PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Không có kẻ chiến bại

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

KHÔNG CÓ KẺ CHIẾN BẠI
Ṭhānissaro Bhikkhu
Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ

 

Thanissaro-BhikkhuTỳ Khưu Thanissaro (Geoffrey DeGraff) là một tu sĩ người Mỹ theo truyền thống tu trong rừng của Thái Lan.  Sau khi tốt nghiệp Đại học Oberlin năm 1971 với chuyên ngành về Lịch sử Tri Thức Âu Châu, ông theo học thiền với Thiền sư Ajaan Fuang Jotiko ở Thái Lan và xuất gia năm 1976.  Năm 1991, ông giúp xây dựng Lâm Tự Viện ở San Diego, California, nơi ông hiện là trụ trì.  Ông là một dịch giả, người viết năng nổ.  Nhiều tác phẩm của ông có thể được tìm thấy trên mạng có tên: www.accesstoinsight.org

***

 

Khi ta tha thứ cho người đã làm hại ta, không có nghĩa là nghiệp ác của người đó được xóa bỏ.  Đó là lý do tại sao có nhiều người nghĩ là sự tha thứ không có chỗ trong thế giới nghiệp của Phật giáo, và không tương ứng với giáo lý mà Đức Phật đã dạy.  Nhưng không phải thế.  Sự tha thứ có thể không hóa giải được nghiệp ác cũ nhưng nó có thể ngăn chặn nghiệp ác mới không xảy ra.  Điều đó đặc biệt đúng với nghiệp ác mà trong tiếng Pali gọi là vera.  Vera thường được dịch là ‘thù địch”, “ác cảm”, hay “không thân thiện”, nhưng nó là một trạng thái đặc biệt của tất cả các đặc tính này: sự ác cảm, hận thù là muốn đáp trả lại người đã sai trái với ta.  Thái độ này mới chính là cái không có chỗ trong sự thực hành của Phật giáo.  Sự kham nhẫn, chịu đựng  có thể làm lòng hận thù giảm đi, nhưng tha thứ mới là cái có thể gạt bỏ nó qua một bên.

 

Kinh Pháp Cú, một tập hợp rất nổi tiếng của các bài kệ Phật giáo xưa, nói về vera (hiềm hận) trong hai trường hợp.  Thứ nhất là khi ai đó đã làm tổn thương bạn, và bạn muốn làm tổn thương lại họ.  Thứ hai là khi bạn thua trong một cuộc đối đầu – trong thời Đức Phật còn tại thế, điều này chủ yếu nhắm tới các trận chiến quân sự, nhưng giờ thì nó có thể nói rộng đến bất cứ sự tranh đua nào mà sự thất bại mang đến tai họa, dầu thực hay chỉ là cảm nhận – và bạn muốn trả thù.

 

Trong cả hai trường hợp, tha thứ là cái chấm dứt được vera.  Bạn quyết không làm cho “ra lẽ” dầu xã hội có cho bạn quyền làm thế, vì bạn nhận thức rằng, từ quan điểm của nghiệp, điểm số duy nhất, thực sự trong các cuộc tranh hơn thua như thế chỉ ghi thêm điểm vào nghiệp xấu ác của cả đôi bên.  Vì thế, khi tha thứ cho bên đối nghịch, cơ bản là bạn tự hứa với bản thân là sẽ bỏ qua bất cứ cơ hội nào để ghi thêm điểm xấu ác lên.

 

Bạn không biết cuộc đấu tranh tạo nghiệp xấu này đã lặp đi lặp lại trong biết bao kiếp sống, nhưng bạn biết rằng cách duy nhất để chấm dứt nghiệp đó là dừng vera lại, và nếu bạn không bắt đầu làm việc đó thì chuyện dứt nghiệp xấu không bao giờ xảy ra.

 

 

3.  “Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi “
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận thù không thể nguôi.

 

4. “Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi, “
Không ôm hiềm hận ấy,
Hận thù được tự nguôi.

 

5.  “Với hận diệt hận thù,

Đời này không có được.

Không hận diệt hận thù,

Là định luật ngàn thu”.

 

Kinh Pháp Cú 3-5[1]

 

 

Sự tha thứ là một cách thực hành mà bạn phải tự mình làm, tự trong nội tâm, nhưng đối phương có thể bị ảnh hưởng bởi tấm gương của bạn, để cũng dừng làm lan thêm vết bùn nhơ.  Bằng cách đó, cả hai bên đều được ích lợi.

 

Tuy nhiên, nếu đối phương không cùng bạn dừng ngay cuộc đối đầu, thì cũng đến một lúc nào đó họ sẽ hết còn muốn tranh chấp, do vậy cuộc chiến giằng co qua lại giữa đôi bên sẽ chấm dứt.

 

Đức Phật đã chỉ cho ta ba cách để đối mặt với bất cứ cảm xúc dây dưa nào khiến ta phải ở về phía thất thủ, trở thành vô phương cứu chữa.

 

     +  Thứ nhất hãy nhớ rằng tất cả chúng ta đang trong quá trình tiến đến cái chết, và ta không muốn những ý nghĩ hiềm thù lẫn vào trong cái chết tốt lành.  Câu nói rằng: “Nó hại tôi.  Tôi sẽ không yên cho đến khi trả được thù”, là điều mà ta không muốn chú tâm vào khi thần chết đến gần.  Nếu không, bạn sẽ thấy mình tái sinh với lòng hận thù, là một cách sống không vui vẻ gì.  Bạn còn có nhiều thứ tốt đẹp hơn để làm với thời gian mình có.

 

     +  Cách thứ hai là phát triển các ý nghĩ thiện lành vô hạn, “không hận thù, không ác ý”.  Những suy nghĩ này nâng tâm bạn lên hàng thánh, một cấp bậc cao của chư thiên, và từ quan điểm cao cả đó, ý nghĩ phải cố gắng tìm mọi cách để “giải quyết” các mối hiềm khích cũ dường như – mà thực sự là – nhỏ mọn và tàn nhẫn quá.

 

       +  Cách thứ ba là dựa vào năm giới: không sát hại, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối và không sử dụng chất gây say.  Không bao giờ. Không một chút nào.  Như Đức Phật ghi nhận, khi ta giữ các giới luật này trong tất cả mọi giao dịch với người khác, dù cho họ là ai hay họ đã làm gì, bạn luôn được an toàn, tránh khỏi hiềm hận, hiểm nguy – ít nhất là về phía bạn – đối với mọi chúng sinh.  Và vì sự an toàn là phổ quát, chính bạn cũng sẽ được hưởng sự ích lợi đó.

 

Trong trường hợp bạn bị thất bại trong một cuộc so bì, Đức Phật dạy rằng bạn có thể tìm được bình an và chấm dứt hiềm hận chỉ bằng cách bỏ qua sự hơn – thua.  Để làm được điều đó, bạn bắt đầu quán sát xem mình thường tìm hạnh phúc ở đâu.  Nếu bạn tìm hạnh phúc qua sở hữu quyền lực hay vật chất, thì luôn có sự thắng – thua.  Thí dụ, nếu bạn có quyền lực, thì người khác sẽ mất quyền lực.  Nếu người khác thắng, thì bạn thua.  Và như Đức Phật đã dạy:

 

       201. “Chiến thắng sinh thù oán,

         Thất bại chịu khổ đau,

         Sống tịch tịnh an lạc,

         Bỏ sau mọi thắng, bại”.

 

              Pháp Cú 201

 

Trái lại, nếu bạn tìm hạnh phúc qua sự thực hành công đức – bố thí, trì giới và hành thiền – thì không có sự hơn thua.  Mọi người đều thắng.  Khi bạn bố thí, dĩ nhiên là người khác sẽ được hưởng những gì bạn đã chia sẻ với họ; còn bạn sẽ cảm nhận được sự giàu có bao la bên trong và bên ngoài là sự kính trọng, thương yêu của người.  Khi bạn sống đạo đức, không làm hại bất cứ ai, bạn sẽ tránh được sự hối tiếc về các hành động của mình, trong khi người khác thì được bảo vệ, được an toàn.  Khi hành thiền, bạn sẽ không bị tham, sân và si kiềm chế, do đó bạn sẽ giảm khổ đau khi chúng có mặt, và người khác sẽ không trở thành nạn nhân khi chúng xuất hiện.  Sau đó bạn quán tưởng thêm:

 

            103. “Dầu tại bãi chiến trường

            Thắng ngàn ngàn quân địch,

            Tự thắng mình tốt hơn,

            Thật chiến thắng tối thượng”.

 

            104.  “Tự thắng, tốt đẹp hơn,

            Hơn chiến thắng người khác.

            Người khéo điều phục mình,

            Thường sống tự chế ngự”.

 

            105.  “Dầu Thiên thần, Thát bà,

           Dầu Ma vương, Phạm thiên

            Không ai chiến thắng nổi,

            Người tự thắng như vậy”.

                          Pháp Cú 103-105

 

Các chiến thắng ở đời có thể bị thay đổi bởi –sự “gài trước”, gian lận- nhưng trong ánh sáng của nghiệp và tái sinh, không bao giờ có thể sắp đặt, sự chiến thắng tâm tham, sân và si của bản thân luôn lâu dài.  Đó là chiến thắng duy nhất không tạo ra hiềm thù, nên đó là chiến thắng duy nhất thực sự an toàn và bảo đảm.

Nhưng đó không phải là vinh quang mà bạn có thể hy vọng đạt được, nếu bạn vẫn còn chấp chứa trong tâm những tư tưởng hiềm thù.  Thế nên, trong một thế giới mà chúng ta luôn bị đe dọa bằng cách này hay cách khác, và là nơi chúng ta luôn có thể tìm cách để trả những mối hận thù cũ – nếu ta muốn-, thì cách duy nhất để tìm được sự chiến thắng thực sự an toàn trong cuộc sống là bắt đầu với các ý nghĩ tha thứ, cởi mở: rằng bạn không muốn là mối đe dọa cho ai cả, bất kể là họ đã hại bạn như thế nào.  Đó là lý do tại sao sự tha thứ không chỉ tương ưng với sự thực hành những lời Phật dạy.  Mà đó là bước cần thiết đầu tiên.

 

             Diệu Liên Lý Thu Linh 2020

        (Chuyển ngữ theo ALL WINNERS, NO LOSERS, Nguồn: www.dharmatalks.org  Các Bài Pháp 2018)

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Pháp Tu Chứng Chánh Đẳng Giác Của Đức Phật – Phổ Nguyệt

Pháp Tu Chứng Chánh Đẳng Giác Của Đức PhậtPhổ Nguyệt Con đường tìm đạo, tự tu tự chứng đến khi...

Tam Pháp Ấn

TAM PHÁP ẤN (Three Characteristic marks of the Buddha’s Teachings) Thích Nguyên Tạng Niềm tin là đức tính cao quý,...

Lời Phật Dạy: Đời Mình Không Sống Ai Sống Hộ Mình

Lời Phật dạy: Đời mình không sống ai sống hộ mình

Nếu chỉ mải mê sống để vừa lòng người khác, sẽ chẳng bao giờ tìm được chính mình. Đã được...

Vũ Khí Kim Cang Của Cư Sỹ

Vũ Khí Kim Cang Của Cư Sỹ

VŨ KHÍ KIM CANG CỦA CƯ SỸ Tâm Tịnh dẫn nhập và giới thiệu   Tam vô lậu học,  Giới...

Mục Đích Và ý Nghĩa Về Lễ Trai Đàn Chẩn Tế

Tôi được nghe nói vào đầu năm 2007 Hoà thượng Thích Nhất Hạnh sẽ về Việt Nam tổ chức ba...

Đọc “Phật Điển Phổ Thông: Dẫn Vào Tuệ Giác Phật”

Đọc “Phật điển phổ thông: Dẫn vào tuệ giác Phật”

Ấn phẩm “Phật điển phổ thông: Dẫn vào tuệ giác Phật” (DVTGP) là tuyển tập Kinh và luận ghi từ...

Đại Thừa Khởi Tín Luận

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Cá Nghe Kinh

Cá Nghe Kinh

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Con Đường Duy Nhất?

Con đường duy nhất?

Con đường duy nhất đến Niết Bàn? Trong đoạn đầu của bài kinh Niệm Xứ (Satipatthana Sutta, Trung Bộ 10, Trường...

Hành Hương: Đại Bát Niết Bàn – Thích Nguyên Hiệp

HÀNH HƯƠNG: ĐẠI BÁT NIẾT BÀN Thích Nguyên Hiệp Hành hương về những địa danh đặc biệt nào đó để...

Nhẫn Nhục

NHẪN NHỤC Toàn Không   1). Nhẫn nhục là gì? Nhẫn là nhịn chịu, nhục là tổn thương sỉ nhục. Nhẫn...

Kinh Duy Ma Lược Giải

Kinh Duy Ma Lược Giải

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tăng Ni Và Phật Tử Tại Gia Có Được Kinh Doanh Làm Giầu Không?

Tăng Ni Và Phật Tử Tại Gia Có Được Kinh Doanh Làm Giầu Không?

  Trong Tuần Văn hóa Phật giáo được tổ chức, từ ngày 1-3 đến 7-3-2008, tại Huế doanh nhân Tạ...

Kiến Tạo Lại Tượng Phật Khổng Lồ Ở Bamyan (A-Phú-Hãn) Hoang Phong Chuển Ngữ

Kiến Tạo Lại Tượng Phật Khổng Lồ ở Bamyan (A-phú-hãn) Hoang Phong Chuển Ngữ

Kiến tạo lại tượng Phật khổng lồ ở Bamyan (A-Phú-Hãn)  (tin AFP ngày 25.02.11)   1 2   1) Pho...

Thiền Là Sự Sống Của Con Người

Thiền Là Sự Sống Của Con Người

THIỀN LÀ SỰ SỐNG CỦA CON NGƯỜI Thích Đạt Ma Phổ Giác LỜI GIỚI THIỆU  Xưa nay Thiền pháp là...

Pháp Tu Chứng Chánh Đẳng Giác Của Đức Phật – Phổ Nguyệt

Tam Pháp Ấn

Lời Phật dạy: Đời mình không sống ai sống hộ mình

Vũ Khí Kim Cang Của Cư Sỹ

Mục Đích Và ý Nghĩa Về Lễ Trai Đàn Chẩn Tế

Đọc “Phật điển phổ thông: Dẫn vào tuệ giác Phật”

Đại Thừa Khởi Tín Luận

Cá Nghe Kinh

Con đường duy nhất?

Hành Hương: Đại Bát Niết Bàn – Thích Nguyên Hiệp

Nhẫn Nhục

Kinh Duy Ma Lược Giải

Tăng Ni Và Phật Tử Tại Gia Có Được Kinh Doanh Làm Giầu Không?

Kiến Tạo Lại Tượng Phật Khổng Lồ ở Bamyan (A-phú-hãn) Hoang Phong Chuển Ngữ

Thiền Là Sự Sống Của Con Người

Tin mới nhận

Tôi vẽ Phật

Cúng dường cơm cháy chuyển nghiệp đọa địa ngục thành sinh thiên

Chỉ cần lương thiện trời xanh ắt sẽ an bài

9 điều quan trọng để tình bạn đẹp theo kinh Hiền Nhân

Soi sáng lời Phật dạy

Lời Phật nói không tin, vậy lời ai đáng tin?

Đức Phật được tạo lập tượng và tôn thờ như thế nào?

Nhân quả của hai anh em không chịu tu phước huệ song hành

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 7: Hòa Thúc Muội

Vì sao Đức Phật nhập mẫu thai trong hình tướng voi trắng?

Kinh Vô Thường

Tu pháp gì để được an vui lâu dài

Niệm thân hành chú tâm, rõ biết các hành động của thân

Hiệu dụng của việc niệm Phật

Phương pháp sư phạm của Đức Phật

Ai bố thí qua bờ bên kia?

Tưởng niệm 56 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu

Tại sao không nên vội tin đức Phật?

Đức Phật đã mang điều gì đến cuộc đời…

Phật dạy: Tu tập bảy pháp này khiến ma không phá hoại

Tin mới nhận

So Sánh Triết Học Bà La Môn (Triết Học Ấn Độ) Và Đạo Lý Phật Giáo (Hoàng Nguyên)

Theo Chân Bồ Tát Tập 2 (sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Bên Cội Mai Già – Lam Khê

Nhận thức lại Thủ dâm

Tâm sự với bạn hiền sắp xuất gia đi tu

Tất Cả Là Không (song ngữ)

Tại sao Đức Phật chọn Đản sinh nơi rừng cây?

Nghi Thức Tụng Chú Đại Bi 21 Biến

Nhân “Ngày Tàn Của Phật Giáo” Góp Ý Thêm Về Chuyện Cư Sĩ Nước Ta – Nguyễn Kha

Sống với thực tại

Sống Vươn Lên

Tâm Lý Học Trong Giáo Lý Nguyên Thủy

Thầy Tôi Đã Sớm Ra Đi! – James Whitehill – Diệu Liên Lý Thu Linh Dịch

Thường tâm không Phật, chúng ta niệm gì?

Mọi người trên thế gian này không quan tâm đến ta nhiều như ta tưởng đâu!

Phương pháp thư giãn nơi làm việc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 141)

Tu Tập Tánh Không

Đạo Hiếu Đức Phật & Ca Dao Việt Nam

Bài học “nhẫn nhục” trong hành trình tâm linh

Tin mới nhận

Bồ Tát Có Bệnh – Biên Soạn Về Kinh Duy Ma Cật

Kinh Pháp Hoa Tinh Yếu

Kinh Bách Dụ: Được chuột vàng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 94)

Kinh Kim Cương Lược Giải

Kinh Đắc Quả Khi Từ Trần Và Kinh Tái Sinh Như Lửa Theo Gió

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 32)

Kinh Kalama Anh – Việt

Quà Tặng Về Thực Phẩm, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 170)

Suy Ngẫm Nhỏ Từ Một Bài Tựa Kinh Lăng Già

Kinh Bách Dụ: Vắt sữa lừa

Kinh Bách Dụ: Nấu nước đường

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 348)

Kinh Không Sợ Hãi

Kinh Chánh Kiến, Hay Kinh Ca Chiên Diên (Kaccayanagotta)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 128)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 366)

Kinh Tiểu Bộ Tập I (Khuddhaka Nikàya)

Tin mới nhận

Khuyên Người Niệm Phật Tập 2

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 173)

LOẠT ẢNH KỶ NIỆM CHẶNG ĐƯỜNG 60 NĂM HOẰNG PHÁP CỦA ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 340)

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 1)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 79)

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Hai: Phu Phụ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 199)

Điều Khẩn Yếu Sau Khi Mãn Phần – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 9)

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 2)

LỢI ÍCH KHI NIỆM PHẬT (tập 1)

Tìm Hiểu Về Trào Lưu Tịnh Độ Tại Việt Nam

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 6)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 94)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 61)

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 194)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 11)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese