PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Hôn nhân khác đạo

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

HÔN NHÂN KHÁC TÔN GIÁO

Honhan-ContentCon xin chào thầy!

Con năm nay con được 28 tuỗi, hiện tại con đã ra trường và đang làm việc tai Mỹ. Qua sự tìm hiểu con có quen một bạn Nữ rất đáng yêu, bạn Nữ cũng đã ra trường và đang làm việc tại Đức. Trong quá trình tìm hiểu tụi con đã có cảm tình với nhau.

Ban Nữ con quen là một người rất yêu thích Đạo Phật và gia đình bạn ấy cũng vậy. Gia đình con thì Bố con hồi trước có theo đao Phật và Mẹ con thì theo đạo Công Giáo. Bố con rất thương mẹ con nên đã quyết định theo đạo Công Giáo vì Bố, Mẹ con nghĩ chỉ nên theo một đạo trong một gia đình thôi. Hiện tại gia đình con là đạo công giáo nhưng bố và mẹ con luôn tôn trọng cac Đạo khác cũng như là Đạo Phât. Gia Đình con nghĩ là Đạo tại Tâm chỉ cần có Đạo Đức là bố mẹ con luôn luôn tôn trọng. 

Con và bạn Nữ có nói chuyện về tôn giáo của mỗi gia đình và trong lúc bạn Nữ về Viet Nam đã có lên chùa để hỏi một thầy tại chùa xem tuổi cho tụi con và hỏi là chúng con có tiếp tục mối tình này không. Bạn Nữ có nói lại với con là vì gia đình con là đạo Công Giáo nên thầy nói không nên quen nhau nữa. Con rất buồn và thất vọng. Từ lúc quen bạn Nữ con cũng tìm hiểu về Đạo Phật rất nhiều và con cũng rất thích. Con tin vào nhân quả nhưng con không có niềm tin vào xem tuổi cũng như là xem tương lai cho ai cả.Con cảm nhận đạo chính là một phương tiện, một người thầy để giúp mỗi người hoàn thiện hơn. Con thấy Đức Phật là một người rất từ bi và con rất kính trọng ngài vì con nghĩ nhờ có Đức Phật nên rất nhiều người đã trở nên tốt đẹp hơn. Lúc xưa ngài cũng đã nói là con người không vì xuất thân mà cao quý mà là vì hành động mà cao quý. Con nghĩ nếu con và bạn Nữ yêu thương nhau chân thành và con cũng đồng ý ngồi xuống cùng bạn ấy tìm hiểu về một đạo và sẽ chỉ theo một đạo sau này mà thôi thì có sai không thầy?. Bạn Nữ có nói với con là bạn ấy rất mệt mõi vì thầy trong chùa và mẹ của bạn Nữ khuyên bạn ấy là không nên quen con nữa. Hiện giờ con rất là bế tắc và không biết là phải nên nói với bạn nữ như thế nào. Xin thầy hãy giúp cho tụi con lời khuyên.

Mong hồi âm của thầy,

 

 

Chào hai anh chị,

Ngày xưa, một số tôn giáo đã khắt khe ngăn cấm các tín đồ mình kết hôn với người “ngoài” tôn giáo. Sự cấm đoán như vậy dựa trên một kinh nghiệm, đó là sự khác biệt niềm tin tôn giáo, tạo nên những trở ngại có ảnh hưởng không tốt đến hạnh phúc lâu dài của hai người yêu nhau. Có những người Kitô Giáo lấy vợ hay chồng là Phật Giáo hay ngược lại, sau nhiều năm chung sống, đều cho rằng hôn nhân hỗn hợp là một sai lầm đối với họ do vấn đề họ gặp phải vì những bất đồng tôn giáo nhất là về việc giáo dục con cái trước tuổi thành niên.[01]

Mới đầu khi yêu nhau họ chỉ muốn sống chung với nhau mà không nghĩ tới hướng giải quyết khi hai người có con. Lời giao kết “đạo ai nấy giữ” thuở ban đầu ấy là chỉ dành cho vợ chồng, nhưng con của họ thì sao? Theo cha hay theo mẹ? Ai mến đạo thì cũng muốn con mình theo đạo truyền thống của ông bà cha mẹ mình, phải tranh thủ hướng dẫn cho con ngay từ khi còn bé nhỏ. Nếu cha mẹ thoáng hơn, cởi mở hơn thì khi tới tuổi trưởng thành cho con được tự quyền lựa chọn tôn giáo, quyết định số phận của cuộc đời, nhưng nếu đứa con, mặc dù đã đủ lớn khôn để nhận thức nên theo đạo nào, lại ngặt nỗi sợ mất lòng cha hoặc mẹ thì càng rắc rối hơn. Thật là nan giải..

Đối với người Phật Giáo ngày nay, nhất là những tín đồ Phật giáo ở Tây Phương phần đông chủ trương đạo ai nấy giữ, cố gắng hiểu biết và tôn trọng tôn giáo của người phối ngẫu và không đem hôn nhân làm một áp lực bắt người phối ngẫu đổi đạo. Sự cưỡng bách hay khuyến dụ bỏ đạo không thể thấm sâu vào lòng người, mà lại phát sinh ẩn ức. Với con cái, không bắt ép chúng đi chùa hay đi nhà thờ, không ép buộc chúng phải quy y hay rửa tội mà đợi chúng đến tuổi trưởng thành, cho chúng tự quyền quyết định nên theo tôn giáo nào. 

Đối với người Công Giáo, trước thời Công Đồng Vatican II trong thập niên 1960, nếu một người Công Giáo quyết định lấy một người không-Công Giáo, Giáo Hội mạnh mẽ yêu cầu họ “trở lại đạo” trước khi làm đám cưới. Nếu người ấy không chịu “trở lại đạo”, thì họ được yêu cầu phải đồng ý nuôi nấng con cái trong đức tin Công Giáo. 

Ngày nay (sau Công Đồng Vatican II),  trên nguyên tắc, Giáo Hội Công Giáo không bắt buộc sự “trở lại đạo” của người không-Công Giáo, cũng như người không-Công Giáo không bị bắt buộc phải đóng vai trò tích cực trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái trong đức tin Công Giáo. 

Tuy nhiên, thực tế cho biết, “theo giáo luật Công Giáo, người Công Giáo kết hôn với người chưa rửa tội (không-Công Giáo) thì hôn nhân ấy không thành sự hay bị rối. Theo khoản 1086 trong Bộ giáo luật hiện hành của giáo hội Công Giáo, nếu không muốn bị rối trong tình trạng ấy thì phải xin phép chuẩn dị giáo (dispensation for disparity of cult) của Đức Giám Mục địa phận. Để được phép chuẩn cho hôn nhân dị giáo hầu ‘đạo ai nấy giữ’, khoản 1126 trong giáo luật cũng quy định phải có 3 điều kiện : (1) Bên Công Giáo hứa phải giữ trọn đức tin của mình, đồng thời cố gắng rửa tội và giáo dục con cái theo đức tin công giáo. (2) Thông tri cho bên không công giáo biết những điều mình hứa và bị lương tâm ràng buộc. (3) Cả hai phải được học hỏi về mục đích và đặc tính căn bản của hôn nhân theo giáo lý công giáo”.[2] [3]

Thật ra, việc hôn nhân với người khác tôn giáo theo cách nhìn của những người Công Giáo cũng có những điểm tích cực nhất là trên phương diện truyền giáo, “nếu khi có tình yêu với người khác đạo, ta nên dùng chính cơ hội này để giúp cho người mình yêu tin và sống theo Chúa Kitô, gia nhập Giáo Hội Ngài…”[3] Đó là chưa kể đến việc truyền giáo cho con cái khi chúng nó ra đời. 

Xét hai quan niệm hay hai đường hướng giải quyết vấn đề kết hôn với người khác tôn giáo, giữa Phật Giáo và Công Giáo vẫn còn có nhiều điểm khác biệt, khó có thể dung hoà hay hiệp thông được. Bên Công Giáo vẫn yêu cầu người Công Giáo muốn kết hôn với người ngoài đạo phải có “phép chuẩn” của Toà Giám Mục sở tại mới cho kết hôn và phải “cố gắng rửa tội và giáo dục con cái theo đức tin Công Giáo”. Bên Phật Giáo, ngược lại, không muốn con cái phải rửa tội mà không biết một chút gì về tôn giáo mình theo…và cũng không bắt buộc chúng phải quy y vì chúng còn quá nhỏ, không biết gì về Phật, Pháp, Tăng.

Vì thế, anh chị và các bạn trẻ khác đang là Phật tử, đang là Kitô hữu sắp yêu, đang yêu và sẽ tính đến chuyện kết hôn với nhau hãy nghiên cứu thật kỹ quan niệm của cả hai bên về vấn đề này. Nếu có đủ sáng suốt, đủ để thấy là mình không thể sống với một vài khác biệt nào đó của người khác, thì ngay tự bây giờ (trước khi kết hôn) thật quan trọng để thú nhận và bàn thảo kỹ lưỡng với nhau là có nên kết hôn hay không. Nếu cần phải lựa chọn thì cách hay nhất (nếu có khả năng) vẫn là làm sao cả hai người và con cái ra đời về sau được sống trong tinh thần hiểu biết và quý trọng cả hai tín ngưỡng. Phải hiểu đức tin Công Giáo cũng như đức tin Phật Giáo đều là những (không phải một) “viên ngọc vô giá” nên cần được chia sẻ cùng nhau giữa vợ chồng và con cái. Nếu như cảm thấy không đủ khả năng cam kết và cùng nhau thực hiện việc sống trong tinh thần hiểu biết và quý trọng tín ngưỡng của nhau thì hãy cùng nhau vui vẻ chấp nhận chia tay từ bây giờ để kết hôn với người cùng đạo, dù sao vẫn hay hơn và dễ có hạnh phúc hơn.

Cả hai anh chị phải tự quyết định hướng đi của chính mình, không thể giao phó đời sống lứa đôi của mình cho bất cứ ông Thầy nào hay một vị thày bói nào. Lời dạy của ông thầy mà hai anh chị đề cập đến trong thư không đáng tin cạy vì (thứ nhất) Đạo Phật cấm không cho các vị tu sĩ xem tuổi, xem sao đoán hạn vì đó là mê tín. (thứ hai) chỉ vì gia đình anh là đạo Công Giáo nên ông thầy nói “không nên quen nhau nữa” là một lời khuyên võ đoán, hàm hồ, không có cơ sở.

Còn việc anh chị hỏi nếu như hai người chỉ theo một đạo mà thôi thì có điều gì sai không. Chúng tôi có thể trả lời ngay cho anh chị là không có điều gì sai hết nếu như cả anh và chị không đem hôn nhân làm một áp lực bắt người yêu phải đổi đạo. Anh chị nên nhớ là một trong những yếu tố cơ bản để cấu thành cuộc hôn nhân bền vững ngoài tình yêu là sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Việc từ bỏ tôn giáo của mình để theo người yêu phải là việc  xuất phát từ tinh thần tự giác, tự nguyện và lòng tôn trọng lẫn nhau.

Chúc anh chị an vui hạnh phúc lâu bền.
Mời anh chị xem thêm 4 video clip dưới đây của quý thầy Thích Nhất Hạnh và Thích Nhật Từ nói về hôn nhân khác tôn giáo:

 

BBT/TVHS

Chú thích:
[01] http://thuvienhoasen.org/p81a5157/1/cac-cap-hon-nhan-hon-hop-gap-kho-khan-trong-doi-song-ton-giao-tai-mien-dien 
[02] http://thuvienhoasen.org/p81a5162/1/thu-hoi-cua-mot-nu-kito-huu-va-tra-loi-cua-linh-muc-da-minh-tran-quoc-bao 
[03] http://thuvienhoasen.org/p81a5165/1/hon-nhan-voi-nguoi-khac-ton-giao-nha-tho-chinh-toa-saigon 

Tin bài có liên quan

Công Án Là Gì?

Bình Thường Tâm Thị Đạo

Xin Cho Biết Lễ Điểm Đạo Là Gì?

Nghĩa Của Sư Tử Hống Là Gì? Có Liên Hệ Gì Đến Lời Đàm Dân Gian “Hà Đông Sư Tử Rống” Không?

Xin Cho Biết Sự Khác Biệt Giữa Phật Giáo Và Các Tôn Giáo Triết Thuyết Khác?

Sự Khác Biệt Giữa Phật Pháp Và Ngoại Đạo

Đồng Tính Luyến Ái Có Thể Đi Vào Chùa Lễ Phật Được Không?

Làm Thế Nào Để Chữa Khỏi Được Bệnh Căng Thẳng Tinh Thần Theo Phương Cách Của Nhà Phật ?

Tượng Phật Di Lặc Và Tượng Ông Thần Tài

Ăn Chay Trường Và Vấn Đề Ăn Trứng Gà

Load More

Discussion about this post

Chỉ Một Giới Thôi

Chỉ một giới thôi

CHỈ MỘT GIỚI THÔI ! Thích Tánh Tuệ Uttiya là một thanh niên Bà La Môn ở kinh thành Xá...

Nghĩ về một xã hội dân chủ và hướng thiện

Nơi nào sự bất công áp bức, mầm bất thiện còn tồn tại thì sự bất ổn vẫn tiềm tàng...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 300)

Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ ở trong đoạn Kinh văn này đã làm chú giải rất nhiều, trích dẫn...

Tứ Diệu Đế Nền Tảng Những Lời Phật Dạy

Đức Đạt Lai Lạt Ma XIVTỨ DIỆU ĐẾNỀN TẢNG NHỮNG LỜI PHẬT DẠY Nhà Xuất Bản Tôn GiáoNguyên tác: The...

Đạo Lý Về Nghiệp

Đạo Lý Về Nghiệp

ĐẠO LÝ VỀ NGHIỆPTỳ khưu Viên Minh & Tỳ khưu Khánh Hỷ Nghiệp báo đóng một vai trò rất quan...

Tìm Hiểu Pháp Thần Thông Trong Phật Giáo

Tìm Hiểu Pháp Thần Thông Trong Phật Giáo

LỜI GIỚI THIỆU CỦA DỊCH GIẢ Phiên bản tiếng Anh cuốn sách của ngài Phorn Ratanasuwan mang tựa đề Thần...

Thức Ăn Cho Bồ Tát: Giáo Lý Của Đạo Phật Về Việc Từ Bỏ Ăn Thịt

Thức Ăn Cho Bồ Tát: Giáo Lý Của Đạo Phật Về Việc Từ Bỏ Ăn Thịt

THỨC ĂN CHO BỒ TÁT  Giáo Lý Của Đạo Phật Về Việc Từ Bỏ Ăn Thịt Shabkar Tsogdruk Rangdrol Diệu Nguyệt,...

Sát Sanh – Lợi Bất Cập Hại

Sát Sanh – Lợi Bất Cập Hại

SÁT SANH - LỢI BẤT CẬP HẠI Quảng Tánh Một thời, Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala...

Khóa Hư Lục Giảng Giải

Khóa Hư Lục Giảng Giải

TRẦN THÁI TÔNGKHÓA HƯ LỤCGiảng GiảiTHÍCH THANH TỪDL 1996 - PL 2540 LỜI ĐẦU SÁCH Quyển Khóa Hư Lục Giảng...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 141)

 Nguyện thứ 21: Hối quá đắc sanh nguyện. Kinh văn: "Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã...

Trạng Thái Của Tâm

Trạng thái của tâm

Trong cuộc sống không ít lần chúng ta buồn phiền khổ lụy, cũng có phút giây hạnh phút vui sướng....

Trần Nhân Tông Con Người Và Tác Phẩm – Tiến Sĩ Lê Mạnh Thát

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Giới Thiệu Phật Giáo

Giới Thiệu Phật Giáo

Tôi viết quyển Giới thiệu Phật giáo với động cơ trong sáng. Với công đức mà tôi viết tác phẩm...

Tìm Hiểu Phật Giáo Nhập Thế Ở Nhật Bản – Jonathan Watts – Thích Nguyên Hiệp Dịch

Tìm Hiểu Phật Giáo Nhập Thế Ở Nhật Bản – Jonathan Watts – Thích Nguyên Hiệp Dịch

TÌM HIỂU PHẬT GIÁO NHẬP THẾỞ NHẬT BẢN Jonathan Watts - Nguyên Hiệp dịch Giới thiệu Tôi muốn đặt khái...

Nắng Và Hoa Sen

Nắng và hoa sen

NẮNG VÀ HOA SEN  ______________________ Sen vươn tay đón nắng vàngMây thị giả rất nhẹ nhàng bay lênVườn tâm nắng...

Chỉ một giới thôi

Nghĩ về một xã hội dân chủ và hướng thiện

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 300)

Tứ Diệu Đế Nền Tảng Những Lời Phật Dạy

Đạo Lý Về Nghiệp

Tìm Hiểu Pháp Thần Thông Trong Phật Giáo

Thức Ăn Cho Bồ Tát: Giáo Lý Của Đạo Phật Về Việc Từ Bỏ Ăn Thịt

Sát Sanh – Lợi Bất Cập Hại

Khóa Hư Lục Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 141)

Trạng thái của tâm

Trần Nhân Tông Con Người Và Tác Phẩm – Tiến Sĩ Lê Mạnh Thát

Giới Thiệu Phật Giáo

Tìm Hiểu Phật Giáo Nhập Thế Ở Nhật Bản – Jonathan Watts – Thích Nguyên Hiệp Dịch

Nắng và hoa sen

Tin mới nhận

Phật dạy thế nào là một người con con gái đẹp

Thư Ngỏ Kêu Gọi Trùng Tu Chùa Thiên Quang

Lời Phật dạy về minh và vô minh

Cuộc đời đức Phật và môi trường

Đức Phật nhập Niết bàn

“Làm được thân người khó như rùa mù tìm bọng cây”

Phật dạy về ngày tốt

Tinh Thần Ngọn Lửa Bồ-tát Thích Quảng Đức

Lời dạy của Ðức Phật về dấu ấn ‘Thành đạo’

Bảy loại phước xuất thế gian

Không làm các điều ác, Nên làm các việc lành, Tự thanh tịnh Tâm

Lời Phật dạy về cách nuôi con cái nên người, hướng con về nẻo thiện lành

Phật dạy: Giữ giới như giữ rễ cho cây

Làm sao trừ được khổ?

Tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được Đức Phật tán thán

Phật dạy không làm các việc xấu ác

Người giải thoát như bánh xe quay tròn đều, thông suốt

Lời Phật dạy về đạo vợ chồng

Con không còn sợ cô đơn…

Phật thuyết Kinh bố thí thức ăn

Tin mới nhận

Ý Nghĩa Thiền & Tâm Theo Quan Điểm Phật Giáo (Vietnamese English)

Cúng thay cho người chết chưa siêu thoát

Nói về hoạt động trí não

Ăn Chay Vì Môi Trường

Ba Mươi Ba Vị Tổ Ấn Hoa

Phát Triển Văn Hoá, Giáo Dục Phật Giáo Trong Thời Đại Ngày Nay – Thích Nguyên Siêu

Biển Lớn Không Dung Chứa Tử Thi

Lời Phật dạy: 4 nguyên tắc để thoát khỏi nghèo khổ

Giới Sa-di-ni, Oai nghi, Luật nghi và Lời khuyến tu của Tổ Quy Sơn

Kính Nhớ Trưởng Lão Ht. Thích Minh Châu: Ngàn Vì Sao Cho Trăng – Thích Pháp Bảo

Thay Thế Sức Mạnh Ý Chí bằng Sức Mạnh Trí-Tuệ

Giáo Lý Trích Lục 1

Kinh Phân Biệt

Tâm không vướng mắc

01. Hãy Tìm Hiểu Tôn Giáo Này

Phật dạy: “Thế gian có năm việc tuyệt chẳng thể được”

Sơ Thiền, Giải Thoát

Kẻ thù số một của nhân loại

Hòa Thượng Hư Vân Khai Thị Tại Thiền Đường

Đức Phật chỉ bày năm pháp làm gia tăng tuổi thọ

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 20)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (1)

Thủ Lăng Nghiêm Kinh Trực Chỉ Đề Cương

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 46)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 171)

Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (5)

BỐN MƯƠI SÁU ĐẠI NGUYỆN CỦA ĐỨC A-DI-ĐÀ

Chiếc Bè

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 26)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 302)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 357)

Mười Tư Tưởng Pháp Hoa Trong Đời Sống Hàng Ngày

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 39)

Kinh Kim Cang Và Phẩm Phổ Môn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 177)

Kinh Bách Dụ: Người nghèo giả tiếng chim uyên ương

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 71)

Kinh Veranjaka-sutta Và Kinh Nakulapita-sutta

Đạo đức Phật giáo trong kinh A Hàm (II)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 296)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 80)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 342)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 37)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 10)

Bài Văn Khuyên Phát Tâm Bồ Đề

Tư Lương Tịnh Độ

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 315)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 120)

Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật – Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 348)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 63)

Kinh Di Đà Lược Giải Viên Trung Sao – Thích Phổ Tuệ

Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Những Bước Chân Nhẹ Nhàng Trở Về Sự Im Lặng

Phật Giáo Với Quan Niệm Cầu An, Cầu Siêu

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 6: Khúc Tòng

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 1)

Niệm Phật Tam Muội

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 66)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese