PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Lạm Bàn Về Khái Niệm “Khổ Đau” Trong Phật Giáo

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

LẠM BÀN VỀ KHÁI NIỆM « KHỔ ĐAU »
TRONG PHẬT GIÁO

Hoang Phong

Nhiều thuật
ngữ
trong Đạo Pháp mang tính cách thật căn bản chẳng hạn như Giác ngộ hay sự Quán thấy sáng suốt (Bodhi),
Vô thường (Anitya), sự Tương liên giữa
mọi hiện tượng hay Lý duyên khởi (Pratityamutpada), v.v… Trong số này có
một thuật ngữ khá quan trọng là Khổ đau
(Duhkha), tuy nhiên thuật ngữ này tương
đối
ít được tìm hiểu cặn kẽ, có lẽ vì khổ đau là những gì quá hiển nhiên ai cũng
biết. Thật vậy tất cả chúng sinh đều gặp khó khăn nhiều hay ít không có một ngoại
lệ nào cả.

Tuy nhiên cũng cần khẳng định rằng Phật
giáo
không phải là một tín ngưỡng yếm thế hay tiêu cực, trái lại luôn tin tưởng
vào khả năng tích cực của con người và nhất thiết chủ trương mang lại cho con
người
sự kết hợp hài hòa giữa hiểu biết và tình thương, giữa suy tư và lòng tin
tưởng. Sự sống tự nó không phải là một sự bất ổn, chính các thể dạng tâm thức của
chúng ta làm phát sinh ra khổ đau hay an vui trong cuộc sống của chính mình. Như
vậy thì chúng ta phải hiểu như thế nào về từ “Khổ đau” hay “Duhkha”
trong giáo lý nhà Phật ?

Nguồn
gốc và từ nguyên của chữ “duhkha”

Duhkha là một từ tiếng Phạn gồm hai từ
ghép lại là : duh và kha. Kha
có nghĩa là cái lỗ tròn ở giữa bánh xe dùng để đưa cái trục xe vào đó. Duh có nghĩa là “bất ổn”, “bất
an”, “rối loạn” (mal-aise, ill-being, faintness, dis-comfort…)
. Chữ “dys”
trong cổ ngữ Hy lạp phát xuất từ tiếng Phạn duh
và mang cùng ý nghĩa trên đây. Người ta thường thấy trong các ngôn ngữ Tây phương
những từ như : dys-fonctionnement, dys-function (sự vận hành rối loạn), dys-harmonie,
dis-harmony (sự lệch lạc, bất hài hòa), v.v… Trong lãnh vực y khoa có một từ
chuyên môn về một bệnh lý gọi là “rối
loạn
dys
“ (dyspraxie – dyspraxia) thường thấy nơi
trẻ em. Một số trẻ em gặp nhiều khó khăn và rối loạn trong việc học hành thí dụ
như đánh vần khó khăn, viết chữ lộn ngược, không làm tính được. Bậc cha mẹ hay
thầy cô không hiểu đấy là căn bệnh rối loạn của chúng nên la rầy, đánh đập chúng
và như thế càng đẩy chúng vào tình trạng rối loạn hơn, tạo ra mặc cảm, lo âu, sợ
sệt mang lại những khổ đau vô cùng lớn lao cho chúng.

Chữ duh trong duhkha ám chỉ một
cái lỗ bánh xe bị lệch, méo mó, không đều đặn. Khi lắp bánh xe vào trục thì bánh
xe sẽ bị lệch, quay không đều, khập khiễng, toàn bộ chiếc xe khi chạy sẽ lắc lư
và không đi xa được. Đấy là hình ảnh tượng trưng cho khổ đau và sự vận hành không
suông sẻ của nhân loại. Tất cả mọi sự vật và biến cố trong thế gian này không
được “lắp ráp” một cách khít khao và ăn khớp với nhau đúng với những
gì chúng ta hằng mong muốn, thế nhưng dục vọng lại muốn mọi sự phải suông sẻ,
trơn tru, trường tồn và bất biến. Chính vì thế mà sinh ra khổ đau.

Trong bài thuyết giảng đầu tiên tại
Ba-la-nại Đức Phật đã nêu ra Bốn Sự Thật
Cao quý
(Tứ Diệu Đế), và trong Sự Thật thứ nhất Đức Phật nêu lên khái niệm về khổ đau và vô thường, đấy là
những gì làm nền tảng cho giáo lý. Dựa trên nền tảng đó Bốn Sự Thật liên kết chặt
chẽ và mạch lạc với nhau giúp hình thành toàn bộ Đạo Pháp. Bốn sự thật ấy như
sau :

1- Sự sống là khổ đau, bởi vì tất cả
đều vô thường

2- Nguồn gốc của khổ đau phát sinh từ
dục vọng

3- Phương thuốc chữa chạy là đình chỉ
mọi dục vọng

3- Có một con đường mang lại sự chấm dứt đó, đấy là con đường gồm tám giới luật (Bát
chánh đạo
).

Bốn Sự Thật Cao quý được ghi chép bằng
chữ viết khoảng hai trăm năm sau khi Đức Phật tịch diệt. Sau đó thì các lời giảng
ấy liên tục được bình giải và khai triển thêm, mang ra áp dụng dưới muôn ngàn hình
thức
khác nhau và làm thay đổi bộ mặt của Á châu suốt hơn hai mươi thế kỷ, và
ngày nay dường như cũng đang làm thay đổi cả xã hội phương Tây. Vì thế duhkha hay khổ đau mà Đức Phật nêu lên cách nay hơn hai ngàn năm trăm năm vẫn
còn là một Sự Thật đối với nhân loại. Vậy duhkha
hay khổ đau thật sự là gì ?

Định
nghĩa của khổ đau hay duhkha

Khổ đau hay duhkha là ” những gì khổ nhọc và bất toại nguyện mà con người phải chịu đựng”
trong sự sống, trái ngược lại với “những
sự cảm nhận hài hòa và trọn vẹn
“. Có tám cảnh huống mang lại sự bất toại
nguyện
: 1) sự sinh, 2) già nua, 3) bệnh tật, 4) cái chết, 5) phải kết hợp với
những gì hay với những người mà mình không thích, 6) phải xa lìa những gì hay những
người mà mình yêu quý, 7) không thực hiện được hạnh phúc mà mình ước mơ, 8) phải
gánh chịu sự biến động của năm thứ cấu hợp hay ngũ uẩn. Ngũ uẩn gồm có một cấu hợp vật chất tạo ra thân xác và bốn
cấu hợp thuộc lãnh vực tâm thần, tất cả kết hợp với nhau tạo ra cá thể con người.

Tám thứ khổ đau trên đây được phân bố dưới ba thể dạng :

a) khổ đau thể xác và tinh thần (bất toại nguyện 1 đến 5)

b) khổ đau vì bản chất vô thường của mọi hiện tượng và biến
cố
(bất toại nguyện 6-7) c) khổ đau
liên hệ đến sự hiện hữu trói buộc trong điều kiện (bất toại nguyện 8)

*Thể dạng thứ nhất của
khổ đau gọi là duhkha duhkha (“khổ đau của khổ đau“) tượng trưng
cho những thứ khổ đau đơn giản và thô thiển nhất, đấy là sự sinh, già nua, bệnh
tật, cái chết, phải kết hợp với những gì mình không thích. Thể dạng khổ đau này
gồm luôn cả những khổ đau phát sinh từ sự cố gắng muốn vượt thoát các thứ khổ đau
trên đây.

*Thể dạng thứ hai của
khổ đau gọi là viparinama duhkhata
(“khổ đau của sự đổi thay“)
có nghĩa là mọi hiện tượng cấu hợp đều phù du tức là vô thường, và chính sự vô
thường
đó mang lại khổ đau. Chúng ta lúc nào cũng muốn trẻ đẹp, luôn giữ được các
khả năng tinh thần và thể xác, thế nhưng hiện tượng vô thường đã ăn sâu vào ngũ uẩn khiến ta không thể nào bảo tồn
được mãi mãi những gì trên thân xác và trong tâm thức. Ta cố bám víu vào những
gì yêu quý, nhưng vô thường cuốn trôi tất cả. Sự cảm nhận về hiện tượng phù du
đó gọi là khổ đau.

*Thể dạng thứ ba của
khổ đau là samskaraduhkhata (“khổ đau của sự hình thành” còn gọi
là “khổ đau thường xuyên“)
phát sinh từ năm thể dạng cấu hợp của sự bám víu do điều kiện mà có, tức là ngũ uẩn. Đó là sự bất toại nguyện sâu kín
về sự hiện hữu của ta trong thế giới ta bà. Những khổ đau đó phát sinh từ cảm tính
thiếu trọn vẹn và hoàn hảo về sự hiện hữu của mình và những sinh hoạt bất thành
đúng theo sự mong muốn của mình, đấy là những gì phản ảnh sự thiếu thỏa mãn sâu
kín của bản năng. Trong bài thuyết giảng đầu tiên và trong Sự Thật Cao quý thứ
nhất Đức Phật đã cho biết “năm thứ cấu
hợp của sự bám víu là khổ đau
” : bám víu vào thân xác, bám víu vào tư
duy
và xúc cảm hiển hiện lên trong tâm thức của mình.

Khổ đau là một
bệnh lý

Những gì vừa trình bày trên đây chẳng
qua cũng chỉ là diễn biến của bệnh trạng nơi con người. Y khoa tân tiến ngày
nay khám phá ra một số các triệu chứng bệnh lý phát sinh từ thân xác và tâm thức
và sử dụng một số phương pháp chữa chạy mang lại ít nhiều hiệu quả. Hơn hai ngàn năm trăm năm trước Đức Phật đã
chẩn bệnh cho con người và mô tả những khổ đau mà con người thường xuyên phải gánh
chịu trên thân xác và trong tâm thức. Ngài phân tích cho chúng ta thấy nguyên
nhân
sâu kín của đủ mọi thứ bệnh tật đang đày đọa con người và kê ra một toa
thuốc hóa giải tận cội rễ của tất cả các thứ khổ đau ấy
mà Ngài gọi
chung là duhkha. Thế nhưng không mấy ai trong chúng ta biết đem cái toa
thuốc ấy ra mà dùng.

Cái toa thuốc gồm có bốn thể dạng, từ
chẩn bịnh cho đến các vị thuốc kê khai. Thật ra cách trị bệnh ấy cũng khá tương
tợ với nền y học cổ truyền Ấn độ : 1- đấy là bệnh gì?, 2- bệnh ấy sinh ra từ
nguyên nhân nào?, 3- làm thế nào để ngăn chận được nguyên nhân ấy?, 4- phải chữa
chạy ra sao để làm cho nguyên nhân ấy chấm dứt? Phật giáo gọi cách chẩn bệnh và
toa thuốc ấy là Tứ Diệu Đế và các vị
thuốc mà Đức Phật kê khai cho chúng ta là Bát Chánh Đạo.

“Đế thứ nhất” là sự chẩn bịnh : chúng sinh đang bị tám thứ ốm đau
hoành hành từ thể xác đến tâm thần : “Này
các tỳ kheo, đây là Sự Thật Cao quý về khổ đau : sinh là khổ đau, già là khổ
đau, bệnh tật là khổ đau, cái chết là khổ đau, bắt buộc phải kết hợp với những
gì mình không thích là khổ đau, xa lìa những gì mình yêu quý là khổ đau, không
đạt được những gì mình thèm muốn là khổ đau, tóm lại năm thứ cấu hợp của sự bám
víu
là khổ đau
“. (Theo bản dịch của W. Rahula trong quyển L’Enseignement du Bouddha, Seuil, 1961).

“Đế thứ hai” tìm hiểu nguyên nhân của bệnh lý :”Này các tỳ kheo, đây là Sự Thật Cao quý về
nguồn gốc của khổ đau. Đấy là sự thèm khát được tái sinh, được tiếp tục hình
thành, sự thèm khát đó liên hệ mật thiết với sự đam mê quá đáng trong sự tìm kiếm
những lạc thú của giác cảm, hết nơi này đến nơi khác, trong sự hiện hữu và sự
hình thành, và cả trong thể dạng không-hiện-hữu
“, (cùng trích dẫn trên
đây, id).

“Đế thứ ba” trình bày về phương thuốc giúp chấm dứt khổ đau. Đức
Phật
dùng các chữ “ngưng nghỉ”
hay “đình chỉ” (nirodha) để chỉ thể dạng phi-hiển-hiện của mọi thứ dục vọng trên đường
tu tập, làm dịu xuống và lắng xuống những thể dạng phát sinh từ những điều kiện
trói buộc. Đức Phật gọi kết quả mang lại là niết-bàn
(nirvana), có nghĩa là sự “tắt nghỉ ” hay đơn giản là “hết bệnh” : “Này các tỳ kheo, đây là Sự Thật Cao quý về sự
chấm dứt khổ đau. Đấy là sự đình chỉ hoàn toàn của sự thèm khát, buông bỏ nó, từ
bỏ
nó, tự giải thoát ra khỏi nó, tách rời ra khỏi nó
“, (cùng trích dẫn
trên đây, id).

“Đế thứ tư” là phần kê khai các “vị thuốc” diệt trừ
khổ đau. Các “vị thuốc” ấy gồm có tám thứ và phải đồng loạt đem ra áp
dụng
: “Này các tỳ kheo, đây là Sự
Thật
Cao quý của sự diệt trừ khổ đau. Đấy là Con Đường Cao quý gồm có tám
nhánh, ấy là sự quán thấy đúng, tư duy đúng, ngôn từ đúng, hành động đúng,
phương tiện sinh sống đúng, cố gắng đúng, chú tâm đúng, sự tĩnh tâm đúng
“,
(cùng trích dẫn trên đây, id).

Tám nhánh của Bát Chánh Đạo được phân
ra làm ba nhóm :

1- Nhóm thứ nhất thuộc về đạo đức hay giới luật (sila) gồm có :

a) ngôn từ đúng : không nói dối, không dèm
pha, không nói những lời hung bạo, không nguyền rủa, không ba hoa vô ích.

b) hành động đúng : không sát sinh, không
trộm cắp, tôn trọng luân lý trong lãnh vực tính dục, giúp đỡ người khác biết sống
một cách ngay thật.

c) phương tiện sinh sống đúng : không sinh
sống bằng những nghề làm hại đến người khác và các chúng sinh khác (chẳng hạn
như buôn bán khí giới, lường gạt, làm nghề đồ tể, chăn nuôi súc vật để giết thịt,
phá rừng, v.v…), nói chung là phải biết tôn trọng sự sống và kính trọng tất cả
chúng sinh.

2- Nhóm thứ hai thuộc sự tĩnh tâm hay thiền định (samadhi) gồm có :

a) cố gắng đúng : ngăn chận các thói quen tâm
thần
kém đạo đức phát sinh trở lại, không để cho các thứ dục vọng độc hại mới
phát sinh và điều khiển mình, cố gắng tạo ra các thể dạng tâm thức lành mạnh và
tốt đẹp, phát huy thêm những thể dạng tâm thức tốt sẵn có.

b) chú tâm đúng : ý thức và chú tâm vào thân
xác, giác cảm, sự sinh hoạt tâm thần, tư duy và các khái niệm.

c) tập trung tâm thức đúng : đây là lãnh vực
thiền định, chẳng hạn như sự tập trung tâm thức bằng hơi thở.

3- Nhóm thứ ba là sự hiểu biết tối thượng hay bát nhã (prajna) gồm có :

a) tư duy đúng : tức là từ bỏ hay là quên chính mình, không ích kỷ, yêu thương tất cả chúng sinh và bất
bạo động
.

b) sự hiểu biết đúng : thấu triệt được Tứ
Diệu Đế
.

Lời kết

Trong phần trên đây có đề cập đến một
thứ bệnh lý gọi là “bệnh rối loạn
dys
” của trẻ em làm cho chúng không học hành được. Bậc cha mẹ, thầy cô
thường không hề giúp đỡ chúng còn la rầy và đánh đập khiến chúng thêm khổ sở và
mặc cảm. Bậc cha mẹ và thầy cô phải nhìn thấy nguyên nhân mang lại những rối loạn
đó của chúng để thương yêu và giúp đỡ chúng. Về phần chúng ta, không có ai la rầy
hay đánh đập vì những sai lầm và những thể dạng bệnh hoạn như nóng giận, ăn nói
và hành động điên rồ chi phối chúng ta, họa chăng đôi khi luật pháp cũng trừng
phạt
khi hậu quả do những thể dạng ấy mang lại trở nên quá nặng nề. Vì thế chúng
ta
cũng nên ý thức và tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa nào mang lại khổ đau
cho chính mình để loại bỏ chúng. Đức Phật kê sẵn cho chúng ta toa thuốc và cách
điều trị, hãy đem ra mà dùng.

Khi có một người cầm gậy đánh ta, ta
không oán trách cây gậy làm cho ta đau đớn, ta cũng không oán trách người cầm gậy
đánh ta bởi vì người ấy cũng chỉ là nạn nhân của những bấn loạn đang điều khiển
họ. Điều mà chúng ta oán trách là nguyên nhân mang lại những xúc cảm hung bạo
chi phối người cầm gậy. Vì thế bổn phận của chúng ta là mang cái toa thuốc mà
chúng ta đang sử dụng để cố gắng khuyên những người đang gánh chịu khổ đau, đang
bị sự rối loạn chi phối nên theo đấy mà điều trị.

 

Bures-Sur-Yvette, 14.11.10

Hoang
Phong

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Kinh Phật Và Các Nghi Lễ: Nghi Thức Phóng Sinh

Kinh Phật và các nghi lễ: Nghi thức phóng sinh

Trong kinh Phạm Võng, đức Phật dạy: “Người con Phật vì lòng từ bi mà làm việc phóng sinh và...

Chỉ Số Về Hạnh Phúc

Chỉ số về hạnh phúc

CHỈ SỐ VỀ HẠNH PHÚC Hồng Châu Các nhà tư tưởng của đất nước Phật giáo Bhutan nhỏ bé đã...

Quan Điểm Của Phật Giáo Về Tính Dục, Hôn Nhân Và Đồng Tính Damien Keown-gia Quốc (Dịch)

QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ TÍNH DỤC, HÔN NHÂN VÀ ĐỒNG TÍNH Damien Keown-Gia Quốc (dịch) Giáo lý Phật...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 372)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng ThọTrang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác KinhTập 372 Các vị Pháp sư, các vị...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 223)

****************Kinh văn: “Thân khẩu thường xuất, vô lượng diệu hương, do như Đàn hương, Ưu bát la hoa, kỳ hương...

Như Chiếc Trống Mục Nát

Như chiếc trống mục nát

Pháp thoại dưới đây, Thế Tôn dùng hình ảnh một chiếc trống hư mục, da trống bị tróc từng mảng...

Đối Thoại Với Thầy Thông Lạc Tác Giả: Tỳ Kheo Thích Nguyên Hải

Đối Thoại Với Thầy Thông Lạc Tác Giả: Tỳ Kheo Thích Nguyên Hải

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Huyết Âm Tây Tạng

HUYẾT ÂM TÂY TẠNG  Nguyễn Lương Vỵ   Nghe trên thinh không Cơn mưa huyết trên giòng Yarlung Tsangpo Những...

Bồ Tát Địa Tạng, Vị Bồ Tát Bảo Vệ Trẻ Con Trong Truyền Thống Phật Giáo Nhật Bản

BỒ TÁT ĐỊA TẠNG, Vị Bồ Tát Bảo Vệ Trẻ Con  trong Truyền Thống Phật Giáo Nhật Bản (*). Tâm Hà...

Trôi trên dòng thời gian trắng xóa

Nhụy NguyênTRÔI TRÊN DÒNG THỜI GIAN TRẮNG XÓA Truyện ngắn   Lần đầu tiên chăm người nhà nằm viện thật khó diễn...

Đạo Phật Là Toán Học (Sách Pdf)

Đạo Phật Là Toán Học (Sách PDF)

Mục Lục   Lời đầu sách                                                                                                                          2 Bài Kệ Hồi Hướng                                                                                                            9 Tương đối Vật lý                                                                                                              9 Chương I: Đạo...

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Các vị thầy cô giáo tôn kính, xin chào mọi người!Hôm nay, tôi xin tiếp tục chia sẻ với mọi...

Sống Tỉnh Thức

Sống tỉnh thức

Tỉnh thức không thể do ai cho mình, hoặc tự nhiên mà có. Hãy kiên nhẫn tập luyện, tất cả...

Giáo Trình Phạn Văn (Sách Pdf)

Giáo trình Phạn văn (sách pdf)

संस्कृत वाकGIÁO TRÌNH PHẠN VĂNChân Nguyên soạn  Tiếng Phạn (zh. Phạm/Phạn ngữ 梵語; sa. saṃskṛtā vāk संस्कृता वाक्, hoặc ngắn...

Vua Trần Nhân Tông Với Kinh Kim Cang Thích Thái Hòa

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI KINH KIM CANGThích Thái Hòa Trần Nhân Tôn con của Thượng hoàng Trần Thánh Tôn....

Kinh Phật và các nghi lễ: Nghi thức phóng sinh

Chỉ số về hạnh phúc

Quan Điểm Của Phật Giáo Về Tính Dục, Hôn Nhân Và Đồng Tính Damien Keown-gia Quốc (Dịch)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 372)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 223)

Như chiếc trống mục nát

Đối Thoại Với Thầy Thông Lạc Tác Giả: Tỳ Kheo Thích Nguyên Hải

Huyết Âm Tây Tạng

Bồ Tát Địa Tạng, Vị Bồ Tát Bảo Vệ Trẻ Con Trong Truyền Thống Phật Giáo Nhật Bản

Trôi trên dòng thời gian trắng xóa

Đạo Phật Là Toán Học (Sách PDF)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Sống tỉnh thức

Giáo trình Phạn văn (sách pdf)

Vua Trần Nhân Tông Với Kinh Kim Cang Thích Thái Hòa

Tin mới nhận

Tiếng chuông cảnh tỉnh những Phật tử trí thức

Người con đức Phật

Tư duy về Niết Bàn (II)

Trí viên giác chiếu soi vô minh

Tại sao Đức Phật lại nói Thân người khó được, Phật pháp khó nghe?

“Trên đời này, người như thế nào đáng yêu nhất?”

Bàn về luân hồi và số mệnh

Quỳ bên chân Phật

Ngôi Chùa Trên Sông – Vĩnh Hảo

Nhân duyên Phật chế giới không sát sinh

Trong tâm có Phật

Khi gặp khó khăn con hãy nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng

Lời Đức Phật dạy cho thế giới hiện đại

Khoảnh khắc hay là thiên thu?

“Làm được thân người khó như rùa mù tìm bọng cây”

Lời Phật dạy về chân lý giác ngộ

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân xúc phạm Đức Phật hay không?

Lời Phật dạy về những điều khó

Phật dạy trách nhiệm của người tại gia

Tin mới nhận

Hạn Chế Sân Hận, Trải Rộng Tình Thương

Chân Để và Tục Để

Tan Biến Ngã Và Pháp (Thích Tuệ Hải)

Trận đại dịch này sẽ kết thúc thế nào

Lời Khuyên Cho Bản Thân – Vạch Trần Lỗi Lầm Ẩn Giấu

Chỉ có bao dung mới xích lại gần hơn

Suy nghiệm lời Phật: Bảy pháp cung kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng

Đường Đến Bình An Thật Sự (5)

Tam pháp ấn và sự diệt khổ

Giáo Dục Ứng Dụng – Tt. Thích Thiện Hữu

Đại Tạng Kinh Linh Sơn Pháp Bảo

Chia xẻ và trao tặng

Lòng tham con người vô bờ bến

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Am Mây Ngủ – Truyện Ngoại Sử Của Nhất Hạnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 174)

Lời nói không mất tiền mua

Phương Pháp Thực Tập Chánh Niệm

Làm Website Phật Giáo Dễ Hay Khó – Ngọc Hằng

Cùng chung tay bảo vệ khí hậu

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 298)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 360)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 06)

Toát Yếu Nội Dung Các Kinh Trường A Hàm

Kinh Bách Dụ: Năm trăm cái bánh hoan hỷ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 152)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 304)

Người Câu Cá (Trích Kinh Tương Ưng Bộ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 312)

Kinh Pháp Cú Song Ngữ Chú Giải Tập 1

Ba Dấu Ấn Của Chánh Pháp (Tam Pháp Ấn)

Kinh Thắng Man Phu Nhân Hội

Thư Pháp

Lược Giải Kinh Hoa Nghiêm

Đại Lễ Phật Đản Vesak Năm 2022 tại Liên Hợp Quốc và Tòa Bạch Ốc

Kinh Kalaka Sutta: Thấy Biết Mà Không Dựng Lập Thấy Biết

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 239)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 10)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 241)

Bát Nhã Tâm Kinh

Tin mới nhận

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 19)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 265)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 221)

Sự Mô Tả Tịnh Độ Của Chư Phật Trong Tạng Pāli

Một Cách “Ý Trì” Dễ Đến Kết Quả “Nhất Niệm Bất Loạn” Để Đi Đến “Nhất Tâm Bất Loạn”

Chứng Ngộ Và Vãng Sanh Cực Lạc

Kinh A Di Đà Lược Giải

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 63)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 46)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 5)

Việc Lớn Sanh Tử

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 19)

Chánh tri chánh kiến

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 299)

Nhân Duyên Phát Khởi Niệm Phật

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 40)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 202)

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 2

Nghiên Cứu Thiền Tông Và Niệm Phật

VẤN ĐÁP PHẬT HỌC CƠ BẢN (Phần cuối)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese