PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Hiên tượng Phật sống, và làm sao để thấy được một vị Phật hay Bồ tát?

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

 

Hỏi: Gần đây lại có tin đồn hiện tượng “Phật sống”và cũng có một số người đã xác nhận là đã gặp qua Phật sống. Vậy tin này có thể tin được không? Và làm sao để có thể thấy được một vị Phật hay Bồ Tát?

Đáp: Trên căn bản, danh từ “Phật sống” là đã sai đối với giáo lý của Đạo Phật. Đã gọi là Phật sống tức là phải có Phật chết. Nhưng Phật có chết hồi nào đâu mà bảo là Phật sống hay là Phật chết? Chẳng lẽ đã là Phật, là Như Lai Thế Tôn mà lại còn sống chết như phàm phu hay sao? Vậy làm sao gọi Phật là đã chấm dứt sanh tử luân hồi? Cho nên những người phao tin, cũng giống như là những người xác nhận đã thấy qua Phật sống, thật ra chẳng biết Phật là gì, mà chỉ tự dối mình gạt người và đánh lừa lòng tin của những Phật Tử nhẹ dạ, chưa thâm nhập vào Đạo Phật.

Có 3 điều đáng lưu ý ở sự kiện này:

1.Thuở xưa, Đức Phật Thích Ca (cũng như là các vị Phật khác) đã từ bỏ vương vị, tiền tài danh vọng, cung vàng điện ngọc, chỉ còn lại 1 bình bát và 3 y,  để có được bồ đề niết bàn. Bây giờ chúng ta lại đem những của cải tài vật đến cho Phật, những cái mà ngài đã bỏ đi từ lâu vì chính nó là “nguyên nhân của Phiền Não”, vậy chẳng phải là “Phỉ Báng Như Lai” hay sao? Các chư Phật ra đời là nhằm mục đích độ thoát chúng sanh, chứ không phải ngồi để cho chúng ta lễ lạy. Chẳng lẽ Như Lai Thế Tôn đại từ đại bi, đại hỹ đai xã lại còn cái ngã mạn là ngồi để cho chúng ta lễ bái hay sao? Cho nên chẳng có ông Phật nào mà ngồi ở không để nhận lễ lộc cúng bái của quý vị đâu nha.

2.“Lại nữa, Xá Lợi Phất! Các Tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni đó tự cho mình đã đặng A-la-hán, là thân rốt sau rốt ráo Niết bàn, bèn chẳng lại quyết chí cầu đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nên biết bọn đó là kẻ tăng thượng mạn” (kinh Pháp Hoa)

3.Phật hỏi: “Này Tu Bồ Đề! Ý ông nghĩ sao? Như Lai được Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác chăng? Như Lai có pháp để nói chăng?” Tu Bồ Đề thưa: “Theo con hiểu về nghĩa Phật đã nói thì không có pháp cố định gọi là Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, cũng không có pháp cố định Như Lai có thể nói. Tại sao? Pháp do Như Lai nói đều chẳng thể chấp lấy, chẳng thể nói, chẳng phải pháp chẳng phải phi pháp. Vì cớ sao? Tất cả Hiền Thánh đều do pháp vô vi mà có sai khác.” (kinh Kim Cang) – Qua đoạn hội thoại này, ta có thể hiểu được, sở dĩ gọi là Như Lai Thế Tôn, là Phật, vì ngài đã không còn có ý niệm ngài là Như Lai Thế Tôn. Nếu ngài khởi niệm thì tuyệt không phải là Như Lai Thế Tôn nữa vì khi đã thành Phật thì không còn chấp vào 4 tướng là Tướng Ngã, Tướng Nhơn, Tướng Chúng Sanh, và Tướng Thọ Giả.

Qua 3 điểm trên, ta có thể khẳn định ông nào tự xưng là Phật sống, là Bồ Tát, là đã chứng thánh quả ngồi cho quý vị lễ lạy cúng bái, thu nhận tiền của, thì ông đó, không phải là “bị chạm dây” thì cũng là “Phàm Phu Thứ Thiệt 100% đấy”

 

Trả lời câu hỏi thứ 2, làm sao để có thể thấy được một vị Phật hay Bồ Tát? Cõi Ta Bà mà chúng ta đang sống được gọi là “Thánh Phàm Đồng Cư Độ”, nghĩa là chư Phật, chư Bồ Tát và Phàm Phu chính hiệu 100% đều sống chung lẫn lộn.  Cho nên, muốn thấy Phật và Bồ Tát cũng không khó, chỉ cần có “Trí Tuệ” là có thể thấy được. Vậy trước hết ta hãy định nghĩa Phật và Bồ Tát là gì?

Phật là gọi tắc của hai chữ “Phật Đà” nói theo tiếng Pali (Phạn Ngữ), dịch sang tiếng Hán-Việt là “Giác Giả”, có nghĩa là “Người Tỉnh Thức”. Nói như vậy có người lại hỏi, tôi đang tỉnh, đang nói chuyện, vậy có phải tôi cũng là người tỉnh thức hay không? Xin thưa không. Quý vị chỉ đang tỉnh ngủ thôi. Tất cả chúng ta nhìn thì dường như không khác biệt, nhưng thật sự là “đang đắm chìm trong sông mê, biển ái, sanh tử trầm luân” mà lại không hề nhận thức, lấy giả làm thật, lấy khổ làm vui, lại cho đó là thật. Thế nên Phật mới bảo là chúng sanh mộng tưởng điên đảo.

Bồ Tát là gọi tắc của Bồ Đề Tát Đỏa. Vào đời Dao Tần, ngài Cưu Ma La Thập dịch là “Thành Tựu Chúng Sanh Đại Đạo Tâm”. Nghĩa là nếu có chúng sanh nào phát nguyện đi trên con đường rộng lớn (là con đường thoát ly sanh tử), thì người đó chính là Bồ Tát. Trong bài kệ hồi hướng có đoạn “Thế thế thường hành Bồ Tát đạo. Nguyện sanh Tây Phương tịnh độ trung”. Nếu quý vị đã nguyện là thường hành Bồ Tát đạo, nghĩa là làm việc làm của Bồ Tát, như vậy quý vị là Bồ tát rồi đấy. Nhưng là “sơ phát tâm Bồ Tát”. Phải còn tu lâu dài nữa mới diệt trừ được tham sân si phiền não.

Sau này đến đời nhà Đường, ngài Huyền Trang dịch là “Hữu Tình Giác” nghĩa là Chúng Sanh Hữu Tình đã có sự tỉnh thức (không còn mê). Tuy nhiên quý vị đừng nghĩ “Tỉnh Thức” là hoàn toàn Giác Ngộ như Phật. Ba La Đề Mộc Xoa dịch là “Giới”, nghĩa là “Biệt Biệt Giải Thoát”, tức là “sự giải thoát từng phần”. Nếu có vị nào giữ được 2 giới là đã chứng được 2 phần và cũng đã có sự giải thoát hay là tỉnh thức được 2 phần. Giữ được 10 giới thì giải thoát được 10 phần. Bồ Tát cũng được dịch là Giác Hữu Tình” nghĩa là đem sự tỉnh thức của mình để đánh thức những Chúng Sanh Hữu Tình khác. Nói tóm lại, Bồ Tát là một người tỉnh thức chuyên làm việc lợi lạc cho chúng sanh.

Theo như trong kinh Hoa Nghiêm, khi một thế giới mới được hình thành thì chư Phật và Bồ Tát liền thị hiện xuống làm những vị thuốc, làm nhữ vị tổ của các nghành nghề để giúp đỡ, truyền dạy và hóa độ cho chúng sanh ở quốc độ đó. Cũng với ý này, trong kinh Pháp Hoa, Bồ Tát Quán Thế Âm dạo chơi ở cõi Ta Bà qua 32 Ứng-Hóa-Thân. Như vậy, nếu quý vị quán sát đến những người chung quanh (“dùng Trí để quán sát” không được dùng tình cảm), những vị “Chơn Tu”, những người xuất gia hay không xuất gia, bất kể là màu da, chủng tộc, hay Tôn Giáo, đã không cầu danh lợi, bỏ cả cuộc đời để đi làm việc lợi lạc cho chúng sanh, hay là những vị tổ của các nghành nghề. Nhìn bên ngoài thì không khác với chúng ta, nhưng đích thực đấy là những vị Phật và Bồ Tát thị hiện để hóa độ chúng sanh.

PHẦN ĐỌC THÊM

Phần trả lời trên, xem như là khá đầy đủ chi tiết cho những người chưa hiểu nhiều về đạo. Tuy nhiên, xin khai triển thêm ở điểm này, hằng mong những ai có “Chủng Tử Đại Thừa” có thể lĩnh hội thêm nét sâu sắc của đạo Phật.

Như đã trả lời ở phần trên, tuy chư Phật và các hàng “Đại Bồ Tát” thị hiện khắp nơi để giáo hóa chúng sanh. Nhưng khi đã “thâm nhập sâu vào đạo” thì đừng nên chạy tìm cầu các ông Phật hay Bồ Tát nào ở bên ngoài nhé, Phật rầy nặng lắm đấy.

Thế nào là kẻ “Ngoại Đạo”? Đa số các Phật Tử ai cũng cho rằng các đạo khác như là Thiên Chúa Giáo hay là Hồi Giáo là ngoại đạo chứ gì? Xin thưa đấy là một sự nhầm lẫn đáng tiếc. Những người Phật Tử đôi khi cho mình là “Nội Đạo”, nhưng thật ra là ngoại đạo đấy. Lục Tổ Huệ Năng định nghĩa như thế này: “Thế nào là kẻ ngoại đạo? Chính là kẻ cầu tìm Phật Pháp ở ngoài Tâm”. Vậy những ai đi tìm cầu Phật Pháp ở bên ngoài mà không hề biết, không hề tìm cầu ông Phật ở trong Tâm mình để sớm đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (là thành Phật), thì đều là những kẻ ngoại đạo. Vậy thì hãy xem lại xem mình là Nội Đạo hay là Ngoại Đạo nhé. Phật nói 4 câu kệ trong Kinh Kim Cang cũng là ý này:

“Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thinh cầu ngã
Thị nhơn hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai”

Đây là 4 câu kệ trong kinh Kim Cang, nghĩa là nếu có kẻ tìm cầu mong được thấy Phật bằng âm thanh hay sắc tướng, qua 32 tướng tốt, 80 vẽ đẹp, muốn đến chiêm ngưỡng lễ bái ông Phật biết đi, biết đứng, biết nói biết cười, kẻ đó đang làm việc tà, không bao giờ biết được Như Lai là như thế nào (Phật rầy những ai tìm cầu ông Phật bên ngoài là tà đạo đấy)

“Phật hỏi: Tu-bồ-đề! Ý ông nghĩ sao? Có thể ở nơi thân tướng mà thấy được Như-lai chăng? Thưa không, Thế-tôn! Không thể ở nơi thân tướng mà thấy được Như-lai. Vì sao? Như-lai nói thân tướng đó, tức chẳng phải thân tướng. Phật bảo Tu-bồ-đề: Phàm những gì có hình tướng, đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, thì thấy Như-lai (Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai.)” – Kinh Kim Cang

Qua đoạn hội thoại trên, ta có thể hiểu được rằng, dựa vào thân tướng bằng xương bằng thịt, biết đi, biết đứng biết nằm biết ngồi mà cho đó là thân của Phật vậy là chưa biết gì về Phật. Vì sao thế, đó chẳng qua là những giả hợp do nhân duyên nương gá nhau để tạo thành, nào phải là thân Phật (cũng gọi là thân Như Lai). Muốn thấy được Phật thì phải thấy cho được “Pháp Thân Phật”. Pháp Thân Phật còn được gọi là Tỳ-Lô-Giá-Na dịch là “Biến Nhất Thiết Xứ” mà Pháp Thân Phật là Bất Sanh Bất Diệt bởi lẽ đó là tự tánh thanh tịnh, là bản thể chơn như, cùng khắp Pháp Giới vô thỉ vô chung. Thế nên, muốn thấy Pháp Thân Phật là phải thấy cho được“Vô Tướng”. Vậy Vô Tướng là gì? Vô Tướng là “Tướng Không”, nghĩa là khi nhìn vào các tướng mà không bị “dính mắt” (nghĩa là không chấp vào 4 tướng, không có sự phân biệt đối đãi – Nhìn bằng “Thập Như Thị”) và hiểu rõ tất cả đều do nhân duyên nương gá hợp thành, “Không có tác giả cũngKhông Có Tự Thể Riêng Biệt Của Chính Nó” thì người đó mới thấy được “Thật Tướng của Như Lai”. (Xin nói thêm, cổng Tam Quan ở chùa là tượng trưng cho Cửa Không-Vô Tướng-Vô Tác)

Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phât dạy rằng: “Giả sử cúng dường Hằng Sa Thánh. Không bằng kiên dõng cầu Chánh Giác”. Nghĩa là giả sử có người cúng dường các chư Phật nhiều bằng số cát của Sông Hằng, thì Phước Đức cũng không bằng người này tự cầu đạo và giải thoát cho chính mình. Vì sao thế? Vì chỉ lo cúng dường ông Phật bên ngoài chỉ là “phương tiện râu ria bìa chéo”. Nói dễ hiểu hơn là cho dù người nào làm vua cũng đâu bằng chính mình làm vua? Thế nên, phải tìm cầu cho được ông Phật Tâm của mình để có được Giải Thoát Giác Ngộ cho tự thân đó mới thật sự là cứu cánh. 

Nói như vậy có người lại hiểu là từ nay lên chùa gặp các ông Phật đồng Phật đất thì không cần lễ lạy kính quý nữa. Trên lý là nói như vây, tuy nhiên, không phải thế. Kính quý là sự biểu hiện của sự biết ơn của chúng ta đối với vị thầy của trời người, đã khai sáng cho chúng ta con đường giải thoát. Lễ lạy là tập thể dục, tốt cho sức khỏe, và mỗi lần lễ lạy ông Phật bên ngoài, lại nhắc nhỡ chúng ta rằng, mình còn có ông Phật bên trong, đó là ông Phật Tâm của chính mình!!

Bài đọc thêm:
Trung quốc công bố danh sách Phật sống Tây tạng, loại tên Đạt lai lạt ma

Tin bài có liên quan

Công Án Là Gì?

Bình Thường Tâm Thị Đạo

Xin Cho Biết Lễ Điểm Đạo Là Gì?

Nghĩa Của Sư Tử Hống Là Gì? Có Liên Hệ Gì Đến Lời Đàm Dân Gian “Hà Đông Sư Tử Rống” Không?

Xin Cho Biết Sự Khác Biệt Giữa Phật Giáo Và Các Tôn Giáo Triết Thuyết Khác?

Sự Khác Biệt Giữa Phật Pháp Và Ngoại Đạo

Đồng Tính Luyến Ái Có Thể Đi Vào Chùa Lễ Phật Được Không?

Làm Thế Nào Để Chữa Khỏi Được Bệnh Căng Thẳng Tinh Thần Theo Phương Cách Của Nhà Phật ?

Tượng Phật Di Lặc Và Tượng Ông Thần Tài

Ăn Chay Trường Và Vấn Đề Ăn Trứng Gà

Load More

Discussion about this post

Phật Giáo Có Chủ Trương Hoả Táng Không?

Phật Giáo Có Chủ Trương Hoả Táng Không?

PHẬT GIÁO CÓ CHỦ TRƯƠNG HOẢ TÁNG KHÔNG? Gia đình chúng tôi hiện còn cha mẹ gìa đang bị bệnh,...

Bộ Kinh Tập (16t54-69)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tất Cả Mọi Người Đều Có Thể Thành Phật

Tất Cả Mọi Người Đều Có Thể Thành Phật

Phật giáo nhấn mạnh rằng tất cả mọi người đều có thể thành Phật, nhưng thành Phật có nghĩa là...

Trả Lại Mùa Xuân Cho Muôn Loài Trần Văn Chánh

Trả Lại Mùa Xuân Cho Muôn Loài Trần Văn Chánh

TRẢ LẠI MÙA XUÂN CHO MUÔN LOÀI Trần Văn Chánh Về chuyện ăn chay, theo Bader-Saye, một người Kitô giáo,...

Phương Thức Niệm Phật Đời Trần

Phương Thức Niệm Phật Đời Trần

PHƯƠNG THỨC NIỆM PHẬT ĐỜI TRẦN Thích Phước Đạt Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật...

Nghi Thức Hồng Chung

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Như Huyễn Phá Trừ Nghiệp

Như Huyễn Phá Trừ Nghiệp

NHƯ HUYỄN PHÁ TRỪ NGHIỆP Nguyễn Thế Đăng Nghiệp (karma) là một hành động. Hành động ấy phát xuất từ...

Năng Lực Tâm Từ Thiết Lập Tịnh Độ Nhân Gian

Năng lực tâm từ thiết lập tịnh độ nhân gian

Xã hội hiện nay dù con người đến gần với những tiện ích vật chất nhưng mặt trái là phải...

Đối Phó Với Tiếng Ồn Ào (Song Ngữ)

Đối Phó Với Tiếng Ồn Ào (song ngữ)

Đối Phó Với Tiếng Ồn Ào  Carol, là một trong những học viên lớp thiền định của tôi, bà sống...

An lạc tức khắc

15.10.16 ( rằm tháng 9 Bính Thân ) AN LẠC TỨC KHẮC Thích Minh Không   Có đạo hữu hỏi...

Chuyện tình giữa hòa-thượng Liên Hoa và công-chúa Long-thành có thật chăng ?

CHUYỆN TÌNH GIỮA HÒA-THƯỢNG LIÊN-HOA VÀ CÔNG-CHÚA LONG-THÀNH CÓ THẬT CHĂNG ? Tôi được một anh bạn cho một bài...

Thông Điệp Đại Lễ Phật Đản Pl.2563 – Dl.2019 Của Đức Pháp Chủ Ghpgvn

Thông điệp Đại lễ Phật đản PL.2563 – DL.2019 của Đức Pháp chủ GHPGVN

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAMHỘI ĐỒNG CHỨNG MINH______________________________________- THÔNG ĐIỆPĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2563 – DL.2019CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ...

Ttt-Nhớ Thầy -Thanh Tịnh

Ttt-nhớ Thầy -Thanh Tịnh

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Tiếng Nói Của Mặt Trời Cư Sĩ Liên Hoa

Tiếng Nói Của Mặt Trời Cư Sĩ Liên Hoa

TIẾNG NÓI CỦA MẶT TRỜICư sĩ Liên Hoa Một cánh chim tung bay bóng dáng mờ chân trời bỏ trên...

Danh Ngôn Lời Vàng Phật Dạy Về 4 Hạng Người

Danh ngôn lời vàng Phật dạy về 4 hạng người

Nói đến đạo Phật là nói đến tinh thần nhân quả, nói đến sự giác ngộ của một con người....

Phật Giáo Có Chủ Trương Hoả Táng Không?

Bộ Kinh Tập (16t54-69)

Tất Cả Mọi Người Đều Có Thể Thành Phật

Trả Lại Mùa Xuân Cho Muôn Loài Trần Văn Chánh

Phương Thức Niệm Phật Đời Trần

Nghi Thức Hồng Chung

Như Huyễn Phá Trừ Nghiệp

Năng lực tâm từ thiết lập tịnh độ nhân gian

Đối Phó Với Tiếng Ồn Ào (song ngữ)

An lạc tức khắc

Chuyện tình giữa hòa-thượng Liên Hoa và công-chúa Long-thành có thật chăng ?

Thông điệp Đại lễ Phật đản PL.2563 – DL.2019 của Đức Pháp chủ GHPGVN

Ttt-nhớ Thầy -Thanh Tịnh

Tiếng Nói Của Mặt Trời Cư Sĩ Liên Hoa

Danh ngôn lời vàng Phật dạy về 4 hạng người

Tin mới nhận

Khái luận về tu tập

6 chân lí của hạnh phúc từ lời Phật dạy

Học làm Phật: Nói lời Phật nói, nghĩ điều Phật nghĩ, làm điều Phật làm

Duyên và nợ trong Đạo Phật

Cuộc đời đức Phật và môi trường

Tuệ giác của Đức Phật

Bồ-tát Thích Quảng Đức: Ngọn lửa & Trái tim

Đức Phật dạy thế nào là người vợ lý tưởng?

Đức Phật – Ngài là một vầng dương bừng chiếu, muôn đời tỏa sáng nhân gian

Những tật xấu cần bỏ ngay để có cuộc sống an vui

Về bài pháp đầu tiên của Đức Phật

Muốn cuộc sống viên mãn, Phật khuyên bỏ những điều này: Sát sinh, bất hiếu

Đức Phật và lòng từ bi rộng lớn

Bởi đọc kinh mà không hiểu kinh

Lời Phật dạy: Đời mình không sống ai sống hộ mình

Tiểu Sử Bồ Tát Thích Quảng Đức (1897 – 1963)

Lắng lòng thanh tịnh trong giây phút thiêng liêng của Đại lễ Phật đản

Đức Phật đã dạy những gì?

Da Du Đà La người vợ nhiều kiếp của Đức Phật là ai?

Phật ở đâu?

Tin mới nhận

Đức Phật bậc thầy vĩ đại của nhân loại

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 158)

Đào tạo Tăng Ni sau Đại học – Vài suy nghĩ

Phật Giáo Có Tin Rằng Có Linh Hồn Tồn Tại Hay Không?

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 22)

Phật Giáo Với Bảo Vệ Môi Trường Ở Việt Nam

Theo Chúng Nhập Hạ: Vì Ở Lâu Sinh Dính Mắc

Cá mập uất hận

Con Đường Dẫn Đến Phật Quả (sách PDF)

Triết Học Ấn Độ – Nguyễn Ước

Thăm Trung Tâm Thiền Làng Mai Ở Thái Lan

12 Đại Nguyện Quán Thế Âm Bồ Tát

Khoa Học Và Phật Giáo: Có Nề Tảng Cho Một Đối Thoại? – Trịnh Xuân Thuận – Tâm Hà Lê Công Đa Dịch

Nghĩa Của Sư Tử Hống Là Gì? Có Liên Hệ Gì Đến Lời Đàm Dân Gian “Hà Đông Sư Tử Rống” Không?

Người Phật tử có nên quá u buồn trong tình cảm?

Xin đừng giết tôi

Tính Chất Thiêng Liêng Vượt Lên Trên Mọi Hình Thức Diễn Đạt

Những Bước Thăng Trầm

Đạo đức và lối sống lành mạnh

Triển lãm Nghệ thuật Phật Giáo về hang động Đôn Hoàng tại Los Angeles, Hoa Kỳ

Tin mới nhận

Kinh Bách Dụ: Mài đá

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 321)

Tam Tạng Kinh Điển Trung Hoa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 300)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 273)

Kinh Tiểu Bộ mục lục

Ý nghĩa phẩm Pháp sư thứ 10 kinh Pháp Hoa

Kinh Chuyển Pháp Luân – Bài Kinh Đầu Tiên Của Đức Phật

Thí Dụ Về Em Bé, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 155)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 361)

Giới Thiệu Bộ Phân Tích Đạo (Patisambhidamagga) Của Ngài Xá Lợi Phất

Giới Thiệu Kinh Hoa Nghiêm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 141)

Tôn kính Đức Phật Dược Sư – Kinh Dược Sư Phạn bản tân dịch

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 54)

Kinh Quán Niệm Hơi Thở

Kinh Bách Dụ: Xây lầu ba

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 98)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 123)

Đọc sách ngàn lần – Tập 3

Phật thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (tập 53)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 69)

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO (Phần 2)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 16)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 228)

MUỐN CỨU ĐỘ CHÚNG SANH, TRƯỚC PHẢI KHẮC PHỤC PHIỀN NÃO TẬP KHÍ CỦA MÌNH

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 13)

Pháp Môn Một Đời Thành Tựu

Bớt Duyên – Chuyên Tâm Niệm Phật

Duy thức học đối với người niệm Phật

Đức Phật A Di Đà Và Cõi Tịnh Độ Cực Lạc

Hướng Về Miến Tịnh Độ

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 7)

Duy Thức Và Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 344)

Lâm Chung Tam Đại Yếu Quyết

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 74)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 91)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.