PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Hương linh có bị đoạ địa ngục?

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

HƯƠNG LINH CÓ BỊ ĐOẠ ĐỊA NGỤC?
TT. Thích Nhật Từ

Câu hỏi: Thưa Thầy sau khi con người qua đời được 49 ngày mà vẫn chưa được tái sinh vào cảnh giới khác có phải là đã bị đọa vào cảnh giới ngạ quỷ không?

Thich Nhat Tu 4Trả lời: Hoàn toàn không có chuyện đó. Có 2 vấn đề mà chúng ta cần lưu tâm. Thứ nhất, theo lời dạy nguyên gốc của đức Phật, sau khi kết thúc sự sống, con người không hề bị mất đi. Chết không phải là dấu chấm cuối cùng của cuộc đời. Con người và vạn vật sau khi chết tiếp tục tái sinh. Sự tái sinh này do nghiệp chi phối 100%, không hề có một tác nhân nào làm công việc trung gian sắp xếp cảnh giới tái sinh ở chỗ này hay chỗ nọ như trong các tôn giáo nhất thần, đa thần đã chủ trương.

Đức Phật dạy trong một số kinh và dựa vào những lời dạy đó ta có thể kết luận rằng: sau khi kết thúc sự sống, phần lớn đối với những người có nghiệp cực ác hay cực thiện thì sự tái sinh của họ diễn ra trong tích tắc, tức trong vòng vài ba giây là họ đã có mặt trong một kiếp sống mới. Đối với những người bị vướng kẹt vào sự tiếc nuối về tình yêu, tình thương, gia tài, sự nghiệp, oán hận, oan ức… thì tiến trình tái sinh có phần muộn hơn. Muộn không có nghĩa là kéo dài tình trạng đó theo ý muốn của mình được. Thời gian tối đa được kinh điển Đại thừa, đặc biệt Kinh Dia Tang Bo Tat Bon Nguyenkinh Địa Tạng cho biết là 49 ngày. Sau 7 tuần thất không có một chúng sinh nào, dù là con người hay con vật có thể tiếp tục tồn tại trong cảnh giới trung gian. Đây là điều mà các Phật tử cần phải lưu tâm để không mê tín dị đoan.

Các nhà ngoại cảm trong vòng 30 năm qua tại Việt Nam đã vẽ vời rất nhiều câu chuyện hoang đường. Rằng: họ có thể đối thoại được với các hương linh dưới âm phủ sau khi các hương linh đó chết vài trăm năm, vài chục năm, vài năm. Họ còn nhắc lại các câu chuyện lâm li bi đát hoặc có những câu chuyện đầy ắp tình người. Tất cả những chuyện đó không có thật.

Theo đức Phật thì không có âm phủ dưới lòng đất. Các hương linh sau khi chết sẽ không bám víu ở mộ huyệt, không bám víu ở nơi mà cái chết diễn ra, không bám víu vào nơi thờ tự tức là từ đường hay bàn thờ, cũng không bám víu vào di ảnh hay các đoạn băng video chứa đựng hình ảnh của mình. Lý do họ không thể bám víu được là vì: nghiệp quyết định tiến trình tái sinh của mỗi người sau khi chết. 
BlankKinh Na Tiên Tỳ Kheo đưa ra một ẩn dụ rất có chiều sâu: Tử tù 2 ngày nữa là bị tử hình, đến gặp phán quan nài nỉ rằng: “Hãy cho tôi ân huệ cuối cùng là về thăm vợ con cha mẹ thì tôi chết vẫn thấy hài lòng”. Phán quan trả lời: “ theo luật nước, tôi không thể cho anh trở về thăm người thân. Hai ngày sau khoảng 3-4h khuya chúng tôi sẽ cho anh ăn bữa ăn cuối cùng, bịt mắt anh lại, dẫn ra pháp đình, cho anh nói lời cuối cùng, sau đó sự sống của anh phải bị kết thúc”. Tử tù nài nỉ: ‘nếu phán quan sợ tôi có thể tẩu thoát trong giai đoạn đưa tôi về nhà người thân thì hãy còng, trói bằng nhiều phương pháp khắt khe, cho đội kỵ binh giỏi nhất đi theo tôi’. Phán quan trả lời: ‘việc đó là không thể được”.

Câu chuyện ẩn dụ này cho ta những gợi ý về lời nài nỉ của tử tù tượng trưng cho tâm lý tiếc nuối gắn kết với tình yêu, tình thân, gia tài, sự nghiệp, oan trái, hận thù… mà thỉnh thoảng chúng ta bị vướng kẹt một thời gian nhất định nào đó. Nhưng, theo quy luật tái sinh, tất cả chúng ta không thể trì hoãn tiến trình đó, không thể lũng đoạn, thương lượng được với tiến trình đó, không thể hối lộ để tiến trình tái sinh đó diễn ra chậm hơn mà theo đó chúng ta có thể được tồn tại trong cảnh giới trung gian. Về sau này Phật giáo Trung Quốc, do tác động của các phong trào mê tín dị đoan có sẵn tại Trung Quốc, lại có khuynh hướng cho rằng người chết có thể tồn tại dưới chín suối, âm phủ bằng cách này hay cách khác dưới hình thức là ngạ quỷ.

Ngạ quỷ được họ “đánh đồng” với địa ngục và ngược lại. Đó là các quan điểm rất sai lệch và ngược lại phần lớn nội dung đức Phật giảng dạy về bản chất của tái sinh. Là người tu học Phật chúng ta không nên bận tâm đi tìm hài cốt của những người thân đã mất tích hay đã chết trong quá khứ vì chúng ta biết rất rõ, nhiều nhất trong 49 ngày, mà phần lớn chỉ là vài phút, tất cả các người chết phải tái sinh theo nghiệp.

Thứ hai, cảnh giới ngạ quỷ được đạo Phật đề cập đến thật ra là cảnh giới trung gian, không giống như con người đang sống trên mặt đất, vạn vật đang sống trong vũ trụ này. Vào thời đức Phật chỉ có 3 cảnh giới phàm phu: con người, động vật và cảnh giới được tạm gọi ngạ quỷ (tức sau khi con người và động vật chết do sự luyến tiếc sẽ tồn tại trong cảnh giới trung gian ). Phật giáo Trung Quốc nhấn mạnh đến tính chất trung gian này, nên tạm gọi đương sự chết trong cảnh giới trung gian đó là thân trung ấm. Thực tế trong giai đoạn chờ tái sinh không có hương linh nào có thân thể. Do vây, khi gọi là thân trung ấm sẽ dẫn đến ngộ nhận lớn là sẽ có một cảnh giới sống ở đó có thể tồn tại hoặc 5 năm, 10 năm, 20 năm, 30 năm, vài chục năm, vài trăm năm.,…nhận thức này đã dẫn đến rất nhiều ngộ nhận .

Các ngộ nhận này phần lớn xuất phát từ sự hiểu sai của Phật giáo Trung Quốc đối với lời dạy nguyên gốc của đức Phật về tiến trình tái sinh. Do đó, chúng ta cần thấy rõ, ngạ quỷ chỉ tồn tại nhiều nhất là 49 ngày sau khi chết. Ma quỷ mà dân gian thường đề cập đến có nghĩa đen tương đương với hương linh, tâm tái sinh, thức tái tục trong triết học Phật giáo. Nếu họ chưa được siêu trong 49 ngày không thể có khả năng hại con người, đeo phá hay nhập vào con người. Tất cả các khái niệm nói về chứng bệnh như bệnh “mắc đằng trên”, “mắc đằng dưới”, “ma nhập”,“quỷ ám” thực ra chỉ là những ngộ nhận hoặc mê tín dị đoan. Các hiện tượng vừa nêu nói theo y khoa ngày nay là sự rối loạn tâm thần đa nhân cách, một loại tâm thần phân liệt cần phải được điều trị y khoa, ma không nhập không bám vào con người được nếu họ chưa siêu. Thời gian tồn tại nhiều nhất là 49 ngày, trên thực tế khoảng 95% tồn tại nhiều nhất là vài phút.

Kinh Na Tiên tiếp tục đưa ra một sự kiện: trong vũ trụ bao la này, hành tinh chúng ta có sự sống con người và có những hành tinh khác ngoài hành tinh của chúng ta cũng có sự sống của con người, sẵn sàng tiếp nhận tâm thức tái sinh sau khi chết. Sự tái sinh diễn ra theo cơ chế: cộng nghiệp của người mới vừa chết và cha mẹ của người sắp được sinh ra đó có một mẫu số “na ná” với nhau, để sinh ra chịu trách nhiệm trực tiếp về gien di truyền, màu da, vóc dáng, hình thù đồng thời tiếp nhận văn hóa, phong tục, tập quán,….nói chung là cộng nghiệp của gia tộc đó.

Như vậy chúng ta thấy: hiện nay hơn 7 tỷ người trên hành tinh có rất nhiều người có cùng mẫu số nghiệp. Cho nên, nếu sinh ra không tiếp tục làm người Việt Nam thì cũng sinh ra làm những người có cộng nghiệp, mà mẫu số của cộng nghiệp đó tương đương với mình. Và trong vũ trụ bao la như thế, nửa ngày bên đây là nửa ngày bên kia, đêm của nửa vòng trái đất này là ngày của nửa vòng trái đất khác, bất cứ thời điểm nào trên hành tinh này cũng có sự quan hệ giới tính giữa nam và nữ, giữa người mẹ với người cha. Vì vậy, thức tái sinh sau khi sinh vật kết thúc hơi thở, thoát ra khỏi cơ thể và có mặt trong bào thai của một người mẹ hay của một giống cái để tiếp nhận cộng nghiệp mà mình đã gieo tạo. Nhận thức này sẽ giúp cho người Phật tử không còn tiếp tục rơi vào mê tín dị đoan rằng: người thân của tôi sau khi chết báo mộng, than vãn dưới âm phủ lạnh lẽo, không có tiền xài, đói khát,…cần phải cúng cái này làm cái nọ, đốt giấy vàng mã mới yên tâm. Đó chỉ là ức chế của tình thương do khi còn sống chúng ta có mối quan hệ quá mật thiết với người chết và mình chưa làm tròn bổn phận cho nên khi ngủ dưới điều kiện phòng quá nóng, quá lạnh, ngủ nằm sấp, gối cao, ngủ co quắp,….không được thoải mái,cơ thể mệt mỏi, kiệt sức… chúng ta thường có những giấc mộng, những giấc mộng đó liên hệ với người quá cố hoàn toàn không phản ánh điều gì trong thế giới hiện thực. Các hiện tượng báo mộng không phải là dấu hiệu cho thấy rằng người thân của chúng ta chưa được tái sinh.

Các Phật tử cần tin vào lời Phật dạy: sau 49 ngày làm lễ cúng thất tại các chùa nên tin rằng người thân của chúng ta đã tái sinh, từ đó, ta không phải khổ đau, luyến tiếc, buồn rầu, lo lắng nữa. Đến những ngày kỵ giỗ lần thứ nhất, lần thứ hai và những ngày giỗ về sau mặc dù biết những người thân đó đã tái sinh, ta vẫn cúng như là một biểu hiện văn hóa của sự nhớ ơn và đền ơn trong ứng xử với ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Nhờ đó mà truyền thống văn hóa hiếu thảo trong gia tộc được di truyền. Các hương linh sau khi chết không thể trở thành ma quỷ như trong phim ma của Hoa Kỳ, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác. Do vậy, người Phật tử tại gia không cúng cô hồn tại nhà mình cũng không sợ ma vì ma không thể hại mình được. Tất cả đều phải tái sinh phần lớn là vài ba phút sau khi chết chứ không còn đó để hại mình hay gây trở ngại như người ta đã suy nghĩ.

(Giảng tại chùa Hoa Nghiêm, Pháp, ngày 12/07/2014)

Tin bài có liên quan

Công Án Là Gì?

Bình Thường Tâm Thị Đạo

Xin Cho Biết Lễ Điểm Đạo Là Gì?

Nghĩa Của Sư Tử Hống Là Gì? Có Liên Hệ Gì Đến Lời Đàm Dân Gian “Hà Đông Sư Tử Rống” Không?

Xin Cho Biết Sự Khác Biệt Giữa Phật Giáo Và Các Tôn Giáo Triết Thuyết Khác?

Sự Khác Biệt Giữa Phật Pháp Và Ngoại Đạo

Đồng Tính Luyến Ái Có Thể Đi Vào Chùa Lễ Phật Được Không?

Làm Thế Nào Để Chữa Khỏi Được Bệnh Căng Thẳng Tinh Thần Theo Phương Cách Của Nhà Phật ?

Tượng Phật Di Lặc Và Tượng Ông Thần Tài

Ăn Chay Trường Và Vấn Đề Ăn Trứng Gà

Load More

Discussion about this post

Thần Thông Và Phương Tiện Hiện Đại

Thần thông và phương tiện hiện đại

THẦN THÔNG VÀ PHƯƠNG TIỆN HIỆN ĐẠIPhan Minh ĐứcThần thông diệu dụng là những giá trị lợi ích đặc thù...

Những Khoảng-Trống, Mà Không-Trống !

Những Khoảng-trống, Mà Không-trống !

NHỮNG KHOẢNG-TRỐNG, MÀ KHÔNG-TRỐNG !Huệ Trân               Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không...

To The Zen Master I Owe So Much

To The Zen Master I Owe So Much

TO THE ZEN MASTER I OWE SO MUCH  Poems by Zen Master Thích Thanh TừTranslated by Nguyên Giác   Zen...

Làm Sao Nhận Diện Một Phương Pháp Thiền

Làm sao nhận diện một phương pháp thiền

LÀM SAO NHẬN DIỆN MỘT PHƯƠNG PHÁP THIỀN Tuệ thiện Thiền đã có mặt tại Ấn Độ trước khi Đức...

Ăn Chay Thuần (Vegan), Trái Tim Khỏe Mạnh?

Ăn chay thuần (vegan), trái tim khỏe mạnh?

ĂN CHAY THUẦN (VEGAN), TRÁI TIM KHỎE MẠNH?by Kim A. Williams, MDThis article is a collaboration betweenMedPage Today® and: American...

Hai Bài Thuyết Giảng Đầu Tiên Của Đức Phật

Hai Bài Thuyết Giảng Đầu Tiên Của Đức Phật

HAI BÀI THUYẾT GIẢNG ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC PHẬTvà Sự hình thành của Phật giáoHoang Phong Sáu tu sĩ khổ...

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 16)

Chào chư vị đồng tu, chào mọi người!Xin mời mở bản kinh ra, kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, trang thứ...

Chùa Liên Phái Long Trọng Tổ Chức Lễ Kỷ Niệm Ngày Vía Phật A Di Đà

Chùa Liên Phái long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày vía Phật A Di Đà

Trong thời tiết se lạnh những ngày giữa đông của Hà Nội, hòa chung không khí hân hoan chào mừng...

Chương 1 bài 2 mục 3 Luận Tồn Tâm Lập Phẩm

(Tiếp theo buổi 11)Tất cả mọi việc của thế gian tùy duyên, chính mình làm tốt mọi việc trong bổn...

Điều Phục Khẩu Nghiệp

Điều phục khẩu nghiệp

Bất cứ thời nào và ở đâu, con người cũng có những nỗi khổ niềm đau, những thói hư tật...

Tính Dục, Luân Lý, Bò Điên – Tạp Chí Le Point Phỏng Vấn Đức Đạt-lai Lạt-ma Hoang Phong Chuyển Ngữ

TÍNH DỤC, LUÂN LÝ, BÒ ĐIÊN Tạp chí LE POINT phỏng vấn Đức Đạt-Lai Lạt-MaHoang Phong chuyển ngữ Dưới đây...

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 28)

Chúng ta bắt đầu vào chương thứ tư nói về “tín”, đã nói đến chữ “tín” trong lời nói của...

Thiền Tập Giữa Trận Đồ Tâm Thức

Thiền Tập Giữa Trận Đồ Tâm Thức

THIỀN TẬP GIỮA TRẬN ĐỒ TÂM THỨCNguyên Giác   Chúng ta gọi “trận đồ tâm thức” để chỉ cho những...

“Tuyển Tập Kính Mừng Đức Thích Ca Thành Đạo

“Tuyển Tập Kính Mừng Đức Thích Ca Thành Đạo

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ht. Tịnh Không Chính Thức Trả Lời Những Hiểu Lầm Về Dự Báo Đại Nạn Năm 2012

Ht. Tịnh Không Chính Thức Trả Lời Những Hiểu Lầm Về Dự Báo Đại Nạn Năm 2012

HT. Tịnh Không chính thức trả lời những hiểu lầm về dự báo đại nạn năm 2012 Các vị đồng...

Thần thông và phương tiện hiện đại

Những Khoảng-trống, Mà Không-trống !

To The Zen Master I Owe So Much

Làm sao nhận diện một phương pháp thiền

Ăn chay thuần (vegan), trái tim khỏe mạnh?

Hai Bài Thuyết Giảng Đầu Tiên Của Đức Phật

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 16)

Chùa Liên Phái long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày vía Phật A Di Đà

Chương 1 bài 2 mục 3 Luận Tồn Tâm Lập Phẩm

Điều phục khẩu nghiệp

Tính Dục, Luân Lý, Bò Điên – Tạp Chí Le Point Phỏng Vấn Đức Đạt-lai Lạt-ma Hoang Phong Chuyển Ngữ

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 28)

Thiền Tập Giữa Trận Đồ Tâm Thức

“Tuyển Tập Kính Mừng Đức Thích Ca Thành Đạo

Ht. Tịnh Không Chính Thức Trả Lời Những Hiểu Lầm Về Dự Báo Đại Nạn Năm 2012

Tin mới nhận

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 2)

Thánh tích Tịnh xá Kỳ Viên – Nơi Đức Phật trải qua nhiều mùa an cư nhất

Đức Phật – Nhà trị liệu tâm lý vượt thời gian

Đức Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp bằng cách nào?

Niệm thân hành chú tâm, rõ biết các hành động của thân

Tại sao tay đức Phật chạm đất?

Lòng từ bi Karuna và tiếng hát của một bà lão ăn xin

Có khổ nhưng không có người khổ

Toàn Văn Khai Thị Của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ

Phật dạy: Hãy cúng dường cha mẹ

Đức Phật đã dạy những gì?

Nhân duyên đức Phật nói pháp Tứ Thánh đế

Đắm say trong dục vui ít khổ nhiều

Đức Phật và những loại cây trong kinh điển

Muôn vật trên đời đều do duyên sinh nên không có thật

Chiếc hộp bí ẩn đựng hài cốt hỏa táng của Đức Phật

Da Du Đà La người vợ nhiều kiếp của Đức Phật là ai?

Gặp Phật ở đâu?

Lời Phật dạy: Phụ nữ cần làm gì khi phát hiện chồng ngoại tình?

Đức Phật qua cái nhìn của danh nhân

Tin mới nhận

Tìm Hiểu Về Trào Lưu Tịnh Độ Tại Việt Nam

Khí Hậu Trong Cơn Khủng Hoảng – Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

Một số câu, cụm từ liên quan đến Phật giáo cần bàn luận

Lặng Lẽ 400 Năm, Chùa Xưa Tỉnh Thái Bình

Kính Tiễn Thiền Sư Thích Nhất Hạnh (Toại Khanh)

Tâm Kinh

Tam Tự Quy Y Là Gì ?

Khái Niệm Về Bồ Tát Quán Thế Âm

Tạo Điều Kiện Để Thực Hành Pháp

Lời Phật dạy: Người Phật tử biết cách điều hòa thân tâm

Khổ,vui trong đời sống ngũ dục

Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Lược Giảng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 114)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 200)

Tiểu Sử Ngài Long Thọ

Phật Giáo ở Ukraine

Người nữ tu sĩ Phật Giáo trong thế giới ngày nay

Đối thoại đích thực

Lời Pháp tỉnh lòng mê

Thường và vô thường (phần 2)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 238)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 315)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 13)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 50)

Hạt muối

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 353)

Những Niềm Tin Cao Quý Nhất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 151)

Tư Tưởng Thiền Học Trong Kinh Kim Cang

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 283)

Quá Trình Hình Thành Đại Tạng Kinh Chữ Hán

Hướng Dẫn Đọc Kinh Trường Bộ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 163)

Những vấn đề liên quan đến đại tạng kinh

Giới Thiệu Kinh Phật Thuyết Như Vầy

Mười Tư Tưởng Pháp Hoa Trong Đời Sống Hàng Ngày

Cậy tài, háo thắng, mắng nhiếc người khác – Quả báo kiếp sau trên người có 18 tướng xấu

Kinh Duy Ma Lược Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 208)

Kinh Bách Dụ: Được chuột vàng

Tin mới nhận

Sự Mầu Nhiệm Và Nét Đẹp Của Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 340)

Chương 1 bài 2 mục 4 Bàn Về Phương Pháp Tu Trì (24/04)

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 55)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 341)

Tôi Đọc Kinh Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 78)

Tịnh Độ Chân Tông Và Ngài Thân Loan

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 276)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 305)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 45)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 63)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 201)

48 Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 38)

Tịnh Không Pháp Sư gia ngôn lục (Tập 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 88)

Tu Mau Kẻo Trễ

ĐỜI NGƯỜI CẦN CÓ VỊ THẦY TỐT

Quê Hương Cực Lạc

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.