Phật thường tụng và ý nghĩa cơ bản của từng bộ

Kinh Tụng – Thích Trí Thoát

Đức Phật Phê Phán Nặng Nề Những Tu Sĩ Xa Hoa, Lợi Dưỡng

Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm

Kinh Pháp Hoa Lược Giảng

Mục Lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Kinh Kim Cang: Diệu Lực Của Trí Bát Nhã

Đọc và học Kinh Phật

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 02)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 219)

Tin mới nhận

Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 201)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 340)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 33)

Khuyên Phát Bồ Đề Tâm Văn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 286)

Quê Hương Cực Lạc

Luận Tịnh Độ

Chánh tri chánh kiến

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 111)

Giới Thiệu: Bồ Tát Nāgārjuna Với Tư Tưởng Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 28)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 83)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 88)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 128)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 355)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 165)

Nhận thức Phật Giáo (Phần 3)

L Iên Trì Cảnh Sách

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 8)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese