PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Khảo sát 8 vạn 4 ngàn pháp trong tạng Pāḷi

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

KHẢO SÁT 8 VẠN 4 NGÀN PHÁP TRONG TẠNG PĀḶI   
Tống Phước Khải

 

1. Tám vạn bốn ngàn Pháp trong Nikāya

Trong Tạng Kinh Nikāya tiếng Pāḷi, theo sự tìm hiểu của nhiều học giả, thì con số tám vạn bốn ngàn Pháp chỉ được đề cập đến duy nhất trong bài kệ của ngài An Nan thuộc Trưởng Lão Kệ (Theragāthā) của Tiểu Bộ (Khuddaka Nikāya).  Bài kệ của ngài A Nan (Ānandattheragāthā) như sau:

Dvāsīti buddhato gaṇhiṃ,

dve sahassāni bhikkhuto;

Caturā­sīti­sahas­sāni,

ye me dhammā pavattino.[i]

Nội dung của bài kệ được dịch ra tiếng Việt là:

Tôi đã nhận được 82.000 Pháp từ Đức Phật

2.000 Pháp từ các Tỳ Kheo

84.000

là những Pháp được chuyển vận.

Điều đáng lưu ý là trong bài kệ này ngài A Nan chỉ nói từ Pháp (dhamma) và không có từ nào đề cập đến Pháp khác (chẳng hạn như Pháp Uẩn, Pháp Tạng hay Pháp Môn). Bên cạnh đó 84.000 Pháp này chỉ tồn tại trong tạng Nikāya, được xem là chính thống bên cạnh hai tạng Pāḷi còn lại.

2. Từ “dhamma” khi được dịch sang ngôn ngữ khác

Chúng ta sẽ lần lượt khảo sát các bản dịch để xem từ “dhamma” trong bài kệ này được dịch như thế nào.

Bản dịch trong Tạng Nam Truyền Hán ngữ:

由佛得法門,八萬有二千,由比丘所得,亦有二千數,八萬四千門,我等須護持[ii]

“Do Phật đắc pháp môn, bát vạn hữu nhị thiên, do Tỷ Khưu sở đắc, diệc hữu nhị thiên số, bát vạn tứ thiên môn, ngã đẳng tu hộ trì .”

Bản dịch Hán ngữ này sử dụng từ “pháp môn” để dịch từ “dhamma.”

Bản dịch tiếng Việt của Bhikkhu Indacanda:

“Tôi đã tiếp nhận tám mươi hai ngàn từ đức Phật, hai ngàn từ vị tỳ khưu, tám mươi bốn ngàn Pháp (uẩn) này là có sự vận hành.” [iii]

Bản dịch này Sư Indacanda sử dụng từ “Pháp” để dịch, tuy nhiên Sư có phụ chú thêm trong ngoặc chữ “uẩn”. 

Khi so sánh các bản dịch trên, chúng ta nhận thấy rằng từ “dhamma” khi được chuyển sang ngôn ngữ khác thì có vẻ như không được nhất quán. Để khảo sát kỹ hơn vấn đề này, chúng ta cần phải truy tầm ý nghĩa gốc của các từ Pháp Uẩn và Pháp Môn.

3. Nghĩa ban đầu của các từ Pháp Uẩn, Pháp Môn

Vấn đề sẽ không khả thi nếu chúng ta đi tìm xuất xứ của các từ này thông qua các từ thuần Việt trong từ điển tiếng Việt. Đại đa số các từ Phật học của Việt Nam đều là Hán Việt và dĩ nhiên là các từ này xuất phát từ Trung Quốc cổ đại hoặc trung đại. Như vậy điều không tránh khỏi là để truy tầm rõ xuất xứ của các thuật ngữ Phật học Việt Nam thì bắt buộc chúng ta phải tra cứu trong các tài liệu Phật học Hán ngữ.

Các thuật ngữ Phật học Hán ngữ được hình thành đa phần đều bắt nguồn từ các dịch giả dịch kinh Phạn sang Hán thuở xưa. Khi dịch giả qui ước một từ Hán nào đó để dịch một từ Phạn tương ứng, nếu từ này được lưu hành rộng rãi thì dần dần nó sẽ trở thành một thuật ngữ Phật học.

Đại Từ Điển Phật học Hán Phạn của Giáo sư người Nhật Hirakawa [iv] cung cấp cho chúng ta một khối lượng đồ sộ các thuật ngữ dùng để dịch kinh Phạn ngày xưa của các dịch giả Trung Quốc.  Từ điển này được tác giả xây dựng bằng cách đối chiếu từ ngữ giữa các nguyên bản kinh Phạn và các bản dịch Hán ngữ trong Tạng.  Do đó đây là một từ điển hữu ích cho việc tìm hiểu sự qui ước từ ngữ Phật học vào thời điểm chuyển dịch kinh Phạn sang Hán khi xưa.

Trở lại vấn đề, chúng ta sẽ đi tìm các từ Pháp Uẩn, Pháp Môn trong từ điển Hirakawa để nắm rõ các dịch giả Trung Quốc ngày xưa đã dùng chúng để biên dịch những từ Phạn nào. Sau đây là các từ liên quan được tìm thấy trong từ điển Hirakawa từ trang 715 tới trang 719:

Pháp Môn 法門: dharma-paryāya, dharma-mukha, dharma- dvāra; dharma, dharma-naya, dharma-naya-mukha, dharma-skandha, naya-mukha, nirdeśa-pada, parivarta, paryāya, mukha

Pháp Uẩn 法蘊: dharma-skandha

Lại xuất hiện thêm hai từ Hán khác có nghĩa Phạn giống nhau:

Pháp Âm 法陰: dharma-skandha

Pháp Tụ 法聚: dharma-skandha, skandha, dharma-saṃcaya

Chúng ta nhận thấy các từ gồm Pháp Môn, Pháp Uẩn, Pháp Âm, Pháp Tụ đều được dùng để dịch từ tiếng Phạn là “dharma-skandha”  từ tương ứng trong tiếng Pāḷi là “dhamma-k,khandha”.

Thông thường các thuật ngữ chuyên ngành khi dịch sang ngôn ngữ khác khó có thể tìm được từ tương ứng đồng nghĩa hoàn toàn. Việc sử dụng thuật ngữ chuyên ngành để biên dịch đa phần là do sự qui ước ngay từ ban đầu.  Ví dụ thuật ngữ “software” trong lĩnh vực công nghệ thông tin có các từ chuyển ngữ như “phần mềm”,  “nhu liệu”, “nhuyễn kiện”. Xét từ “phần mềm”, chúng ta thấy chữ “phần” chưa hẳn đồng nghĩa hoàn toàn với “ware”, nhưng toàn bộ từ “phần mềm” xem như qui ước ban đầu để dịch từ “software” và đã được số đông chấp nhận. Bên cạnh đó chúng ta cũng có từ “nhu liệu” và không thể nói rằng từ “nhu liệu” đúng hơn từ “phần mềm” hoặc ngược lại.

Trở lại với các từ Hán đã qui ước dịch thuật cho từ “dhammakkhandha” ở trên. Đầu tiên chúng ta đi tìm nghĩa của từ Pāḷi “dhammakkhandha.” Theo giải thích trong các từ điển Pāḷi – English thì nghĩa của “dhammakkhandha” là “đoạn kinh văn về pháp”, “ chi của giáo pháp”,  “phần được chia chẻ của Pháp” hoặc “một phần của qui chuẩn” … Từ nghĩa này chúng ta xét các từ qui ước Hán ngữ:

– Pháp Môn: chữ Môn trong Hán ngữ ngoài nghĩa “cửa”, “trường phái” … thì còn có nghĩa là “một chi phần của ngành học thuật”. Do đó Pháp Môn ở đây sẽ được hiểu theo nghĩa một chi phần của Pháp và được dùng để dịch thuật ngữ “dhammakkhandha.” Ngoài ra, trong từ điển Hirakwa còn cho thấy từ Pháp Môn còn được qui ước để dịch rất nhiều từ tiếng Phạn khác.

– Pháp Uẩn: chữ Uẩn trong Hán ngữ mang nghĩa là “sự tích tụ”, “sự gom chứa”. Từ này gần nghĩa với từ “khandha” tiếng Pāḷi. Do đó từ Pháp Uẩn được dùng để dịch thuật từ “dhammakkhandha.”

– Pháp Tụ: chữ Tụ trong Hán ngữ mang nghĩa “tụ họp”, “tích góp” gần như chữ Uẩn.

– Pháp Âm: trong Phật Quang Đại Từ Điển giải thích chữ Âm là chữ cũ dùng để dịch, tương đương với chữ Uẩn.

Do đó, nếu từ “dhamma” trong bài kệ được ngầm hiểu là “dhammakkhandha” thì một trong các từ Pháp Môn, Pháp Uẩn, Pháp Tụ hoặc Pháp Âm đều có thể được dùng để dịch từ “dhamma” này.

Tóm lại, cả 2 bản dịch Hán và Việt ở trên đều hợp lý khi dùng từ “Pháp Môn” và  “Pháp (uẩn)” để dịch từ “dhamma” với ngầm ý là “dhammakkhandha.”

Như vậy, nếu cho rằng từ “dhamma” trong bài kệ là “dhammkkhandha” thì 2 cụm từ “8 vạn 4 ngàn Pháp Môn” và “8 vạn 4 ngàn Pháp Uẩn” đều có nghĩa như nhau.

Ở đây ghi nhận thêm trường hợp bản dịch của Hòa Thượng Hộ Tông, ngài đã dùng từ Pháp Môn để dịch từ “dhammakkhandha.”

Caturāsītisahassa

Dhammakkhandhānubhāvena.

Do nhờ đức của 8 muôn 4 ngàn Pháp môn.

(Trích Kệ Điềm Lành Vũ Trụ, H.T. Hộ Tông)

4. Từ “dhamma” trong bài kệ chính là “dhammakkhandha”?

4.1. Quan diểm tán đồng

Quan điểm cho rằng từ “dhamma” trong bài kệ chính là “dhammakkhandha” của các dịch giả và tác giả Việt Nam dường như phần nhiều xuất phát từ nhận định ban đầu của TS. Bình Anson trong tác phẩm Lý Thuyết và Thực Tế, NXB Tôn giáo, xuất bản năm 2008. Trong tác phẩm có đoạn viết rằng:  “Chữ “pháp” (dhamma) trong câu trả lời của ngài Ānanda có nghĩa là gì? Giáo sư K. R. Norman, dịch giả bản dịch Anh ngữ Theragatha (Trưởng Lão Tăng Kệ), cho biết rằng ngài luận sư Buddhaghosa, trong Chú giải Trưởng Lão Tăng Kệ, có giải thích “pháp” ở đây được hiểu như là “pháp uẩn” (dhamma-khandha), nghĩa là đoạn văn về giáo pháp.”[v]  Trong nhận định trên, tác giả không dẫn ra “Giáo sư K.R. Norman cho biết” trong tài liệu nào cũng như Chú giải của luận sư Buddhaghosa tham chiếu như thế nào. Điều này làm cho việc khảo sát tài liệu gốc gặp phải sự khó khăn. Một số người đọc sẽ thắc mắc liệu có phải luận sư Buddhaghosa đã chú giải như vậy không? Tuy nhiên, nếu đúng là ngài Buddhaghosa có ghi nhận điều này thì đây vẫn là quan điểm cá nhân, không phải là ghi nhận chính thống. Vì vậy, sẽ có những ý kiến trái chiều.

4.2. Quan điểm không tán đồng

Bhikkhu Gavesako, một nhà Sư phương tây, với nhiều bài tham luận trên các trang mạng  đã đưa ra quan điểm của mình về chữ “dhamma” trong bài kệ trên như sau:  “If we look at the original Pali text, only the numbers 82,000 and 2,000 and 84,000 are mentioned in it, together with “dhamma” meaning “teachings” in this context (the word “dhammakkhandha” does not appear at all).” [vi]  Dịch Việt: “Nếu chúng ta xem văn bản Pāḷi nguyên thủy, chỉ thấy con số 82.000, 2.000 và 84.000 được đề cập trong đó, cùng với từ “dhamma” có nghĩa là “giáo pháp” nằm trong ngữ cảnh này (từ “pháp uẩn” không hề xuất hiện).” Như vậy, dựa trên lập luận này thì không thể khẳng định được từ “dhamma” là “dhammakkhandha.”

4.3. Quan điểm dịch thuật của học giả phương tây

Các dịch giả phương tây cũng thận trọng khi dịch từ “dhamma” trong bài kệ của ngài A Nan. Họ đã dịch theo từ gốc và không triển khai thêm. Sau đây là một số bản dịch:

Bản dịch tiếng Anh của Bhikkhu Sujato và Jessica Walton:

“I learned 82,000 from the Buddha,
And 2,000 from the monks;
These 84,000
Are the teachings I have memorized.
” [vii]

Chúng ta thấy bản dịch này không dùng từ “aggregate of dhamma” (pháp uẩn) mà dùng từ “teaching” để dịch từ “dhamma”. Trong tiếng Anh từ “teaching” nếu là danh từ đếm được thì nghĩa của nó là “tư tưởng của một cá nhân hay một nhóm nào đó được dùng để dạy người khác.” Chúng ta có thể tóm gọn nghĩa của từ “teaching” mà tác giả đã dịch đó là “giáo pháp”.

Bản dịch tiếng Anh của Hellmuth Hecker & Sister Khema:

“82,000 Teachings from the Buddha
I have received;
2,000 more from his disciples;
Now, 84,000 are familiar to me.”[viii]

Bản dịch này cũng giống như bản dịch trước, từ “dhamma” được dịch là “giáo pháp”.

5. Tìm hiểu việc sử dụng từ “dhammakkhandha” trong tạng Pāḷi

A Dictionary of the Pali Language của Robert Cæsar Childers, trang 117, giải thích từ này như sau: “Tam tạng được chia thành 84.000 dhammakkhandha, tức “danh mục” hay “phân đoạn” của Pháp. Chúng được phân chia dựa theo chủ đề. Để minh họa cho ý nghĩa này, Buddhashosa đã nói rằng một bài kinh hoặc bài thuyết Pháp về một chủ đề sẽ lập nên một dhammakkhandha, còn một bài kinh về nhiều chủ để sẽ lập nên nhiều dhammakkhandha. Mah. 26; B. Int. 34; Att. 133. Saṅgīti S. cũng đề cập đến 4 dhammakkhandha, hay “bốn chủ thể của giáo Pháp” gồm sīlakkhandho, samādhikkhandho, paññākkhandho, vimuttikkhandho.”[ix] Như vậy, theo định nghĩa của từ điển này thì từ “dhammakkhandha” được sử dụng trong việc phân loại các giáo điển, và cứ mỗi một phần hình thành sau khi phân chia xong thì được gọi là “dhammakkhandha.”  Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy việc phân loại này không dựa trên một qui chuẩn cố định.

Một cách phân chia khác tách con số 84.000 thành 21.000 + 21.000 + 42.000, được giải thích trong Chú Giải (atthakatha) Pāḷi như sau:  Tạng Kinh có 21.000 dhammakhandha; tạng Luật có 21.000 dhammakhandha;  tạng Vi Diệu Pháp có 42.000 dhammakhandha . Bhikkhu Gavesako đã nhận định rằng  việc phân chia này “không đúng về phương diện lịch sử” (which cannot be historically true). [x]

Chúng ta nhận thấy rằng, từ “dhammakkhandha” trong hệ thống kinh điển tiếng Pāḷi hầu như chỉ được dùng trong việc phân chia, tách loại giáo điển. Do không có một qui chuẩn cho việc phân chia nên có nhiều con số khác nhau tùy vào mỗi cách phân chia.

Về con số 84.000 dhammakkhanda” khi so sánh với con số “84.000 dhamma” trong bài  kệ của ngài A Nan thuộc hệ thống Chính Tạng, chúng ta không thấy có mối liên hệ nào.  Chính tạng: 84.000 dh  = 82.000 dh (Phật) + 2.000 dh (Tỳ Kheo), còn trong Chú Giải thì: 84000 dhk = 21.000 dhk (Kinh) + 21.000 dhk (Luật) + 42.000 dhk (Vi Diệu Pháp).

Ý nghĩa của từ “dhammakkhandha” chỉ thấy xuất hiện trong chú giải. Từ này không thấy được đề cập đến trong hệ thống Chính Tạng. Như vậy, có nhiều khả năng từ “dhammakkhandha” là từ phát sinh trong quá trình phân loại kinh điển của những người kết tập thuộc thế hệ sau.

6. Kết

Con số 84.000 do ngài An Nan thuật lại trong Trưởng Lão Kệ của Tiểu Bộ chính là 84.000 Pháp tức “dhamma” trong tiếng Pāḷi. Từ “dhamma” này được triển khai thành “dhammakkhandha” là xuất phát từ quan điểm cá nhân và nằm ngoài Chính Tạng. Nếu chấp nhận quan điểm “dhamma” là “dhammakkhandha” thì người dịch Việt hoặc Hán được phép chọn lựa một trong các từ Pháp Môn, Pháp Uẩn, Pháp Tụ, Pháp Âm để dịch, bởi vì các từ này chỉ là các từ qui ước trong việc dịch kinh Phạn sang Hán thời xưa. Do đó, cách nói “8 vạn 4 ngàn Pháp Môn” hay “8 vạn 4 ngàn Pháp Uẩn” là đều có nghĩa như nhau. Dĩ nhiên, cũng có các quan điểm khác không tán đồng “dhamma” là “dhammakkhandha” và có thể trong tương lai sẽ có một quan điểm cho rằng từ “dhamma” này là một “dhamma….” nào đó. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa ai có thể đưa ra lập luận một cách thuyết phục về Pháp mà ngài A Nan đề cập trong bài kệ. Pháp này là Pháp gì thì vẫn đang còn là một ẩn số.



[iv] Akira Hirakawa (1997) Buddhist Chinese-Sanskrit Dictionary 佛教漢梵大辭典

[v] Bình Anson (2008), Lý Thuyết và Thực Tế, NXB Tôn Giáo.

[ix] R.C. Childers (2003), Dictionary of the Pali Language. New Delhi: Asian Educational Services.

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Duy Thức Học Với Máy Vi Tính

Duy Thức Học Với Máy Vi Tính

DUY THỨC HỌC VỚI MÁY VI TÍNHTrương Thông Văn trước tácThích Thắng Hoan Việt dịch   MỤC LỤCLời nói đầuChương...

Lược Sử Thời Gian – Tác Giả: Steven Hawking – Dịch Giả: Thích Viên Lý

Lược Sử Thời Gian – Tác Giả: Steven Hawking – Dịch Giả: Thích Viên Lý

Stephen William Hawking sinh ngày 8 tháng 1 năm 1942 tại tỉnh Oxford Anh quốc. Ông lớn lên trong gia...

Phía sau những bài kiểm tra và tình thầy trò

PHÍA SAU NHỮNG BÀI KIỂM TRA VÀ TÌNH THẦY TRÒ Thích Trung Hữu   Người ta nói nghề nhà giáo...

Ý Nghĩa Phật Đản Pl.2565 – Dl.2021: Đức Thế Tôn Ra Đời – Sự Kiện Hy Hữu Của Thế Gian

Ý Nghĩa Phật Đản Pl.2565 – Dl.2021: Đức Thế Tôn Ra Đời – Sự Kiện Hy Hữu Của Thế Gian

Cách đây 2.645 năm, Bồ-tát Hộ Minh từ cung trời Đâu Suất thị hiện giáng trần qua hiện tướng của...

Nhẫn

Nhẫn

NHẪN  Nguyễn Thế Đăng Nhẫn là một ‘món’ mà ta phải dùng hàng ngày, dù chúng ta có ở đâu...

Giữ Giới Như Giữ Rễ Cho Cây

Giữ giới như giữ rễ cho cây

"Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất...

Mối Liên Hệ Giữa Tâm Và Não

Mối Liên Hệ Giữa Tâm Và Não

MỐI LIÊN HỆ GIỮA TÂM VÀ NÃO Quán Như Phạm Văn Minh  Neurons fire together, wire together Donald Hebb Dùng...

Tin Tức Từ Biển Tâm

TIN TỨC TỪ BIỂN TÂM Lâm Thanh Huyền - Người dịch: Minh Chi Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội...

Tại Gia Bồ Tát Giới Bổn Giảng Nghĩa

TẠI GIA BỒ TÁT GIỚI BỔN GIẢNG NGHĨA Tý Kheo Thích Pháp Chánh soạn dịch I. Giới bổn Bồ tát...

Bài Giảng Về Jangchok Và Cúng Dường Sur

Bài Giảng Về Jangchok Và Cúng Dường Sur

BÀI GIẢNG VỀ JANGCHOK VÀ CÚNG DƯỜNG SUR Drukpa Choegon Rinpoche soạn Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ KHÓA LỄ...

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Ý NGHĨA PHẬT PHÁP TĂNG TAM BẢO Tác giả Pháp sư CHÁNH QUẢ Dịch giả THÍCH THẮNG HOAN(Trích trong Phật...

Điểm Sách Tu Bụi (Evan)

Điểm Sách Tu Bụi (Evan)

ĐIỂM SÁCH TU BỤI Cuốn sách vừa lôi cuốn vừa khéo léo vừa đẹp về cả ba phương diện: văn...

Thiền Phật Giáo Phát Triển Trong Xã Hội Thiên Chúa Giáo

Thiền Phật Giáo Phát Triển Trong Xã Hội Thiên Chúa Giáo

THIỀN PHẬT GIÁO PHÁT TRIỂN TRONG XÃ HỘI THIÊN CHÚA GIÁO  Huỳnh Kim Quang dịch   Trong những quốc gia...

Video Nhạc Mừng Xuân

Video Nhạc Mừng Xuân

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Trái Đất Có Thể Sẽ Biến Thành Một Hành Tinh Lạ Vũ Thị Hoà Dịch

TRÁI ĐẤT CÓ THỂ SẼ BIẾN THÀNH MỘT HÀNH TINH LẠ Vũ Thị Hoà dịch     Một trong những...

Duy Thức Học Với Máy Vi Tính

Lược Sử Thời Gian – Tác Giả: Steven Hawking – Dịch Giả: Thích Viên Lý

Phía sau những bài kiểm tra và tình thầy trò

Ý Nghĩa Phật Đản Pl.2565 – Dl.2021: Đức Thế Tôn Ra Đời – Sự Kiện Hy Hữu Của Thế Gian

Nhẫn

Giữ giới như giữ rễ cho cây

Mối Liên Hệ Giữa Tâm Và Não

Tin Tức Từ Biển Tâm

Tại Gia Bồ Tát Giới Bổn Giảng Nghĩa

Bài Giảng Về Jangchok Và Cúng Dường Sur

Ý Nghĩa Phật Pháp Tăng Tam Bảo

Điểm Sách Tu Bụi (Evan)

Thiền Phật Giáo Phát Triển Trong Xã Hội Thiên Chúa Giáo

Video Nhạc Mừng Xuân

Trái Đất Có Thể Sẽ Biến Thành Một Hành Tinh Lạ Vũ Thị Hoà Dịch

Tin mới nhận

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

66 câu Phật học để sống an lành và hạnh phúc

Bồ Tát Thích Quảng Đức Từ Lời Nguyện Đến Trái Tim

Cảm ơn với những gì tôi có, cảm ơn với những gì tôi không có

Phật trong chúng sanh, chúng sanh trong Phật

5 nhân duyên hội đủ để Đức Phật giáng sinh vào thế giới này

8 tướng thành đạo của Đức Phật Thích Ca

Phật nói: Phước cầu không thể được, tu thì được!

Muốn thấy Phật phải trút bỏ phàm tình

Chuyển hóa đố kỵ theo lời Phật dạy

Đức Phật hiện diện giữa cuộc đời

Mừng Phật đến với chúng sinh

Chùa Long Thành Ấp: Mỹ Hòa- Xã Mỹ Hạnh Trung- Huyện Cai Lậy- Tỉnh Tiền Giang

Quét sạch phiền não

Làm thế nào để chiến thắng cái xấu ác?

Lòng từ bi Karuna và tiếng hát của một bà lão ăn xin

Hành trình theo bước chân Phật

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Suy ngẫm lời Phật dạy

Lời Phật dạy về những điều khó

Tin mới nhận

Sơ Lươc Về Các Bộ Phái Phật Giáo Buổi Ban Sơ (Song ngữ Vietnamese-English PDF)

Bát Nhã Đăng Luận – Thanh Biện Bhàvaviveka – Trích Dịch: Cao Dao

Tấm Ảnh Mùa Phật Đản

Thực Phẩm Của Tăng

Đức Phật của chúng ta

Gà Chay Xào Chua Ngọt

Về ý nghĩa của Saṃsāra: vòng xoáy sanh tử luân hồi

Nhận Định Tác Phẩm “Nghiên Cứu Về Năm Việc Của Đại Thiên” Của Tác Giả Thích Hạnh Bình

Phật Giáo, Khoa Học Và Giấc Mơ Tâm Hà Lê Công Đa

Niệm Khúc Tháng Tư

Giới Thiệu Lịch Sử Truyền Dịch Bát-nhã Tâm Kinh

Đạo Gì

Sự hình thành và phát triển của tư tưởng Tam Thân

Đại Thừa

Đối trọng

Ta Để Lại Gì Cho Đời? – Vũ Hoàng Chương

Hạnh Phúc Tuổi Già Thích Nhật Từ

Ban Tổ Chức Lễ Tang Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Dâng Hương – Võ Tá Hân

Viên Giác Số 248 Tháng 4 Năm 2022

Tin mới nhận

Kinh A Nậu La Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 364)

Lược Giải Kinh Hoa Nghiêm

ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK NĂM 2022 TẠI LIÊN HỢP QUỐC NEW YORK VÀ TẠI NHÀ TRẮNG WASHINGTON DC.

Ý nghĩa đọc kinh sám hối là gì?

Kinh Tiểu Bộ Tập Iii (Khuddhaka Nikàya)

Niềm Tin Và Kinh Kalama

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 09)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 37)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 63)

Tư tưởng Phật giáo trong kinh tạng Pali về chủ nghĩa nhân văn và giáo dục pháp hành Phật giáo

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 264)

Kinh Tiểu Bộ Tập Vii (Khuddhaka Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 53)

Lược Giải Kinh Pháp Hoa

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 12)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 144)

Giới Thiệu Phẩm Phương Tiện Trong Kinh Pháp Hoa Phạn – Tạng

Giới Thiệu Kinh Pháp Hoa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 59)

Tin mới nhận

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 17)

KINH PHẬT THUYẾT BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (phần cuối)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 12)

Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Lược Giảng

Khai Thị Phật Học Cơ Bản (Phần Cuối)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 38)

Kinh Phật Thuyết Thập Vãng Sanh A Di Đà Phật Quốc Kinh

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 93)

Tự vấn về pháp môn Tịnh Độ

Lược Khảo Về Năm Dị Bản Kinh Vô Lượng Thọ

Nhận Thức Phật Giáo

Hỏi Đáp Khai Thị – HT. Tịnh Không chính thức trả lời những hiểu lầm về dự báo đại nạn năm 2012

Thành Thật Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 60)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 8)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 96)

Tịnh độ ngũ kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 283)

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 2)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 39)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese