PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Hương sen

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

HƯƠNG SEN
Đỗ Hồng Ngọc

Hoa Sen“Ngày nào còn một chúng sanh…”

“Ngày nào còn một chúng sanh…, thì tôi nguyện không thành Phật”.

Đó là lời thệ nguyện của một vị Bồ-tát. Mà có lẽ cũng là của tất cả các vị Bồ-tát trên con đường Phật đạo.

Ngày nào còn một chúng sanh… nghĩa là Bồ-tát muốn thành Phật thì phải “độ” cho hết tất cả các “loài” chúng sanh vào Niết-bàn sạch trơn mới xong. Bồ-tát phải giúp cho vô lượng vô số vô biên chúng sanh được… diệt độ mà thiệt ra chẳng có chúng sanh nào được diệt độ cả! (Kim Cang). Bởi “Bồ-tát mà còn có ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng thì chẳng phải Bồ-tát” (Kim Cang).

Vậy chúng sanh là gì mà ngày nào còn một chúng sanh thì Bồ-tát chưa thể thành Phật? Chúng sanh là mọi người trên hành tinh này ư? Là mọi loài sinh vật, cỏ cây, muông thú ư? Vậy đưa hết chúng sanh vào Niết-bàn thì ta… thành Phật để chi? Bởi ước nguyện thành Phật là để mang lại hạnh phúc, an lạc, giải thoát cho mình và cho chúng sanh kia mà! Kinh Kim Cang nói rõ : “chúng sanh không phải là chúng sanh nên gọi là chúng sanh” (chúng sanh tức phi chúng sanh thị danh chúng sanh). Nghe thiệt điếc con ráy! Nhưng điếc con ráy là tại ta hiểu lầm thôi, chớ chúng sanh ở đây chỉ có nghĩa là những gì do nhiều (chúng) yếu tố tạo thành (sanh) thì gọi là chúng sanh. “Tùy chúng duyên nhi sanh”. Tùy nhiều yếu tố, nhiều điều kiện “duyên” với nhau mà thành thì gọi “chúng sanh” vậy thôi. Carbon (C), Hydrogen (H) và Oxygen (O), dưới những điều kiện nhiệt độ nào đó, áp suất nào đó và với tác dụng của một enzym nào đó thì kết hợp với nhau, có khi thành đường, có khi thành giấm, có khi thành rượu… Đường, giấm, rượu là những “chúng sanh” do duyên sanh vậy. Một lời nói xúc phạm của ai đó làm ta nổi cơn thịnh nộ, lúc đầu lời qua tiếng lại, lát sau động tay động chân, cũng sẽ tạo ra vô lượng vô số vô biên… “chúng sanh” đó thôi! Lòng tham, nỗi giận, sự si mê đều là những chúng sanh dắt díu nhau xuất hiện trong ta. Tà kiến, kiêu căng, ngạo mạn… đều là những chúng sanh. Và dĩ nhiên bản thân ta cũng là một “chúng sanh” vì được tạo nên từ tứ đại, ngũ uẩn. Bởi thế phải “hành thâm Bát-nhã” để đạt đến trạng thái “ngũ uẩn giai không” thì mới thoát mọi khổ đau ách nạn (Tâm kinh).

Những giận dữ, những tham luyến, những si mê, phiền não mà được đưa vào Niết-bàn (tịch diệt) sạch trơn thì khỏe quá đi chớ.

Chúng sanh đầy dẫy trong tâm ta. Nó không từ ngoài vào. Nó từ tâm mà ra. Cho nên Lục tổ Huệ Năng khuyên: “Thức tự tâm chúng sanh Kiến tự tâm Phật tánh ”, còn Phật hoàng Trần Nhân Tông thì dạy: “Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”.

Tất cả đều do “duyên” mà sanh. Do “phan duyên” mà dắt díu, tạo nên vô lượng vô số vô biên chúng sanh mà gây bao phiền não.

Và, như thế, Bồ-tát nguyện “ngày nào còn một chúng sanh… quyết không thành Phật” là có lý quá chớ!

Núi vẫn cứ là núi…

“… 30 năm trước khi chưa tu thấy núi là núi, sông là sông. Sau nhân được thiện tri thức chỉ cho chỗ vào thì thấy núi chẳng phải núi, sông chẳng phải sông. Rồi nay thể nhập chốn yên vui tịch tĩnh lại thấy núi là núi, sông là sông…”.

Thế mới biết “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”. Núi vẫn cứ là núi. Sông vẫn cứ là sông. Chẳng qua do cái thấy của ta điên đảo mộng tưởng. Cái thấy của 30 năm trước khi chưa tu là cái thấy của lo âu vì nỗi vô thường:

Sông kia rày đã lên đồng Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai… (Tú Xương)

Cái thấy của 30 năm trước khi chưa tu là cái thấy của sợ hãi vì niềm chấp ngã: Ta còn để lại gì không? Kìa non đá lở, nọ sông cát bồi… (Vũ Hoàng Chương)

Ta sống trong vô thường vô ngã mỗi phút giây mà chẳng biết.

Mỗi ngày trái đất bay vòng quanh mặt trời 2,5 triệu cây số; mỗi giây hàng trăm triệu tế bào hồng cầu tự hủy để hàng trăm triệu tế bào hồng cầu mới sanh ra… Ta vẫn ngồi lại bên cầu cho đến lúc tóc mây bạc trắng… Nhạc sĩ họ Trịnh âu sầu buồn bã: Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ… Đi đâu? Về đâu? Chỉ còn mình ta đứng lại bên bờ hiu quạnh. Cho đến lúc thảng thốt nhận ra: con sông là thuyền, mây xa là buồm, từng giọt sương thu hết mênh mông… (TCS) Phải rồi. Cả vũ trụ, cả tam thiên đại thiên thế giới trong một giọt sương!

Người thiện tri thức đã chỉ cho chỗ vào. Vào đâu? Vào cái thấy “như thực”: thấy mọi thứ và cả cái ta nữa, luôn biến dịch, luôn đổi thay, bởi nó từ duyên sinh mà có. Ta thì từ đất nước gió lửa, từ sắc thọ tưởng hành thức mà ra. Núi thì cũng từ đá, đá thì từ cát, gió cuốn mà chập chùng. Sông thì từ nước, nước thì từ… Cứ thế. Nhìn cho rõ ngọn nguồn. Thấy cái thực tướng vô tướng. Rồi mừng rỡ reo lên: À, thì ra là không. Tất cả là không. Núi chẳng phải núi. Sông chẳng phải sông!… Rồi ôm lấy cái không đó. Duy Ma Cật nhắc: đó là một thứ bệnh nặng.

Chấp không còn tệ hơn chấp có. Thà chấp có vui hơn.

May thay, khi thể nhập vào chốn yên vui tịch tĩnh thì rõ ràng núi vẫn cứ là núi, sông vẫn cứ là sông. Núi là núi mà còn đẹp hơn xưa. Sông là sông mà còn đẹp hơn xưa. Bấy giờ đã là làn thu thủy. Bấy giờ đã là nét xuân sơn…

Thì ra nó vậy đó. Nó chân không mà diệu hữu. Nó diệu hữu mà chân không. Nó như thị. Nó vô thường. Nó đổi thay nên nó tuyệt vời. Nó duyên sinh nên nó mãi mãi. Ôi những dòng sông nhỏ Lời hẹn thề là những cơn mưa… (TCS)

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Thư Tòa Soạn Báo Viên Giác Số 242 Tháng 4 Năm 2021

Thư Tòa Soạn Báo Viên Giác Số 242 tháng 4 năm 2021

BÁO VIÊN GIÁC SỐ 242 THÁNG 4 NĂM 2021 Người xưa thường nói rằng: ”cái khó bó cái khôn”. Điều...

Cửa Từ Bi Vẫn Rạng Ngời (Thơ)

Cửa Từ Bi vẫn rạng ngời (Thơ)

GNO - Liên quan tới sự việc ở chùa Kỳ Quang 2 (154/4A Lê Hoàng Phái, P.17, Q.Gò Vấp), Ban...

Kinh Đại Bi Phẩm 9 Căn Lành

KINH ĐẠI BITam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá, người nước Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn,...

Sự Sống Đẹp Lạ Thường Thích Chân Pháp Đăng

SỰ SỐNG ĐẸP LẠ THƯỜNGThích Chân Pháp Đăng Tác giả là một vị Giáo thọ của Đạo tràng Mai Thôn,...

Từ Bi Căn Cứ Trên Sinh Học Và Lý Trí

Từ Bi Căn Cứ Trên Sinh Học Và Lý Trí

TỪ BI CĂN CỨ TRÊN SINH HỌC VÀ LÝ TRÍTác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Alexander Berzin...

Trước Hết Hãy Đừng Gây Hại

Trước hết hãy đừng gây hại

Đôi khi người ta có cảm tưởng Phật giáo chẳng mấy liên quan đến những vấn đề về môi trường...

Cái Gì Đi Tái Sanh?

Cái Gì Đi Tái Sanh?

Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật...

Tờ Giấy Học Đường Phấn Đấu Cả Cuộc Đời

Tờ giấy học đường phấn đấu cả cuộc đời

TỜ GIẤY HỌC ĐƯỜNG PHẤN ĐẤU CẢ CUỘC ĐỜI Thích Đạt Ma Phổ Giác   Có một vị Tiến sĩ...

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Triết Lý Phật Giáo Cho Doanh Nhân Trong Kinh Doanh

Triết Lý Phật Giáo Cho Doanh Nhân Trong Kinh Doanh

TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO CHO DOANH NHÂN TRONG KINH DOANHĐại đức: Thích Thông Chánh   Mở đầu Nhà Phật luôn...

Chuyện Tu Tập Của 2 Phật Tử Nhí Mịnh Anh Và Thùy Dương

Chuyện Tu Tập Của 2 Phật Tử Nhí Mịnh Anh Và Thùy Dương

CHUYỆN TU TẬP CỦA 2 PHẬT TỬ NHÍ MINH ANH VÀ THÙY DƯƠNG Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng 2 Phật...

Đại Gia Xây Chùa, Thiên Tài Kinh Doanh Siêu Lợi Nhuận

Đại gia xây chùa, thiên tài kinh doanh siêu lợi nhuận

Chùa bây giờ to quá, ồn ào quá, khác hẳn với những ngôi chùa linh thiêng gắn liền với lịch...

Lược Ý “Đại Lễ Vu Lan” Trong Truyền Thống Pháp Hội Phật Giáo Bắc Truyền – Thích Tâm Mãn

Lược Ý “Đại Lễ Vu Lan” Trong Truyền Thống Pháp Hội Phật Giáo Bắc Truyền – Thích Tâm Mãn

LƯỢC Ý "ĐẠI LỄ VU LAN"TRONG TRUYỀN THỐNG PHÁP HỘI PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN Thích Tâm MãnChứng được sáu phép...

Tháng Tư Nhớ Nhà

Tháng Tư nhớ nhà

THÁNG TƯ NHỚ NHÀ Vĩnh Hảo   Hoa popy at walker canyon lake elsinore Dọc suốt hai bên xa lộ,...

Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm (Vietnamese, English, And Chinese)

Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm (Vietnamese, English, and Chinese)

KINHNGŨ BÁCH DANH QUÁN THẾ ÂMTHE FIVE HUNDRED NAMES OFAVALOKITEŚVARA BODHISATTVA SUTRA五 百 名 觀 世 音 經Vietnamese, English, and ChineseĐại Bảo...

Thư Tòa Soạn Báo Viên Giác Số 242 tháng 4 năm 2021

Cửa Từ Bi vẫn rạng ngời (Thơ)

Kinh Đại Bi Phẩm 9 Căn Lành

Sự Sống Đẹp Lạ Thường Thích Chân Pháp Đăng

Từ Bi Căn Cứ Trên Sinh Học Và Lý Trí

Trước hết hãy đừng gây hại

Cái Gì Đi Tái Sanh?

Tờ giấy học đường phấn đấu cả cuộc đời

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông

Triết Lý Phật Giáo Cho Doanh Nhân Trong Kinh Doanh

Chuyện Tu Tập Của 2 Phật Tử Nhí Mịnh Anh Và Thùy Dương

Đại gia xây chùa, thiên tài kinh doanh siêu lợi nhuận

Lược Ý “Đại Lễ Vu Lan” Trong Truyền Thống Pháp Hội Phật Giáo Bắc Truyền – Thích Tâm Mãn

Tháng Tư nhớ nhà

Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm (Vietnamese, English, and Chinese)

Tin mới nhận

Ý nghĩa bảy bước chân của Đức Phật

Phật ở đâu?

Phật dạy pháp ‘trừ sầu lo’

Tu pháp gì để được an vui lâu dài

Vì sao Đức Phật nhập mẫu thai trong hình tướng voi trắng?

Phật tại Tâm: Chìa khóa mở vào cửa Phật

Lời Phật dạy về Y phục

Sư ông Trúc Lâm giảng về “Tuệ giác của Đức Phật”

Lời Phật dạy: Vô minh là cấu uế lớn nhất

Bình tĩnh thản nhiên với sự vu oan giá họa

Thiên ma dâng ngọc nữ

Lời Phật dạy về 3 điều để trở thành người lương thiện

Hãy ghi nhớ 20 lời Phật dạy để có cuộc sống an nhiên

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Niệm Phật Đường Từ Minh – Đắk Lắk

Phật dạy làm người quan trọng nhất là phải có lương thiện

Thông Tư Về Tổ Chức Lễ Kỷ Niệm 50 Năm Bồ-tát Quảng Đức

Khi gặp khó khăn con hãy nhớ tưởng đến Phật, Pháp, Tăng

32 điềm lành ứng hiện khi Đức Phật đản sinh

Sự kỳ diệu đích thực của Đức Phật và Giáo pháp

Buôn chuyện bị Phật rầy

Tin mới nhận

Trong thiên tai và biến động Covid 19 giữ tâm bình thản trong tỉnh thức

Thành Đạo Sự Kiện Hy Hữu Trong Lịch Sử Nhân Loại – Thích Huệ Thành

Phật Giáo Yếu Lược (Song ngữ Việt Anh)

Ghpgvn Lên Tiếng Về “Thầy Trò Đường Tông Thỉnh Bao Cao Su” Btv

Đạo Gì

Đột Phá Buddha Yoga của Thượng Tọa Thích Huệ Đăng

Sự Xuất Hiện Của Vũ Trụ Theo Kinh Hoa Nghiêm

Chùa Bình A – Thôn Bình A, Xã Nghĩa Thịnh, Huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định

Niệm thân hành chú tâm, rõ biết các hành động của thân

An sĩ toàn thư – khuyên người bỏ sự tham dục

Hãy Đến Với Mọi Người – Đào Văn Bình

Đại Thủ Ấn (Mahamudra)

Để Ngộ Tông Chỉ Phật

Chánh kiến – nền tảng đạo đức học Phật giáo

Khám Phá Miền Đất Phật Nepal – Đức Tuấn – Giang Phong

Minh Sát Thực Tiễn

Lược ý Truyền Thống Tín Ngưỡng Tôn Thờ Xá Lợi Trong Phật Giáo Bắc Truyền

Tư Tưởng Tính Không Trong Kinh Kim Cương

What The Health (Vietsub) – Phim Tài Liệu Thuần Chay

Thiền Định (samatha)

Tin mới nhận

Pháp Hoa Huyền Nghĩa

Kinh Bách Dụ: Cất giấu bông tai của con

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Bát Nhã Ba-la-mật Đa Tâm Kinh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 106)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 1)

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Giảng Giải (Suramgama Sutra) – Cuốn 2

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 253)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 50)

Ba Pháp Ấn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 118)

Kinh Vu Lan– Khảo Về Nguồn Gốc Hán Tạng & Nikàya

Đức Phật có mặt ở đời bằng tuệ giác vô ngã vĩ đại

Kinh Sedaka, Tại Sedaka có người nghệ sĩ xiếc nhào lộn

Bồ Tát Tại Gia, Bồ Tát Xuất Gia – Kinh Duy Ma Cật Giảng Luận

Nhân Duyên Của Sự Suy Vong

Toát Yếu Nội Dung Các Kinh Trường A Hàm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 88)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 62)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 144)

135. Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (cùlakammavibhanga sutta) song ngữ

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 300)

Nhận thức Phật Giáo (Phần 4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 16)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 26)

Đường Về Quê Hương Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 42)

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 4)

Công Trình Biên Soạn Và Phiên Dịch Kinh Sách Của Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh

Lợi Ích Của Sự Niệm Phật

Vào Cửa Tịnh Tông

Tín Tâm Dao Động Không Thể Vãng Sanh (Phần 1)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 40)

Tuệ Quán Nẻo Về Chân Như

TUYỂN CHỌN HỌC PHẬT VẤN ĐÁP CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG – PHẦN 4

Ba Bài Khai Thị Cho Oan Gia Trái Chủ

Bước chuyển từ triết lý Niệm Phật đến tín ngưỡng Niệm Phật

Niệm Phật Chính Là Thâm Diệu Thiền

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 141)

Giới Thiệu: Bồ Tát Nāgārjuna Với Tư Tưởng Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 123)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese