PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Học Viện Cổ Mật (Nyingma) Tại Martam, Sikkim, Ấn Độ

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter
GIỚI THIỆU 

Theo  yêu cầu của  tôn sư Rigzin Dorje Rinpoche, Ban Liên Lạc Zangpo Project xin  được phép giới thiệu  Học viện Cổ Mật (Nyingma) tại Sikkim, Ấn Độ đến tất cả các Phật tử có nguyện vọng tu tập Phật Pháp  Kim Cang Thừa theo truyền thống Cổ Mật, Longchen Nyingtik. Phật học viện Nyingma đã được thành lập và điều hành bởi tôn sư Rigzin Dorje Rinpoche, đệ tử chân truyền của bậc thầy nổi danh Kyabje Jadrel Rinpoche. Ngài Rigzin Dorje Rinpoche cũng thọ giáo nhiều bậc thầy lỗi lạc khác như Đức Dudjom Rinpoche, Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche, Kyabje Pema Norbu Rinpoche v.v.

 

Phật học viện Cổ Mật (Nyingma) là nơi tu tập của hơn 300 tăng sinh và cũng là nơi đào tạo nhiều bậc thầy với danh hiệu Khenpo và Kim Cang đạo sư (Vajra master). Đây là một trong hai Phật học viện theo truyền thống Cổ Mật được đánh giá cao tại Ấn Độ. Học viện đã cung cấp nhiều giảng sư Phật học cho nhiều tu viện tại Nepal, Bhutan và Ấn Độ.

Chương trình tu học của học viện hoàn toàn miễn phí. Ở đây các tăng sinh được cung cấp chỗ ở, thức ăn cũng như dụng cụ học tập miễn phí. Điều kiện ghi danh là các thí sinh phải trong độ tuổi không quá bốn mươi, là tăng sĩ hoặc có nguyện vọng xuất gia nhận giới tăng sĩ. Thí sinh phải có nguyện vọng chuyên cần tu tập Phật pháp và hoàn tất các chương trình tu học dài hạn từ sơ cấp cho đến cao cấp tại học viện (trong vòng từ 9 đến 15 năm). Các tăng sinh ngoại quốc không biết Tạng ngữ và Anh ngữ sẽ được đặc biệt huấn luyện Tạng ngữ trong ba năm đầu cho đến khi họ có thể theo học các lớp cao hơn. Cách tốt nhất để học một ngôn ngữ mới là sống trong môi trường khi tất cả mọi người chung quanh hoàn toàn dùng ngôn ngữ đó. Một số tăng sinh ngoại quốc không biết  Tạng ngữ khi bắt đầu đến học viện. Họ đã rất thành công hội nhập và trở thành những tăng sinh rất xuất sắc . 

HỌC VIỆN CỔ MẬT (NYINGMA) 
tại Martam, Sikkim, Ấn Độ

do Tôn Sư Rigzin Dorje Rinpoche thành lập và chỉ đạo  

1-Co-Mat

Nyingma có nghĩa là cổ xưa. Phật giáo được truyền bá ở Tây Tạng vào thế kỷ thứ 7, 8 và 9 được gọi là Nyingma. Trong những thế kỷ này, các vị vua Tây Tạng như Songtsen Gompo, Trisong Deotsen và Triralpachen đã thỉnh mời Padmasambhava (hay còn được gọi là Guru Rinpoche, Việt dịch: Đức Liên Hoa Sanh), Shanta Rakshitta và nhiều Đạo sư khác từ Ấn Độ đến Tây Tạng. Các Đạo sư đã ban cho tất cả các quán đảnh, giáo huấn, khẩu truyền và giáo lý của các truyền thống Phật giáo Nguyên Thuỷ (Hinayana), Đại thừa (Mahayana) và Kim Cương thừa (Vajrayana) cho các đạo sinh Tây Tạng. Thông qua sự thực hành, nhiều hành giả đã đạt được giác ngộ và phát triển các quả vị thành tựu trong cuộc đời của họ. Ngay cả hiện nay, chúng ta cũng có thể tìm thấy truyền thống Nyingma nguyên thủy và chính thống trên toàn thế giới. Do đó, Nyingma là truyền thống Phật giáo đầu tiên của Tây Tạng. Nyingma quảng bá những giáo lý và truyền thống nguyên thủy của Phật giáo. Nyingma cũng là Phật giáo nguyên thủy của Sikkim, vì bốn bậc thầy vĩ đại của Sikkim (Ngaljor Cheth shi) đều là những hành giả Nyingma.  

Rigzin Dorje Rinpoche

Tôn sư Rigzin Dorje Rinpoche

Tôn sư Rigzin Dorje Rinpoche đã thành lập học viện Nyingma, Thekgue Lekeshei Ling (Trung Tâm  Phật Học Cao Đẳng và Nghiên Cứu / Higher Buddhist Studies and Research Centre) vào ngày 4 tháng 6 năm 1988 để đảm bảo việc bảo tồn và truyền bá Phật Pháp nói chung và Phật giáo theo truyền thống Nyingma (Cổ Mật) nói riêng. Trong khi người bảo trợ chính cho viện là ngài Tartang Tulku Rinpoche, tôn sư Rigzin Dorje Rinpoche đã một mình đảm trách việc điều hành học viện trong nhiều năm. Đây một tổ chức phi chính phủ (NGO) dành riêng cho việc giáo dục tâm linh và nỗ lực để đảm bảo một nền tảng đạo đức vững chắc cho cộng đồng.

Với 20 năm tiên phong trong lĩnh vực Phật học và nghiên cứu, học viện Nyingma, Martam là trung tâm giáo dục với chất lượng cao trong các lãnh vực cao học Phật giáo cũng như triết học. Khóa học bao gồm các môn Triết học, Văn học, Siêu hình học, Luận lý học, Mật Thừa học, Nghi Thức Tế Tụng, Thực Hành Thiền Định và Anh ngữ với mục đích giáo dục toàn diện từ trình độ căn bản cho đến việc thực hành nghiên cứu. Chương trình chín năm tương đương với bằng Tiến Sỹ (M.A.) của hệ thống giáo dục thế tục. Sau khi hoàn tất khoá học chín năm với những bộ môn đa dạng như trên, tu sinh sẽ được cấp bằng Tiến Sỹ về Triết Học (M.Ạ. in Philosophy). Để nhận được bằng Thạc Sỹ (PhD), tu sinh có thể lựa chọn để hoàn thành thêm ba năm nghiên cứu. Sau đó bằng Khenpo (bằng cấp cao nhất) sẽ được ban cho những ứng viên nào có phẩm hạnh và khả năng giảng dạy xuất sắc nhất. Tuy tu học viện này cống hiến các khóa học theo truyền thống Cổ Mật (Nyingma), nhưng lại tương tự như đại học viện cổ đại Nalanda. Các tăng sinh phải thấu suốt nhiều kinh sách trước khi tốt nghiệp.

3-Co-Mat

Học viện được tổ chức như một tịnh xá. Các tăng sinh được cung cấp chỗ ở, quần áo và dụng cụ học tập miễn phí. Mục đích của học viện là truyền bá thông điệp hòa bình và tinh thần bất bạo động của Đức Phật trên toàn thế giới. Học viện không những chỉ là nơi đào tạo hàn lâm mà còn chú trọng vào một nền giáo dục toàn diện thông qua việc rèn luyện về thể chất, thực hành, trí tuệ và đạo đức. Vì học viện cũng là tịnh xá nên tất cả các khenpos và loppons sống cùng với các tăng sinh để họ có thể thọ nhận những giáo huấn dưới sự giám sát chặt chẽ của tu viện.

Hơn nữa, các tăng sinh có thể tuỳ chọn học tiếng Anh như một môn học bổ sung để tạo điều kiện giao tiếp tốt hơn trong các lớp học và khi tương tác với những người khác trong tương lai.

Vì là một trung tâm tu học nổi tiếng đào tạo nhiều học giả và giảng sư có trình độ cao, Học viện Nyingma, Martam đã thu hút hàng trăm tu sinh từ khu vực Đông Nam Á (từ các nước như Đài Loan, Miến Điện, Ấn Độ, Bhutan, Nepal và Tây Tạng), và cũng như từ châu Âu. Nhà triết học nổi tiếng kiêm [cựu] Thủ tướng của chính phủ Tây Tạng lưu vong, Samdong Rinpoche, đã từng nói với khán giả phương Tây rằng: “Nyingma có hai viện nghiên cứu Phật học cao cấp: một ở miền Nam Ấn Độ và một ở Gangtok, Sikkim, cả hai đều được đánh giá cao.”

Thông qua sự hướng dẫn cao quý và lời tiên tri của đạo sư gốc Kyabje Jadral Rinpoche, người đã ban cho học viện danh hiệu Ngagyur Tholop Thekgue Lekshei Ling, học viện đã được chuyển sang Sikkim vào năm 1996. Đức Pháp vương Wangchuk Namgyal của Sikkim đã thỉnh mời và tài trợ cho việc thành lập học viện Nyingma ở Martam với mục tiêu bảo tồn và phổ biến Giáo Pháp nói chung, và đặc biệt vì lợi ích của người dân Sikkim. Trong mười đến mười hai năm qua, nhiều học giả từ Sikkim đã tốt nghiệp tại học viện này. Do các tăng của học viện đã phục vụ cho các nhu cầu tâm linh khác nhau của người dân, học viện đã nhận được nhiều lời khen ngợi và ngưỡng mộ.

Tất cả các thành viên của ủy ban chấp hành đều là các tình nguyện viên. Nhờ sự cống hiến cần cù của họ mà chúng tôi có được những khoá học tập hiệu quả và một hệ thống hành chính suông sẻ. Học viện nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuyển lựa giáo viên có trình độ cao, cả về kiến thức lẫn đạo đức cá nhân.

Ghi Danh Tu Học: 

Chương trình tu học tại Học Viện Cổ Mật (Nyingma) hoàn toàn miễn phí. Các tăng sinh tại đây không được phép sống bên ngoài học viện; họ không phải làm việc, cũng không tham gia vào chính trị, mà chỉ chuyên tâm tu học Phật Pháp. Học viện có điện nước 24 tiếng mỗi ngày. Ở đây có khí hậu, thực phẩm và nguồn nước tốt nhất của vùng Hy Mã Lạp Sơn. Các thí sinh của học viện phải là tu sĩ đã xuất gia hoặc muốn được xuất gia. Thí sinh phải ở trong độ tuổi không quá bốn mươi. Thí sinh phải có nguyện vọng được chuyên chú tu học Phật Pháp để có thể hoàn tất các chương trình dài hạn từ sơ cấp cho tới cao cấp tại học viện ngõ hầu mang lại lợi lạc đến các chúng sinh sau khi tốt nghiệp. Thời gian tu học dự trù trong vòng từ 9 đến 15 năm, tuy nhiên thời gian dài ngắn để hoàn tất chương trình có thể thay đổi tùy vào hoàn cảnh cá nhân nên xin tham khảo với học viện.

 

Để biết thêm chi tiết về học viện Nyingma, cơ cấu hành chánh, chương trình học cũng như thể lệ ghi danh xin vào trang mạng sau đây:

http://nyingmainstitutemartam.org/Institute.aspx 

Điện thư xin gửi đến:  rdnyingma@gmail.com 
5-Co-Mat

4-Co-Mat

Nguồn hình ảnh sinh hoạt tại Học viện Cổ Mật (Nyingma): Một số do Rigzin Dorje Rinpoche cung cấp và một số được tải xuống từ trang mạng chính thức của Học Viện (http://nyingmainstitutemartam.org )

Pdf_Download_2
Nyingma_Institute_Announcement_Viet June 23 2018

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Niệm Tấn Phong Giáo Phẩm Trong Phật Giáo Thích Tâm Mãn

Ý Nghĩa Và Điều Kiện Xuất Gia

Ý nghĩa và điều kiện xuất gia

Ý Nghĩa Tầm Sư Học Đạo Và Thành Đạo Của Đức Phật

Ý nghĩa tầm sư học đạo và thành đạo của Đức Phật

Xây Dựng Một Mô Hình Hoằng Pháp Đối Với Giới Trẻ

Xả Bỏ Tự Ngã Khi Thuyết Pháp

Xả bỏ tự ngã khi thuyết pháp

Việt Giải Kinh Sách Phật Giáo – Nhu Cầu Thiết Yếu Của Sự Nghiệp Trí Tuệ – Ts. Đoàn Ánh Loan

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Vị Trí Của Nữ Giới Trong Giáo Dục Phật Giáo

Văn Hóa Từ Trong Nhà Ra Ngoài Phố

Văn hóa từ trong nhà ra ngoài phố

Vấn Đề Hoằng Pháp Với Tuổi Trẻ Hải Ngoại: Những Mối Quan Tâm

Vấn đề hoằng pháp với tuổi trẻ hải ngoại: những mối quan tâm

Vấn Đề Giáo Dục Tăng Tài: Thực Trạng Và Giải Pháp – Thích Trí Như

Load More

Discussion about this post

Tôn Giả La Đà – Viên Mãn Hạnh Nguyện Nhờ Siêng Năng Phụng Sự, Tinh Tấn Tu Hành

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Tôn giả La Đà là Thánh đệ tử A La Hán ưu tú của Đức Phật, Ngài là tấm gương...

Hạt Của Chúa Và Chủng Tử Phật

Hạt Của Chúa Và Chủng Tử Phật

HẠT CỦA CHÚA VÀ CHỦNG TỬ PHẬT Nhụy Nguyên Vũ trụ, con người hình thành như thế nào và tương...

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 106)

Kinh văn càng đọc thì tính cảnh giác của chúng ta sẽ càng cao. Hiểu rõ sâu sắc, không vãng...

Thiền Định Là Gì ? – (Fabrice Midal) Hoang Phong Chuyển Ngữ

Thiền Định Là Gì ? – (Fabrice Midal) Hoang Phong Chuyển Ngữ

THIỀN ĐỊNH LÀ GÌ ? (Fabrice Midal) Hoang Phong chuyển ngữ Hỡi những ai mong muốn bảo vệ tâm thức...

Con Đã Có Đường Đi

Con Đã Có Đường Đi

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nguồn Gốc Văn Bản Của Kinh Quán Vô Lượng Thọ – Kinh Văn Của Tịnh Độ Tông

NGUỒN GỐC VĂN BẢN CỦA KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ KINH VĂN CỦ̉A TỊNH ĐỘ TÔNG Nguyên Tác: Kōtatsu Fujitta...

Phương Pháp Giải Quyết Vấn Đề Và Tứ Diệu Đế

Phương Pháp Giải Quyết Vấn Đề Và Tứ Diệu Đế

PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀVÀ TỨ DIỆU ĐẾ Nguyễn Cung Thông Loạt bài này tóm tắt các suy nghĩ...

Ứng Dụng Tứ Tất Đàn Vào Đời Sống Xã Hội

Ứng Dụng Tứ Tất Đàn Vào Đời Sống Xã Hội

THÍCH THÁI HÒA ỨNG DỤNG TỨ TẤT ĐÀN VÀO ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (TÀI LIỆU GIẢNG DẠY CHO Gia Đình...

Giới Sadi Và Giới Sadi Ni

GIỚI SADI VÀ GIỚI SADI NIThích Nhất Hạnh Đạo Tràng Mai Thôn, Pháp Quốc -Giới thứ nhất là bảo vệ sinh mạngÝ...

Áp Dụng Tinh Thần Phật Giáo Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp – Minh Thạnh

Sứ mệnh doanh nghiệp là hợp tác để cùng phát triển, cùng có lợi. Hợp tác mà một bên thắng...

Ni Giới Trẻ Ngày Nay Với Vấn Đề Bát Kỉnh Pháp

Ni giới trẻ ngày nay với vấn đề bát kỉnh pháp

I. DẪN NHẬPChúng con kính nghe rằng:“Giới như đất bằng, muôn điều lành từ đó mà sanh.Giới như thuốc hay,...

Nghiệp Riêng

Nghiệp Riêng

NGHIỆP RIÊNG  Thích Như Tú Trong Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, Đức Thế Tôn đã dạy cho Long Vương ở...

Ngày An Lạc Kỳ 5: Ươm Mầm Yêu Thương Từ Những Điều Giản Dị

Ngày an lạc kỳ 5: ươm mầm yêu thương từ những điều giản dị

NGÀY AN LẠC KỲ 5: ƯƠM MẦM YÊU THƯƠNG TỪ NHỮNG ĐIỀU GIẢN DỊ   Thuần Tâm Thảo Triều   Trước...

Phải Chăng Cuộc Đời Đã Lập Trình Sẵn?

Phải chăng cuộc đời đã lập trình sẵn?

PHẢI CHĂNG CUỘC ĐỜI ĐÃ LẬP TRÌNH SẴN? Hòa thượng Viên Minh chia sẻ trong buổi Trà Đạo Bửu Long...

Kinh Ưu Ba Ly

中 阿 含 經KINH TRUNG A HÀMHán Dịch: Phật Đà Da Xá & Trúc Phật Niệm,Việt Dịch & Hiệu Chú:...

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Hạt Của Chúa Và Chủng Tử Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 106)

Thiền Định Là Gì ? – (Fabrice Midal) Hoang Phong Chuyển Ngữ

Con Đã Có Đường Đi

Nguồn Gốc Văn Bản Của Kinh Quán Vô Lượng Thọ – Kinh Văn Của Tịnh Độ Tông

Phương Pháp Giải Quyết Vấn Đề Và Tứ Diệu Đế

Ứng Dụng Tứ Tất Đàn Vào Đời Sống Xã Hội

Giới Sadi Và Giới Sadi Ni

Áp Dụng Tinh Thần Phật Giáo Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp – Minh Thạnh

Ni giới trẻ ngày nay với vấn đề bát kỉnh pháp

Nghiệp Riêng

Ngày an lạc kỳ 5: ươm mầm yêu thương từ những điều giản dị

Phải chăng cuộc đời đã lập trình sẵn?

Kinh Ưu Ba Ly

Tin mới nhận

Người thầy thuốc của Đức Phật

Bất biến và tùy duyên

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 2)

Lạy ông Phật nào?

Đức Phật dạy về hiếu đạo

Lặng Lẽ 400 Năm, Chùa Xưa Tỉnh Thái Bình

Dòng sông tâm thức (I)

Lời Phật dạy về cách tạo dựng phúc đức cho sinh mệnh con người

Ngôi Chùa Trên Sông – Vĩnh Hảo

Làm gì có Phật trên đời!

Đêm tri ân mừng Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia tại chùa Ba Vàng

Đức Phật quán nhân duyên giáo hóa năm ẩn sĩ Kiều Trần Như

Phật dạy: Bản ngã càng lớn, sĩ diện càng nhiều, càng dễ bị tổn thương

Câu chuyện nhân quả trong cuộc đời Đức Phật

Niềm tin trong cuộc sống

Từ cội Bồ Đề nơi Đức Phật thành đạo đến bài học về lòng tri ân mà người con Phật cần ghi nhớ!

Đức Phật là bậc Vô thượng Y vương

Đức Phật nói về nguyên nhân thất bại ở đời

Trọn lòng theo Phật

9 ân Đức Phật

Tin mới nhận

Thiền Phái Trúc Lâm Qua Đường Lối Thực Hành

Tảng đá vàng phá vỡ mọi nguyên tắc trọng lực

Đề Phòng Khả Năng Tự Suy Thoái Của Đạo Phật

Giải thoát tri kiến : Đạo Phật là đạo giải thoát

Bài kinh Di Giáo – Lời di huấn cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn

Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Sự Hủy Diệt Của Phật Giáo Tại Ấn Độ

Gõ cửa vô thường

Cầu nguyện trong đạo Phật

Đạo Phật Và Tinh Trạng Khẩn Cấp Về Khí Hậu-năng Lượng, Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

Khủng Hoảng Truyền Thông Hay Khủng Hoảng Đạo Đức?

Vesak 2014 Các Bài Tham Luận Hội Thảo

Họ Có Thể Giết Được Bao Nhiêu Vị Phật?

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 12)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 3)

Nghệt thuật chăn trâu

Hơn 700 Bài Pháp Âm Do Thầy Thích Phước Tiến Thuyết Giảng

Thiền, Stroke Và Trái Tim

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 84)

Nghiên cứu về quá trình mang thai và việc giáo dục thai nhi theo quan điểm Phật giáo

Phân Tích Giới Tỷ Khưu Ni

Tin mới nhận

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 15)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 247)

Hướng Dẫn Đọc Kinh Trường Bộ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 56)

Kinh Lời Vàng

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (1)

Kinh Tụng – Thích Trí Thoát

Giới Thiệu Kinh Thắng Man

Mối liên hệ giữa tư tưởng Kinh Lăng Già và Duy Thức tông

Nghe Ht. Thích Chơn Thiện Giảng Kinh

Kinh Bách Dụ: Người hay sân hận

Bát Nhã Ba La Mật Kinh Trực Chỉ Đề Cương

Kinh Viên Giác Giảng Giải

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 17)

Kinh Bách Dụ: Người giúp việc giữ cửa

Phép Tu Lăng Nghiêm Đại Định

A-HÀM TUYỂN CHÚ

Thấy biết chỉ là thấy biết (thầy Thích Tâm Hạnh giảng)

Ý Nghĩa Câu – Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm – Trong Kinh Kim Cang

GIỚI THIỆU KINH KIM CANG

Tin mới nhận

Chân tướng cũa người niệm Phật không được vãng sanh

Thực Hành Vãng Sinh Về Tịnh Thổ A Di Đà

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 4)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 26)

Niệm Phật Thành Phật – Pháp Sư Tịnh Không

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 51)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 9)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 227)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 46)

Lễ Nhập Bảp Tháp Cố Đại Lão Ht Thích Trí Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 360)

Tìm Hiểu Giáo Nghĩa Của Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 83)

Tịnh Độ Chân Tông Và Ngài Thân Loan

Pháp Môn Một Đời Thành Tựu

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 106)

Luận Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 210)

Pháp Môn Tịnh Độ Trong Kinh Phật Giáo Nguyên Thủy

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 3)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese