PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Hãy làm một cuộc cách mạng !

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

HÃY LÀM MỘT CUỘC CÁCH MẠNG !
Lời kêu gọi tuổi trẻ của Đức Đạt-lai Lạt-ma

Đức Đạt-lai Lạt-ma, Sofia Stril-Rever
Hoang Phong chuyển ngữ

 

Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, Sofia Stril-ReverBìa sách

 

Lời giới thiệu của người chuyển ngữ:

            Phật giáo không phải là chỉ để dành riêng cho những người lớn tuổi chuẩn bị cho cái chết của mình, mà còn mở ra một chân trời mới cho tuổi trẻ. Giáo Huấn của Đức Phật không phải là những lời cầu khẩn và van xin mà là lý tưởng, bổn phận và hành động, giúp con người và nhất là tuổi trẻ biến cải cuộc đời mình, bảo vệ sự sống và sự tồn vong của cả hành tinh này.

            Bà Sofia Stril-Rever, văn sĩ, chuyên gia tiếng Phạn, Tây Tạng học…, là đệ tử của Đức Đạt-lai Lạt-ma, đã góp nhặt những lời ghi chép trong một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho mình, thành một quyển sách nhỏ mang tựa: “HÃY LÀM MỘT CUỘC CÁCH MẠNG ! Lời kêu gọi tuổi trẻ của Đức Đạt-lai Lạt-ma”. Quyển sách bắt đầu thành hình ngay sau buổi phỏng vấn diễn ra tại Bodhgaya (Bồ-đề Đạo tràng) ngày 3 tháng giêng năm 2017, hoàn tất ngày 2 tháng 10 tại Dharamsala trên miền Bắc Ấn Độ, nơi lưu vong của Đức Đạt-lai Lạt-ma, và sau cùng đã được xuất bản tại Pháp ngày 26 tháng 1, 2017 vừa qua.

             Quyển sách thật trong sáng, ngập tràn lòng từ bi này của một người tu hành lớn tuổi viết là để dành riêng cho thế hệ trẻ, thế nhưng cũng có thể làm xúc động cả những con tim chai đá và khô cằn của những người kém trẻ trung hơn. Quyển sách gồm năm chương, và trong mỗi chương bà Sofia Stril-Rever trích ra một doạn ngắn để đưa lên trang mạng của bà:

– Chương 1: Tôi đặt hết lòng tin nơi các bạn

– Chương 2: Hãy biến mình thành những con người bất khuất vì hòa bình

– Chương 3: Cuộc cách mạng từ bi

– Chương 4: Thế giới từ bi có thật

– Chương 5: Tất cả chúng ta đều ở lứa tuổi mươi

            Dưới đây là phần chuyển ngữ các đoạn trích dẫn trong các chương trên đây:

 

Chương 1

Tôi đặt hết lòng tin nơi các bạn
 J’ai confiance en vous
Đức Đạt-lai Lạt-ma, Sofia Stril-Rever
Hoang Phong chuyễn ngữ
http://www.buddhaline.net/J-ai-confiance-en-vous

 ***

            “Hỡi các anh chị em thân mến, hỡi những người bạn trẻ của tôi!

            “Các bạn sinh ra vào đầu  thiên niên kỷ thứ ba này. Các bạn quả là tuổi trẻ của thế giới. Thế kỷ này chưa được hai mươi tuổi, do đó còn rất trẻ, trẻ như chính các bạn hôm nay. Thế giới sẽ lớn lên cùng các bạn, và sẽ trở thành đúng với những gì mà các bạn đang tạo ra cho nó.

            “Sở dĩ tôi đưa ra những lời kêu gọi này vì tôi đã từng theo dõi các bạn và đặt hết lòng tin nơi các bạn. Từ nhiều năm nay tôi vẫn luôn dành ưu tiên trong việc tiếp xúc với các bạn, dù là trên đất Ấn, hay trong các dịp du hành tại các xứ sở xa xôi, dù là ở Âu Châu, Mỹ Châu, Gia Nã Đại, Úc Châu hay Nhật Bản. Qua các cuộc trao đổi đó, tôi đã đạt được một niềm tin thật vững chắc là thế hệ của các bạn sẽ có đủ khả năng biến thế kỷ mới sinh này thành một thế kỷ của hòa bình và hợp tác. Các bạn thừa sức hòa giải nhân loại đang rách nát này với chính nó và cả với môi trường thiên nhiên.      

            “Các bạn là hiện thân của một sự đổi mới đang bị bủa vây bởi những cảnh u tối của một thế giới già nua, những sự hỗn loạn đầy mờ ám, đau thương và nước mắt. Các bạn là các chiến sĩ tiên phong trước một đêm tối đầy hiểm nguy, hận thù, ích kỷ, hung bạo, tham lam và quá khích, tác hại đến cả sự sống trên địa cầu này. Thế nhưng tôi vẫn tin rằng tuổi trẻ của các bạn với tấm lòng quả cảm không hề nao núng, sẽ sớm san bằng mọi sự ám muội lưu lại từ quá khứ. 

            “Hỡi các bạn trẻ của tôi, các bạn là niềm hy vọng của tôi trước sự tồn vong của nhân loại. Tôi muốn cất tiếng thật cao và thật mạnh để các bạn đều nghe thấy thông điệp của tôi và hãy quan tâm đến nó. Tôi luôn tin vào tương lai, bởi vì tôi đoan chắc rằng các bạn sẽ biến nó trở nên thân thiện, công bằng và đoàn kết hơn”. 

                                                                                    Bures-Sur-Yvette, 06.12.17

                                                                                     Hoang Phong chuyển ngữ

 

Chương 2

Hãy biến mình thành những con người
bất khuất vì hoà bình
Soyez les insurgés de la paix
Đức Đạt-lai Lạt-ma, Sofia Stril-Rever
Hoang Phong chuyễn ngữ
http://www.buddhaline.net/Soyez-les-insurges-de-la-paix

 

***

 

            “Đã 82 tuổi rồi, đã đến lúc mà tôi phải nói lên lời tạm biệt: Bye bye, my dear younger brothers and sisters (trong nguyên bản là tiếng Anh: “Xin tạm biệt các anh chị em trẻ tuổi thân mến của tôi!”). Với tuổi tác đó, quả tôi đã là người của thế kỷ XX. Thế nhưng vì niềm ước vọng hòa bình đã thấm sâu trong tâm hồn tôi khiến tôi cảm thấy mình vẫn còn thuộc vào tương lai, cùng lứa với tuổi trẻ của thế giới này. Trên bình diện đó chúng ta đều có cùng một tuổi đời như nhau, cái tuổi mà mọi sự có thể bắt đầu trở lại. Đoạn cuối của đời tôi và bước đầu của cuộc đời các bạn cùng gặp gỡ nhau.

            “Cuộc hội ngộ giữa chúng ta cũng chẳng khác gì như một thoáng phù du trong một buổi sáng tinh sương, khi bóng tối và các tia sáng đan vào nhau giữa trời. Không còn là đêm tối nữa, nhưng cũng chưa phải là ban ngày. Đấy là lúc một ngày mới đang bắt đầu ló dạng. Nơi chân trời một trang sách đang được lật qua, mở ra một trang mới. Bây giờ thì đến lượt các bạn đấy nhé, hỡi những người bạn trẻ của tôi, các bạn hãy viết lên trang giấy trinh nguyên đó dòng lịch sử mới mẻ của thế kỷ này, và tôi ước mong rằng đấy sẽ là dòng lịch sử đẹp nhất và hạnh phúc nhất trong ký ức của con người.  

            “Tôi từng ấp ủ viễn tượng của nền hòa bình đó từ khi tôi còn trên quê hương Tây Tạng của tôi. Thuở thiếu thời, tôi chỉ biết đến quê hương của các bạn qua hình ảnh trong các tạp chí đến được Lhassa (thủ đô của xứ Tây Tạng trước đây) mà tôi cứ lật đi lật lại một cách thèm thuồng (có nghĩa là ước muốn được viếng các nơi ấy). Thế rồi trong chuyến du hành đầu tiên trên lưng bò yak (một loại bò núi) và ngựa đã đưa tôi đến nước Ấn năm 1956, (Đức Đạt-lai Lạt-ma vượt biên bằng cách băng ngang rặng Hy Mã Lạp Sơn). Lúc trên đường tôi nghĩ rằng biết đâu từ các đỉnh đèo cao nhất của hành tinh này tôi sẽ trông thấy được các tòa nhà chọc trời ở Nữu Ước. Thật vậy tôi hy vọng sẽ trông thấy được các tòa nhà ấy qua chiếc viễn vọng kính bằng đồng mà tôi thừa hưởng từ vị tiền nhiệm của tôi. Trước đây nơi sân thượng của ngôi đền Potala, với chiếc viễn vọng kính này tôi vẫn thường ngắm nhìn các miệng hố trên mặt trăng. Thuở đó tôi cũng đã bắt đầu tìm hiểu các nền văn minh tân tiến và tham gia vào các trào lưu tư tưởng thời bấy giờ, thế nhưng chưa bao giờ tôi xao lãng trước sự quyết tâm “không lay chuyển vì hòa bình” của tôi. Với kinh nghiệm suy tư của cả một đời người, tôi có thể nói với các bạn một điều là nếu các bạn dấn thân vào sự hung bạo thì các bạn sẽ không tránh khỏi chứng kiến cảnh hấp hối của nhân loại. Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ hòa bình nhưng cũng có thể là ngược lại.  

            “Hỡi những người trẻ trên khắp thế giới, tôi kêu gọi các bạn hãy kiến tạo một thế hệ hòa bình đầu tiên cho Địa cầu huynh đệ này (suốt trong lịch sử nhân loại chưa bao giờ ngưng chiến tranh và xung đột. Phải chăng con người là sinh vật hung dữ và ích kỷ nhất trên hành tinh này? Xin đừng đánh nhau nữa). Hãy kiến tạo một thể chế công dân thế giới! Đấy không phải là một điều không tưởng mà là một chiến lược với một chủ tâm rõ rệt, tức là một cách đánh thức thức bổn phận của mỗi người trong các bạn, phải làm thế nào cho thế kỷ XXI này không còn tạo ra các cảnh khổ đau, tàn phá, ngập tràn xương máu như trong quá khứ nữa (có nghĩa là khi đã là công dân của một thế giới chung thì sẽ không còn sự tranh chấp giữa các quốc gia và dân tộc nữa). Tôi vững tin các bạn ngay trong kiếp sống này sẽ kiến tạo được hòa bình và phát huy được tình huynh đệ, đấy là các ước vọng sâu xa nhất của con tim con người.

                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 06.12.17

                                                                                                 Hoang Phong chuyển ngữ

 

Chương 3

Cuộc cách mạng từ bi
La révolution de la compassion
Đức Đạt-lai Lạt-ma, Sofia Stril-Rever
Hoang Phong chuyển ngữ
http://www.buddhaline.net/La-revolution-de-la-compassion

 

***

 

            “Các bạn là những người trưởng thành còn trẻ, đang phải đương đầu với những sự xung đột ý thức hệ và tín ngưỡng. Các bạn phải gánh chịu những bất công của một hệ thống kinh tế khai thác tài nguyên thiên nhiên quá độ, không để cho chiếc tử cung mong manh của sự sống kịp lành. Nếu muốn bắt kịp cuộc sống của những kẻ phung phí trên Địa cầu này, thì phải cần thêm năm hành tinh nữa mới đủ. 67 tỷ phú trên hành tinh này chiếm giữ một nửa tài nguyên của cả nhân loại. Quả ngoài sức tưởng tượng! Hoàn toàn không thể nào chấp nhận được! Các bạn nghĩ sao trước tình trạng phi lý đó, một tình trạng thật phi lý tạo ra bởi chủ nghĩa cá nhân bệnh hoạn?

            “Lối thoát duy nhất là phải tạo ra một cuộc Cách mạng từ bi mang lại một nguồn sinh lực mới hầu giúp cho nền dân chủ hồi sinh. Hãy đặt lòng từ bi vào đời sống xã hội bằng cách thiết lập các mô hình hợp tác mới mẻ hơn, kết chặt giữa các cộng đồng địa phương với các cộng đồng thế giới tạo ra một hệ thống chung! Hãy vận dụng trí thông minh tập thể để hiểu rằng phải cùng nhau chia sẻ! Nhất là phải chứng tỏ thế hệ của mình là một thế hệ hành động! Nếu các bạn là thế hệ đầu tiên trong lịch sử phải đương đầu với sự diệt vong của sự sống trên hành tinh này, thì các bạn cũng sẽ là thế hệ cuối cùng có thể biến cải được tình trạng đó. Sau các bạn, mọi sự sẽ quá muộn. 

            “Nếu muốn thực hiện cuộc Cách mạng từ bi thì cần phải ý thức thật rõ rệt. Trước ngưỡng cửa của thiên niên kỷ thứ ba này, các bạn là những đứa con sinh ra từ hệ thống môi sinh của Địa cầu. Thế giới là quê hương của các bạn. Nhân loại là gia đình của các bạn”.

 

                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 07.12.17

                                                                                                 Hoang Phong chuyển ngữ

 

Chương 4

Thế giới từ bi có thật
Le monde de la compassion existe
Đức Đạt-lai Lạt-ma, Sofia Stril-Rever
Hoang Phong chuyển ngữ
http://www.buddhaline.net/Le-monde-de-la-compassion-existe

 

***

 

            “Nữ luật sư Patricia Savin (một luật gia người Pháp rất nổi tiếng, dấn thân vì môi sinh) từng tuyên bố như sau: “Chúng ta đều biết là có nhiều vấn đề về môi sinh, thế nhưng chúng ta có thật sự ý thức được các chuyện ấy hay không?”. Sự ý thức đó phản ảnh toàn bộ ý nghĩa của cuộc Cách mạng từ bi. Chẳng qua vì sự thay đổi trên mặt luật pháp phải cần đến một sự thay đổi khác nữa bên trong nội tâm mình, có như thế mới mong biến cải được cấu trúc của tri thức, hầu giúp mình biết đặt lòng vị tha vào vị trí trung tâm của cuộc sống (luật pháp sẽ không hữu hiệu gì cả nếu mình không biết tự biến cải chính mình, luật pháp thì rất nhiều thế nhưng vì ích kỷ, tham lam và thiển cận mà con người luôn tìm cách qua mặt hay tránh né luật pháp. Do đó một sự tự nguyện thật cần thiết). Các công trình cải tổ đang được hoạch định dù thích đáng đến đâu cũng không thể nào gọi là đủ được. Thật hết sức khẩn cấp là phải loại bỏ mô hình xã hội căn cứ trên các tiêu chuẩn hiệu năng, sự cạnh tranh và ganh đua, để thay vào đó một mô hình xã hội nêu cao sự chia sẻ và tương trợ. Cách mạng chính là ở chỗ đó. Ngày nay cuộc Cách mạng đó của lòng từ bi đang diễn tiến tốt đẹp, dưới nhiều tên gọi khác nhau, nói lên bởi nhiều phát ngôn viên khác nhau.  

            “Với Matthieu Ricard (một nhà sư nổi tiếng người Pháp rất tích cực) thì cuộc cách mạng đó mang tên là cuộc Cách Mạng Vị Tha. Trong quyển sách Nêu cao lòng vị tha (Plaidoyer pour l’altruisme) với hơn một ngàn dẫn chứng từ các tư liệu khoa học, ông đã chứng minh cho thấy lòng từ bi có thể biến cải được cấu trúc, hoá chất và sự vận hành của não bộ. Con người được mệnh danh là hạnh phúc nhất thế giới ấy (nhà sư Matthieu Ricard được các khoa học gia, bác sĩ thần kinh học, tâm thần học sử dụng các máy móc y khoa hiện đại nhất để theo dõi sự vận hành của não bộ ông trong khi ông hành thiền, và tất cả đều công nhận ông là người hạnh phúc nhất thế giới) đã cụ thể hóa cuộc cách mạng ấy qua các chương trình nhân đạo do ông tổ chức tại Á Châu và sự dấn thân của ông trong việc bảo vệ quyền sống của thú vật. 

            “Cuộc Cách mang từ bi được triết gia Abdennour Bidar (một chuyên gia nổi tiếng về Hồi giáo, thạc sĩ triết học, xuất thân từ một trường Cao đẳng Sư Phạm nổi tiếng nhất của Pháp. Mẹ là nguời Pháp theo Ki-tô giáo nhưng bỏ đạo theo Hồi giáo, ông lớn lên trong sự dạy dỗ của cha nuôi là người Maroc) gọi là cuộc Cách mạng của tình huynh đệ, dựa vào một khẩu hiệu mà ông thường nêu cao là “hãy cùng nhau hàn gắn lại cơ cấu rách nát của thế giới”. Sau khi nhận thấy sự khủng hoảng của mối dây tương kết, mẹ đẻ sinh ra tất cả các thứ khủng hoảng khác trong một thế giới đang bị cấu xé và rạn nứt này, ông chủ trương hàn gắn lại ba mối dây tương kết chủ yếu nhất dưỡng nuôi con người, đó là các mối dây nối lại với chính mình, với kẻ khác và cả thiên nhiên, đấy là cách giúp mình giải tỏa sức sống, niềm hân hoan và tình thương yêu bên trong chính mình. 

            “Cuộc cách mạng từ bi đó còn được một nữ khoa học gia người Ấn về Vật lý học là Vandana Shiva (sinh năm 1952, là một khoa học gia nhưng cũng là một triết gia, văn sĩ, rất tích cực vì môi sinh và nữ quyền, từng đoạt giải Rigtht Livehood Award năm 1993, một giải thường được xem như ngang hàng với giải Nobel) gọi là Nền Dân chủ của Địa cầu. Bà đứng lên đòi hỏi năm quyền hạn tối thượng và căn bản nhất của con người là: hạt giống, nước, thực phẩm, đất đai và rừng rậm, đó là các điều kiện tối cần giúp nhân loại kiến tạo một nền dân chủ đích thật và sâu rộng qua sự tương kết giữa toàn thể chúng sinh.

            “Cuộc Cách mạng từ bi cũng còn được gọi là sự kết hợp của “Một triệu cuộc cách mạng thầm lặng”, thổi lên một luồng gió hy vọng qua sự tham gia của các tầng lớp dân sự trong xã hội, nhất là tuổi trẻ, trên toàn thế giới, nhằm kiến tạo một xã hội tôn trọng môi sinh, tích cực và đoàn kết hơn. 

               “Buổi bình minh của sự bùng dậy đó của lòng từ bi đã bắt đầu ló dạng. Đấy không phải là một giấc mơ. Thế giới từ bi có thật, ngự trị từ bên trong giấc mơ ấy”.

                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 07.12.17

                                                                                                 Hoang Phong chuyển ngữ)

 

 

Chương 5

 Tất cả chúng ta đều ở lứa tuổi hai mươi
Nous avons tous eu 20 ans
Đức Đạt-lai Lạt-ma, Sofia Stril-Rever
Hoang Phong chuyễn ngữ
http://www.buddhaline.net/Nous-avons-tous-eu-20-ans-2154

 

***

 

            “Tất cả chúng ta đều ở lứa tuổi 20, cái tuổi lý tưởng, tinh khiết, xinh đẹp, hồn nhiên và ngây thơ. Những lời kêu gọi tuổi trẻ của Đức Đạt-lai Lạt-ma thật ra liên hệ đến tất cả chúng ta, giúp chúng ta biết quay về với chính mình. Những lời kêu gọi đó cũng sẽ khơi động lòng nhiệt tình nơi chúng ta hầu giúp chúng ta mang lại một ý nghĩa nào đó cho hành động và cả cuộc đời mình, giúp mình tìm lại được lý tưởng của thời tuổi trẻ, bởi vì biết đâu chúng ta đã đánh mất nó trong cuộc sống đầy biến động của mình. Một tâm hồn trẻ trung không liên hệ gì đến tuổi tác mà chỉ là một thể dạng tinh thần, là sự mở rộng, là sự tự do, là tình huynh đệ.

            “Hỡi các người bạn trẻ của tôi,

            “Sở dĩ tôi mạnh dạn kêu gọi các bạn là vì tôi đã từng quan sát các bạn và đặt hết lòng tin nơi các bạn. Các bạn lớn lên trong một cơn lốc tàn phá thật rộng lớn liên hệ đến cả hành tinh, chẳng phải chiến tranh, khủng bố, cướp phá tài nguyên thiên nhiên đang diễn ra trên hành tinh này hay sao. Bất công, tham lam, điên rồ quả đang đưa thế giới vào cảnh diệt vong. Tôi kêu gọi các bạn hãy thực hiện một cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử nhân loại: đấy là Cuộc Cách mạng của lòng Từ bi

            “Điều đó không hề là một giấc mơ ngây thơ của một người tu hành già nua, xa vời thực tế.

            “Thật hết sức khẩn cấp!

            “Hỡi những người bạn trẻ của tôi, các bạn là tất cả niềm hy vọng của tôi trước sự tồn vong của nhân loại “

 

                                                                                                            Đạt-lai Lạt-ma

 

 

Dưới đây là các lời viết thêm của bà Sofia Stril-Rever:

            Quyển sách  Hãy làm một cuộc cách mạng! trên đây là lời kêu gọi hướng vào tuổi trẻ trên toàn thế giới. Thế nhưng trước khi hành động, tuổi trẻ cũng cần phải trang bị cho mình lòng quyết tâm và sự ý thức đúng đắn.

            Những gì cần thiết nhất cho tuổi trẻ là một sự hiểu biết rộng lớn, kinh nghiêm sống và khả năng học hỏi.

            Tuổi trẻ cũng cần đến thật nhiều lý tưởng và ước mơ, phải tạo ra cho mình một sức tưởng tượng thật mạnh, một tấm lòng mở rộng, nhiều sáng kiến, óc sáng tạo, sự hợp tác, tinh thần tập thể, lòng từ bi, tình thân thiện, sự rộng lượng, chia sẻ, đoàn kết, nghị lực, quyết tâm, kiên nhẫn, can đảm, một nội tâm an bình, đạo đức, tinh thần trách nhiệm toàn cầu và sau hết là sức kiên trì bền bỉ.

            Qua từng hành động một, tuổi trẻ sẽ khám phá ra trí tuệ ở cuối con đường.

            Quyển sách của Đức Đạt-lai Lạt-ma kêu gọi chúng ta hãy trưởng thành, tạo cho mình những xúc cảm thăng bằng, biết tận dụng trí thông minh và các khả năng thu đạt được từ kinh nghiệm sống, cùng các hành động hữu hiệu, hầu xây dựng một thế giới thật tốt đẹp, hoà bình và hạnh phúc.      

            Quyển sách này sẽ làm bùng lên những gì tốt đẹp nhất nơi mỗi con người, nhất là lòng biết ơn và sự thông cảm giữa mọi người với nhau.

            Sự hủy diệt Địa cầu trong yên lặng và không nương tay, cũng như sức tàn phá trong chớp nhoáng toàn thể hành tinh này bằng sức mạnh hạt nhân, cho thấy tính cách khẩn cấp và cần thiết của quyển sách này trước sự sống còn của nhân loại ngày nay và cả các thế hệ mai sau.

 

                                                                                                Bures-Sur-Yvette, 08.12.17

                                                                                                 Hoang Phong chuyển ngữ
(Thư Viện Hoa Sen)

Tin bài có liên quan

Sư Pháp Thuận Với Câu Thơ Làm Kinh Dị Sứ Thần Triều Tống

Sư Pháp Thuận Với Câu Thơ Làm Kinh Dị Sứ Thần Triều Tống

Sư Giác Minh Luật chia sẻ pháp thoại “Trăng Thầm Lặng”

Sống Để Yêu Thương

Sống Ảo

Sống Ảo

Soi Gương – Lê Minh Hiền

Soi Gương – Lê Minh Hiền

Sa Di Bom

Rèn Luyện Đạo Đức Hiếu Sinh

Rèn Luyện Đạo Đức Hiếu Sinh

Ra Mắt Sách Mới “Khổ Răng Mà Khổ Rứa” Của Sư Giác Minh Luật

Quán Không (Một Câu Chuyện Về Quán “Không”)

Phương Pháp Thực Hành Chánh Niệm Trong Lớp Học

Phương pháp thực hành chánh niệm trong lớp học

Load More

Discussion about this post

Kinh Bách Dụ: Người Giúp Việc Giữ Cửa

Kinh Bách Dụ: Người giúp việc giữ cửa

Mẩu chuyện này dụ cho đức Như Lai răn dạy chúng ta phải thường giữ sáu căn, đừng để nó...

Thấy biết như thật

THẤY BIẾT NHƯ THẬT Nguyễn Mạnh Hùng 1, Cách đây chừng dăm bảy năm, có một bạn rất trẻ đến...

Chùa Long Thành Ấp: Mỹ Hòa- Xã Mỹ Hạnh Trung- Huyện Cai Lậy- Tỉnh Tiền Giang

Chùa Long Thành Ấp: Mỹ Hòa- Xã Mỹ Hạnh Trung- Huyện Cai Lậy- Tỉnh Tiền Giang

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAMCHÙA LONG THÀNHẤp: Mỹ Hòa- Xã Mỹ Hạnh Trung- Huyện Cai Lậy- Tỉnh Tiền GiangĐT:...

Tu Tập Chánh Niệm (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Tu Tập Chánh Niệm (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

TU TẬP CHÁNH NIỆMThiện PhúcTU TẬP CHÁNH NIỆM  Chánh niệm là nhớ đúng, nghĩ đúng là giai đoạn thứ bảy...

Một Số Nhận Định Về Phật Giáo Hoà Hảo – Nguyễn Bạch Trúc

 MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ PHẬT GIÁO HOÀ HẢO  Một Đạo giáo xuất phát từ vùng châu thổ sông cửu...

Mùa Sen Nở

Mùa Sen Nở

MÙA SEN NỞ Thích Như Điển   Người Á Châu không ai là không biết đến hoa Sen. Vì Á...

Thuyết Giảng Phật Pháp Cho Nhóm Việt Nam Và Indonesia

Thuyết giảng Phật Pháp cho nhóm Việt nam và Indonesia

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Thầy Thái Minh Lí Giải Vì Sao Không Để Dịch Vụ Phát Triển Trên Chùa Ba Vàng

Thầy Thái Minh lí giải vì sao không để dịch vụ phát triển trên chùa Ba Vàng

THẦY THÍCH TRÚC THÁI MINH LÍ GIẢI VÌ SAO KHÔNG ĐỂ DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN TRÊN CHÙA BA VÀNGViết Cường...

An Cư Kiết Hạ Nguồn Sinh Lực Của Tăng Thích Chơn Thanh

An Cư Kiết Hạ Nguồn Sinh Lực Của Tăng Thích Chơn Thanh

AN CƯ KIẾT HẠNGUỒN SINH LỰC CỦA TĂNGThích Chơn Thanh An cư kiết hạ là một thông lệ từ lâu...

Hài Cỏ Bờ Sương

Hài cỏ bờ sương

HÀI CỎ BỜ SƯƠNG Toại Khanh   Họ cưỡi sóng trùng dương mà đi về những miền đất lạ, coi thân...

Bên Chiếc Xe Chở Bồ Tát Thích Quảng Đức

BÊN CHIẾC XE CHỞ BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Pháp Hoa Thất Dụ – Dụ Thứ Nhất: Ngôi Nhà Lửa

Pháp Hoa thất dụ – Dụ thứ nhất: Ngôi nhà lửa

Trong kinh Pháp Hoa, mỗi phẩm hầu như đều đề cập đến một câu chuyện, một thí dụ để làm...

Cuộc Cách Mạng Thiền Chánh Niệm

Cuộc Cách Mạng Thiền Chánh Niệm

CUỘC CÁCH MẠNG THIỀN CHÁNH NIỆM Quán Như Phạm Văn Minh Cuộc cách mạng thực tập Thiền Chánh Niệm bắt...

Tình Mẹ

Tình Mẹ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Niệm Phật Và Trị Liệu

Niệm Phật và trị liệu

Khi xuất gia, tôi đã được Hòa thượng bổn sư là Hòa thượng Trí Đức dạy phương pháp niệm Phật....

Kinh Bách Dụ: Người giúp việc giữ cửa

Thấy biết như thật

Chùa Long Thành Ấp: Mỹ Hòa- Xã Mỹ Hạnh Trung- Huyện Cai Lậy- Tỉnh Tiền Giang

Tu Tập Chánh Niệm (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Một Số Nhận Định Về Phật Giáo Hoà Hảo – Nguyễn Bạch Trúc

Mùa Sen Nở

Thuyết giảng Phật Pháp cho nhóm Việt nam và Indonesia

Thầy Thái Minh lí giải vì sao không để dịch vụ phát triển trên chùa Ba Vàng

An Cư Kiết Hạ Nguồn Sinh Lực Của Tăng Thích Chơn Thanh

Hài cỏ bờ sương

BÊN CHIẾC XE CHỞ BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC

Pháp Hoa thất dụ – Dụ thứ nhất: Ngôi nhà lửa

Cuộc Cách Mạng Thiền Chánh Niệm

Tình Mẹ

Niệm Phật và trị liệu

Tin mới nhận

Lời Phật dạy: Khen chớ vội mừng, bị chê chớ vội buồn

Phật dạy: Hãy tự mình nương tựa chính mình

Giết gì được Phật khen?

Hành vi thiện ác của mỗi người qua vầng trăng

Đức Phật – Người Thầy vĩ đại về nhân cách

Đôi nét về cuộc đời và sự giáo hóa của Đức Phật

Cư sĩ được Phật khen là ngọc quý, sen thơm

Vị Pháp Thiêu Thân

Hưởng thụ lạc được Như Lai khen ngợi

Nhân duyên Phật chế giới không sát sinh

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Đức Phật có tha lỗi cho tội lỗi của chúng ta không?

An trú bây giờ

Truyện ngắn: Thế gian cái gì quý nhất?

Văn Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp Thiêu Thân

Phật tại tâm là gì?

Phật dạy: Bản ngã càng lớn, sĩ diện càng nhiều, càng dễ bị tổn thương

Ai cũng có bệnh

Sướng khổ và niết bàn theo quan điểm của Phật giáo

Niềm tin vào Đức Phật

Tin mới nhận

Ý Nghĩa Ba Lạy Trong Đạo Phật

An lạc ở đâu?

Tiễn một áng mây

Tiểu Sử Vắn Tắt Lama Drimed Rinpoche

Từ bi bất ngờ

Chúng Sanh Vô Biên Thệ Nguyện Độ

Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma gửi lời Chúc Mừng Năm Mới 2021

Trái Sung Chữa Tan Sỏi Mật, Điều Mà Ít Ai Biết – Lương Y Phan Văn Sang

Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 5

Phật Giáo Với Khủng Hoảng Kinh Tế – Minh An

Bửu Sơn Kỳ Hương – Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia

Tìm Tĩnh Lặng Trong Mâu Thuẩn Của Cuộc Đời

Thiền Sư Đạo Nguyên

Dòng đời cứ thế trôi nhưng mái chùa còn đó!

Giái Đáp Thân Trung Ấm Và Hiệu Lực Của Việc Cầu Nguyện – Hòa Thượng Giới Đức Giảng

Tịnh tín tam bảo là cơ sở của hiếu thuận

Từng Bước Thực Hành Thần Chú Đại Bi Tâm Hà Lê Công Đa

Phật Tánh Là Thật Tướng Của Mười Hai Nhân Duyên

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 28)

Người Câu Cá (Trích Kinh Tương Ưng Bộ)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 198)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 56)

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Phẩm Phổ Môn

Kinh Kalaka Sutta: Thấy Biết Mà Không Dựng Lập Thấy Biết

NGÔI CHÙA VIỆT

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 262)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 33)

Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 339)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 103)

Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 31)

Từ kinh Pháp hoa nhìn về kinh Nguyên thủy

Kinh Bách Dụ: Người nuôi dê

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 02)

Phẩm Con Đường Đến Bờ Bên Kia

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 316)

Luận Giải Kinh Căn Bản Pháp Môn (Mūlapariyāya Sutta)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

Hà Nội: Cung rước xá-lợi Phật kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Tin mới nhận

Nghiên Cứu Thiền Tông Và Niệm Phật

Pháp Môn Trì Danh Niệm Phật, Vãng Sanh Cực Lạc

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 5)

CHÍNH MÌNH PHẢI LÀM GƯƠNG

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 46)

Tiểu Sử Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 366)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 286)

Niệm Phật Thành Phật – Thích Phước Nhơn

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 41)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 21)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 15)

A Di Đà Kinh Hợp Giải

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 48)

Thành tựu ngũ giới, vãng sanh tây phương tịnh độ

Lợi Ích Của Sự Niệm Phật

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 4)

Tịnh Độ Chỉ Quyết

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 68)

“Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.