PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Huyền Thoại Rắn Huỳnh Kim Quang

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Tuyentapmungxuan

HUYỀN THOẠI RẮN
Huỳnh Kim Quang

Hàng ngàn năm trước
tây lịch, khi thổ dân Dravidian còn ngự trị khắp lãnh thổ Ấn Độ cổ thời, vùng
phía tây Hy Mã Lạp Sơn là lãnh địa của rắn.

Vốn là vùng rừng
núi bạc ngàn nằm trên nóc nhà thế giới, Hy Mã Lạp Sơn là nơi thâm u bí hiểm với
sơn lam chướng khí trùng trùng và vô số loài thú dữ cư ngụ sẵn sàng lấy mạng người
để làm thức ăn. Thời đó, thổ dân Dravidian không có đủ vũ khí hùng mạnh để chống
cự với các loài mãnh thú và tự bảo vệ mình. Từng người vào rừng săn tìm thức ăn
đã không thấy trở về. Độc địa nhất không phải chỉ là những hổ, cọp, gấu, beo nằm
lồ lộ chờ mồi bên bờ suối, dưới gốc cây hay trong khe đá, mà ngay bên dưới lớp
lá khô mục của đường rừng là những loài rắn nguy hiểm chực chờ bước chân người.

Trong số rắn độc
lấy mạng nhiều thổ dân Dravidian nhất là loài mãn xà hung bạo. Chúng không những
ở trên mặt đất mà còn ở dưới nước của sông, suối, khe, lạch, ao, mương. Người
Dravidian còn cho rằng loài mãn xà có khả năng gọi mưa, thổi gió để trừng phạt
con người. Thổ dân sợ loài rắn đó lắm. Họ không biết làm sao để đối phó hay trốn
tránh
chúng. Họ chỉ biết cầu nguyện. Và rồi họ nghĩ rằng cách hữu hiệu nhất là
lập đền thờ rắn để cầu khẩn thần rắn tha mạng cho họ. Thần Nàga xuất hiện từ đó.
Nàga không đơn giản là tên gọi một loài rắn bình thường mà còn biểu đạt sức mạnh
siêu nhiên của thần linh có khả năng tàn hại hay cứu mạng con người. Huyền thoại
Ấn Độ cổ thời cho rằng Thần Brahma rất sủng ái và tin tưởng hoàng tử rắn là
Sesha nên giao nhiệm vụ cưu mang và bảo hộ thế giới cho hắn.

Không những thế,
huyền sử cổ thời của các dân tộc khác cũng có tục thờ thần rắn, như tại vùng sông
Nile của Ai Cập, vùng lưỡng hà của Ba Tư, hay tại lãnh địa của dân tộc Cam Bốt,
v.v… Đặc biệt tại Trung Quốc nàga đã hóa thân thành rồng với sắc thái đặc dị và
linh thiêng mà các vị vua Trung Quốc đều lấy đó làm biểu tượng cho vương triều
của họ. Rồng Trung Quốc về hình thức thì có khác với thần rắn Nàga của Ấn Độ nhưng
về đặc tính siêu nhiên và thần thoại thì không khác mấy.

Sử thi
Mahabharata (xuất hiện vào thế kỷ thứ 9 trước tây lịch) của Ấn Độ kể chuyện làm
sao rắn và diều hâu trở thành kẻ thù truyền kiếp để từ đó xảy ra các cuộc thiêu
sống loài rắn. Chuyện kể rằng, ngày xưa vua diều hâu Garuda và rắn Nàga vốn là
anh em họ. Nhưng đến đời thánh Kasyapa thì chuyện xục đục giữa hai nhà bắt đầu
phát sinh. Lý do là vì ông thánh Kasyapa này có tới 13 bà vợ. Một trong 13 bà vợ
đó có 2 bà tên là Kadru và Vinata. Kadru muốn có nhiều con, ngược lại Vinata thì
chỉ muốn có ít con nhưng đứa nào cũng phải đầy quyền lực. Rồi thì cuối cùng cả
hai bà đều được toại nguyện. Kadru đẻ ra một ngàn con rắn, và Vinata đẻ hai người
con mà một người là Surya, thần mặt trời và người con kia là Garuda, con chim
diều hâu mang nửa cốt người nửa cốt chim mà thần Vishnu thường cỡi trên lưng
bay đi. Trong một cuộc đánh cá mà cổ thi gọi là ngu xuẩn, Vinata bị bắt làm nô
lệ
cho chị mình là Kadru. Nhưng oái ăm thay, nợ mẹ mà con phải gánh. Do đó,
Garuda là con của Vinata đã bị buộc làm theo mệnh lệnh của rắn. Garuda bực tức
và đã thề rằng không bao giờ buông tha. Khi Garuda hỏi con rằn làm sao để cứu được
mẹ, Vinata bảo Garuda phải mang linh đơn, thần dược bất tử tới. Garuda bèn ăn cắp
thần dược từ vị thần và mang tới cho các con rắn để hoàn thành yêu cầu của chúng,
nhưng những con rắn đã không thực hiện lời hứa. Từ đó về sau, Garuda xem những
con rắn là kẻ thù và bắt để ăn.

Trong cuộc cá độ,
để giành phần thắng, Kadru, thủy tổ của rắn, yêu cầu con cháu bà phải tìm mọi cách
để cho bà thắng. Nhưng con cháu rắn của bà đã không chịu làm thế, cho nên Kadru
nổi giận và thề bắt chúng phải bị chết thiêu trong lễ tế rắn của Vua
Janamejaya. Vua Janamejaya sinh ra mang theo mối hận vua cha bị rắn giết nên thề
không đội trời chung với loài rắn. Do vậy ông thực hiện lễ thiêu sống rắn gọi là
Sarpa Satra. Các cuộc tế lễ thiêu sống rắn được thực hiện bên bờ sông Arind tại
Bardan, ngày nay là Parham. Và ngôi đền do Vua Janamejaya xây lên để tế sống rắn
ngày nay vẫn còn tại vùng Mainpuri, ở Ấn Độ. Sau đó vị vua rắn Vasuki tỉnh thức
trước lời thề và biết rằng những anh em của ông phải cần đến một vị anh hùng để
giải cứu. Vasuki bèn đến vị đạo sĩ Jaratkaru với đề nghị kết hôn với nữ thần rắn
là Manasa, chính là em gái của Vasuki. Cặp vợ chồng đạo sĩ Jaratkaru và nữ thần
rắn Manasa sinh ra người con trai Astika chính là cứu tinh của rắn. Astika đến
khuyên can Vua Janamejaya để chấm dứt cuộc tàn sát loài rắn và Vua Janamejaya làm
theo.

Khi văn hóa Ấn Độ
lan truyền sang vùng Đông Nam Á vào thế kỷ thứ 3 trước tây lịch đi theo đó là làn
sóng truyền bá của Bà La Môn Giáo hay Ấn Độ Giáo. Trong số những quốc gia vùng Đông
Nam Á hấp thụ nền văn hóa Bà La Môn của Ấn Độ sâu đậm và lâu dài nhất là Cam Bốt.

Rắn Nàga của Ấn Độ
khi đến Cam Bốt đã hóa thân thành người. Huyền thoại này kể rằng, người con gái
của Vua Rắn Nàga trong một tình cờ đã gặp được chàng thanh niên giòng dõi Bà La
Môn
của Ấn Độ có tên là Kaundinya. Hai người yêu nhau và lấy nhau, rồi sau đó
sinh ra những người con để tạo thành dân tộc Cam Bốt tồn tại cho đến ngày nay.
Trong nền văn hóa Cam Bốt, Rắn Nàga được tạc thành tượng 7 đầu để thờ trong các
đền thờ như Đền Đế Thiên Đế Thích. Theo văn hóa Cam Bốt, 7 đầu tượng trưng cho
7 màu của cầu vòng. Người Cam Bốt còn giải thích Rắn Nàga có số đầu lẻ tượng trưng
cho phái nam với năng lực, vô hạn, vô biên, và bất tử. Rắn Nàga có số đầu chẵn
tượng trưng cho nữ giới với thể lực, hữu hạn, tạm bợ và trái đất.

Dân tộc Thái Lan
và Lào cũng tôn thờ thần rắn nàga vì họ cho rằng thần rắn nàga là chúa tể cai
quản dòng sông Mekong. Hàng năm người dân Thái Lan và Lào đều tổ chức lễ cúng tế
thần rắn nàga. Người dân Thái và Lào sống dọc theo sông Mekong tin rằng cúng tế
thần rắn nàga sẽ được thần rắn bảo hộ tai qua nạn khỏi lúc làm ăn trên sông, trên
nước. Mỗi năm vào ngày 15 tháng 11 theo lịch Lào, một buổi lễ cúng tế thần rắn
nàga được tổ chức trọng thể tại quận Phonephisai thuộc tỉnh Nong Khai của Thái
Lan với pháp bông rực rỡ vào ban đêm.

Rắn nàga hóa thành
người ở Cam Bốt và được tôn làm thần linh ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào là huyền thoại
đầy bí nhiệm, nhưng vẫn chưa bằng huyền thoại rắn nàga thành Phật trong kinh Phật.
Tuy nhiên, trước khi kể chuyện rắn nàga thành Phật, xin kể về chuyện rắn nàga giữ
kinh Phật ở thủy cung hay long cung.

Chuyện là thế này,
lịch sử Phật Giáo Ấn Độ có một nhân vật mà sau này được tôn xưng là đệ nhị Thích
Ca
, tức là chỉ đứng sau đức Phật Thích Ca mà thôi. Nhân vật đó là Bồ Tát Nàgarjuna
(xuất hiện vào thế kỷ 2 sau tây lịch tại miền nam Ấn Độ) mà các nhà Phật học
Trung Quốc dịch là Long Thọ. Bản thân của ngài Long Thọ chứa đầy những huyền
thoại ly kỳ mà cho đến nay các nhà sử học cũng không có cách lý giải. Ngài Long
Thọ
là người truyền bá tư tưởng Phật Giáo Đại Thừa mạnh mẽ và hữu hiệu nhất tại
Ấn Độ đặc biệt là hệ thống giáo nghĩa về Bát Nhã Tánh Không. Chuyện kể rằng khi
chưa xuất gia đầu Phật, ngài Long Thọ là người bác học tinh thông mọi thứ từ
triết lý tư tưởng, tôn giáo đến y học, thuật số và phép tắc thần thông. Ngài đã
từng chữa lành bệnh nan y cho nhiều người. Sau khi xuất gia ngài thông suốt khắp
các kinh luận của những bộ phái Tiểu Thừa và biện tài vô ngại. Tiếng đồn thấu tới
tận long cung của vua rắn Nàga. Vua rắn Nàga mới cho người thỉnh ngài Long Thọ
xuống long cung để trao kinh Phật. Nguyên là khi đức Phật còn tại thế đã giao
cho vua rắn cất giữ bộ Kinh Bát Nhã ở long cung chờ đến khi có đủ duyên và người
xứng đáng để trao lại. Ngài Long Thọ xuống long cung và được vua rắn Nàga dẫn vào
thư phòng chứa bộ Kinh Bát Nhã để giới thiệu. Ngài Long Thọ ở lại mấy tháng để đọc
bộ Kinh Bát Nhã này và nằm lòng trong bụng. Sau khi trở về nhân gian, ngài Long
Thọ
chép lại Kinh bằng tiếng Phạn và viết nhiều bộ luận để xiển dương giáo lý Bát
Nhã
Tánh Không của Đại Thừa. Trong số các bộ luận do ngài Long Thọ sáng tác có
nhiều bộ rất phổ biến và còn lưu truyền đến ngày nay như Trung Luận, Thập Nhị Môn
Luận
, Đại Trí Độ Luận, v.v…

Bây giờ xin kể
chuyện con gái của vua rắn nàga thành Phật. Chuyện này được kể trong Kinh Đại
Thừa
Diệu Pháp Liên Hoa – Mahayana Saddharma Pundarika Sutra, phẩm Đề Bà Đạt Đa
(Devadatta) thứ 12 theo bản dịch Hán ngữ của ngài Cưu Ma La Thập – Kumàrajìva
— từ bản tiếng Phạn vào năm 406 sau tây lịch tại Trung Quốc. Bộ Kinh này cũng đã
được dịch sang tiếng Việt bởi Hòa Thượng Thích Trí Quang và Hòa Thượng Thích Trí
Tịnh
. Bản dịch sau được phổ biến rộng rãi trong các Chùa Việt. Kinh kể rằng
trong Hội Pháp Hoa, Bồ Tát Trí Tích hỏi Bồ Tát Văn Thù (Manjusri) lâu nay ở
trong thủy cung của vua rắn đã độ được bao nhiêu con rắn. Bồ Tát Văn Thù nói rằng
ngài đã thuyết Kinh Pháp Hoa và độ vô số chúng sinh trong loài rắn. Khi ngài Văn
Thù
nói như vậy thì có vô số bồ tát từ dưới biển vọt lên và đến núi Linh Thứu nơi
đức Phật đang nói Kinh Pháp Hoa. Bồ Tát Trí Tích hỏi lại Bồ Tát Văn Thù rằng
Kinh Pháp Hoa là vua trong các Kinh nội dung cao sâu vi diệu không phải ai cũng
có căn cơ đủ để tu hành mà thành Phật mau được. Ngài Văn Thù liền kể rằng có người
con gái của vua rắn ở long cung mới có 8 tuổi mà “căn tính lanh lẹ, có trí tuệ,
khéo biết các căn tính hành nghiệp của chúng sinh, được pháp tổng trì, các tạng
pháp kín rất sâu của các Phật nói đều có thể thụ trì, sâu vào thiền định, rõ thấu
các pháp. Trong khoảnh sát na phát tâm Bồ Đề được bậc bất thối chuyển, biện tài
vô ngại
, thương nhớ chúng sinh như con đỏ, công đức đầy đủ, lòng nghĩ miệng nói
pháp nhiệm mầu rộng lớn, từ bi nhân đức khiêm nhường, ý chí hòa nhã, nàng ấy có
thể đến bồ đề.”

Khi ngài Văn Thù
kể đến đó thì Bồ Tát Trí Tích không tin, nên ông phát biểu cảm nghĩ rằng đức Phật
Thích Ca cũng đã trải qua vô lượng vô số kiếp tu hành khổ hạnh thì mới thành Phật
được, lẽ nào một con rắn con mới có 8 tuổi lại có thể mau thành Phật như thế. Trong
lúc Bồ Tát Trí Tích còn đang giải thích suy nghĩ của mình cho ngài Văn Thù nghe
thì con gái của vua rắn hiện ra trước pháp hội đến đảnh lễ đức Phật và đứng qua
một bên. Lúc bấy giờ ngài Xá Lợi Phất là đệ tử có trí tuệ đệ nhất của đức Phật
Thích Ca còn nghi ngờ chuyện con gái vua rắn thành Phật nên hỏi người con gái của
vua rắn rằng, việc đó có đúng như vậy chăng. Con gái vua rắn không nói gì mà đem
hột minh châu đắt giá tặng cho đức Phật Thích Ca. Đức Phật tức thì hoan hỷ nhận
hạt minh châu của cô bé con vua rắn. Cô bé rắn quay qua ngài Xá Lợi Phất và Trí
Tích Bồ Tát
hỏi rằng việc cô tặng hạt minh châu và Phật nhận có mau không? Cả
hai vị đều nói là rất mau. Cô bé rắn giải thích với 2 vị này rằng việc cô thành
Phật
còn mau hơn nhiều. Và rồi cô bé con vua rắn tức thì biến thành thân con
trai và bay qua cõi nước Vô Cấu ở phương nam, ngồi lên tòa sen và thành Phật với
ba mươi hai tướng tốt không khác gì các đức Phật. Bồ Tát Trí Tích và ngài Xá Lợi
Phất
chỉ còn biết im lặng và tin là thật mà không nói được lời nào.

Truyền thuyết về con rồng cháu tiên của dân tộc Việt có
phải cũng từ huyền thoại rắn nàga mà ra và người Việt Nam phải chăng cũng là
con cháu của nhà rắn thần linh này? Dẫu sao thì dòng dõi Lạc Hồng cũng hơn các
dân tộc khác ở chỗ có một nửa cốt cách là tiên.

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

Quán Tương Đối Của Sắc Không

Quán Tương Đối Của Sắc Không

  QUÁN TƯƠNG ĐỐI CỦA SẮC KHÔNGTác giả: Cư Sĩ LÝ NHẤT QUANGDịch giả: THÍCH THẮNG HOAN(Trích trong Phật Pháp...

An lạc tức khắc

15.10.16 ( rằm tháng 9 Bính Thân ) AN LẠC TỨC KHẮC Thích Minh Không   Có đạo hữu hỏi...

Tết Nguyên Đán Nét Đẹp Lưu Giữ Ngàn Đời Của Người Việt

Tết Nguyên Đán Nét Đẹp Lưu Giữ Ngàn Đời Của Người Việt

TẾT NGUYÊN ĐÁN NÉT ĐẸP LƯU GIỮ NGÀN ĐỜI CỦA NGƯỜI VIỆTThích Trung Định Mỗi năm Tết đến, khi những...

Phật Dạy: Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương

Phật dạy: Bản ngã càng lớn, sĩ diện càng nhiều, càng dễ bị tổn thương

Ngày nào bạn còn coi nặng bản thân và lòng sĩ diện quá nhiều thì dễ bị tổn thuơng và...

Những Viên Kim Cương Trên Lưới Đế Thích

Những Viên Kim Cương Trên Lưới Đế Thích

NHỮNG VIÊN KIM CƯƠNG TRÊN LƯỚI ĐẾ THÍCH Đức Đạt Lai Lạt Ma & Victor Chan| Tuệ Uyển chuyển ngữ Đức...

Hãy Sống Với Những Gì Mình Thật Có

Hãy Sống Với Những Gì Mình Thật Có

HÃY SỐNG VỚI NHỮNG GÌ MÌNH THẬT CÓĐào Văn Bình Ngày xửa ngày xưa, dưới chân Hy Mã Lạp Sơn...

Thầy Thái Minh Lí Giải Vì Sao Không Để Dịch Vụ Phát Triển Trên Chùa Ba Vàng

Thầy Thái Minh lí giải vì sao không để dịch vụ phát triển trên chùa Ba Vàng

THẦY THÍCH TRÚC THÁI MINH LÍ GIẢI VÌ SAO KHÔNG ĐỂ DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN TRÊN CHÙA BA VÀNGViết Cường...

Du Già Bồ Tát Giới Bổn – Di Lặc Bồ Tát Tuyên Thuyết

DU GIÀ BỒ TÁT GIỚI BỔNDi Lặc Bồ tát tuyên thuyếtTam Tạng Pháp Sư Huyền Tráng phụng chiếu dịch Hán...

Tại Sao Chúng Ta Cử Hành Drupchen

Tại Sao Chúng Ta Cử Hành Drupchen

TẠI SAO CHÚNG TA CỬ HÀNH DRUPCHEN Orgyen Tobgyal Rinpoche giảng ở Bir, Ấn Độ tháng 10 năm 2020 Pema...

Phật Học Vấn Đáp Liên Quan Đến Pháp Môn Tịnh Độ

Phật học vấn đáp liên quan đến pháp môn tịnh độ

PHẬT HỌC VẤN ĐÁP Giải đáp những nghi vấn liên quan đến pháp môn Tịnh độ Lý Bỉnh Nam biên...

Phật Pháp Cho Sinh Viên

Phật Pháp Cho Sinh Viên

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Trao 100 Suất Học Bổng Cho Sinh Viên Trường Đại Học Tây Nguyên

Trao 100 suất học bổng cho sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên

Vừa qua, Ni sư Thích nữ Hương Nhũ (trụ trì chùa Thiên Quang - Dĩ An, Bình Dương) đã trao...

Con Đã Có Đường Đi

Con Đã Có Đường Đi

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Không Nên Cho Kẻ Phàm Tục Xuất Gia Trong Giáo Hội Thanh Tịnh Của Đức Bổn Sư

Không nên cho kẻ phàm tục xuất gia trong giáo hội thanh tịnh của đức Bổn Sư

KHÔNG NÊN CHO KẺ PHÀM TỤC XUẤT GIA trong giáo hội thanh tịnh của đức Bổn Sư Hòa Thượng Giới...

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 122)

 Các vị đồng học, xin chào mọi người! Xin mời mở Cảm Ứng Thiên Vựng Biên ra, xem đoạn thứ 111. “Tự...

Quán Tương Đối Của Sắc Không

An lạc tức khắc

Tết Nguyên Đán Nét Đẹp Lưu Giữ Ngàn Đời Của Người Việt

Phật dạy: Bản ngã càng lớn, sĩ diện càng nhiều, càng dễ bị tổn thương

Những Viên Kim Cương Trên Lưới Đế Thích

Hãy Sống Với Những Gì Mình Thật Có

Thầy Thái Minh lí giải vì sao không để dịch vụ phát triển trên chùa Ba Vàng

Du Già Bồ Tát Giới Bổn – Di Lặc Bồ Tát Tuyên Thuyết

Tại Sao Chúng Ta Cử Hành Drupchen

Phật học vấn đáp liên quan đến pháp môn tịnh độ

Phật Pháp Cho Sinh Viên

Trao 100 suất học bổng cho sinh viên Trường Đại học Tây Nguyên

Con Đã Có Đường Đi

Không nên cho kẻ phàm tục xuất gia trong giáo hội thanh tịnh của đức Bổn Sư

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 122)

Tin mới nhận

Phật dạy người cư sĩ Phật tử

Đức Phật – Người Thầy vĩ đại về nhân cách

Lời Phật dạy sâu sắc cho người lận đận về tình duyên

Đại trùng tu ngôi Tổ đường và nhà thờ Mẫu chùa Phúc Hưng – Hải Phòng

Chùa Giác Linh

“Thi Vương” Thơ Say Viết Về Phật Đản, Pháp Nạn

Câu chuyện nhân quả trong cuộc đời Đức Phật

Đức Phật dạy chúng ta tùy hỷ công đức

Trái Tim Bất Tử – Quốc Việt

Con đường hướng tới hạnh phúc nhân sinh qua việc thực hành lời Phật dạy

Đức Phật lập ra đạo để dạy loài người hiểu biết những gì?

Lạy ông Phật nào?

Con ăn trưa hôm nay chưa?

Xây chùa cho ai?

Chùa Liên Phái long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày vía Phật A Di Đà

Vào chùa là tìm sự trong sạch của chính mình

Tình yêu lứa đôi dưới góc nhìn Phật giáo

Đức Phật dùng sen độ người

Đức Phật đối trước bạo lực

4 sự kiện trước khi Đức Phật thành đạo

Tin mới nhận

Giữ lửa mùa xuân

Hành trình siêu ý niệm

Tánh Không ( Súnyatà )

Tâm sự với bạn hiền sắp xuất gia đi tu

Tâm Thư Vận Động Xây Dựng Chùa Chơn An Đông Hà, Quảng Trị

Kinh Đại Hồi Hướng

Tương lai của chúng ta nằm trong tay chúng ta

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 59)

Công trình giáo dục của phật giáo tại Mỹ

Tại sao tụng thất giác chi để chữa bệnh, cầu an?

Giới Thiệu: Bồ Tát Nāgārjuna Với Tư Tưởng Tịnh Độ

Giáo Lý Vô Ngã Của Phật Giáo Và Vấn Đề Siêu Ngã

Người điên thơ mộng

Chánh Tín

Con đường đã chọn

Tinh Túy Bát Nhã Ba La Mật Đa

Tâm Thư Về Việc Xây Dựng Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Ăn chay niệm mặn

Đừng để trầm cảm hủy hoại cuộc đời bạn

Kính Mừng Phật Đản – Phật Lịch 2556 Năm 2012 – Lê Sỹ Minh Tùng

Tin mới nhận

Kinh Saṃyuktāgama 17: Bứng Gốc Và Buông Bỏ

Làm thế nào để hiểu kinh Phật?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 66)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 13)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 332)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 64)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 227)

Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở

Kinh Phật dạy các Tỳ kheo trẻ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 307)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 265)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 230)

Kinh Bách Dụ: Người giúp việc giữ cửa

Đại Niệm Xứ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 101)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 50)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 290)

GIỚI THIỆU VỀ NĂM BỘ NIKĀYA

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 33)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 49)

Tin mới nhận

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 14)

Thư Chia Buồn Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa

Luận Tịnh Độ

Những Truyện Niệm Phật Cảm Ứng Mắt Thấy Tai Nghe

Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 331)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 342)

Sống Trong Bổn Nguyện Của Phật A Di Đà

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 92)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 122)

Hàng Ngàn Tăng Ni Phật Tử Cung Tiễn Nhục Thân Cố Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh Nhập Kim Quan

Chứng minh của Khoa học về nhân quả luân hồi (Tập 4)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 6)

Tịnh Độ Hoặc Vấn

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 34)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 68)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 176)

Cách nào để trọn tin vào đức Phật A Di Đà?

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 3)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 38)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese