PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Khổ,vui trong đời sống ngũ dục

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Nhau NhetĐời sống thế gian là đời sống hưởng thụ ngũ dục lạc (cũng gọi ngũ dục trưởng dưỡng, gồm có tiền tài, sắc đẹp, danh tiếng, địa vị, ăn uống hưởng thụ, ngủ nghỉ), tùy nhân duyên phước báo mà mỗi cá nhân có điều kiện hưởng thụ ngũ dục nghèo nàn hay sung mãn, con người xem hưởng thụ ngũ dục như là nhu cầu của đời sống và là điều kiện mang lại hạnh phúc.

Ngũ dục lạc là năm đối tượng con người thường tiếp xúc được Đức Phật đề cập đến rất nhiều trong kinh điển. Đức Phật thường nhắc nhở các đệ tử phải có thái độ thận trọng đối với ngũ dục, Ngài không khuyến khích truy cầu ngũ dục, hưởng thụ ngũ dục, cũng không khuyến khích lìa bỏ ngũ dục một cách triệt để để sống đời sống khổ hạnh ép xác, vì hai lối sống cực đoan ấy đều không đưa đến an lạc, hạnh phúc. Đức Phật khuyến khích đời sống thiểu dục, tri túc (ít ham muốn, ít tham cầu; biết đủ, biết tiết độ) để có được sự thảnh thơi an lạc, tránh được những hệ lụy, bất an, những lo lắng, thất vọng, sợ hãi… nói chung là những phiền não khổ đau.

Tiền bạc (tài), của cải là phương tiện trao đổi, sử dụng hữu ích của đời sống; ăn uống (thực), ngủ nghỉ (thùy) là nhu cầu cần thiết của con người; sự hưởng thụ dục lạc (sắc) là nhu cầu thọ dụng, thụ hưởng của đời sống vật chất và tinh thần của thế gian. Về cơ bản, con người là chúng sinh cõi dục, do dục mà sinh ra, do dục mà hiện hữu, con người cần có ngũ dục để đáp ứng các nhu cầu ăn, mặc, ở, bệnh, nghỉ ngơi, giải trí, hoạt động đi lại, giao tiếp, thưởng thức, cảm thụ v.v… Con người không thể sống mà không ăn, không uống, không ngủ, không giải trí, thư giãn sau khi làm việc; không thể sống an ổn khi không có nhà để ở; không thể sống vui, sống khỏe khi không có thuốc men, phương tiện trị liệu mỗi khi ốm đau bệnh tật v.v…

 

Nói sâu rộng về dục lạc thì sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp bao gồm tất cả dục lạc thế gian trong đó có ngũ dục trưởng dưỡng. Đây là những gì khiến con người sinh tâm tham ái, chấp thủ, muốn sở hữu, dễ đắm say sa đọa. Sắc là các màu sắc, hình dáng mà mắt tiếp xúc; sắc làm sinh khởi sắc dục, trong đó có lòng ham muốn nam sắc, nữ sắc là đầu mối dẫn chúng sinh luân hồi trong cõi dục; Thinh là các âm thanh tai con người nghe thấy; Hương là những mùi hương do mũi ngửi; Vị là cảm giác do lưỡi nếm; Xúc là cảm giác do tiếp xúc, va chạm; Pháp là bóng dáng của trần cảnh còn lưu lại trong tâm thức, ví dụ như hồi ức, hoài niệm hoặc tưởng tượng về hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hương vị, xúc chạm mà mình yêu thích, mê say; những thứ này khiến cho con người mê đắm, mong cầu, muốn sở hữu.

Tâm mong cầu, tham muốn các dục cũng là động lực thúc đẩy đời sống vận động và phát triển thêm đa dạng, phong phú. Tuy nhiên sự an lạc, hạnh phúc chân thật, vững bền không thể xây dựng trên nền tảng dục vọng, nói cụ thể là sự ham muốn, tham đắm các dục, bởi các dục không thể làm thỏa mãn những tham muốn, dục vọng vô cùng tận của con người, nếu có chăng chỉ là sự thỏa mãn tạm thời, ngắn ngủi. Vì thế sự tham muốn, mong cầu về các dục khiến cho con người khổ não nhiều hơn là an vui.

Đối với các dục, con người khao khát mong cầu, tìm kiếm, con người sống trong tâm trạng bồi hồi, băn khoăn khắc khoải, lo lắng không yên trong chờ đợi; khi đã có được rồi thì ý niệm sở hữu, gìn giữ cho riêng mình, không muốn những gì có được vuột khỏi tầm tay, không muốn tiêu hao mất mát, tâm lý đó làm cho con người bất an; đến khi các dục suy giảm hoặc không còn nữa (bởi vô thường) thì tâm tư khổ não, thể xác hao gầy vì đã quen đắm mình trong nó, vì tâm tham ái, quyến luyến, muốn chiếm hữu mãi mãi. Sự mong cầu các dục nếu như không toại nguyện cũng dẫn đến thất vọng khổ đau… Tóm lại là, chưa được thì mệt mỏi kiếm tìm, hy vọng, mong cầu, đợi chờ khắc khoải; hy vọng mong cầu mà không được cũng buồn phiền khổ não, được rồi thì sợ mất, mất rồi thì khổ đau. Bản chất của đời sống vốn vô thường, không có gì tồn tại vĩnh viễn với thời gian, các dục cũng vậy, dù cho có được như mong muốn thì cũng bị suy hao, mất mát theo thời gian. Trong kinhTám điều giác ngộ của bậc đại nhân (Bát đại nhân giác) có dạy: “Nhiều ham muốn, tham cầu là khổ, sinh tử nhọc nhằn đều từ ham muốn, tham cầu mà sinh ra. Ít tham muốn, không tạo nghiệp (vô vi) thì thân tâm an vui tự tại”(Đa dục vi khổ, sinh tử bì lao tùng tham dục khởi. Thiểu dục, vô vi, thân tâm tự tại).

Đời sống với các dục cũng mang đến niềm vui, hạnh phúc cho con người, chẳng hạn như người ta cảm thấy thích thú khi ăn ngon mặc đẹp; sung sướng khi ở nhà cao cửa rộng; thoải mái khi đầy đủ phương tiện, tiện nghi; vui vẻ hạnh phúc khi có vợ đẹp con xinh, có nhiều tiền của v.v… Tuy nhiên, một khi tham đắm các dục như: quá bận tâm chuyện ăn ngon mặc đẹp, nhà cửa sang trọng, địa vị danh tiếng, tiền bạc của cải, sống đua đòi, tranh cạnh… thì con người dễ bị lệ thuộc, dễ trở thành nô lệ cho các dục, bị các dục ràng buộc, sai sử, chi phối, lao tâm khổ trí, phiền não muôn mối. Các dục thường mang đến nhiều hệ lụy, bất an cho con người khi con người rơi vào quyền lực của nó, nô lệ cho nó: Vì tham đắm sắc dục mà hạnh phúc gia đình đổ vỡ, thân bại danh liệt, tài sản bị phá tán, thân thể hao mòn, bệnh tật; Vì tham lam của cải mà con cái có thể làm những chuyện thương luân bại lý, bất hiếu với cha mẹ; vì tranh đoạt của cải mà nồi da xáo thịt, huyết nhục tương tàn, anh em trở mặt với nhau; Vì tham tiền bạc, lợi lộc mà bạn bè bất nghĩa; Tệ nạn xã hội, người ta sanh tâm trộm cắp cướp giật cũng vì tối mắt bởi tiền tài, của cải, cũng vì sa đọa trụy lạc, cờ bạc rượu chè; Tham nhũng, tham ô, lừa đảo, chiếm đoạt, phạm pháp, tội tù, bị tha hóa, biến chất cũng vì mê muội tiền tài, danh vọng địa vị, sắc đẹp; Văn hóa, đạo đức suy đồi cũng vì đời sống chạy theo vật dục. Niềm vui và hạnh phúc do các dục mang lại không bền vững lâu dài, nó ngắn ngủi, tạm bợ, nhưng tác hại to lớn là khiến cho con người say mê đắm đuối, chìm đắm trong nó, quay cuồng trong nó dẫn đến nhiều hệ lụy và phiền não khổ đau. Như trong kinh Pháp cú có nói: “Những kẻ bị tư tưởng xấu ác làm tao loạn, cầu mong dục lạc thật nhiều, chính là tự trói mình thêm bền chắc” (PC.349), hay kinh Tám điều giác ngộ của bậc đại nhân cũng dạy: “Tâm không biết đủ, chỉ tham cầu nhiều, tăng thêm tội ác. Bồ-tát không như thế, các Ngài thường nhớ nghĩ pháp tri túc (biết đủ), an ổn vui cảnh nghèo mà giữ đạo, chỉ lấy trí tuệ làm sự nghiệp” (Tâm vô yểm túc, duy đắc đa cầu, tăng trưởng tội ác. Bồ tát bất nhĩ, thường niệm tri túc, an bần thủ đạo, duy tuệ thị nghiệp).

Đức Phật dạy chúng ta nên thận trọng, phải hết sức tỉnh giác bởi các dục có sức hấp dẫn, lôi cuốn khiến cho con người mất hết tự chủ, mất hết sáng suốt; chớ nên buông mình trong đời sống dục lạc, phải thấy sự nguy hại đằng sau những đam mê trụy lạc. Là người đi trên con đường đạo đức, hướng đến đời sống cao thượng, thánh thiện, phải luôn ghi nhớ lời Phật dạy: “Những ai tham đắm, mê say, bị trói buộc bởi năm dục trưởng dưỡng, không thấy sự nguy hại của chúng, những người đó đã rơi vào bất hạnh, đã rơi vào tai họa, đã bị ác ma sử dụng theo nó muốn. Những người đó như một con nai sống trong rừng bị sập bẫy nằm xuống, con nai ấy được hiểu là bị rơi vào bất hạnh, rơi vào tai họa, sẽ bị thợ săn sử dụng như nó (thợ săn) muốn. Khi người thợ săn đến, con nai không thể bỏ đi như nó muốn” (Kinh Trung bộ I).

Người trí, các bậc thánh hiền tâm tánh sáng suốt, thấy biết sâu xa, biết rõ nguyên nhân khổ vui, điều gì đưa đến khổ đau, điều gì mang lại an vui, hạnh phúc. Còn chúng sinh mê muội, lâu ngày đắm chìm trong các dục, đã quen lăn lộn giữa khổ vui, không có đủ trí tuệ sáng suốt, không có đủ ý chí nghị lực để thoát ly sự ràng buộc, sự tác động, chi phối của các dục. Nếu không giác ngộ lẽ vô thường và không ý thức được rằng những tham muốn, dục vọng là nguồn gốc của thất vọng, khổ đau, lo lắng, muộn phiền, sợ hãi… thì chúng ta mãi quay cuồng trong các dục, sống trong vòng lẩn quẩn khổ vui và con đường luân hồi sinh tử không bao giờ kết thúc. Vì thế chúng ta cần giác ngộ và gắng công tu tập.

Đức Phật dạy người mới phát tâm tu hành nên chuyển lòng dục theo con đường hướng thượng: ham muốn hoàn thiện nhân cách, ham muốn làm điều thiện, ham muốn rèn luyện trau giồi đạo đức, giới hạnh, từ bỏ những ham muốn tầm thường, từ bỏ ham muốn ngũ dục thế gian (tài, sắc, danh, thực, thùy), nỗ lực thành tựu phạm hạnh (đức hạnh thanh tịnh), hướng tâm đến con đường cao thượng, thánh thiện để đời sống hiện tại và vị lai an vui. Và hơn thế nữa, đối với những ai có ý chí xuất trần, cần luôn hướng tâm đến mục tiêu giác ngộ, giải thoát tối hậu.

Lòng dục hướng thượng gọi là thiện pháp dục. Trong Tứ như ý túc (Bốn pháp làm chỗ nương tựa để phát triển đầy đủ công đức, giới hạnh, thiền định, trí tuệ, thần thông diệu dụng như ý muốn, thuộc Ba mươi bảy phẩm trợ đạo của Đạo đế), có Dục như ý túc là sự tha thiết mong muốn được tu tập, hành trì Chánh pháp, mong muốn thành tựu Giới, Định, Tuệ, vô ngại biện tài như ý muốn. Lòng mong muốn này là động lực giúp chúng ta mạnh dạn bước đi trên con đường tu tập, tìm cách thoát ly khỏi sự ràng buộc của ngũ dục thế gian, đạt đến mục đích ly khổ đắc lạc.

Minh Hạnh Đức

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Bồ-tát Ồn Ào – Vĩnh Hảo

BỒ-TÁT ỒN ÀO Vĩnh Hảo Có một vị bồ-tát rất tầm thường ở trong nhà của tôi, nhà của các bạn,...

Thấy Tháp Đa Bảo

THẤY THÁP ĐA BẢO Nguyễn Thế Đăng    1. Tháp Đa Bảo “Cánh cửa bất tử đã mở ra cho...

Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng Và Thượng Hải Sẽ Bị Nhận Chìm Dưới Biển Vào Năm 2050 Tú Anh Rfi

TP. HỒ CHÍ MINH, HẢI PHÒNG VÀ THƯỢNG HẢISẼ BỊ NHẬN CHÌM DƯỚI BIỂN VÀO NĂM 2050 Tú Anh RFI...

Suối Nguồn

Suối Nguồn

ĐẶC SAN SUỐI NGUỒN TRUNG TÂM DỊCH THUẬT HÁN NÔM HUỆ QUANGTU VIỆN HUỆ QUANG Suối Nguồn Bộ Mới -...

Trải Nghiệm Thiền Tập Với Chư Tăng Tại Nhật Bản

Trải nghiệm thiền tập với chư Tăng tại Nhật Bản

. “Chỉ mới 3g30 sáng, tôi đã được đánh thức bởi một nhà sư. Khi đang loay hoay với chăn,...

Năm Giới: Một Nếp Sống Lành Mạnh, An Lạc, Hạnh Phúc

NĂM GIỚI: MỘT NẾP SỐNG LÀNH MẠNH, AN LẠC, HẠNH PHÚC Thích Minh Châu Bài Giảng Của Hòa Thượng Thích Minh Châu...

Cõi Sạch, Cõi Dơ Và Môi Trường Sống

Cõi Sạch, Cõi Dơ Và Môi Trường Sống

  CÕI SẠCH, CÕI DƠ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG Huỳnh Kim Quang   Trong lịch sử nhân loại, chưa lúc...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 54)

Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa khi còn ở đời vì mọi người giảng Kinh nói pháp, nếu dùng...

Chư Kinh Tập Yếu

Chư Kinh Tập Yếu

CHƯ KINH TẬP YẾUKinh A Di Đà | Kinh Vô Lượng Nghĩa | Kinh Phổ Môn  Kinh Tứ Thập Nhị Chương...

Thiền Chánh Niệm

Thiền Chánh Niệm

THIỀN CHÁNH NIỆMNhiều Thiền Gỉa Chánh Niệm là sự tỉnh giác, là sự chú tâm đến những gì đang xẩy...

Qua Đi Những Cơn Đau Cuối Năm

Qua đi những cơn đau cuối năm

QUA ĐI NHỮNG CƠN ĐAU CUỐI NĂMVĩnh Hảo Còn đau khôngtiếng chim kêu buồn nơi nhánh sầu đông trước ngõphù...

Có Ma Hay Không? Ý Nghĩa Và Quan Niệm Về Ma Trong Phật Giáo

Có ma hay không? ý nghĩa và quan niệm về ma trong phật giáo

CÓ MA HAY KHÔNG ?Ý NGHĨA VÀ QUAN NIỆM VỀ MA TRONG PHẬT GIÁOHoang Phong Có Ma hay không có...

Giá Trị Giới Không Sát Sinh

Giá trị giới không sát sinh

Đạo Phật ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ và trải qua bao cuộc thăng trầm của lịch...

Vai Trò Của Giới Luật Trong Nếp Sống Thiền Môn

Vai trò của giới luật trong nếp sống thiền môn

VAI TRÒ CỦA GIỚI LUẬT TRONG NẾP SỐNG THIỀN MÔNThích Trung Định Trong tam tạng kinh điển thì luật tạng (vinaya) có...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 218)

****************Thực tế mà nói, trong "Lục Hòa Kính", trọng điểm chính là hai điều phía trước. "Kiến hòa đồng giải"...

Bồ-tát Ồn Ào – Vĩnh Hảo

Thấy Tháp Đa Bảo

Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng Và Thượng Hải Sẽ Bị Nhận Chìm Dưới Biển Vào Năm 2050 Tú Anh Rfi

Suối Nguồn

Trải nghiệm thiền tập với chư Tăng tại Nhật Bản

Năm Giới: Một Nếp Sống Lành Mạnh, An Lạc, Hạnh Phúc

Cõi Sạch, Cõi Dơ Và Môi Trường Sống

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 54)

Chư Kinh Tập Yếu

Thiền Chánh Niệm

Qua đi những cơn đau cuối năm

Có ma hay không? ý nghĩa và quan niệm về ma trong phật giáo

Giá trị giới không sát sinh

Vai trò của giới luật trong nếp sống thiền môn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 218)

Tin mới nhận

Bài học từ câu chuyện Đức Phật và hồ nước

Đức Phật – một bậc Thầy lớn của nhân loại

Lời Phật dạy về chữ Nhẫn

Hòa thượng Viên Minh: Cô đơn là điều tuyệt diệu

Đức Phật giảng về viễn cảnh thời Mạt pháp

Cách chuyển hóa vận hạn theo lời Phật dạy để có được cuộc sống bình an, hạnh phúc!

Vị Tỳ kheo chứng Thánh quả ngay khi Đức Phật thay đổi đề mục thiền quán

40 Năm Thành Lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam: Hơn 20 Năm Xẻ Núi Xây Chùa Núi Rừng Bị Cào Nát Lớp Áo Xanh.

Quan niệm về Đức Phật

Cuộc đời đức Phật: phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính

Sự lan truyền của Đạo Phật ở Châu Á

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Chùa Từ Minh – DakLak

Nghe kinh thấy Phật đản sinh ở lòng

Lời Phật dạy về 3 điều để trở thành người lương thiện

Lòng tôn kính Phật vô biên

Dạy con như Đức Phật: 5 nguyên tắc vàng tạo nên những đứa trẻ tuyệt vời

Lời Phật dạy về cách phân biệt người chính, kẻ tà

Phật là đấng Pháp vương

Lãng phí một hạt gạo, một ly nước là giảm một phần phúc phận

Phật là gì?

Tin mới nhận

Nhớ Mùa Phật Đản

Sống Cuộc Đời Từ Bi (Song ngữ Anh-Việt)

Sông Lửa, Sông Nước – Giới Thiệu Truyền Thống Phật Giáo Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Lời Phật dạy cách sống chung với người khó chịu

Phương cách đối phó với bệnh tật

Phương Pháp Giảng Dạy Và Học Tập Tại Các Học Viện Phật Giáo Việt Nam – Tt.ts. Thích Nguyên Đạt

Chánh niệm là liều thuốc tốt nhất

Bảo tàng Văn hóa Phật giáo Đà Nẵng

Nghiên cứu phê phán về nhất thiết hữu luận trong bộ “luận sự”

VẤN ĐÁP PHẬT HỌC CƠ BẢN (Phần cuối)

Trả Lại Mùa Xuân Cho Muôn Loài Trần Văn Chánh

Tại sao người giàu sang kẻ nghèo hèn ?

Hãy để yên cho mọi người thở (song ngữ Việt-Anh)

Joseph Goldstein: Ai cũng có khả năng thương yêu

Hà Nội: Đại Lễ Phật Đản 2557 – 2013

Lý do tôn giả Đại Ca Diếp nguyện sống tối giản ở trong rừng đến cuối đời

Lễ An Vị Tứ Động Tâm Thánh Tích Ấn Độ Tại Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác Tiền Giang

Ăn Chay Ngăn Ngừa Bệnh Tật – Tâm Diệu

Đức Đạt Lai Lạt Ma thúc dục các tự viện Phật Giáo trở thành những trung tâm giáo dục

Phỉ báng Như Lai

Tin mới nhận

Giới Thiệu Về Năm Bộ Nikāya (Pañca Nikāya)

Kinh Đại Bát Niết Bàn

GIỚI THIỆU KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 292)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 294)

Kinh Tiểu Bộ Tập V (Khuddhaka Nikàya)

Kinh Bách Dụ: Đôi chim bồ câu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 290)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 80)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 28)

Kinh Bách Dụ: Móc mắt của vị tiên chứng ngũ thông

Kinh Bách Dụ: Ăn nửa cái bánh

Kinh Bách Dụ: Thù ghét lẫn nhau

135. Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (cùlakammavibhanga sutta) song ngữ

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 55)

Bồ Tát Tại Gia, Bồ Tát Xuất Gia – Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Nhân Duyên Của Sự Suy Vong

Kinh Phật gồm những kinh, chú nào?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 53)

Giới Thiệu Lịch Sử Truyền Dịch – Chú Kinh Pháp Hoa (saddharmapundarīkasūtra)

Tin mới nhận

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 82)

Tư Lương Tịnh Độ

Cửa Vào Tịnh Tông

Khai Thị Đại Chúng Của Đại Sư Hám Sơn

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 2)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 322)

Một Cách “Ý Trì” Dễ Đến Kết Quả “Nhất Niệm Bất Loạn” Để Đi Đến “Nhất Tâm Bất Loạn”

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 114)

Đã đến lúc nhìn lại Phật giáo nước nhà

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 63)

Tinh Hoa Của Đại Thừa Là Quan Điểm “Hồi Nhập Ta Bà”

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 36)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 163)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 40)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 9)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 271)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 347)

Pháp Môn Một Đời Thành Tựu

Khuyên Phát Bồ Đề Tâm Văn

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese