PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Không thấy không có nghĩa là không có

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

siêu hình nữa.

Họ thích đề cập đến những vấn đề hiện thực, mắt thấy tai nghe ở hiện tại và cho rằng đó mới là Phật giáo đích thực. Nhưng sự thật có phải như vậy không? Có phải Đức Phật dạy rằng chỉ có cõi người ở hiện tại?

Có một số người quá tin vào thế giới tâm linh, siêu hình đến nỗi đắm chìm trong đó mà quên cả hiện thực cuộc sống. Ngược lại có một số người hoàn toàn cho rằng không có thế giới tâm linh, không có các cõi, không có đời trước và đời sau mà chỉ có kiếp sống của con người ở hiện tại mà thôi.

Cả hai quan niệm như thế đều là cực đoan cả, trong kinh Đức Phật gọi là thường kiến và đoạn kiến, thuộc 62 kiến chấp của ngoại đạo: “Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương đoạn diệt luận, chấp trước sự đoạn diệt, sự tiêu thất, sự hủy hoại của loài hữu tình… Này các Tỷ-kheo, có Sa-môn hoặc Bà-la-môn chủ trương lý thuyết và ý kiến: ‘Vì bản ngã này có sắc, do bốn đại hợp thành, do cha mẹ sanh ra, khi thân hoại bị hủy nát tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã này như thế hoàn toàn đoạn diệt’. Như vậy một số người chủ trương sự đoạn diệt, sự tiêu thất và sự hủy hoại của loài hữu tình” (kinh Phạm võng, Trường bộ kinh).

Luân hồi trong lục đạo là một trong những giáo lý cốt lõi của Phật giáo, được trình bày rất phổ biến trong các kinh điển Nguyên thủy và Đại thừa, do chính Đức Phật giảng dạy. Tuy nhiên, không hiểu vì sao, một số Tăng Ni lại có khuynh hướng phủ nhận sự luân hồi mà cho rằng Phật giáo chủ trương chỉ có hiện tại. Những người có quan điểm hay thái độ và giảng giải như thế, theo tôi, là bởi những lý do như sau:

– Thứ nhất, do họ chưa đủ kiến thức để đánh giá một vấn đề như thế. Họ không vững căn bản về giáo pháp mà chỉ suy nghĩ theo cảm tính, suy luận theo hiểu biết cá nhân của mình.

– Thứ hai, một số người có hiểu biết, có học qua kinh điển nhưng lại cho rằng những giáo lý ấy không phù hợp với con người trong xã hội hiện nay. Họ nghĩ rằng trong xã hội hiện đại mà nói đến những vấn đề siêu hình là mê tín làm mất đi giá trị của đạo Phật. Xã hội hiện nay phải “thiết thực hiện tại” thì họ mới theo. Vì để thu hút nhiều người đến với đạo Phật cho nên họ “tùy thuận” tâm lý chung của xã hội, chỉ nói đến những vấn đề thuộc về “bây giờ và ở đây”.

– Thứ ba, do họ quá sùng bái khoa học. Cái gì khoa học nói cũng đều đúng cả. Còn cái gì khoa học chưa chứng minh được thì không nên tin, không nên theo. Cũng không ngoại trừ lý do muốn khoe kiến thức khoa học của mình.

– Thứ tư, do chủng tử ngoại đạo của họ quá sâu dày. Có lẽ do nhiều đời nhiều kiếp họ là ngoại đạo, có thói quen về chấp thường, chấp đoạn… Cho nên kiếp này dù gặp và học Phật pháp nhưng họ vẫn không tin toàn bộ giáo pháp, vẫn nói năng và hành xử theo tà kiến của ngoại đạo.

Tôi có đọc trên Facebook của một vị thầy (xin được ẩn tên) nguyên văn như thế này:

“Phật giáo Đại thừa đề cập đến sáu cõi luân hồi, nhưng thật ra nó hàm ý hướng tới sáu trạng thái tâm lý của từng cõi đó. Ví dụ, cõi trời là ham sắc, muốn hưởng thụ lạc thú. Cõi a-tu-la là biểu hiện sân hận v.v…

Lục đạo luân hồi là tâm trạng sống của con người thông qua những nỗi đau ứng với biểu hiện của từng cõi, bởi thế, chúng ta mới tu để thoát ly ngăn chặn dòng chảy tham, sân, si thì gọi là thoát khỏi lục đạo luân hồi. Còn vụng tu thì cứ trôi lăn trong vòng sanh diệt của lục đạo luân hồi.

Có những thứ chúng ta phải để đúng với lời dạy của Đức Phật, Trung Hoa hay cường điệu hóa màu mè làm cho nhiều người mới vào đạo dễ bị lầm tưởng nên có những trạng thái tiêu cực của kiếp sống con người”.

Thật ra quan niệm “các cõi trong lục đạo chỉ là trạng thái của tâm” không phải mới lạ nên chẳng có gì ngạc nhiên. Sở dĩ tôi đặt lại vấn đề này là vì thấy rằng tại sao một quan niệm thiển cận, sai lạc như thế mà vẫn tồn tại trong tư tưởng của một số người tu Phật. Cái thiển cận của quan niệm trên được thấy ngay trên mặt lý luận.

Nếu nói cõi trời là tâm ham sắc, muốn hưởng thụ dục lạc; cõi ngạ quỷ là tâm đói khát, thèm muốn… thì là đã thừa nhận có sự tồn tại của cõi trời, cõi ngạ quỷ rồi. Bởi vì nếu không có cõi trời, cõi ngạ quỷ thì lấy gì để ví ham muốn dục lạc như chư thiên, đói khát như ngạ quỷ…? Cũng giống như khi ta nói “giàu như nước A” thì trước hết phải có một nước A thật. Bởi vì có nước A thật thì mới có các đặc tính của nước ấy như giàu, nghèo.

Cho nên phải có những cõi trời, cõi người, cõi a-tu-la, cõi súc sanh, cõi ngạ quỷ và cõi địa ngục trước thì mới có khái niệm, tên gọi những cõi đó cũng như những đặc tính gắn liền với chúng. Chính vì thế, lý luận các cõi chỉ là trạng thái tâm lý ở trong tâm con người là một lý luận tự mâu thuẫn. Hơn nữa, nếu cho rằng các cõi chỉ là trạng thái tâm lý thì lẽ ra cõi người và con người cũng là trạng thái tâm lý chứ không có thật.

Vị thầy nói trên cho rằng hiện thực sáu cõi là do “Trung Hoa hay cường điệu hóa màu mè”. Nói vậy là vị này không đọc kinh điển Nguyên thủy, nên mới không thấy, không biết sáu cõi là do chính Đức Phật Thích Ca nói. Không chỉ nói trong một vài kinh mà trong rất nhiều kinh. Tôi chưa có sự thống kê chính xác, nhưng ước đoán rằng những kinh mà Đức Phật đề cập đến các cõi như địa ngục, ngạ quỷ, chư thiên chiếm khoảng gần nửa số lượng các kinh trong tạng A-hàm và Nikaya. Không ai dám nói rằng chừng ấy bài kinh là do người sau thêm vào, là ngụy kinh, chứ không phải do Đức Phật nói.

Đúng là giáo pháp của Đức Phật có đặc tính “thiết thực hiện tại”. Nhưng hiện tại đó không hề cắt đứt với quá khứ và vị lai. Có thể khẳng định rằng nếu chỉ có đời sống hiện tại mà không có những kiếp sống ở quá khứ và vị lai thì không thể có Phật giáo. Vì sao lại nói như vậy?

Thứ nhất, Đức Phật được cho là đã tu, hoặc đã thành Phật từ vô lượng kiếp trước đây rồi, và kiếp này là kiếp cuối cùng của Ngài, hoặc Ngài chỉ thị hiện để hóa độ chúng sanh ở cõi đời này. Nếu không có các cõi thì câu nói “Vô lượng sanh tử, ư kim tận hĩ” có nghĩa là gì? Nếu không có sự tu hành trong vô lượng kiếp thì làm sao một hành giả thành Phật được. Mà không thành Phật thì làm sao có đạo Phật. Cho nên nói không có sanh tử trong các cõi thì không thể có đạo Phật là vậy.

Thứ hai, khi nói về sự tu chứng của Tứ quả Thanh văn, Đức Phật dạy rằng quả Tu-đà-hoàn còn gọi là Thất lai, nghĩa là trải qua bảy lần sanh tử nữa sẽ chứng quả A-la-hán; quả Tư-đà-hàm còn gọi là Nhất lai, nghĩa là một lần sanh lên cõi trời rồi một lần trở lại cõi đời này để chứng quả A-la-hán. Tức là có cõi người và cõi trời, có đời này và những đời sau. Thành Phật hay chứng Thánh quả không phải là một hiện tượng đột xuất trong một kiếp tu hành mà là thành quả của vô lượng kiếp. Nếu cho rằng chỉ có kiếp hiện tại của con người thì hóa ra bao nhiêu công phu tu hành đều không còn gì sau khi chết hay sao?

Cuộc đời càng điên đảo thì Phật giáo càng phải nên giữ vững lập trường của mình để hướng dẫn cuộc đời, đưa cuộc đời về nẻo chánh. Nếu Phật giáo cũng “tùy duyên” điên đảo theo đời để “thích nghi”, để lấy lòng họ thì dù có được rất nhiều người theo nhưng không phải cùng nhau về nẻo chánh mà là cùng nhau đi vào con đường băng hoại vậy. Hiện nay không ít bộ phận xã hội sống vội, sống bất chấp, đó chẳng phải là hệ quả của lối suy nghĩ không có Trời, Phật, Thánh, Thần và chết là hết đó sao?

Hữu Huệ/Báo Giác Ngộ

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Giác Ngộ Và Giải Thoát

GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ Trên thế gian này, đạo Phật đã có mặt hơn hai ngàn năm...

Bình Bát Cung Dưỡng

Bình Bát Cung Dưỡng

BÌNH BÁT CUNG DƯỠNG NÉT RIÊNG TRONG VĂN HÓA ĂN CHAY CỦA HÀN QUỐC(BALWOO - GONGYANG) Hàn Quốc là một...

Tranh Thủ Thời Gian, Sống Trong Hiện Tại

Tranh thủ thời gian, sống trong hiện tại

TRANH THỦ THỜI GIAN, SỐNG TRONG HIỆN TẠI HT. Thích Thánh Nghiêm Dưới áp lực công việc, con người càng biết...

Khai Trừ Tu Viện Phật Giáo Nam Tông Bodhinyana Vì Tổ Chức Cho Tu Nữ Thọ Đại Giới (Tỳ Kheo Ni) – Thích Minh Trí Dịch

Bangkok, Thái Lan - Hội đồng Tăng già tối cao Phật giáo Thái Lan đã phê chuẩn quyết định của...

Phẩm Phổ Môn – Quán Thế Âm Bồ Tát Giảng Giải

Phẩm Phổ Môn – Quán Thế Âm Bồ Tát Giảng Giải

PHẨM PHỔ MÔN QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT GIẢNG GIẢILê Sỹ Minh Tùng Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ...

Kiến Bất Năng Cập

Xin cho biết câu "kiến bất năng cập" là câu của ai mà hay quá dậy cà ? Câu hay...

Tìm Hiểu Chính Mình

Tìm hiểu chính mình

TÌM HIỂU CHÍNH MÌNHThích Nữ Hằng Như   I. DẪN NHẬP Sinh ra ở cõi đời này, dù được sống...

Lời Khấn Nguyện

Lời khấn nguyện

Kính lạy mười phương Pháp Kính lạy mười phương Tăng Xin chứng giám lòng con Với tất cả tâm thành Dâng lên lời khấn...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 94)

Chư vị đồng tu, chào mọi người!Pháp sư Ngộ Đạo gửi cho tôi một tin nhắn, có đồng tu từ...

Nên Chọn Môi Trường Nào Để Xuất Gia

Nên chọn môi trường nào để xuất gia

NÊN CHỌN MÔI TRƯỜNG NÀO ĐỂ XUẤT GIA Thích Ngộ Phương Xuất gia thì con phải lựa người để sống...

Đại Cương Về Luận Câu Xá – Hòa Thượng Thích Thiện Siêu

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ttt-Dáng Từ Trên Đồi Trại Thủy Thích Nguyên Siêu

Ttt-dáng Từ Trên Đồi Trại Thủy Thích Nguyên Siêu

DÁNG TỪ TRÊN ĐỒI TRẠI THỦY Thích Nguyên Siêu Ôn Già Lam, chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm...

Áo hạ vàng – Tâm kinh thời đại

Áo hạ vàng - Tâm kinh thời đại Toại Khanh Nói y như trong kinh thì vạn hữu không gì...

Tìm Tăng Ở Đâu?

TÌM TĂNG Ở ĐÂU? Minh Tâm Chúng ta đã tìm Phật và tìm Pháp, nay phải đi tìm Tăng cho...

Giải Thoát, Nếu Một Ngày..

Giải thoát, nếu một ngày..

GIẢI THOÁT, NẾU MỘT NGÀY...Thích Tánh Tuệ   Đừng nghĩ rằng sự giải thoát chỉ dành cho những bậc xuất...

Giác Ngộ Và Giải Thoát

Bình Bát Cung Dưỡng

Tranh thủ thời gian, sống trong hiện tại

Khai Trừ Tu Viện Phật Giáo Nam Tông Bodhinyana Vì Tổ Chức Cho Tu Nữ Thọ Đại Giới (Tỳ Kheo Ni) – Thích Minh Trí Dịch

Phẩm Phổ Môn – Quán Thế Âm Bồ Tát Giảng Giải

Kiến Bất Năng Cập

Tìm hiểu chính mình

Lời khấn nguyện

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 94)

Nên chọn môi trường nào để xuất gia

Đại Cương Về Luận Câu Xá – Hòa Thượng Thích Thiện Siêu

Ttt-dáng Từ Trên Đồi Trại Thủy Thích Nguyên Siêu

Áo hạ vàng – Tâm kinh thời đại

Tìm Tăng Ở Đâu?

Giải thoát, nếu một ngày..

Tin mới nhận

Hàng ngày ngồi thiền, đọc kinh có thể thành Phật được không?

Nhân duyên Đức Phật quở trách 2 vị đệ tử đệ nhất thần thông

Phật tại tâm là gì?

Những câu chuyện Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu đáng suy ngẫm

Người ngu và người trí theo quan điểm của Đức Phật

Trường Trung Cấp Phật Học Đồng Nai, Cơ Sở Ii

Lời Phật dạy về các hóa giải những rắc rối trong quan hệ gia đình

Đức Phật là ai? (phần 1)

Ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân khẳng định: ‘Con không dám báng bổ Đức Phật’

Tình yêu của Phật

Phật dạy: Tham đắm danh lợi là căn bệnh khó chữa

Phật dạy làm người quan trọng nhất là phải có lương thiện

5 nguy hại dành cho người nói đặt điều, 5 lợi ích dành cho người nói đúng!

Kính mừng ngày Đức Phật thành đạo

Ảnh Hòa Thượng Thích Quảng Đức Tự Thiêu

Thơ sẽ chữa lành thế giới

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 7: Hòa Thúc Muội

Lời Phật dạy về nguyên nhân phung phí tài sản

Lạy ông Phật nào?

Những việc nên làm khi có người thân mới qua đời

Tin mới nhận

Một Vài Suy Tưởng Nhân Kỷ Niệm Thành Đạo Của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật – Chơn Hương

Phải Ăn Cá Mới Có Omega 3? Ds. Nguyễn Bá Huy Cường

Ước mơ xa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 295)

Giới thiệu tổng quát chương 6: tầm nhìn thâm sâu về thế giới

Thành Đạo

Cuộc Đời Thánh Tăng Sìvali

Trở Ngại Nội Tại Trong Hoằng Pháp, Ngăn Cải Đạo

Phật Giáo Góp Phần Giải Quyết Vấn Nạn Môi Trường Tt. Thích Gia Quang

Ăn Để Sống Chứ Không Phải Sống Để Mà Ăn

Bần Cùng Và Giầu Có

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 35)

Hương Sơn Quan Thế Âm Chân Kinh Tân Dịch

Khánh Thành Tượng Phật Khổng Lồ Tại Brazil

Phương Pháp Truyền Đạt Trong Giáo Dục Phật Giáo Và Trong Môi Trường Gđpt

Quán niệm về già bệnh chết

Đức Đạt Lai Lạt Ma Công Du Hoằng Pháp Ba Ngày Tại Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ

Tịnh Tông Nhập Môn – Pháp Sư Tịnh Không

Tết Chay Sài Gòn Vegan 2018

Tâm sự của bác sĩ gửi con trai

Tin mới nhận

Kinh Chuyển Pháp Luân

Kinh Bách Dụ: Hai người con chia của

Kinh Pháp Cú – 423 Lời Vàng Của Đức Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 41)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 145)

Ước hẹn với sự sống

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 313)

Ba Dấu Ấn Của Chánh Pháp (Tam Pháp Ấn)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 235)

Kinh Châu Báu song ngữ Việt-Anh

Những tương đồng giữa kinh Đại thừa và kinh Nguyên thủy

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 44)

Kinh Thừa Tự Pháp

Kinh Viên Giác Luận Giảng

Kinh Anan vấn Phật sự cát hung

Hà Nội: Cung rước xá-lợi Phật kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 79)

Khái Luận Triết Lý Kinh Hoa Nghiêm

Kinh Pháp Cú

Kinh Chuyển Pháp Luân – Bài Kinh Đầu Tiên Của Đức Phật

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 307)

Thầy Tôi Dạy Tôi Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 69)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 66)

Vì Sao Niệm Phật Không Vãng Sanh

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 14)

HT TỊNH KHÔNG: ” TÔI KHÔNG CÓ MỘT NGƯỜI ĐỆ TỬ XUẤT GIA NÀO…”

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 27)

Tịnh Độ Tông Với Xã Hội Ngày Nay

Hoài nghi lời Phật, hành giả đi về đâu?

Thực Hành Vãng Sinh Về Tịnh Thổ A Di Đà

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 26)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 11)

Khuyên Người Niệm Phật

Những Suy Ngẫm Để Biết Tôn Kính Pháp Môn Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 147)

Thiền Sư Duy Tắc Trả Lời Hành Giả Tịnh Độ

Niệm Phật Kiếm (Sự Tích Ngài Cưu Ma La Thập)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 148)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 24)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese