PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Giữa Vườn Hoa Phật Pháp

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

GIỮA VƯỜN HOA PHẬT PHÁP

Hồ Dụy

Tết năm ngoái
tôi về thăm ba mẹ. Quê đã bớt đi nhiều những mái nhà tranh. Tôi về vội đi vội,
không biết rằng xã mình đang dần hình thành một mái ấm viên mãn. Hôm nay có
người bạn gọi điện, bảo tớ đang ở quê, về chơi cho vui, ta viếng chùa. Quê đã
có một ngôi chùa. Niềm vui dâng ngập. Cái tin khiến con tim tắc nghẹn, muốn ứa
nước mắt
. Nơi quê xa đó có ba mẹ, họ hàng, bà con lối xóm… những người ngày
đêm tôi chỉ mong một điều duy nhất là ai ai cũng sẽ đến với Phật, sống đúng như
lời Phật dạy, sớm nhận chân Bể Khổ trầm luân.

Tôi vào google
gõ tên chùa… Hạnh phúc nào bằng: trang web vuonhoaphatgiao.com do thầy Thích Nghiêm Thuận đảm trách. Việc tiên quyết của người làm Phật sự là
luôn mong Phật pháp đến với nhiều người, tu luyện để rút ngắn hành trình sinh
tử
trở về chân nguyên tự tánh vĩnh hằng. Vuonhoaphatgiao.com trước hết mang
tính chất cá nhân song đã vươn khỏi biên độ tham khảo và thực sự tạo thêm một
đạo lộ sáng. Trang web lấy màu xanh rêu trang nhã làm nền cho các mục: Thời sự,
Phật học, Lịch sử, Phật pháp, Pháp âm, Tự viện, Danh tăng, Góc suy ngẫm, Thư
viện ảnh/sách, Từ điển Phật học… và cả mục Văn học – vốn là nghề nghiệp của
tôi nữa. Thật chẳng thua kém trang web của một tờ báo, đúng với cái tên gọi của
nó: vườn hoa Phật giáo. Hoa nở rộ quanh năm không héo tàn như chính trong khu
vườn ở Cực Lạc thế giới. Tôi lạc vào đó như niềm đam mê từ vô thỉ. Những bông
hoa từ bi trí tuệ khiến tâm trở nên bình lặng trước dòng đời cuộn chảy. Trang
web không cốt yếu củng cố tri thức, đắp hồ nền tảng triết học Phật, mà mở ra
một phông nền dễ tiếp cận, dễ hòa nhập vào đời mà vẫn viên dung tinh thần kinh
điển
.

Ngày nay
internet thật sự trở thành phương tiện tối ưu trong tiếp cận tri thức. Ai sử
dụng
với mục đích giải trí, điều đó chẳng khác đang tạo “cảnh giới ma” cho
mình. Khoảng hơn mười năm về trước, để tìm được một quyển sách quý không dễ.
Nay thì kinh điển, giảng kinh, đến pháp ngữ của các thiền sư, các tổ sư đều
được số hóa… Vuonhoaphatgiao.com đang dần tạo nên cảnh giới Phật trong tâm người truy cập. Những bài viết xuyên sâu
bản thể, là tấm gương đa chiều để con người soi lường giá trị giữa vũ trụ khôn
cùng. Ai muốn đọc Pháp, nghe kinh cho đến xem ảnh những vị Phật, Bồ tát có mối
liên hệ mật thiết với cõi trần đều đầy đủ trong thư viện của web.

Tôi bỗng nhớ quê
da diết. Nhớ cái vùng chiêm trũng nghèo khó nay được khoác tấm áo mới. Quê đã bớt đi bao gia đình lầm lũi “ăn nước
đái muối” vẫn không đủ tiền chu cấp cho con đến trường. Anh đầu tôi ngày xưa
cũng nghỉ học đi buôn cùng ba mẹ chèo chống qua cơn bĩ cực. Nhiều bạn của tôi
nay thành đạt ngoài sức tưởng tượng. Có đứa sắm cả ô tô chạy quanh đường làng
chật hẹp, cha mẹ nở mày nở mặt. Đâu hay cuộc đời này nếu không gặp Phật pháp
thì thảy đều phù vân. Thời xưa mắc bệnh đậu mùa là hết chữa. Người ta trầm trồ
nhờ nền Y học phương Tây phát triển thanh toán nhiều căn bệnh nan y, mà không
tự hỏi thời nay loài người đã khống chế được vi rút HIV, ung thư, viêm não…?
Trong lúc nhiều người từng đứng bên bờ vực chết, Y học loại khỏi danh sách chữa
trị, họ chuyên tâm một lòng tin Phật niệm Phật chẳng những trở về từ cõi chết
mà còn sống lâu sống khỏe. Tịnh tông khuyên
người niệm “Nam mô A Di Đà Phật”, thực hành suốt ngày đêm. Nếu lúc nào cũng nhớ niệm Phật thành
tâm
, người ấy tiêu tai miễn nạn. Phật luôn nhắc nhở phải tin ở chính mình. Phải
tin, chính mình là Phật chưa thành và sẽ thành. “Tâm tác tâm thị A Di Đà Phật”
(Tâm này làm Phật, tâm này là Phật). Tin Phật trong mình là sự thật (vì thật sự
nó là sự thật). Nhẹ nhàng với mọi thứ, không tham đắm không dính mắc, tập bớt
nóng giận chấp trước phiền não, tập yêu thương mọi người và loài vật, tâm Phật
mới có cơ hội lóe sáng.

Tin chính trong ta có Phật, tức ta tin
Phật trên cao. Nếu ta chưa tin trong ta có Phật mà hướng lên cao lạy lục xin xỏ
thì ấy là mê tín mù quáng, là ảo tưởng hướng ngoại tìm cầu. Đạo Phật phải mang danh
của một tôn giáo cũng chính bởi những người như vậy. Cần phải phá bức tường
kiếp trước kiếp sau. Nếu khư khư giữ mỗi kiếp này thì chúng ta nhìn đời dường
như bất công. Nhân quả ba đời (không hẳn từ ông đến cháu, mà có khi ta gieo
phước đời này mãi đến ba kiếp, có khi hằng chục hàng trăm kiếp sau mới nhận
được ơn báo. Phật đưa ra những định giới đo lường một người tốt thật sự
như Ngũ giới, Thập thiện. Chúng ta nuông chiều bản năng, luôn muốn nhảy khỏi
khuôn vàng thước ngọc đó. Bậc Cao tăng Đại đức ChinKung; người giảng pháp suốt
53 năm qua không ngừng nghỉ, được nhiều đại học danh tiếng bậc nhất thế giới
như Griffith, Queensland tặng 4 bằng Tiến sĩ Danh dự, lúc giảng
kinh
Địa Tạng có nêu tiêu chuẩn được thân người kiếp sau trước hết phải dựa vào
phước thứ nhất trong Tam Phước nêu trong Quán Kinh: “Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư
trưởng
, từ tâm bất sát, tu Thập thiện nghiệp
”. Nếu
không
làm được thì phước lớn đến mấy có ở đời này chỉ hưởng trong tam ác đạo ở
kiếp sau. Trong một buổi giảng kinh Vô Lượng Thọ, Hòa thượng còn nhắc lại: Nếu
tu theo Thập thiện đạt 80%, kiếp sau mới có được thân người. Thập ác là đối
nghịch với Thập thiện, gồm: sát sanh, trộm cắp, tà dâm (thân nghiệp), vọng ngữ,
lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ (khẩu nghiệp), tham, sân, si (ý nghiệp). Như vậy
chỉ còn một giới không uống rượu, còn lại Thập thiện đã bao hàm Ngũ giới. Nếu chúng ta không thực hiện được 80% Thập thiện, nguy
cơ lọt vào Tam ác đạo quá lớn. So với tiêu chuẩn Phật ví trong kinh thì cánh
cửa này còn rộng chán. Nên phải chân chính nhất nhất hành theo lời Phật dạy.
Trong Tịnh tu tiệp yếu do cư sĩ Hạ
Liên Cư (được xem là Phật, Bồ Tát tái lai cứu độ chúng sanh thời Mạt pháp) soạn trên tinh thần kinh Vô Lượng Thọ, có đoạn dành
cho người tu tụng đọc hàng ngày: “Vạn đức hồng danh năng diệt chúng tội. Quả
năng nhất hướng chuyên niệm, tự nhiên cấu chướng tiêu trừ, bất đản đạo tâm
thuần thục, thả khả phước huệ tăng trưởng, lâm mạng chung thời thánh chúng hiện
tiền
, từ bi gia hựu, linh tâm bất loạn, tiếp dẫn vãng sanh Tây Phương Cực Lạc
thế giới”. Ở đó sẽ vĩnh viễn không có lão tử; muốn trở lại Tam giới độ nhân còn
vượt thắng hơn cả Tôn Ngộ Không thần thông biến hóa.

Trong Tam
giới
có Tam thiện đạo và Tam ác đạo. Chúng sanh trong Tam thiện đạo có ba hạng:
thiên nhân, người và loài phi thiên nhân. Nếu ai sống trong đời này phước báu
lớn lắm mới lên được cõi trời. Còn cứ đứng ngoài khuôn khổ của Thập thiện, dẫu
phước lớn, chết rồi cũng dễ đầu thai làm súc sinh, ngạ quỷ hoặc chịu khổ hình
luân phiên ở địa ngục… Không tin Nhân – Quả không có nghĩa người ấy không thọ
quả báo do gieo Thập ác. Kinh Pháp Cú từng phán Phật pháp bao giờ cũng khó
nghe. Nên Lão Tử mới
thấy “kẻ hạ sĩ nghe nói đến Đạo thì cả cười”. Nào hay Đạo thì đứa lên
tám cũng nhớ cũng hiểu mà đến ông già tám mươi chưa chắc làm nổi. Phật luôn dạy hãy
biết đứng về phía thiện cứu người,
một lòng cống hiến làm lợi chánh Pháp. Người không hiểu Phật dễ chê trách, hủy
báng Tam bảo, đời tụt dốc thê thảm. Nhiều cuộc đời chỉ là một canh bạc đỏ đen
bất tận. Đến lúc nợ nần chồng chất, ái biệt ly khổ, tuyệt đường máu mủ tìm đến
cái chết hòng chạy nghiệp quả, không hay hành động ấy tội lãnh tương đương giết
một sinh mạng. Qua bên kia mới sáng mắt, nhưng đã muộn! Nếu họ giác ngộ sớm,
biết niệm Phật lạy Phật nghiệp đã không nặng đến vậy, hoặc ít ra nghiệp sẽ được
chia thành từng gói nhỏ; nhảy hẳn vào cái khuôn Thập thiện thì gần như được
miễn nợ. Nhân duyên nghiệp báo quay vòng. Biết người do tác nghiệp lãnh nạn vẫn
không phớt lờ mà tiên phong giúp đỡ – ấy là Bồ đề tâm.

Là Bồ tát “đầu thai”
xuống trần gian hóa độ, thì họ cũng với nghị lực phi thường nhẫn đến những điều
người đời không thể nhẫn, khổ đến những điều khó ai vượt qua. Đó là “niềm cảm
hứng” cho đời sau soi mình mà tinh tấn hành Pháp, gỡ khỏi xác thân thô uế danh
văn lợi dưỡng
. Cái tồn tại vĩnh viễn hết đời này qua đời khác sao ta không màng
tới lại chăm sóc cái tạm bợ? Tâm do Thập ác làm ô nhiễm nghiêm trọng; tâm bệnh
thì thân bệnh. Phật lúc rời nhân gian có để lại Kinh điển – chính là dược liệu.
Ta đọc kinh không hiểu thì nghe giảng. Nghe thấu ắt buông bỏ, tự giác giác tha,
xả kỷ vị nhân, tự lợi lợi tha. Lời Tsongkhapa, vị đại sư Tây Tạng: “Tinh thần lợi tha là
thái độ thông minh nhất chúng ta có thể có được để đáp ứng toàn bộ nhu cầu
của chính mình”. Hết chạy theo Ta bà, tâm
ắt bình lặng – còn lo gì đến thân bệnh? Không bám vào Thập thiện tức ta không
chịu uống thuốc đắng giã tật, ai uống thay ta cũng đâu lành bệnh mà nguyện với
cầu viễn vông. Phật muốn chúng sanh tự ngộ, tự học hành, tự khám phá linh tâm,
tất cả đức tướng Như Lai sẵn có trong ấy. Ngài Huệ Năng lúc chứng ngộ đã
reo lên: “Nào ngờ tự tánh vốn trọn đủ”; thật khế hợp với kinh điển:
“Phật do tâm sanh, tâm tùy Phật hiện, tâm ngoại vô cảnh, toàn Phật thị tâm”. Cứ
hướng ngoại tìm cầu chẳng khác khom lưng sửa bóng mình. “Con người không
cần phải bận tâm lo lắng đến vận mệnh thế giới, vì đó không phải là vấn đề của
hắn, mà chỉ lo giải quyết vấn đề riêng tư của chính mình, tức là vấn đề giải
phóng
, giải thoát”. (Henry Miller, Phạm Công Thiện dịch). Lục tổ bên Thiền tông
nhắc nhở: “Bậc chân tu không thấy lỗi người”. Phải hành Thập thiện đạt trên
80%, tức Tâm sáng trưng như viên ngọc không tì vết mới có thể sửa người. Sửa
mình, người tự khắc sẽ tốt. Sửa tâm đến cả những con sóng ngầm ý nghiệp cũng
biết gục đầu sám hối thì Phật nào chẳng muốn xoa đầu thọ ký.

Ta cõng
nghiệp từ muôn kiếp, muốn tiêu trừ không gì hơn niệm Phật lạy Phật. Một người
hy sinh lợi ích của mình cho kẻ khác, có đáng cúi lạy?; còn Phật cứu khổ muôn
loài trong toàn Tam giới lẽ nào không xứng để ta lễ lạy suốt đời. Cúi mình lễ
Phật
, cái ngã, cái tham sân và si trong ta ắt nhẹ bớt. Thanh sạch lạy Phật niệm
Phật
; đêm nằm dứt hẳn mọi sự, quyết nắm câu “Nam mô A Di Đà Phật” trôi vào giấc
ngủ kỳ thôi, sáng mở mắt đã nhớ đến Phật. Nếu từ đêm qua ngày từ ngày sang đêm
ta không tịnh niệm tương kế, lúc gặp
ma chướng sẽ không còn nhớ Phật là ai. Tu để có được một cái chết thảnh thơi an
lạc
, cao hơn là được chúng thánh và Phật hiện thân tiếp dẫn chính là bảo vệ
thành công mỹ mãn Luận án Cuộc đời. Chỉ từ một đến mười niệm lúc lâm chung,
song có được phước báu vô lượng đó đòi hỏi phải trì niệm hồng danh và hành Thập
thiện
suốt đời không buông lung. Phải tập đến mức tự niệm, không khởi ý niệm Phật mà trong tâm cứ vang lên “A Di Đà
Phật”, nhỡ có thình lình tận số cũng là thời khắc của Cực Lạc bắt đầu, kiếp này
thật không uổng.

H.D

(CÙNG TÁC GIẢ)

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Lăng Ca Kinh, Cụ Lệ Thần Trần Trong Kim Trích Giảng

LĂNG CA KINHKinh Lăng Già - Lankavatara Sutra Cụ Lệ Thần TRẦN TRONG KIM Trích giảng Tủ Sách Phật Học...

Đạo Bụt Nguyên Chất – Kinh Nghĩa Túc

Đạo Bụt Nguyên Chất – Kinh Nghĩa Túc

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Hành Vi Thiện Ác Của Mỗi Người Qua Vầng Trăng

Hành vi thiện ác của mỗi người qua vầng trăng

Trong Kinh A Hàm, Đức Phật dạy: “Người làm thiện cũng giống như mặt trăng, người làm ác cũng giống...

Huế Đón Mừng Mùa Phật Đản

Huế Đón Mừng Mùa Phật Đản

HUẾ ĐÓN MỪNG MÙA PHẬT ĐẢN Thích Hoằng Trúc Chiều buông dài trên con dốc quen, tôi đưa mắt nhìn...

Mùa Sen

Mùa sen

MÙA SENVĩnh Hảo    Lá và cành khô đã gẫy đổ, giạt theo mặt hồ từ những ngày tàn xuân....

Sự Vĩ Đại Của Đức Thế Tôn

Sự vĩ đại của Đức Thế Tôn

Con người, cuộc đời và giáo lý của Đức Phật đang ngày càng được các nhà khoa học, học giả...

Tự thuật của người đổ xăng

TỰ THUẬT CỦA NGƯỜI ĐỔ XĂNGTác giả Hùynh Văn Hải (nguyên là ĐĐ Thích Chơn Ngữ) Trong “Biến cố 1963”,...

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Hai

Sau khi Phật Niết bàn độ 100 năm, các Tỳ kheo Bạt Kỳ ở Tỳ Xá Ly đề ra 10...

Tuyển Tập Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tuyển Tập Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ngũ Trí Như Lai

NGŨ TRÍ NHƯ LAI Nguyễn Thế Đăng   Nếu pháp giới là toàn thân Phật Tỳ-lô-giá-na, tại sao “có những...

Bước Sơ Tâm

Bước sơ tâm

BƯỚC SƠ TÂM Vĩnh Hảo   Bước sơ tâm là bước đi như thế nào, vào lúc nào? —    Là...

Năm Giới

NĂM GIỚIHT. Thích Thiện Hoa  A. MỞ ĐỀ Sau khi quy y Tam Bảo rồi, người Phật tử tại gia...

Bảy Phước Đức

Bảy phước đức

BẢY PHƯỚC ĐỨC Quảng Tánh   Hẳn ai cũng từng biết và suy ngẫm về câu “Có phước có đức...

Làm Thế Nào Để Chung Sống Với Người Mình Không Thích?

Làm thế nào để chung sống với người mình không thích?

Chúng ta luôn kỳ vọng vào một thế giới hoàn hảo lý tưởng, mọi người có thể vừa hòa nhã,...

An Cư & Mạng Xã Hội

An Cư & Mạng Xã Hội

Dẫu cho đóng cửa chùa, khóa các phòng thất, nhưng nếu không có ý thức tự giác thì thế giới...

Lăng Ca Kinh, Cụ Lệ Thần Trần Trong Kim Trích Giảng

Đạo Bụt Nguyên Chất – Kinh Nghĩa Túc

Hành vi thiện ác của mỗi người qua vầng trăng

Huế Đón Mừng Mùa Phật Đản

Mùa sen

Sự vĩ đại của Đức Thế Tôn

Tự thuật của người đổ xăng

Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật Lần Thứ Hai

Tuyển Tập Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Ngũ Trí Như Lai

Bước sơ tâm

Năm Giới

Bảy phước đức

Làm thế nào để chung sống với người mình không thích?

An Cư & Mạng Xã Hội

Tin mới nhận

Trong 49 năm Đức Phật có thuyết pháp hay không?

Phật dạy cách làm đẹp

Lời Phật dạy về ác khẩu và nghiệp báo từ ác khẩu

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 2)

Tháng 4 – Mùa hoa Sala về!

Tranh Đấu Bất Bạo Động Lý Nguyên Diệu

Đức Phật và những di huấn sau cùng

Chùa Cháy

Tản mạn về ngày Phật Đản sinh

Vì sao Phật giáo được bầu chọn là tôn giáo tốt nhất trên thế giới?

Sự vĩ đại của vị thầy có một không hai ở đời

Lời Phật dạy: ‘Nghe” là một pháp tu thù thắng

Cảm kích ân đức của Chư Phật và Chư Bồ Tát

Tản mạn về ngộ đạo (II)

Học cách điều phục tâm theo lời Phật dạy

Tri ân Ma Da Thánh Mẫu – Người mẹ vĩ đại với lời nguyện hạ sinh một vị Phật

“Lửa Thiêng Soi Toàn Thế Giới” Trong Đoản Khúc “Việt Nam Việt Nam” Của Phạm Duy Là Lửa Gì?

Phật dạy: “Sân hận không bao giờ dập tắt được sân hận, chỉ có lòng khoan từ mới thắng được tâm sân”

Thư Ngỏ Kêu Gọi Trùng Tu Chùa Thanh hòa

50 Năm Nhìn Lại Phật Giáo Tranh Đấu 1963

Tin mới nhận

Học và hành trong nếp sống tôn giáo

Chấp Trước & Buông Bỏ Theo Quan Điểm Phật Giáo – Song Ngữ Vietnamese-English PDF

Từ giải Nobel 2016 đến lời Phật dạy

Tìm hiểu chính mình

Kỹ Năng Và Phương Pháp Thuyết Giảng

Đức Đạt Lai Lạt Ma Thăm Quốc Hội Hoa Kỳ

Dùng từ bi hỷ xả đối trị tam độc

Chỉ là một nắm tro

Gửi bạn trẻ có ý định xuất gia

Đức năng thắng số

Giới Đức Là Cao Quý

Lịch Trực Của Chư Tôn Đức Thường Trực Ban Tổ Chức Tang Lễ

Hạnh Sa Môn

Cộng Đồng Tăng Già (Song ngữ Vietnamese-English)

Tất cả thế gian đều tan rã

Thế giới này và con người thật đáng sợ

Những Đức Tính Của Nhân Cách Trần Nhân Tông Nguyễn Thế Đăng

Vì đâu ‘khẩu Phật tâm xà’?

Một Cách “Ý Trì” Dễ Đến Kết Quả “Nhất Niệm Bất Loạn” Để Đi Đến “Nhất Tâm Bất Loạn”

Thiền Phật giáo:phương pháp trị liệu sự rối loạn căng thẳng do hậu thương tổn

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 325)

62 loại Tà kiến

Kinh Kim Cương Lược Giải

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 62)

Công đức của Thần Chú: Án Ma Ni Bát Di Hồng

Kinh Bách Dụ: Bà lão bắt gấu

Nhân Duyên Của Sự Suy Vong

Kinh Bách Dụ: Giả mù

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 146)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 116)

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Lược Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 279)

Giới Thiệu Kinh Đại Niệm Xứ

PHẬT THUYẾT PHÁP ẤN KINH

Đi vào kinh Hoa Nghiêm

Bát Nhã Tâm Kinh Việt Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 234)

Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikaya Tập 2

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 219)

Sự Tồn Tại Của Diệu Pháp – Tương Ưng, Sn-xlvi.25

Tin mới nhận

Nghiên cứu về thú hướng tái sanh qua dấu hiệu nóng, lạnh của thân thể

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 333)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 10)

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 6)

Siêng năng làm việc nhân từ thế gian được chơn lạc, sinh thiên hoặc vãng sinh về tịnh độ

Quê Hương Cực Lạc, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Tuệ Quán Nẻo Về Chân Như

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 231)

Vấn đề giải thoát trong pháp môn Niệm Phật

Tịnh Độ Tông Và Pháp Môn Niệm Phật trong Giáo Pháp Của Phật Tổ

Một Cõi Tịnh Độ Trong Mỗi Chúng Ta

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 32)

KHÔNG LÀM GIẶC, KHÔNG NÓI XẤU LÃNH ĐẠO TỔ QUỐC, KHÔNG TRỐN THUẾ, KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 65)

Thực Hành Vãng Sinh Về Tịnh Thổ A Di Đà

Pháp Nhĩ Như Thị

Hương Sen Vạn Đức

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 30)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 7)

Tôi Tin Có Phật A Di Đà

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese