PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Hư Không Mục

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
Ducphatthichca_2Trong kinh Bảo Tích, pháp hội Hư Không Mục, Đức Phật dạy chúng ta phải có cách nhìn đời theo Phật, Bồ-tát và Thánh hiền. Đức Phật chia ra ngũ nhãn hay năm cách thấy khác nhau. Thấy theo phàm phu là thấy theo tham vọng. Ngoại đạo thấy theo sự hơn thua, phải trái. Hai cách thấy này khiến cho họ ở mãi trong sinh tử. 

Thấy theo Nhị thừa không có gì an ổn trên cuộc đời này, nên họ chán sợ, muốn thoát ly. 

Pháp nhãn của Bồ-tát cao hơn, thấy sinh tử không thật, chỉ là ảo giác. Bồ-tát giáo hóa chúng sanh, giúp họ thấy đúng và thoát khỏi sinh tử như Bồ-tát.  

Và Phật nhãn, hay cái thấy theo chư Phật mười phương thấu suốt ngọn nguồn và diễn tiến của muôn pháp trong vũ trụ. Vì vậy, không có gì trở ngại được chư Phật. Điển hình là Đức Phật Thích Ca hiện hữu trên thế gian như bao người, nhưng tất cả ngoại đạo và người ác thời bấy giờ không thể hại được Ngài. 

Tên của pháp hội là Hư Không Mục nói lên ý Đức Phật muốn dạy chúng ta cách thấy xuất thế gian của người đắc đạo là thấy như hư không. Hư không bao gồm những gì vĩnh hằng hay chân lý. Chúng ta tu hành cũng để từng bước đạt đến thấy biết chân lý tuyệt đối.  

Trong pháp hội này nói về một số ngoại đạo quay trở lại theo Phật đạo, họ gồm đủ thành phần xã hội. Họ không đắc đạo, không có trí tuệ, vì chỉ tu tập tùy theo cảm tính của con người, theo truyền thống sai lầm. Trí Giả gọi cách tu hành ấy là cuồng hoa vô quả, tức tu đông, nhưng không ai thăng hoa được tri thức và đạo đức. 

Từ ngoại đạo quay về Phật đạo, họ còn mang theo quán tính sai lầm. Thí dụ tu thiền theo Phật, nhưng chỉ được một lúc họ cũng rơi vô pháp yoga, hay trở thành củi mục than nguội. Hoặc người ở phái lý luận thì thường so sánh ngoại đạo với Phật đạo, thấy cái hơn thua là đã rơi vào vọng thức, không thể đắc đạo. Có thể nói hàng tà định, tà đạo khó đi vào Phật đạo là vậy. Ngoại trừ những người có căn lành mới đi sâu vào giáo nghĩa, mới gặp Phật, Bồ-tát, Thánh Tăng.  

Trong Phật pháp có nhiều cách để dừng vọng tâm điên đảo. Một trong những phương tiện thường được áp dụng để tập trung là cột tâm trên hơi thở hay còn gọi là sổ tức quán, đếm hơi thở. Hơi thở ra, chúng ta biết thở ra, hơi thở vô, chúng ta biết thở vô. Hơi thở thô, chúng ta biết nó thô và làm cho nó thành nhẹ và dài. Theo kinh nghiệm của tôi, tu pháp này giúp tôi chữa được thân bệnh. Điều hòa được nhịp tim, hơi thở, ăn uống, ngủ nghỉ thì bệnh tật tự mất. 

Không phải đếm hơi thở khơi khơi mà đắc đạo. Phật dạy sổ tức quán, nhưng phải kèm theo giác, quán, hỷ, lạc và định; đó là quá trình tâm chuyển hóa như vậy theo pháp tu. Khi hơi thở ra vào, chúng ta biết rõ hơi thở ra vào, nghĩa là đã tập trung được, đó là giác. Sau đó dùng lực tập trung để quán thân tứ đại, ngũ ấm và thế giới bên ngoài, xem sự tương quan tương duyên tồn tại của chúng. Nói cách khác, chúng ta có đề tài và bắt đầu suy nghĩ thì việc mới sáng ra là quán. Đến trạng thái tiếp theo là hỷ. Nhờ biết được nguyên nhân đau khổ và nguyên nhân hỷ lạc, nói chung, biết được diễn tiến của mọi việc chung quanh, ta cảm thấy sung sướng là hỷ. Lúc nào tâm cũng vui. Nguồn vui ấy kéo dài trong tiềm thức là lạc, thể hiện ra nét mặt và ánh mắt như luôn mỉm cười. Đạt đến sở đắc này, tâm không bao giờ dao động trước mọi vinh nhục, được mất của cuộc đời, lòng luôn thanh thản tự tại. Đó là thành quả tu chứng của người đắc sơ thiền. 

Ngoài ra, trong pháp hội Hư Không Mục, Đức Phật cũng dạy chúng ta chủ yếu là pháp hành. Tu sĩ xuất thân Bà-la-môn ưa nói nhiều, thường bị mọi việc hay người bên ngoài chi phối. Trong khi Tỳ-kheo thực nghĩa là thanh tịnh hay tĩnh mặc, tức Mâu Ni. Tỳ-kheo lắng yên được việc bên ngoài, phát huy đúng nghĩa phần nội tâm; còn nói thì phải quan sát thấy cái bằng lòng và không bằng lòng, chẳng lẽ nói mà không thấy, từ đó tâm họ bị sự vật lôi cuốn. Hễ nói là bị sáu trần chi phối, tác động sáu căn, tội lỗi nhân đây mà phát sinh, trở thành ác Tỳ-kheo, lục quần Tỳ-kheo, nghiệp chướng Tỳ-kheo.  

Thanh tịnh Tỳ-kheo thường lo phát huy nội tâm. Chính vì vậy, khởi đầu tu là cách ly sáu trần. Trong sáu trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, chúng ta quán sát cái nào dễ bỏ, thì thực hành trước. Thí dụ trong sáu trần, xúc là cảm giác sanh ra do tiếp xúc của thân chúng ta, gần chúng ta nhất. Muốn tu thanh tịnh, các thầy vào thâm sơn cùng cốc, sự vật không có, sống cách ly với mọi vật, mọi việc, mọi người. Nhờ ẩn cư, tiếp xúc ít, nên mắt thấy, tai nghe cũng ít, thì sắc và thanh trần cũng dễ cách ly, tâm được nhẹ nhàng.  

Thực hiện được pháp tu cách ly, không tiếp xúc với bên ngoài sẽ đạt đến hướng nội bên trong cùng tột, trần duyên không còn tác động được ta, là chứng được pháp Tịnh mục, tức có cái nhìn sáng suốt, trong sạch.  

Tịnh mục Tỳ-kheo quán sát bên ngoài vắng lặng, không để hoàn cảnh chi phối và được nội tâm thanh tịnh rồi thì vào Tăng đoàn coi nhà ngũ uẩn có thanh tịnh hay không. Kinh A-hàm diễn tả ý này rằng chạy đến xóm trống không. Nhà ngũ uẩn trống không là Tỳ-kheo thanh tịnh và Tỳ-kheo thanh tịnh thì ở tịnh xá. Chúng ta ở tịnh xá mà còn bất hòa là xấu hổ. 

Tịnh mục nhìn sự vật hay tiếp xúc cách nào đó mà tâm dửng dưng. Tôi diễn tả là trần duyên thuận nghịch, tâm không thiết. Phật dạy chúng ta phải thấy theo nhân duyên. Kinh nghiệm tôi thấy cái gì muốn là không được. Cắt bỏ cái muốn, tùy nhân duyên làm đạo, được nhẹ nhàng. Thuận nghịch, tốt xấu cũng là duyên, nhân đó chúng ta luyện không thiết tha với nó, dù tốt xấu chúng ta đều khổ. 

Bước đầu, Tỳ-kheo phải đạt được tâm thanh tịnh; chưa được phải sám hối cho thanh tịnh rồi mới đem pháp Phật vào lòng, chúng ta sẽ được pháp thứ hai là Pháp mục. Tịnh mục sanh Pháp mục, tức nhìn sự vật theo pháp Phật lần lần mới nhận chân thật tướng các pháp, không thấy theo giả tướng hay tham vọng. Thâm nhập Phật pháp, thấy sự vật diễn ra theo đúng cái thấy của chúng ta thì lần chứng từ Sơ thiền đến Tứ thiền. 

Phật pháp căn bản của Phật dạy là Tứ Thánh đế, chúng ta phải thâm nhập pháp là chính. Ý thức cuộc đời là khổ, chúng ta cắt đứt nguyên nhân khổ, thì việc không tác động được. Muốn cắt đứt nghiệp nhân, phải tu Đạo đế. Đó là căn bản Phật dạy phải luôn sống trong 37 Trợ đạo phẩm. Nói cách khác là chúng ta vui với đạo pháp, nên không thấy sự vật bên ngoài, chỉ thấy pháp Phật. Vui được với pháp Phật thì lòng chúng ta lúc nào cũng vui. 

Từng việc thể nghiệm trong cuộc sống thấy lời Phật dạy chí lý, áp dụng rất hay. Áp dụng được, ta thấy đây là lẽ sống, nên vui và sống với pháp, thấy theo Phật, giải theo Phật, không giải theo nhận thức của ta hay theo đời. Nhìn theo đời thì thấy vô lý, nhưng hiểu đạo thấy điều vô lý trước kia thực là có lý; thấy theo đời thì trả quả báo không lường. Tỳ-kheo thấy sự vật theo đời, đáng xấu hổ. 

Phật dạy thấy cuộc đời là khổ, đương nhiên ta có ý thoát ly. Kế đến là tìm ra nguyên nhân khổ mới tránh né. Nguyên nhân khổ là tham, sân, si hay vô minh. Nó là nguồn gốc tội lỗi. Ta si mê, nên khác với Phật, Ngài thấy đúng.  

Thấy theo Phật là thấy người nói xấu ta cũng đúng, tại sao họ lại nói xấu ta mà không nói xấu người khác. Thấy vậy để ta sửa lần cho đến khi họ không chỉ trích được là tu. Trong đời này, nghiệm cho cùng ta không có lỗi, nhưng đời trước, ta và họ đã có vấn đề. 

Phật dạy phải quán ba đời nhân quả. Phật cho biết không phải đời này Đề Bà Đạt Đa mới chống Ngài, nhưng từ khi Phật phát tâm Bồ-đề cho đến thành Phật, trải qua vô số kiếp, đời nào ông cũng chống đối Phật. Kiếp nào cũng chống là biết rõ ân oán, phân ra hai thái cực là Phật và ma. 

Tỳ-kheo thanh tịnh tìm cách vô hiệu hóa sự chống phá của ác ma bằng cách làm ngược lại. Nó nói ta tham thì ta hành bố thí là vô hiệu hóa được. Cứ như vậy thay đổi cuộc sống ta và theo Phật, cuối cùng để họ tự trả lời, ta không bao giờ đính chính, ta tự sửa mình thì vô hiệu hóa được sự bịa đặt của ác ma. 

Là đệ tử Phật, điều quan trọng mà Đức Phật muốn nhắc nhở hàng xuất gia rằng tối thiểu phải đắc được Sơ quả, tức dự vào dòng Thánh, thì từ đây về sau, đời nào cũng gặp Phật pháp. Đức Phật đã từng khẳng định rằng người đắc Sơ quả thì chỉ cần bảy đời nữa tu hành sẽ tiến đến Thánh quả, tái sanh ở nơi nào cũng gặp thiện tri thức khai ngộ, không sợ bị đọa. 

Phải có tư cách thanh tịnh Tỳ-kheo là Tịnh mục. Và từ Tịnh mục trở thành Pháp mục Tỳ-kheo, nhìn theo Phật, sống trong pháp Phật lâu ngày, có cái nhìn chính xác, biết rõ mọi việc và làm vô số việc hữu ích cho người, được người kính quý là trở thành Thánh mục Tỳ-kheo. Thánh mục Tỳ-kheo chỉ cho Phật. Kiều Trần Như chỉ cho Tịnh mục Tỳ-kheo không nói, chỉ chuyên tu pháp hành, thành tựu đức hạnh đệ nhất, thân tâm hoàn toàn thanh tịnh. 

Pháp hội Hư Không Mục chỉ cho Phật và Thánh chúng ở Ta-bà tệ ác, nhưng nhờ các Ngài có được Ngũ nhãn, Tam minh, Tứ trí, Lục thông…, nên trở thành chỗ nương tựa của Bồ-tát mười phương. 

Kinh nói Bồ-tát tập hợp về học pháp Hư Không Mục và chư Phật mười phương đều đem Tịnh mục, Pháp mục Đà-la-ni, Thánh mục Đà-la-ni dâng tặng cho Phật. Tất cả Đà-la-ni mà Bồ-tát sở đắc do tu hành đạo Bồ-tát tiêu biểu cho trí tuệ áp dụng đúng đắn trong cuộc sống, phát triển được đạo pháp.

HT. Thích Trí Quảng

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Triết Lý Upanishad

Đi tìm bản chất của bản ngã cùng các quy luật của nó chính là nội dung mà bao thế...

Chính Ngữ: Giải Pháp Phòng, Chống Bạo Hành Bằng Lời Nói

Chính ngữ: giải pháp phòng, chống bạo hành bằng lời nói

Đức Phật đã coi việc rèn luyện chính ngữ rất quan trọng đến sự phát triển cá tính và tâm...

Vô Ngã Trong Đạo Phật

VẤN ĐỀ VÔ NGÃ TRONG ĐẠO PHẬT Nguyên Thảo "Vô Ngã" là vấn đề tương đối hơi khó và khiến...

Cành Mai Mãn Giác

Cành Mai Mãn Giác

CÀNH MAI MÃN GIÁC Thích Lệ Thọ Mai là một loài hoa đặc biệt chỉ khoe sắc thắm khi tiết...

Cái Gì Là Mạnh Nhất?

Cái gì là mạnh nhất?

CÁI GÌ LÀ MẠNH NHẤT? Trong cuộc sống có vô vàn những điều trái ý, không vừa lòng, đó là...

Khảo Sát Về Tín Niệm Cúng Sao Giải Hạn Trong Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu

Khảo sát về tín niệm cúng sao giải hạn trong đại tạng kinh đại chính tân tu

KHẢO SÁT VỀ TÍN NIỆM CÚNG SAO GIẢI HẠN TRONG ĐẠI TẠNG KINH ĐẠI CHÍNH TÂN TUChúc Phú Triết lý...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 220)

****************Cho nên, Phật ở chỗ này muốn chúng ta phát tâm tinh tấn, ý nghĩa này rất sâu rộng. Không...

Ttt-Hoà Thượng Thích Trí Thủ Bậc Cao Tăng Cả Đời Phụng Sự Đạo Pháp Và Dân Tộc Thích Giác Tâm

Ttt-hoà Thượng Thích Trí Thủ Bậc Cao Tăng Cả Đời Phụng Sự Đạo Pháp Và Dân Tộc Thích Giác Tâm

HOÀ THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦBẬC CAO TĂNG CẢ ĐỜI PHỤNG SỰ ĐẠO PHÁP VÀ DÂN TỘCThích Giác Tâm Ôn Già...

Hạnh Phục Vụ, Kiên Nhẫn & Tùy Hỷ – Tt. Thích Nhật Từ

MỤC LỤCTẠP CHÍ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY SỐ 14THÁNG 02 NĂM 2012Hạnh phục vụ, kiên nhẫn & tùy hỷ TT....

Nhân Quả Có Thật Không

NHÂN QUẢ CÓ THẬT KHÔNGĐào Văn Bình Nói tới chuyện Nhân Quả một số người khinh thị, cho đó là...

Không Thể Đổ Lỗi Cho Một Người Viên Ngộ

KHÔNG THỂ ĐỔ LỖI CHO MỘT NGƯỜI Viên Ngộ Khi có một vấn đề tiêu cực xảy ra, chúng ta thường...

Nét Đẹp Của Chùa Việt Ở Nước Đức – Viếng Chùa Bảo Quang Hamburg

Nét Đẹp Của Chùa Việt Ở Nước Đức – Viếng Chùa Bảo Quang Hamburg

NÉT ĐẸP CỦA CHÙA VIỆT Ở NƯỚC ĐỨC -VIẾNG CHÙA BẢO QUANG HAMBURGMechthild Klein, Ký giả Đài Phát Thanh Đức...

Giải Thoát, Nếu Một Ngày..

Giải thoát, nếu một ngày..

GIẢI THOÁT, NẾU MỘT NGÀY...Thích Tánh Tuệ   Đừng nghĩ rằng sự giải thoát chỉ dành cho những bậc xuất...

Nhìn Tâm Như Gương Sáng

Nhìn Tâm Như Gương Sáng

NHÌN TÂM NHƯ GƯƠNG SÁNG Nguyên Giác   Hình ảnh tâm như đài gương, như tấm kính sáng… thường được...

Từ Những Khổ Đau

Từ những khổ đau

TỪ NHỮNG KHỔ ĐAU Bhante Henepola Gunaratana | Diệu Liên Lý Thu Linh   Tôi không thể kể câu chuyện...

Triết Lý Upanishad

Chính ngữ: giải pháp phòng, chống bạo hành bằng lời nói

Vô Ngã Trong Đạo Phật

Cành Mai Mãn Giác

Cái gì là mạnh nhất?

Khảo sát về tín niệm cúng sao giải hạn trong đại tạng kinh đại chính tân tu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 220)

Ttt-hoà Thượng Thích Trí Thủ Bậc Cao Tăng Cả Đời Phụng Sự Đạo Pháp Và Dân Tộc Thích Giác Tâm

Hạnh Phục Vụ, Kiên Nhẫn & Tùy Hỷ – Tt. Thích Nhật Từ

Nhân Quả Có Thật Không

Không Thể Đổ Lỗi Cho Một Người Viên Ngộ

Nét Đẹp Của Chùa Việt Ở Nước Đức – Viếng Chùa Bảo Quang Hamburg

Giải thoát, nếu một ngày..

Nhìn Tâm Như Gương Sáng

Từ những khổ đau

Tin mới nhận

Người đẹp tuyệt trần

Tác hại của rượu qua lời Phật dạy trong kinh Trường A Hàm

Thư Ngỏ Xây Dựng Chùa Hương Sen

Sống là phải biết ơn và báo ơn

Bởi đọc kinh mà không hiểu kinh

Khi tâm được chế ngự một chỗ thì không việc gì không thành

Lời Phật dạy về ác khẩu và nghiệp báo từ ác khẩu

Bản chất đạo Phật bi quan hay lạc quan?

Chỉ mất vài phút mỗi ngày, đổi lại một lối sống lành mạnh

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Bốn: Phụ Hạnh

Đức Phật may y cho đệ tử

Đức Phật hiện diện giữa cuộc đời

Cảm niệm Phật Đản

Cùng ngẫm về cuộc đời Đức Phật

Tôi đến bên chân Phật vì học được luật nhân quả, là không, là vô thường

Đặc tính của Pháp trong kinh tạng A Hàm (I)

Lời Phật dạy về cách phân biệt người chính, kẻ tà

Từ lời dạy của Đức Phật với Rāhula – nghĩ về tuổi trẻ Phật giáo

Chùa Cháy

Suy niệm lời Phật: Giữ tâm như chăn trâu

Tin mới nhận

Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 2

Thông Tin Phật Giáo Thế Giới – Hải Hạnh Lược Dịch

Thời đại của chúng ta

Ý nghĩa của đời sống

Học thiền để thay đổi cuộc đời

Khen chê phải rõ ràng

Tìm Học Về Ngày Đản Sinh

Đại Đường Tây Vức Ký

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 05)

Phật tử francois bán nhà, vai đeo ba lô, quyết tâm theo Phật

Đặt gánh nặng xuống

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 309)

Thanh lọc tâm để an lạc

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo năm 2018

Đạo nghĩa vợ chồng theo lời Phật dạy

Về Bát Kỉnh Pháp Dành Cho Tỳ Kheo – Linh Toàn

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 6)

Thở để sống

Quan Niệm Của Phật Giáo Về Cuộc Đời Và Hạnh Phúc – Nguyễn Thế Đăng

Phật Giáo Yếu Lược Tập 2 (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Tin mới nhận

Làm sao nhận diện một Phật tử chân chính?

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 189)

Hoa nghiêm tánh khởi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 285)

Nhân nhỏ quả lớn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 349)

Gươm báu trao tay (song ngữ)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 38)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 62)

Kinh Bách Dụ: Móc mắt của vị tiên chứng ngũ thông

Chú Giải Kinh Đại Duyên

Giới Thiệu Bộ Phân Tích Đạo (Patisambhidamagga) Của Ngài Xá Lợi Phất

Giảng Giải Kinh Chuyển Hoá Bạo Động Và Sợ Hãi

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 280)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 56)

Sợ Hãi Cái Chết, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Vài Suy Nghĩ Nhân Đọc Tạng Kinh Nikaya Tiếng Việt

Kinh Bách Dụ: Bị bọn cướp đoạt áo lông

Kinh Kim Cang: Diệu Lực Của Trí Bát Nhã

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 121)

Tin mới nhận

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 25)

Nhận Thức Về Tái Sinh – Chứng Ngộ – Vãng Sanh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 243)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 10)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 370)

Làm Thế Nào Để Khắc Phục Bệnh Khổ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 181)

Lấy Khổ Làm Thầy

Đọc sách ngàn lần – Tập 9

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 40)

L Iên Trì Cảnh Sách

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 15)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 37)

Tín, Nguyện, Chuyên Trì Danh Hiệu Phật (Phần 2)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 51)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 52)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 50)

Lược Thuật Hành Trạng Hòa Thượng Quảng Khâm

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 115)

Những Bước Chân Nhẹ Nhàng Trở Về Sự Im Lặng

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese