PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Hồng Hiên Tự: Ngôi Chùa Trăm Tuổi Tại Pháp, Cổ Nhất Châu Âu

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Tượng Đức Phật Nhập Niết Bàn, Dài Hơn 9 Mét, Tại Chùa Hồng Hiên Fréjus,Tròn 100 tuổi vào năm 2019, Hồng Hiên Tự là ngôi chùa cổ nhất châu Âu. Được những người lính Việt đóng quân tại Pháp trong Thế Chiến I xây dựng, ngôi chùa là nơi để những người con xa quê tiếp tục thờ Phật và là nơi để tưởng nhớ những đồng hương hy sinh vì nước Pháp.

Nằm ở Fréjus, một thành phố nhỏ ở vùng Côte d’Azur (French Riviera, miền nam nước Pháp), Hồng Hiên Tự nổi bật từ xa với cổng tam quan sơn đỏ và những bậc thang nối tiếp nhau dẫn lên đỉnh đồi nơi chùa tọa lạc. Hai bên cầu thang là hàng tượng chư Phật như dõi theo bước chân khách hành hương đến vãn cảnh chùa.

Nổi bật trong khuôn viên rộng 6.100 m2 là hàng trăm bức tượng đầy mầu sắc thể hiện những vị Phật, các vị la hán và anh hùng dân tộc Việt Nam, trong đó ấn tượng nhất là tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn, dài hơn 9 mét và một bức tượng bằng đồng cao 2 mét, nặng 1,5 tấn được đúc ở Thái Lan và được đưa về chùa năm 1979. Bức tượng thể hiện đức Phật đang thiền dưới bóng cây bồ đề trong vòng 49 ngày trước khi thành đạo.

Khi mới được thành lập năm 1919, chùa mang tên chùa Gallieni để tưởng nhớ đại tướng Joseph Gallieni (1849-1916), từng làm bộ trưởng bộ Chiến Tranh và là người cho thành lập các « Doanh trại Đông Nam » từ năm 1915, dành cho lính bộ binh thuộc địa.

Tên gọi Hồng Hiên được hòa thượng Thích Thanh Vực đặt sau này. « Hồng » lấy từ chữ Lạc Hồng của dòng máu, nòi giống Việt ; « Hiên » là hiên ngang, khí phách. Ở chùa vẫn còn câu đối nhắc nhở đến ý nghĩa tên gọi này : « Hồng Lạc linh căn phương Việt địa, Hiên ngang hùng khí tráng Âu thiên ».

Bà Brigitte Sabattini, giảng viên đại học Aix-Marseille (Aix-Marseille Université, AMU), chuyên gia về di sản, đã dành cho RFI Tiếng Việt một buổi phỏng vấn về lịch sử chùa Hồng Hiên.

*******

RFI : Là một nhà nghiên cứu và tổ chức rất nhiều hội thảo về những người lính Đông Dương tại Pháp trong Thế Chiến I, cũng như cộng đồng Việt-Pháp sau này, xin bà phác một chút về lịch sử chùa Hồng Hiên.

Brigitte Sabattini : Ngôi chùa được xây ở Fréjus, sau Thế Chiến I, nhờ những người lính Đông Dương đóng ở « doanh trại Đông Nam » (Camps du Sud-Est). Trong tiểu đoàn 73 bộ binh dự bị Sénégal, có rất nhiều đại đội lính Đông Dương, trong đó có người Việt và dường như chính họ đã xây chùa. Ngôi chùa được khánh thành ngày 06/04/1919.

Nhờ một mục nhỏ trên tờ Le Petit Marseillais, người ta biết rằng một thành viên hoàng tộc An Nam cũng tham gia dự án xây ngôi chùa. Người này làm thư ký cho đại đội 1, thuộc tiểu đoàn 73. Ngoài ra, còn có tên của hai đại úy chỉ huy các đại đội lính Đông Dương, thuộc tiểu đoàn dự bị Sénégal. Vẫn theo bài báo, ngôi chùa được dành để tưởng nhớ những người lính Đông Đương tử trận vì nước Pháp trong Thế Chiến I.

Tại sao lại chọn Fréjus ? Đơn giản là ngay cạnh doanh trại Gallieni có một nghĩa trang với hơn 5.210 ngôi mộ, trong số này có khoảng 230 đến 300 mộ lính Đông Dương. Họ chết ở Fréjus trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Thực vậy, khi bị ốm hoặc không đủ khả năng ra mặt trận, họ ở lại tiểu đoàn dự bị. Nguyên nhân tử vong thường là do bệnh tật hoặc do vấn đề đường hô hấp. Nhưng ở Fréjus, có rất ít trường hợp người lính qua đời vì bị thương ở chiến trường.

Xin bà cho biết quá trình xây chùa diễn ra như thế nào ?

Chúng tôi biết là ngôi chùa được những người lính đó xây trong khoảng thời gian từ 1917 đến 1919, nhưng chúng tôi không có văn bản chính xác về quá trình xây dựng.

Tuy nhiên, dựa vào công việc của những giám thị thời kỳ đó, chúng tôi biết rằng quân nhân Đông Dương được giao nhiệm vụ xây những khu nhà kiên cố ở Fréjus từ năm 1917, đặc biệt là trong doanh trại Caïs, một trong một những doanh trại lớn nhất và hiện vẫn tồn tại, họ xây cơ quan chỉ huy trong suốt mùa đông 1917-1918.

Tiếc là tôi không tìm thấy bất kỳ tài liệu nào nói rõ về quá trình xây chùa. Điều tôi chắc chắn là ngôi chùa được chỉ huy trung đoàn 15 khánh thành ngày 06/04/1919.

Chức năng của chùa trong thời kỳ đầu và hiện nay dường như có nhiều điểm khác nhau ?

Thực ra, ngôi chùa có hai chức năng. Thứ nhất, đó là nơi tưởng nhớ những người lính Đông Dương hy sinh vì nước Pháp ; thứ hai, chùa cũng là để những người lính Đông Dương tiếp tục thờ Phật theo truyền thống tôn giáo của họ. Sau này, vẫn có nhiều quân nhân Việt Nam tiếp tục phục vụ trong những đội quân thuộc địa tại Pháp cho đến khoảng những năm 1962.

Trong thời kỳ này, có một dấu mốc mang ý nghĩa rất quan trọng, đó là năm 1926, khi Ủy ban Tưởng niệm Đông Dương (Comité du Souvenir indochinois) đứng ra thờ cúng liệt sĩ Đông Dương tại Pháp vì đây là một truyền thống quan trọng của người Việt. Ủy ban này gồm một người lính Đông Dương và hai cựu chiến binh Pháp tham chiến ở Đông Dương, trong đó có đại tá Lame, từng là chỉ huy doanh trại Đông Nam và đã phục vụ ở Đông Dương trong thời gian rất dài. Đại tá Lame đã yêu cầu Ủy ban cho trùng tù ngôi chùa bị xuống cấp nghiêm trọng. Đây là đợt trùng tu đầu tiên của ngôi chùa.

Nhờ một bộ phim có cảnh quay ở chùa, nên Hồng Hiên Tự trở nên nổi tiếng. Không chỉ còn là nơi tưởng niệm, thờ phụng, ngôi chùa còn là một điểm du lịch nổi tiếng ngay thời đó. Vì thế, du khách nước ngoài đến vùng Rivera hoặc các đoàn du lịch do các doanh nghiệp tổ chức cho nhân viên, khi tới vùng này, đều đến thăm chùa như là một địa điểm tượng trưng cho nghệ thuật Đông Dương.

Dĩ nhiên là với thời gian, như trong Thế Chiến II, đặc biệt là giai đoạn hậu chiến, ngôi chùa không được chăm sóc thực sự. Kể từ năm 1962, khi các đội quân thuộc địa bắt đầu tan rã và bị thuyên chuyển, người ta bắt đầu đặt câu hỏi làm gì với ngôi chùa. Cuối cùng, một hiệp hội gồm con cháu của những người lính Việt đã đứng ra nhận chăm sóc ngôi chùa. Ban đầu là họ được thuê chùa và cho trùng tu lại toàn bộ. Phải nhắc lại là bộ Văn Hóa Pháp lúc đó chưa có những tiêu chí như bây giờ nên chùa Hồng Hiên không được coi là một di sản kiến trúc hoặc di sản phi vật thể.

Lúc đầu là thuê, sau đó ngôi chùa được bán lại cho hội. Hội chăm sóc điện thờ cũng như bia ghi công liệt sĩ, hiện vẫn tồn tại. Đây là bằng chứng cho thấy mục đích đầu tiên của chùa là nơi tưởng nhớ những người lính hy sinh vì nước Pháp trong Thế Chiến I. Cuối cùng, chùa cũng trở thành nơi thờ cúng cho cộng đồng người Pháp-Việt ở trong vùng.

Ngoài trùng tu chùa Hồng Hiên, hội còn xây một ngôi nhà khác, dành để đón tiếp và làm nơi ở cho các vị sư và có một vị hòa thượng trụ trì. Đáng tiếc là cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, giữa các vị sư và hội đã xảy ra mâu thuẫn, dẫn đến một số vấn đề mà hiện chúng tôi hy vọng có thể giải quyết vì tương lai của chùa.

Dù sao, đây là nơi tuyệt đẹp mà mọi người nên đến thăm và là bằng chứng cho sự hiện diện của người Việt ở Fréjus ngay từ Thế Chiến I.

Tìm hiểu lịch sử của chùa Hồng Hiên nằm trong chương trình nghiên cứu bảo tồn di sản mà bà phụ trách, bà có cảm nhận như thế nào về ngôi chùa ?

Có ba điểm khiến tôi rất ấn tượng. Thứ nhất, đó là công trình thuật lại cuộc sống của đức Phật, trong đó có một cảnh nói về lúc đức Phật chào đời, một cảnh về bài thuyết giáo đầu tiên của ngài ở Benares (còn gọi là Varanasi). Bên cạnh những sự tích về Phật, còn có tượng đức Phật ngủ trên niết bàn dài hơn 9 mét.

Ngoài ra, còn có hai loại tượng, được một sinh viên thạc sĩ gọi là “khu lịch sử Việt Nam”. Ở đây có rất nhiều tượng đá được chạm khắc tinh xảo về những vị anh hùng Việt Nam, từ những vị vua đến những nữ anh hùng. Nhờ đó, ngôi chùa được mở rộng sang cả thiên hướng lịch sử Việt Nam.

Khoảng sân trước chùa còn có rất nhiều tượng các vị la hán. Đó là những tác phẩm tuyệt đẹp, nhắc đến những vị thánh chưa đạt đến cấp độ cao nhất của cõi niết bàn.

Tất cả những chi tiết trên cho thấy chùa Hồng Hiên giúp chúng ta hiểu được lịch sử của cộng đồng người Việt-Pháp, từ vết tích của những người lính Việt hy sinh vì nước Pháp cho đến nghi thức thờ cúng hiện nay. Ngoài ra, chùa còn có tháp An Lạc thờ vong hồn và là nơi chứa tro cốt của những người quá cố thời nay.

Tượng Đức Phật Nhập Niết Bàn, Dài Hơn 9 Mét, Tại Chùa Hồng Hiên Fréjus,Hồng Hiên TựHồng Hiên Tự 4Hồng Hiên Tự 2

Tin bài có liên quan

Ý Nghĩa Danh Hiệu Bồ Tát Di Lặc, Địa Tạng, Vi Đà Hộ Pháp Và Tiêu Diện Đại Sĩ

Vọng Âm Chùa Hoằng Pháp

Vọng Âm Chùa Hoằng Pháp

Việt Nam: Xây Chùa ‘Hoành Tráng’ Là Tốt Hay Xấu?

Việt Nam: Xây chùa ‘hoành tráng’ là tốt hay xấu?

Việt Nam Quốc Tự

Việt Nam Quốc Tự

Tượng Phật Ngồi Chùa Linh Phong, Bình Định Lớn Nhất Đông Nam Á (Video)

Tượng Phật ngồi Chùa Linh Phong, Bình Định Lớn Nhất Đông Nam Á (video)

Tu Viện Sơn Tùng – California, Hoa Kỳ

Tu Viện Sơn Tùng – California, Hoa Kỳ

Tu viện Khánh An

Từ Ốc Tiêu Cổ Tự Đến Chùa Phước Duyên Ngày Nay

Từ Ốc Tiêu cổ tự đến chùa Phước Duyên ngày nay

Từ Những Ngôi Chùa Thời Phật Đến Chùa Việt Trên Đất Mỹ Thời Nay – Thích Nữ Giới Hương

Từ Những Ngôi Chùa Thời Phật Đến Chùa Việt Trên Đất Mỹ Thời Nay – Thích Nữ Giới Hương

Từ Đàm

Từ Đàm

Load More

Discussion about this post

Tại Sao Thiền Là Nguyên Tắc Căn Bản Của Sự Thành Công

Tại sao thiền là nguyên tắc căn bản của sự thành công

TẠI SAO THIỀN LÀ NGUYÊN TẮC CĂN BẢN CỦASỰ THÀNH CÔNGThích Châu Viên Chuyển Ngữ       Nhiều thế kỷ...

Thần Thông Và Nghiệp Lực

Thần Thông Và Nghiệp Lực

THẦN THÔNG VÀ NGHIỆP LỰC Thích Tâm Hạnh Thưa toàn thể quý Phật tử!Quý vị có biết hôm nay quý...

Cư Sĩ Mọi Thời – Vĩnh Hảo

Cư Sĩ Mọi Thời – Vĩnh Hảo

CƯ SĨ MỌI THỜIVĩnh Hảo Sau khi đạt được toàn giác, nếu Đức Phật không vận chuyển bánh xe Chánh...

Thiên Thu Trong Khoảnh Khắc

Thiên thu trong khoảnh khắc

THIÊN THU TRONG KHOẢNH KHẮC Thích Nhất Hạnh Nương tựa hơi thở Một hơi thở vào có thể dài từ...

Bài Thơ Xuân Vãn Của Vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308)

Bài Thơ Xuân Vãn Của Vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308)

BÀI THƠ XUÂN VÃNcủa Vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308).Tâm Thường Định dịch Ngài là một vị vua anh...

Truyền Thống An Cư

Truyền Thống An Cư

TRUYỀN THỐNG AN CƯ Khánh Uyên Không như các tôn giáo khác có thể có những cấm điều hay định...

Tranh Đấu Bất Bạo Động Lý Nguyên Diệu

Tranh Đấu Bất Bạo Động Lý Nguyên Diệu

TRANH ĐẤU BẤT BẠO ĐỘNGLý Nguyên DiệuĐể tưởng niệm ngày vị pháp vong thân của Hoà Thượng Thích Quảng Đức...

Bàn Về Chữ Không Trong Phật Giáo Nguyên Thủy

BÀN VỀ CHỮ KHÔNGTRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY SC. Thích Nữ Nhuận Bình Chúng ta thấy thời Phật giáo Nguyên...

Phật Giáo Nam Tông Kinh Việt Nam (1938-1963)

Phật Giáo Nam Tông Kinh Việt Nam (1938-1963)

II. Kinh  ..III. Hệ phái I. Về II. Về III. Về IV. Về Tác phẩm “Phật giáo Nam tông Kinh...

Bóc Trần Sự Thật Về Sư Cô Trụ Trì Chùa Quan Âm Cải Đạo Theo Thiên Chúa Giáo

Bóc Trần Sự Thật Về Sư Cô Trụ Trì Chùa Quan Âm Cải Đạo Theo Thiên Chúa Giáo

SƯ CÔ TRỤ TRÌ CHÙA QUAN ÂM CẢI ĐẠO THEO CHÚA: BÓC TRẦN SỰ THẬT Thích Thanh Thắng Ai đó...

Pháp Tri Vọng Với Bài Kinh Có Pháp Môn Nào

Pháp Tri vọng với bài kinh Có pháp môn nào

này nữa?”.Ngoài lòng tin là ngoài việc tin Tam bảo, tin Nhân quả, tin vào các lý như Tứ đế, Thập nhị...

Một Vài Lợi Ích Của Thiền Phật Giáo Đối Với Đời Sống Con Người

Một vài lợi ích của Thiền Phật giáo đối với đời sống con người

Tóm tắt: Trong những thập niên qua, giá trị thiền định Phật giáo đã ảnh hưởng rất lớn đến phương Đông...

Suy Nghĩ Lung Tung – Cội Nguồn Của Khổ

Suy nghĩ lung tung – cội nguồn của khổ

Một thời, Thế tôn trú ở Sàvatthi, dạy các Tỷ kheo:Này các Tỷ kheo, có bốn tưởng điên đảo, tâm...

Pumkin Thái Tart Chay

Pumkin Thái Tart Chay

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Giữ Giới Và Phạm Giới

Giữ giới và phạm giới

, tr.133-136 (1) Kinh Di giáo: “Sau khi Ta diệt độ, phải trân trọng tôn kính Ba-la-đề-mộc-xoa (giới/paratimoska), như mù tối...

Tại sao thiền là nguyên tắc căn bản của sự thành công

Thần Thông Và Nghiệp Lực

Cư Sĩ Mọi Thời – Vĩnh Hảo

Thiên thu trong khoảnh khắc

Bài Thơ Xuân Vãn Của Vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308)

Truyền Thống An Cư

Tranh Đấu Bất Bạo Động Lý Nguyên Diệu

Bàn Về Chữ Không Trong Phật Giáo Nguyên Thủy

Phật Giáo Nam Tông Kinh Việt Nam (1938-1963)

Bóc Trần Sự Thật Về Sư Cô Trụ Trì Chùa Quan Âm Cải Đạo Theo Thiên Chúa Giáo

Pháp Tri vọng với bài kinh Có pháp môn nào

Một vài lợi ích của Thiền Phật giáo đối với đời sống con người

Suy nghĩ lung tung – cội nguồn của khổ

Pumkin Thái Tart Chay

Giữ giới và phạm giới

Tin mới nhận

Về bài pháp đầu tiên của Đức Phật

Nghiệp qua sự ẩn dụ sâu sắc từ lời Phật dạy

Hưởng thụ lạc được Như Lai khen ngợi

Phật dạy gì về tâm dua nịnh?

Chỉ mất vài phút mỗi ngày, đổi lại một lối sống lành mạnh

LOẠT ẢNH KỶ NIỆM CHẶNG ĐƯỜNG 60 NĂM HOẰNG PHÁP CỦA ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

Tưởng niệm 56 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu

Sự gia hộ của Đức Phật

Đức Phật chỉ ra tâm tính nhiệm màu nơi mỗi chúng sinh

Những câu chuyện Phật dạy về duyên nợ trong tình yêu đáng suy ngẫm

Vì sao Phật giáo được bầu chọn là tôn giáo tốt nhất trên thế giới?

Phật dạy: Hãy cúng dường cha mẹ

Đức Phật xuất hiện – mở ra con đường giác ngộ

Lời Phật dạy cho người nóng tính

Mọi giới đều niệm Phật

Lời Phật dạy về 3 điều người mẹ nên làm để tích phúc cho con cái

Được gặp Đức Phật

Nhân quả hiện tại

Có ai thấy Phật không?

Đức Phật dạy Pháp Niết bàn tức khắc

Tin mới nhận

Quan Điểm Của Phật Giáo Về Chánh Tín Và Mê Tín

Hoa đào năm trước

Rèn Luyện Tâm

Tại sao có khổ đau, sanh tử

Hiện Tượng Thể Lý Của Người Sắp Quá Vãng Hay Vừa Quá Vãng (Mai Thy)

Con đường hoằng pháp tại hải ngoại

Chương 1 bài 2 Mục 1 Phương Pháp Tu Trì

Trang Thơ Đạo Hiếu

An tâm với bình đẳng

Kinh Đại Bi Phẩm 4 La Hầu La

Đàm Đạo Về Thiền

Khổ Qua Xào Trứng Chay

Kinh Đại Phương Đẳng Như Lai Bất Tư Nghì Cảnh Giới

“Tuyển Tập Vu Lan

Quan điểm về Theravāda và Mahāyāna của Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Nữ ca sĩ Hồ Quỳnh Hương mở chuỗi nhà hàng thuần chay tại Sài Gòn

Từ Bi Và Trí Tuệ – Ht. Thích Thanh Từ

Tư tưởng Phật giáo trong kinh tạng Pali về chủ nghĩa nhân văn và giáo dục pháp hành Phật giáo

Truyền Thông Hiện Đại Góp Phần Vì Một Đạo Phật Không Khỏang Cách – Minh Thạnh

Ai Chẳng Là Dân Việt

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 356)

Tâm thư của một Phật tử gửi Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (2)

Kinh Tứ thập nhị chương – đối chiếu và nhận định (Thích Chúc Phú)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 58)

Tổng Luận Đề Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Phạn – Tạng

Tôi tin các vị Bồ-tát luôn hiện hữu

Lời Phật dạy về bảy hạng vợ ở đời

Chuyện Các Vì Sao (Tiền Thân Nakkhatta)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 05)

Phẩm Con Đường Đến Bờ Bên Kia

Thư Pháp

Kinh cha mẹ ân trọng khó báo đáp

Kinh Bách Dụ: Chữa bệnh đầu hói

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 55)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 273)

Sống viễn ly

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 32)

Thắng Man Giảng Luận

Kinh Bát Đại Nhân Giác Giảng Giải

Tin mới nhận

Bốn Mươi Tám Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà

HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ (Phần 2)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 126)

“Danh Sách Ban Hộ Niệm Toàn Quốc

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 309)

Sổ Tức – Niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 124)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 11)

VẤN ĐÁP PHẬT HỌC CƠ BẢN (Phần cuối)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 3)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 205)

Cực Lạc Và Luân Hồi: Bất Nhị Trong Tịnh Độ Tông

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 62)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 302)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 265)

Tu Mau Kẻo Trễ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 30)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 27)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 18)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 290)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.