PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Kinh Đạo Lý Duyên Khởi

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

KINH ĐẠO LÝ DUYÊN KHỞI
Thích Nhất Hạnh dịch

(Dị Học Giác Phi Kinh)
Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ mười, Đại Tạng Tân Tu 198
tương đương với Kalahavivàda Sutta, Sutta-Nipàta 862-877

1. Vì
đâu mà có tranh cãi đấu tụng? Vì đâu mà người ta làm khổ nhau, gây sầu
thương cho nhau và ganh ghét nhau? Vì lý do gì mà người đời thường sử dụng ác ngữ để hủy báng nhau? Xin Bụt giảng cho chúng con về gốc rễ của
vấn đề này.

2. Cái khả ái là nguồn gốc của mọi tranh tụng. Nó gây ra ganh tỵ, tật đố, ưu sầu, khổ não. Vì muốn hủy báng nhau cho nên người ta mới sử dụng vọng ngữ. Chính nó là gốc rễ đưa tới mọi hủy báng chống đối nhau.

3. Nhưng cái khả ái ấy ở đời do đâu mà có? Từ đâu mà ái phát sinh trong cuộc đời? Bỏ cái gì đi thì ái mới không còn và lúc ấy thì con người mới không đau khổ?

4. Chính ham muốn của mình làm cho mình vướng vào cái khả ái của thế
gian
. Và khi cái ham muốn lớn mạnh, nó sẽ tạo ra nhiều khổ đau. Không buông bỏ được cái hữu cũng là do nó. Và vì có cái hữu này cho nên mới có những cái hữu tới sau.

5. Cái gì làm phát sinh ra cái ham muốn bắt ta chạy theo dục lạc trong cuộc đời? Do đâu mà phân biệt được cái lành dữ xấu tốt? Do đâu mà
có cái bắt đầu và cái chung cục? Xin bậc đại sa môn dạy: chúng con phải tuân thủ theo các pháp môn hành trì nào?

6. Cái ham muốn ấy phát sinh từ chuyện mình thích ý hay không thích ý. Dục cũng từ nhân duyên mà sinh khởi. Chỉ khi nào thấy được lý do sắc
thân
vì sao từ hưng thịnh lại đi đến tàn hoại thì người đời mới bắt đầu biết phân biệt quán chiếu.

7. Khi biết rằng mình đang bị dối gạt (bởi cái vỏ bên ngoài của các pháp) thì con người mới biết hoài nghi. Lúc bấy giờ ta mới nhận diện được hai mặt đối nghịch của các pháp. Thực tập quán niệm như thế nào để
khám phá ra được con đường dẫn về tuệ giác. Phải có tâm mong cầu hiểu được giáo pháp ta mới thấy rõ được phép hành trì.

8. Cái có và cái không từ đâu tới? Tại sao người thân và người không
thân một ngày kia cũng đều phải chết? Còn vấn đề cái thêm và cái bớt nữa. Xin đức Thế Tôn thuyết giảng cho chúng con về gốc rễ của hiện pháp?

9. Cái ái và cái không ái là do sự xúc chạm mà sinh khởi. Chúng tới rồi chúng đi, chúng sinh rồi chúng diệt, chúng không thể có mặt (nếu không có xúc chạm). Cái có và cái không, cái thịnh và cái suy cũng cùng
trong một ý nghĩa đó. Bậc hiền giả giải thích về gốc rễ của hiện pháp một cách tường tận như thế.

10. Nhưng sự xúc chạm kia từ đâu mà đến? Vì nguyên do nào mà người ta lại bị vướng vào sắc dục của thế gian? Phải thực tập quán niệm như thế nào để không còn phân biệt chấp trước? Tại sao lại có sự vướng mắc vào sắc dục?

11. Do có tâm và vật (danh sắc) mà có xúc chạm. Vì có cái có nên danh và sắc mới khởi dậy. Phải vượt qua vô minh mới đạt được giải thoát. Phải thấy được rằng danh và sắc là nền tảng của xúc chạm.

12. Làm thế nào để buông bỏ được sự ham muốn về danh và sắc? Vì lý do gì mà phát sinh các loại tham ái? Làm sao cho tâm đắm trước tham ái được tiêu diệt tận cùng? Phải biết và hành trì theo giáo lý (bốn) sự thật như thế nào mới có thể đạt tới giải thoát?

13. Phải lìa bỏ cái ý niệm về tưởng, về sắc, về cái vô tưởng và về cái bất hành tưởng. Phải đoạn trừ tất cả và không vướng mắc vào ý niệm nào. Bởi tưởng là cái gốc rễ của mọi hý luận đem tới nhiều đau khổ.

14. Những điều con thưa hỏi đều đã được giải đáp. Nay xin đức Thế Tôn thuyết giải thêm cho chúng con: hành trì như thế nào để có thể trở nên một bậc toàn thiện? Còn có con đường nào khác hơn con đường mà bậc tôn đức đã chỉ bày hay không?

15. Đã biết là mình đang đi trên con đường (bát) chánh thì còn sợ gì
bị sai lạc? Đó là con đường dẫn tới quả vị tuệ giác. Vị mâu ni thiền định dưới một gốc cây trong rừng. Không có con đường nào đẹp hơn thế.

16. Hiểu như thế rồi thì các vị phải một lòng hướng về (sự thực tập). Một bậc tôn đức được giải thoát thì không còn bị ràng buộc vào nghi lễ và giới cấm nữa. Một người như thế có thể vượt qua mọi phiền não một cách mau chóng trong cuộc đời. Vị ấy vượt thoát được thời gian và không còn trở về luân hồi nữa.

Bối Cảnh

Đây là kinh Dị Học Giác Phi. Dị Học Giác Phi là các giáo phái ngoại đạo muốn thi đua về pháp thuật với Bụt. Khung cảnh dựng lên: Bụt còn trẻ mà được vua Tần Bà Xa La mến mộ, trong khi ấy các vị lãnh đạo trưởng thượng của sáu giáo phái nổi tiếng kia thì bị thất sủng. Họ đề nghị với Vua Tần Bà Xa La tổ chức thi đua pháp thuật xem bên nào đạo lực cao cường hơn. Vua không chấp nhận. Họ sang nước Xá Vệ đề nghị với vua Ba Tư Nặc. Vua Ba Tư Nặc tuy cũng rất sùng mến Bụt, nhưng chấp nhận
cho tổ chức cuộc thi tài này. Cuối cùng pháp thuật của Bụt cao cường hơn. Và trong khung cảnh ấy Bụt nói kinh này. Khung cảnh này thật sự không ăn khớp gì nhiều với nội dung.

Đại Ý

Kinh này là dấu hiệu sự bắt đầu hình thành của giáo lý mười hai nhân
duyên
. Kinh nói tới tám nhân duyên: thức, danh sắc, xúc, thọ, dục, ái,
thủ, hữu. Dục và ái còn là hai cái khác nhau. Chưa nói tới vô minh, nhưng đã bắt đầu đề cập tới hành khi nói về thức. Chưa có sinh và lão tử, nhưng sinh và lão tử đã nằm sẵn trong hữu. “Vì có cái hữu này nên có những cái hữu tới sau.” Câu này nằm trong bài thi kệ thứ tư.

Trong bài thi kệ thứ nhất, thủ là nắm chặt ý kiến của mình. Trong bài kệ thứ ba, sở dĩ mình nắm chặt nó, tại vì nó là đối tượng của sự yêu thích của mình. Nó là cái khả ái. Trong bài thứ tư, dục (ham muốn) là nguyên do của ái, và cái ái cũng là nguồn gốc của cái hữu bây giờ và
những cái hữu tới sau.

Bài thứ sáu đề cập tới thọ, cảm thọ dễ chịu (thích ý) hay khó chịu (không thích ý). Chưa nói đến xả thọ. Cái thích ý làm phát sinh cái dục. Bài thứ chín nói về xúc. Bài thứ mười một nói về danh sắc. Và bài thứ mười ba nói tới tưởng. Tưởng là tri giác, là thức, là chủ thể và đối tượng nhận thức. Vọng tưởng là tri giác sai lầm của thức. Vọng tưởng là vô minh, vọng tưởng làm cho thức là thức, nếu không thì nó đã là trí. Vọng tưởng là gốc rễ của mọi suy tư và ngôn ngữ có công năng đem tới khổ đau. Đây chính là bản chất của hành.

Kinh này không những trình bày được sự liên hệ giữa tâm vật và nguyên do của luân hồi sinh tử mà còn cung cấp được những chỉ dẫn thực tập.

Bài thi kệ thứ bảy và thứ tám đề nghị quán chiếu về hai mặt đối nghịch của các hiện tượng; có và không, tới và đi, thêm và bớt. Tư tưởng này đi tiên phong cho tư tưởng Trung Đạo và Bát Nhã Ba La Mật. Bài thứ 13 cho biết rằng nếu tinh cần quán chiếu về đối tượng tâm ý để đừng bị vướng mắc vào bất cứ ý niệm nào, dù là ý niệm vô tưởng và bất hành tưởng, thì ta có thể đạt tới giải thoát thật sự, chấm dứt mọi vọng
tưởng
. Bài thứ 15 khuyến khích ta nắm cho được con đường Bát Chánh Đạo
mà đi.

Hình ảnh một người ngồi thiền định dưới một gốc cây trong rừng là hình ảnh đẹp nhất. Đó là hình ảnh của một vị mâu ni.

Kinh này là kinh thứ mười trong Nghĩa Túc Kinh, nhưng lại là kinh thứ mười một trong Atthaka Vagga, kinh tương đương trong tạng Pali.

 

(Nguồn: http://old.thuvienhoasen.org)

 

 

Tin bài có liên quan

Xuất Xứ Của Tâm Kinh

Xuất Xứ Của Tâm Kinh

Vô ngôn – vô thuyết

Về một số từ khó hiểu trong kinh Niệm Xứ

Về Các Bài Phê Bình Bản Dịch Mới Tâm Kinh Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Về Các Bài Phê Bình Bản Dịch Mới Tâm Kinh Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Vài Suy Nghĩ Khi Đọc Bài “Jayarava Phê Bình Thích Nhất Hạnh Đã Biến Đổi Tâm Kinh”

Vài suy nghĩ khi đọc bài “Jayarava phê bình Thích Nhất Hạnh đã biến đổi Tâm Kinh”

Vài Nhận Xét Về “ Về Các Bài Phê Bình Bản Dịch Mới Tâm Kinh Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Của Bác Sĩ Trịnh Đình Hỷ »

Vài Nhận Xét Về “ Về Các Bài Phê Bình Bản Dịch Mới Tâm Kinh Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Của Bác Sĩ Trịnh Đình Hỷ »

Vài Nét Về Ngụy Kinh Và Thử Lý Giải Tại Sao Bản Ngụy Kinh Phật Thuyết Đại Báo Phụ Mẫu Ân Trọng Được Lưu Hành Lâu Dài Và Sâu Rộng?

Vài nét về ngụy kinh và thử lý giải tại sao bản ngụy kinh Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng được lưu hành lâu dài và sâu rộng?

Tỳ Kheo Khất Thực

Tỳ Kheo Khất Thực

Trí Tịnh Toàn Tập

Trí Tịnh Toàn Tập

Trao Đổi Với Tác Gỉa Trần Kiêm Đoàn Về Một Số Vấn Đề Liên Quan Đến Đại Tạng Kinh Việt Nam

Trao Đổi Với Tác Gỉa Trần Kiêm Đoàn Về Một Số Vấn Đề Liên Quan Đến Đại Tạng Kinh Việt Nam

Load More

Discussion about this post

Bạn Có Đối Xử Tốt Với Mình Không?

Bạn có đối xử tốt với mình không?

BẠN CÓ ĐỐI XỬ TỐT VỚI MÌNH KHÔNG? Ayya Dhammananda – TKN Pháp Hỷ Ni sư tác giả bài viết...

Vu Lan Nhớ Mẹ Hoàng Yến Anh

Vu Lan Nhớ Mẹ Hoàng Yến Anh

VU LAN NHỚ MẸ Tháng bảy về rồi, nơi quê nhà của mẹ đã thu chưa? Nơi con ở bây...

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý TƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO CHO TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG HÒA BÌNH THẾ GIỚI HIỆN NAYThích Trung Định             Trong...

Đức Phật Giảng Pháp

Tôi thắc mắc về câu "Phật đã giảng đạo mấy chục năm, nhưng thật ra Phật không nói gì hết"....

Tản Mạn Từ Chuyện Sát Sinh

Tản mạn từ chuyện sát sinh

Sự vĩ đại và sự tiến bộ về đạo đức của một quốc gia được đánh giá qua cách thức...

HÓA GIẢI MÂU THUẪN XUNG ĐỘT PHẢI BẮT ĐẦU TỪ NHỮNG ĐỐI LẬP TRONG TÂM MÌNH

Giảng sư: HT. TỊNH KHÔNG Biên dịch: Vọng Tây cư sĩ Biên tập: PT. Giác Minh Duyên Giảng ngày 20-07-2003...

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đàm Luận Với Hoàng Tử Panu Của Thái Lan, 1960 – Ấn Độ

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đàm Luận Với Hoàng Tử Panu Của Thái Lan, 1960 – Ấn Độ

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI HOÀNG TỬ PANU CỦA THÁI LAN, 1960 - ẤN ĐỘTác giả: Đức Đạt...

Trầm Tư Về Loại Cô Hồn “Truy Y Thích Tử Chi Lưu” Nhiên Như – Quảng Tánh

Trầm Tư Về Loại Cô Hồn “Truy Y Thích Tử Chi Lưu” Nhiên Như – Quảng Tánh

TRẦM TƯ VỀ LOẠI CÔ HỒN “TRUY Y THÍCH TỬ CHI LƯU” Nhiên Như - Quảng Tánh Truy y Thích tử...

Dịch Và Đại Dịch – Xưa Và Nay.

Dịch và đại dịch – xưa và nay.

DỊCH VÀ ĐẠI DỊCH – XƯA VÀ NAY.Nguyễn Xuân Chiến Nhà viết lich sử thế giới Will Durant có viết:...

Dưới Chân Ngài Địa Tạng

Dưới Chân Ngài Địa Tạng

DƯỚI CHÂN NGÀI ĐỊA TẠNG Nhụy Nguyên Một chiều ngang qua vùng Hải Lăng - Quảng Trị, tôi dừng chân...

Suy Nghĩ Về Kiếp Người

Suy nghĩ về kiếp người

Người ta thường nghĩ một kiếp của con người là từ sanh cho đến già, bệnh chết là hết, tức...

Chúng Ta Nguyện Gì Trong Ngày Lễ Tưởng Niệm Đức Phật Thành Đạo?

Chúng Ta Nguyện Gì Trong Ngày Lễ Tưởng Niệm Đức Phật Thành Đạo?

CHÚNG TA NGUYỆN GÌ TRONG NGÀY  LỄ TƯỞNG NIỆM ĐỨC PHẬT THÀNH ĐẠO? Thiện Phúc Kính lạy Đức Thích Tôn...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 194)

Có lẽ chúng ta muốn hỏi: Người tạo tác tội nghiệp cực trọng, lâm chung niệm Phật vãng sanh thì...

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 26)

Học tập quý ở sự kiên trì, cho nên phương pháp học tập là “nhất môn thâm nhập, trường kỳ...

Bóng Thuyền Ảnh Hiện

Bóng thuyền ảnh hiện

BÓNG THUYỀN ẢNH HIỆN Truyện ngắn của Nhụy Nguyên Tôi không dính líu đến dòng đời nữa. Không điện thoại,...

Bạn có đối xử tốt với mình không?

Vu Lan Nhớ Mẹ Hoàng Yến Anh

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Đức Phật Giảng Pháp

Tản mạn từ chuyện sát sinh

HÓA GIẢI MÂU THUẪN XUNG ĐỘT PHẢI BẮT ĐẦU TỪ NHỮNG ĐỐI LẬP TRONG TÂM MÌNH

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đàm Luận Với Hoàng Tử Panu Của Thái Lan, 1960 – Ấn Độ

Trầm Tư Về Loại Cô Hồn “Truy Y Thích Tử Chi Lưu” Nhiên Như – Quảng Tánh

Dịch và đại dịch – xưa và nay.

Dưới Chân Ngài Địa Tạng

Suy nghĩ về kiếp người

Chúng Ta Nguyện Gì Trong Ngày Lễ Tưởng Niệm Đức Phật Thành Đạo?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 194)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 26)

Bóng thuyền ảnh hiện

Tin mới nhận

50 Năm Nhìn Lại Phật Giáo Tranh Đấu 1963

Nghiệp nặng và sự cứu độ của Đức Phật

Giá trị bốn chân lý vĩ đại của Phật giáo: Tứ Diệu Đế

Học làm Phật: Nói lời Phật nói, nghĩ điều Phật nghĩ, làm điều Phật làm

Vì sao ta bệnh mà chẳng ai ngó ngàng?

Vai trò của trung đạo trong hệ thống giáo lý Phật giáo

Tôi tìm đường giác ngộ

Lời Phật dạy về hai hạng người chìm trong nước

Làm thế nào để chiến thắng cái xấu ác?

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chánh Điện Chùa Minh Đức

Phật dạy: Giữ giới như giữ rễ cho cây

Khi gặp khó khăn con hãy nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng

Bụt trong con sinh chưa?

Hãy ghi nhớ 20 lời Phật dạy để có cuộc sống an nhiên

15 điều Phật dạy về đối nhân xử thế nên ghi nhớ

Hòa thượng Viên Minh: Cô đơn là điều tuyệt diệu

Đức Phật là ai? (phần 1)

7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có: Siêng năng, tiết kiệm và bố thí

The Self-immolation In Vietnam –

Cuộc đời đức Phật và môi trường

Tin mới nhận

Thiền Tứ Niệm Xứ

Phật Học Trong Đạo Đức Kinh Doanh

Đoàn Xe Đạp Rước Phật

Hành Xử Của Người Xuất Gia

Người vô sự thì đói ăn, mệt ngủ

Chữ “Không” Trong Nhà Phật

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 202)

Phép Tu Lăng Nghiêm Đại Định

Ngắm nhìn tĩnh tại

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đàm Luận Với Hoàng Tử Panu Của Thái Lan, 1960 – Ấn Độ

Phật Học Thường Thức

Đạo Đức Phật Giáo Và Hạnh Phúc Con Người

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo năm 2016

NỀN TẢNG CỦA SỰ AN ĐỊNH, PHỒN VINH XÃ HỘI LÀ “GIA ĐÌNH” TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

Ái dục và các phiền não khác

‘Tạp chí Phật Học Từ Quang

Ba Câu Chuyện Về Triết Lý Sống Của Steve Jobs

Truyền Thuyết Về Trần Nhân Tông – Tạp Chí Thăng Long

Tâm Bao La Như Đại Dương

Tin mới nhận

Tôi tin các vị Bồ-tát luôn hiện hữu

Kinh Bách Dụ: Trộm trâu

Ba Loại Bệnh Nhân, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Kinh Chanda (Chiên Đà)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 291)

Kinh TissaMetteyya (Kinh xa lìa ái dục)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 151)

Kinh Bách Dụ: Người nghèo muốn có tiền của bằng người giàu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 54)

Kinh Tăng Chi Bộ Song Ngữ Anh Việt

Kinh Bách Dụ: Đệ tử Phạm thiên tạo vật

Chiến Thắng Và Chiến Bại – Kinh Sangama – Sutta

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 68)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 1)

Kinh Bách Dụ: Nếm xoài

GIỚI THIỆU NGUỒN GỐC A-DI-ĐÀ 

Kinh Người Áo Trắng

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Nghĩ Từ Trái Tim

Kinh Khemaka: Ưng Vô Sở Trụ

Tin mới nhận

Tìm Hiểu Giáo Nghĩa Của Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Lễ Truy Niệm – Cung Tống Kim Quan Đlht.thích Trí Tịnh Nhập Bảo Tháp

Liên Trì Cảnh Sách

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 257)

Giải Đáp Thắc Mắc

Nhận thức Phật Giáo (Phần 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 164)

Chương 1 bài 5 Khuyên tin sâu nhân quả (Tịnh Không pháp sư gia ngôn lục)

Phật Pháp Viên Dung Không Chướng Ngại

Đường Về Quê Hương Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 273)

Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 294)

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 3)

Đọc sách ngàn lần – Tập 12

Đọc sách ngàn lần – Tập 5

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 98)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 81)

Phá giới & phá chấp

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese