PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Hoa đào năm ấy

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Blank
HOA ĐÀO NĂM ẤY

Tiểu Lục Thần Phong

 

Hoa Dao Nam AyMuà xuân năm âý trong thành Hạc Hoa xuất hiện một vị du sĩ rất lạ lùng. Ông mang một cành đào rao bán, phố phường xôn xao. Nhiều người hoỉ mua nhưng chẳng ai mua được. Có một người phục sức sang trọng, trông khệnh khạng ra vẻ đaị gia lắm. Y gặp vị du sĩ kia và hỏi:

– Cành đào của ông giá bao nhiêu?

Vị du sĩ bảo:

– Mỗi nụ hoa một đồng tiền vàng

Y trố mắt lên:

– Hoa đào của ông có gì mà mắc thế?

Du sĩ bảo:

– Nếu ông biết thì tôi không cần phải noí, nếu ông đã không biết thì tôi nói cũng bằng thừa.

Noí xong vị du sĩ bỏ đi, y đứng giữa đường chỉ chỏ với những người hiếu kỳ xung quanh và bảo:

– Đồ điên!

Vị du sĩ cũng chẳng bận tâm y nói gì, ông vẫn ung dung bước, vẻ mặt rất thanh thản. Ông đi giữa thành mà như chẳng thấy bóng người. Ông bước đi mà tâm trí của ông như ở một phương trời mộng  nào đó chứ chẳng phải giữa thành Hạc Hoa này. Cuối đường ông ghé vào một quán nước đơn sơ ở góc thành, trong quán có vài vị khách trông cũng rất nhàn hạ. Đối diện bàn ông có chàng trai trẻ ngồi một mình độc ẩm. Một lát sau dường như chàng trai nhìn thấy ông bèn gật đầu chào. Chàng buộc miệng khen:

– Hoa đào đẹp quá!

Ông mỉm cười noí:

– Mỗi nụ hoa một đồng tiền vàng.

Chàng trai bảo:

– Mỗi nụ chỉ một đồng tiền vàng sao?

Bây giờ thì đến lượt vị du sĩ giật mình, ông hỏi:

– Cậu mua nổi sao?

Chàng trai bảo:

– Tiểu bối này một xu cũng không có nhưng có vật này có thể đổi được chăng?

Noí xong chàng ta bèn lấy giấy bút trong tuí thảo một bốn câu thơ:

Hồng lên xuân sắc hoa đào
Vô ngôn biệt ý xin chào người dưng
Vì chưng thương nhớ quá chừng
Giang hà một cõi đã từng quen nhau ?

Viết xong chàng trao cho vị du sĩ, ông ấy đọc lướt nét mặt thoáng chút ngẩn ngơ, cầm tờ hoa tiên trên tay nhìn thẳng vào mắt chàng trai:

– Ta đão rao bán mỗi nụ hoa một đồng tiền vàng, cả thành Hạc Hoa này đều bảo ta điên. Giờ đây ta gặp cậu, ta sẽ tặng cậu cành hoa này mà không lấy một xu. Không lẽ ta điên thật sao? Mấy mươi năm ngao du khắp sơn hà, hôm nay ta gặp cậu kể cũng như có duyên nhau.  Người trong thiên hạ có muôn vạn nhưng dễ gì gặp được tri kỷ. Người xưa từng bảo: “Đắc nhất tri kỷ khả dĩ bất hận”. Ta hôm nay mãn nguyện lắm rồi!  Cành đào naỳ là của cậu, cậu hãy lấy nó đi!

Chàng trai trẻ cũng ngạc nhiên không kém, cậu ta vừa chạm tay vào cành đào thì nó lập tức biến thành vàng ròng  trông rất rực rỡ. cậu ta ngạc nhiên và rụt tay laị:

– Xin đa tạ vị tiền bối! Tiểu bối không cần thứ hoa vàng này, ngài hãy giữ lấy!

Vị du sĩ cười vang vang, quả thật ta không lầm người. Này chàng trai trẻ hãy cầm lấy cành hoa của cậu đi!

Noí xong ông trao cành hoa cho chàng, lập tức cành hoa trở laị  tươi thắm như thuở ban đầu. Chàng trai vui mừng cảm ơn ông rồi hoỉ tên họ nhưng ông cười:

– Tên họ mà chi? Xác thân tứ đại này vốn là vật ô hợp, nó đã sanh ra thì nó sẽ hoaị đi bất cứ lúc nào. Nó đã vốn mong manh vô thường mà còn cho nó một cái tên nữa thì khác chi giữa cơn mộng còn mộng thêm một giấc mộng con.

Chàng trai mời vị du sĩ một chén rượu thì ông laị bảo:

– Nó là thứ độc dược haị không biết bao nhiêu người trên thế gian này. Ta giữ giới không thể nhận, mong cậu không phiền lòng!

Chàng trai  nói:

– Thưa ngài, Y theo nghĩa lý thì được, chấp ở văn tự thì há chẳng phải hủ nho sao? người như lão tiền bối đây lẽ nào laị dính mắc?

Vị du sĩ đứng phắt lên, vỗ lấy vai chàng trai:

– Mấy mươi năm rong ruổi, chưa có ai noí với ta như thế! cậu trẻ người mà kiến thức quảng bác, trông giản dị mà sâu sắc vô cùng. rượu là nước mắt của thế nhân.  Hôm nay ta sẽ uống cạn chén này và sẽ chỉ một lần này thôi!

Noí xong ông cạn chén rượu rồi từ tạ quay bước đi. Chàng trai   vội theo hoỉ:

– Thưa bậc tiền bối, ông đi về đâu? ngày sau còn gặp laị nhau?

Ông cười bảo:

– Về đâu ư? Ta về nơi ta đã ra đi, thế gian này như quán trọ bên đường cậu bận tâm làm gì?  Còn mai này có gặp laị nhau hay không làm sao ta biết được? nếu có duyên thì gặp laị thôi! Một sát-na này cũng là trăm năm. Quá khứ đã qua hối tiếc làm gì, tương lai  chưa đến mong moỉ mà chi, hãy vui với hiện taị này là đủ lắm rồi. Lẽ nào cậu chưa hiểu ra?

Noí xong vị du sĩ bỏ đi, chàng trai đứng nhìn theo cho đến khi bóng dáng ông xa hút cuối chân trời. Chàng quay laị cầm cành đào trong tay lòng mang mang, rồi chàng quyết định đem lên chùa lễ Phật. Trên đường đi  người phố thị nhìn cành đào, nhìn chàng chỉ trỏ , bàn tán xôn xao:

– Sao anh ta mua nổi cành đào mà mỗi nụ hoa một đồng tiền vàng?

– Anh ta bỏ ra cả gia tài lớn mới mua nổi cành đào này?

– Anh ta mua nó để làm gì vậy?

Mặc cho tiếng người bàn tán, mặc cho bao ánh mắt tò mò.. Chàng đi thẳng đến chùa dâng cành đào lên cúng dường Thế Tôn. Ra về lòng dạ lâng lâng, đêm  chàng trở về căn phòng của mình chong đèn viết :

– Ngàn năm trước Thôi Hộ viết: “Đào hoa y cựu” làm thao thức bao khách văn chương, thời gian xoá nhòa tất cả, chôn vuì tất cả , ấy vậy mà cảm xúc của “Đào hoa y cựu” vẫn cứ thanh tân như thuở nào. Ngàn năm đã qua rồi ngàn năm nữa sẽ đến. Hoa đào nở rồi cánh hoa rụng về cội cũng giống như ta vậy thôi. Ta đến đây, rong chơi trong thế gian này rồi ta laị đi. Ta chết đi chỉ là cái xác thân tứ đaị thôi, cái “ thức” nó vẫn còn mãi mãi…Nó sẽ lên cao hay xuống thấp tuỳ vào những việc ta làm, ta noí, ta nghĩ trong cuộc đời này!  Người ta đến với nhau trong cuộc đời này thương hay ghét cũng đều có cái nhân sâu xa của nó.  Khi đến mình không thể lựa chọn vì việc đã thành rồi, ta chỉ có thể chuyển hóa nó cho mai sau mà thôi!  Xác thân này đã là hư huyễn vậy thì cái gọi công danh  sao có thật được? Một cái huyễn chồng lên một cái huyễn. Vậy mà con người ta cứ khổ đau, cứ haị nhau… để chiếm cho được cái công danh kia!  Nếu noí công danh thì thế gian này ai hơn được Thế Tôn, ấy vậy mà ngài coi như đôi dép rách! nối tiếp ngài chư tổ cũng vậy: Ngài Bồ  Đề Đạt Ma, ngài An Sĩ Cao, … Đều là công danh bậc nhất nhưng các ngài vứt bỏ như không! Hôm nay ta gặp một bậc du sĩ kỳ lạ ở thành Hạc Hoa. Ông ta rao bán cành đào mà mỗi nụ hoa là một đồng tiền vàng, rồi ông ta tặng ta lại biến nó thành vàng ròng. Cái ta cần nào phải là hoa vàng, thì ra ông ấy thử lòng ta! May mà ta không trở nên hèn kém trong cái sát-na đầy ma quái ấy!  Hoa đào muà xuân, ao sen muà hạ, lá vàng mùa thu, tuyết bạch trời đông. Thời gian cứ mãi xoay vòng, ta sanh ra rồi lớn lên , laị già đi rồi chết… thế là laị một vòng quay mới. Cái vòng quay miên viễn không dừng laị bao giờ! Ta biết Thế Tôn và các vị giác ngộ đang ngồi xem cái vòng quay bất tận miên man này! Hoa đào năm nay rực rỡ nào có kém gì hoa đào ngàn năm trước của Thôi Hộ, Hoa đào nở ,cánh bay trong gió, cánh rụng về cội, thảm cỏ xanh hồng lên sắc hoa đào.

Thương  nhau tình thắm cánh hoa đào
Trời phương ngoaị mùa xuân lòng nao nao
Người đâu?
Ta đâu?
Nay nhặt cánh hoa mai về bên ấy!
Một trời trắng mây.

Hoa nở rồi rụng, người đến rồi đi, xác thân sẽ hoaị, lưu laị chút tình, ai nhớ ai quên, dù quen dù lạ… Một ngày mùa xuân ngôn ngữ sao tả được? chữ nghĩa mà chi? Dù thân sơ, dù sang hèn… đã đến nơi đây thì đã  lưu laị chút tình hoài!

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành  

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

Tại Sao Cần Thiền Định?

Tại sao cần thiền định?

Thật khôi hài khi thấy tâm bất an lại tạo cho chúng ta cảm giác mình đang bận rộn với...

Lời Phật Dạy Về Việc Sử Dụng Tiền Bạc Đúng Pháp

Lời Phật dạy về việc sử dụng tiền bạc đúng pháp

Tiền bạc nói cho cùng cũng chỉ là phương tiện. Nếu tiêu xài phung phí vô bổ, không dùng đồng...

Quan Điểm Của Phật Giáo Về Pháp Môn Niệm Phật

Đã từ lâu, tôi phát tâm tu tập pháp môn niệm Phật, niệm danh hiệu Nam mô A Di Đà...

Nghệ Thuật Ăn Trong Chánh Niệm

Nghệ thuật ăn trong chánh niệm

NGHỆ THUẬT ĂN TRONG CHÁNH NIỆM Jules Clancy | Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ Jules Clancy học ngành công...

Bức Thư Của Bồ Tát Long Thọ Gởi Vua Gautamiputra

Bức thư của Bồ Tát Long Thọ gởi Vua Gautamiputra

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tánh Không Là Giải Thoát

Tánh Không Là Giải Thoát

TÁNH KHÔNG LÀ GIẢI THOÁT Nguyễn Thế Đăng   Sắc thanh hương vị xúc pháp cấu thành thế giới của...

Tương Lai Là Ngay Lúc Này-nói Chuyện Cuối Cùng Ở Ấn Độ , Krishnamurti, Ông Không

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Hy Vọng Đồng Nghĩa Với Tuyệt Vọng

Hy Vọng Đồng Nghĩa Với Tuyệt Vọng

HY VỌNG ĐỒNG NGHĨA VỚI TUYỆT VỌNGTuyển tập mười bài pháp thoại của Hòa thượng Thích Bửu ChánhPhước Minh và Phước Tuệ ghi chépThiền...

Dạy Trẻ Cách Nêu Gương

Dạy trẻ cách nêu gương

DẠY TRẺ CÁCH NÊU GƯƠNG Ni sư Thubten Chodron | Trần Tuấn Mẫn dịch Ni sư Thubten Chodron Chúng ta...

Lục Ba La Mật

LỤC BA-LA-MẬT(ṣaṭ pāramitā) 六波羅蜜多 Thích Đức Thắng Đây là sáu phương pháp thực tiễn tu tập dành cho các hàng...

Phật Giáo Tịnh Độ – Đạo Của Đức Tin

PHẬT GIÁO TỊNH ĐỘ- ĐẠO CỦA ĐỨC TIN  Người dịch: Thích Nguyên Đăng Để hiểu phật giáo tịnh độ, cần...

Từ Bi Tâm Là Đệ Nhất

TỪ BI TÂM LÀ ĐỆ NHẤT Có người hỏi tôi làm thế nào để đương đầu với nỗi sợ hãi,...

Câu Trả Lời Của Phật Giáo Đối Với Các Thách Thức Về Vấn Đề Khí Hậu

Câu Trả Lời Của Phật Giáo Đối Với Các Thách Thức Về Vấn Đề Khí Hậu

CÂU TRẢ LỜI CỦA PHẬT GIÁOĐỐI VỚI CÁC THÁCH THỨC VỀ VẤN ĐỀ KHÍ HẬUTiến sĩ Manpreet SighDiệu Thủy - Đặng Thị Hồng dịch  Sự biến...

Bốn Cách An Trú Tánh Không Với Tinh Tấn Chánh Niệm Tỉnh Giác

Bốn cách an trú tánh không với tinh tấn chánh niệm tỉnh giác

BỐN CÁCH AN TRÚ TÁNH KHÔNG VỚI TINH TẤN CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC(Trích ghi chép từ Trà Đạo Bửu Long,...

Thực Hành Không Khoa Trương

Thực Hành Không Khoa Trương

THỰC HÀNH KHÔNG KHOA TRƯƠNGChuyển ngữ Diệu Liên Lý Thu Linh Diệu Ngộ Mỹ Thanh Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam...

Tại sao cần thiền định?

Lời Phật dạy về việc sử dụng tiền bạc đúng pháp

Quan Điểm Của Phật Giáo Về Pháp Môn Niệm Phật

Nghệ thuật ăn trong chánh niệm

Bức thư của Bồ Tát Long Thọ gởi Vua Gautamiputra

Tánh Không Là Giải Thoát

Tương Lai Là Ngay Lúc Này-nói Chuyện Cuối Cùng Ở Ấn Độ , Krishnamurti, Ông Không

Hy Vọng Đồng Nghĩa Với Tuyệt Vọng

Dạy trẻ cách nêu gương

Lục Ba La Mật

Phật Giáo Tịnh Độ – Đạo Của Đức Tin

Từ Bi Tâm Là Đệ Nhất

Câu Trả Lời Của Phật Giáo Đối Với Các Thách Thức Về Vấn Đề Khí Hậu

Bốn cách an trú tánh không với tinh tấn chánh niệm tỉnh giác

Thực Hành Không Khoa Trương

Tin mới nhận

Phật dạy thiếu nhi không nói dối

Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu Nói Về Việc Tự Thiêu Của Bồ Tát Quảng Đức

Đức Phật dạy: trong tất cả các loại bố thí, bố thí Pháp là vĩ đại hơn hết

Đức Phật giảng như thế nào về cái chết và quy luật sinh lão bệnh tử trên đời?

Toàn Văn Khai Thị Của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ

Bồ Tát Quảng Đức: Trái Tim Từ Bi Và Sự Thật Thích Giác Tâm

Vấn đề bảo vệ môi trường dưới góc nhìn Phật giáo

Cùng ngẫm về cuộc đời Đức Phật

Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo

Lời Phật dạy về minh và vô minh

Tiểu Sử Bồ Tát Thích Quảng Đức (1897 – 1963)

Phật tử Trung Hiếu: “Lời Phật dạy là vàng, là ngọc, là tôn chỉ giữa đời và đạo”

Chùa Vũ Hạ – An Vũ – Quỳnh Phụ – Thái Bình

Đường về Câu Thi Na hôm nay

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 4)

Lời Phật dạy về việc ‘kinh doanh thành công’

Đường xưa mây trắng

Đơn Xin Tự Thiêu Của Hòa Thượng Quảng Đức

Đùa chơi với khổ

 Ý nghĩa bốn chân lý của Tứ Diệu Đế

Tin mới nhận

Vọng Tưởng Luân Hồi

7 CÁCH LỄ PHẬT

Tùy bút: thi ca của mẹ, thủ bút của cha

Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa

Bức tượng trả lại và ý niệm hóa giải

Ẩm Thực Và Những Giới Luật Liên Quan

Nghiên cứu về cơ sở hình thành & quá trình phát triển của bản kinh Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng

Trong tất cả giáo pháp mà Đức Phật đã giảng, điều quan trọng nhất là giới luật

Xin ăn mà không ăn xin

Hạnh phúc được làm con Phật

Tinh thần giác ngộ

Văn Hóa Công Vụ Dưới Lăng Kính Chánh Nghiệp

Kinh Pháp Cú Song Ngữ Chú Giải Tập 1

Địa chỉ các trung tâm thiền ở Miến Điện

Con Đường Tỉnh Thức: Một Câu Chuyện Về Nấu Món Lươn Sống – Quả Đình (Martin) Verhoeven

Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng Và Thượng Hải Sẽ Bị Nhận Chìm Dưới Biển Vào Năm 2050 Tú Anh Rfi

Đại Cương Về Luận Câu Xá

Giới Thiệu Những Tác Phẩm Thiền Ca Của Lê Minh Hiền – Hàn Long Ẩn

Ngừa hoạnh tử, tăng thọ, niệm tử

Bốn phương pháp cảm hóa lòng người

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 22)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 296)

Tổng Quan Kinh Đại Bát Niết-bàn

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích

VÀI CẢM NGHĨ VỀ BÁT NHÃ TÂM KINHLê Tấn Tài

Làm bạn với thiện

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 62)

Những điều kiện cần thiết trước khi đọc tụng kinh Phật

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 18)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 373)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 103)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 175)

Oán thù nên giải – Không nên kết

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 132)

Thực Hành Con Đường Bồ Tát Qua Kinh Duy Ma Cật

Đức Phật Thuyết Giảng Về Sự Đau Đớn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 297)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 62)

Phổ Môn Chú Giảng

Kinh Bách Dụ: Người giúp việc giữ cửa

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 250)

Đọc sách ngàn lần – Tập 5

Phát Nguyện Vãng Sanh Cực Lạc

Công Trình Biên Soạn Và Phiên Dịch Kinh Sách Của Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh

Khóa Tu Phật Thất

Thiền Tịnh Song Tu

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 6: Khúc Tòng

Vạn Thiện Đồng Quy Tập

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 124)

48 Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà

Chương 1 bài 2 mục 2 Tường Tận Đối Trị Phiền Não

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 15)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 69)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 283)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 296)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 19)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 180)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 39)

Cách Thức Quán Tưởng Phật A Di Đà Lúc Chết

Thành Kính Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Thích Nhật Từ Khể Thủ

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.